Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh
tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu quả trong việc tác động đến quan
hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với
chính sách tiền tệ quốc gia. Trải qua nhiều thời kì, nhân loại đã và đang cố gắng tiếp
cận vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này với mong muốn đạt được một nhận thức
đúng đắn về tỉ giá hối đoái, từ đó xác định và áp dụng vào thực tiễn một chính sách
phù hợp, nhằm biến tỷ giá trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở
mỗi nước.Điều này thôi thúc việc phải có một nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn
diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái đến các nhân tố vĩ mô, để tỷ giá hối đoái có thể trở thành một công cụ chính sách
hiệu quả trong điều hành kinh tế.
181 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
====0====
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU DỰ THI GIẢI THƢỞNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH
TẾ TRẺ - NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH
KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI, ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN LẠM PHÁT VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI.
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 1
1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ....................................................................... 4
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NGẮN,
TRUNG VÀ DÀI HẠN ................................................................................................. 4
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn ................................ 4
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tỷ giá trong trung và dài hạn ............................... 6
1.2.2.1 Lạm phát và lãi suất ..................................................................................... 6
1.2.2.2 Tác động của xu hướng tài khoản vãng lai: ................................................. 7
1.2.2.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung Ương: ....................................................... 9
1.2.2.5 Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do: ..................................................... 10
1.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ...... 11
1.3.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ...................................................... 11
1.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ....................................... 12
1.4 CÁC LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ .......................................................................... 14
1.4.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) ...................... 14
1.4.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity). ........................................... 15
1.4.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế: .................................................................................... 15
1.4.4 Phương pháp tiền tệ............................................................................................ 16
1.4.4.1 Mô hình Mundell- Flemming: .................................................................. 16
1.4.4.2 Mô hình giá linh hoạt: ................................................................................ 19
1.4.4.3 Mô hình giá cứng Dornbusch: .................................................................. 20
1.4.5 Phương pháp cân bằng danh mục(PBM): .......................................................... 20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ
CÁN CÂN THƢƠNG MẠI........................................................................................ 23
2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 23
2.2 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGẮN HẠN ĐẾN TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI ................................................................................................................... 26
2.3 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRONG TRUNG VÀ DÀI HẠN ............................................................................... 32
2.3.1 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá bằng mô hình
VECM ........................................................................................................................... 32
2.3.1.1 Phương pháp: ............................................................................................. 32
2.3.1.2 Dữ liệu và mô tả ......................................................................................... 33
2.3.1.3 Mô hình kiểm định ..................................................................................... 33
2.3.1.4 Kết luận từ mô hình ................................................................................... 35
2.3.2. Kiểm định sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá.................................................... 35
2.3.2.1 Phương pháp .............................................................................................. 36
2.3.2.2 Dữ liệu và mô tả ......................................................................................... 37
2.3.2.3 Kết quả ước lượng: .................................................................................... 37
2.3.2.4 Kết luận từ mô hình: .................................................................................. 39
2.3.3 Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức. ....... 39
2.3.3.1 Phương pháp .............................................................................................. 39
2.3.3.2 Dữ liệu và mô tả ......................................................................................... 40
2.3.3.3 Mô hình kiểm định ..................................................................................... 40
2.3.3.4 Kết luận từ mô hình: .................................................................................. 42
2.3.4 Kiểm định mối quan hệ tác động của tài khoản vãng lai đến tỷ giá ................. 43
2.3.4.1 Phương pháp: ............................................................................................. 43
2.3.4.2 Dữ liệu và mô tả ......................................................................................... 43
2.3.4.3 Kết quả ước lượng mô hình ....................................................................... 43
