Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh nhân tay chân miệng có
biến chứng thần kinh nặng điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Có 128 bệnh nhân mắc tay chân miệng nặng (122 độ III và 6 độ IV) được đưa vào nghiên cứu. Có
70% bệnh nhân xác định tác nhân EV71. Nhóm tuổi từ 12 đến 36 tháng chiếm 83%, tỉ số nam : nữ = 2,1:1