2.3.4.4 Kết luận từ mô hình: .................................................................................. 44
2.4. ĐO LƢỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ. ... 45
2.4.1 Ý tưởng mô hình................................................................................................... 45
2.4.2 Phương pháp và xử lý số liệu .............................................................................. 45
2.4.3 Kết quả ................................................................................................................. 47
2.4.3 Kết luận ................................................................................................................ 48
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ........ 49
2.5.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát .................................................... 49
2.5.1.1 Phương pháp: ............................................................................................. 49
2.5.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu: ................................................... 50
2.5.1.3 Xác định mối quan hệ trong dài hạn. ......................................................... 51
2.5.1.4 Mô hình xem xét mối quan hệ tác động của tỷ giá lên lạm phát ............... 52
2.5.1.5 Kết luận từ mô hình: .................................................................................. 54
2.5.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất nhập khẩu. .............................................. 55
2.5.2.1 Phương pháp .............................................................................................. 55
2.5.2.2. Dữ liệu và mô tả: ...................................................................................... 55
2.5.2.3. Kiểm định. ................................................................................................ 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 57
CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
HƢỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU NGẮN VÀ TRUNG HẠN ................................. 59
3.1 KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ THEO MỤC TIÊU ........ 59
3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn .............................................................................................. 59
3.1.2 Mục tiêu trung và dài hạn .................................................................................. 60
3.1.2.1 Lựa chọn chế độ tỷ giá .............................................................................. 60
3.1.2.2 Cơ chế hai tỷ giá ........................................................................................ 63
3.2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU NGẮN HẠN: ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ
VÀ CHỐNG LẠM PHÁT .......................................................................................... 63
3.3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU TRUNG VÀ DÀI HẠN ................. 70
3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng trung ương ............................................. 71
3.3.2 Hiện đại hóa thị trường ngoại hối ....................................................................... 73
3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ ............................................................. 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 80
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên tiếng Viêt Tên tiếng Anh
ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asia Development Bank
FED Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ The Federal Reserve Board Of Governors
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Dometic Product
GFD Trang web thống kê tài chính toàn cầu Global Financial Data
GSO Tổng cục thống kê Việt Nam General Statistics Office
IFS Trang thống kê dữ liệu tài chính quốc tế của IMF International Financial Statistics
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund
IRP Ngang giá lãi suất Interest Rate Parity
MCI Chỉ số trạng thái của chính sách tiền tệ Monetary Conditions Index
MPI Công cụ chính sách tiền tệ Monetary Policy Instrument
NEER Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng Normial effective exchange rate
NER Tỷ giá danh nghĩa Normial exchange rate
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Square
PPP Ngang giá sức mua Purchasing Power Parity
REER Tỷ giá thực hiệu dụng/ trung bình Real effective exchange rate
RER Tỷ giá thực Real exchange rate
SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam The State Bank of Vietnam
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
VAR Mô hình tự hồi quy vec-tơ Vector Autoregressive
VECM Mô hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model
URR Yêu cầu dự trữ không lãi suất The Unremunerated Reserve Requirement
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tóm tắt tác động của các chính sách
Bảng 2. 1: Biến và ký hiệu sử dụng trong mô hình kiểm định tác động của lạm phát,
lãi suất và thu nhập đến tỷ giá hối đoái
Bảng 2. 2: Kết quả ước lượng mô hình sự tác động của lạm phát, lãi suất và thu nhập
lên tỷ giá hối đoái
Bảng 2. 3: Số liệu và mô tả các biến trong mô hình kiểm định sự can thiệp của Chính
phủ vào tỷ giá
Bảng 2. 4 : Bảng kết quả ước lượng mô hình IRP
Bảng 2. 5: Mô tả biến sử dụng trong mô hình kiểm định tác động tỷ giá chính thức và
tỷ giá thị trường chợ đen
Bảng 2. 6: Kết quả ước lượng mô hình xem xét tác động của tỷ giá thị trường chợ đen
lên tỷ giá chính thức
Bảng 2. 7: Biến và mô tả biến mô hình xem xét tác động của dự trữ ngoại hối lên tỷ
giá hối đoái
Bảng 2. 8: Kết quả kiểm định ADF biến số mô hình xem xét tác động của dự trữ ngoại
hối lên tỷ giá hối đoái
Bảng 2. 9: Biến và ký hiệu sử dụng trong mô hình nhân tố gây lạm phát
Bảng 2. 10: Kết quả ước lượng mô hình xem xét tác động của tài khoản vãng lai lên tỷ
giá hối đoái
Bảng 2. 11: Biến và mô tả biến mô hình đo lường tác động của các công cụ lên tỷ giá
hối đoái
Bảng 2. 12: Các chỉ số thống kê cơ bản của biến mô hình xem xét tác động của các
công cụ lên tỷ giá hối đoái
Bảng 2. 13: Kết quả kiểm định ADF mô hình đo lường tác động của các công cụ lên
TGHĐ
Bảng 2. 14: Biến và ký hiệu sử dụng trong mô hình nhân tố gây lạm phát
Bảng 2. 15: Kết quả ước lượng mô hình mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát
Bảng 2. 16: Biến và mô tả biến mô hình mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ ảnh hưởng của thông tin đến khối lượng khớp lệnh và tỷ giá hối đoái.
Hình 1. 2: Sơ đồ tác động thay đổi cung cầu tiền đến tỷ giá
Hình 2. 1: So sánh REER, NEER, USD/VND
Hình 2.2: So sánh dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các nước trong khu vực
Hình 3. 1: So sánh RERR và NERR
Hình 3. 2: Phản ứng của các biến đối với cú sốc tỷ giá
Hình 3. 3: Mô hình quản lý vàng – ngoại tệ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát nguyên nhân mua ngoại tệ
Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát tác động biến vĩ mô lên tỷ giá hối
đoái
Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát “nguyên nhân tác động đến tỷ giá hối
đoái”
Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ lạm phát và tỷ giá USD/VND danh nghĩa
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 Phân loại tỷ giá hối đoái
Phụ lục 1.2: Phân loại ngang giá lãi suất
Phụ lục 1.3: Mô hình Mundell - Fleming
Phụ lục 1.4: Mô hình giá cứng Dornbusch
Phụ lục 1.5: Mô hình cân bằng danh mục
Phụ lục 1.6: Lý thuyết bộ ba bất khả thi
Phụ lục 1.7: Tài khoản vãng lai, đầu tư và tiết kiệm
Phụ lục 1.8: Bài học kinh nghiệm từ chính sách điều hành tỷ giá của các nước
Phụ lục 2.1: Mô hình kiểm định sự tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá
hối đoái
Phụ lục 2.2: Kiểm định sự can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá hối đoái thông qua lý
thuyết ngang giá lãi suất
Phụ lục 2.3: Mô hình kiểm định mối quan hệ tác động giữa tỷ giá thị trường chợ đen
(BEX) và tỷ giá chính thức (OEX)
Phụ lục 2.4: Mô hình xem xét tác động của dự trữ ngoại hối lên tỷ giá hối đoái
Phụ lục 2.5: Mô hình xem xét tác động của tài khoản vãng lai
lên tỷ giá hối đoái.
Phụ lục 2.6: Mô hình đo lường tác động của các công cụ lên tỷ giá hối đoái
Phụ lục 2.7: Mô hình xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát
Phụ lục 2.8: Mô hình xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu
Phụ lục 2.9: Bảng tóm tắt kết quả các mô hình ước lượng
Phụ lục 2.10: Bảng số liệu
Phục lục 2.11: Phương pháp tính REER
Phụ lục 2.12: Thống kê kết quả khảo sát
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh
tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu quả trong việc tác động đến quan
hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với
chính sách tiền tệ quốc gia. Trải qua nhiều thời kì, nhân loại đã và đang cố gắng tiếp
cận vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này với mong muốn đạt được một nhận thức
đúng đắn về tỉ giá hối đoái, từ đó xác định và áp dụng vào thực tiễn một chính sách
phù hợp, nhằm biến tỷ giá trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở
mỗi nước.Điều này thôi thúc việc phải có một nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn
diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái đến các nhân tố vĩ mô, để tỷ giá hối đoái có thể trở thành một công cụ chính sách
hiệu quả trong điều hành kinh tế.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Tuy
nhiên, các đề tài đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề này. Vì vậy, mục
tiêu của bài nghiên cứu này hướng đến là cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề
tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, bao gồm: những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến tỷ giá,
tác động của chúng đến biến vĩ mô và các công cụ có hiệu quả trong việc điều hành tỷ
giá. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận các phương pháp điều hành tỷ giá của các nước
trên thế giới, áp dụng với điều kiện cụ thể tại nước ta, bài nghiên cứu sẽ xây dựng nên
những mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại
Việt Nam.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
Để tiến hành phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh
hưởng của tỷ giá lên các biến của nền kinh tế như lạm phát, xuất nhập khẩu; các công
Trang 2
cụ điều hành tỷ giá, đề tài sử dụng các số liệu công bố trong khoảng 15 năm qua của
quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới
(WB), Economic Statistics, Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng Nhà
nước (SBV)...
Đặc biệt, để xem xét ảnh hưởng của yếu tố tâm lý hành vi trong việc giải thích sự biến
động của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát hướng
đến những nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối. Kết quả khảo sát được thống kê và sử
dụng cho những phân tích của chúng tôi.
Trên cơ sở tổng hợp các kết quả kiểm định được, kết hợp so sánh với nghiên cứu
phương pháp điều hành tỷ giá ở các nước có mối quan hệ tương đối tương đồng với
Việt Nam; chúng tôi tiến hành xây dựng nên các mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc
điều hành chính sách tỷ giá và những gợi ý để đạt được mục tiêu đó.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Khảo sát và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam, ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại.
Chương 3: Khuyến nghị về việc điều hành chính sách tỷ giá hướng đến mục tiêu ngắn
và trung hạn.
5. Ý NGHĨA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống các công trình nghiên cứu và các lý thuyết kinh điển
về vấn đề các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn, trung và dài hạn và mối
liên hệ của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã cho thấy tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái trong
ngắn, trung, dài hạn và làm rõ mối liên hệ của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô,
qua đó góp phần làm rõ các học thuyết kinh tế về những vấn đề trên. Đề tài cũng
thành công trong việc kiểm định hiệu quả của các công cụ tiền tệ lên điều hành tỷ giá
Trang 3
hối đoái. Cuối cùng đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các nhà làm
chính sách có biện pháp điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và hướng đến những
mục tiêu ngắn, và trung hạn.
6. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã cố gắng hệ thống một cách khá đầy đủ và toàn diện các nhân tố xác định tỷ
giá hối đoái. Dù rằng trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy vẫn còn một nhân
tố ảnh hưởng khá lớn đến tỷ giá hối đoái trong trung và dài hạn, đó là chính sách kiểm
soát vốn của chính phủ. Nhưng những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu đã
hạn chế chúng tôi thực hiện các kiểm định về ảnh hưởng của nhân tố này đến tỷ giá
hối đoái. Đồng thời, để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lên tỷ giá hối đoái trong
ngắn hạn vẫn cần phải thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu hơn, với mẫu lớn hơn.
Chúng tôi hi vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện
hơn.
Trang 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1
Việc trao đổi mua bán không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà có sự tham gia
của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, các quan hệ thanh toán, tín dụng trong giao
dịch ngoại thương giữa các bên đòi hỏi phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một trong hai
nước nhưng cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Vì vậy vấn đề chuyển đổi đồng
tiền nước này sang nước khác để xác định giá trị giao dịch, thanh toán có ý nghĩa rất
quan trọng. Để thực hiện việc chuyển đổi đó phải dựa vào một mức quy đổi xác định.
Điều này đã nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế. Về hình thức, tỷ giá
hối đoái là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu h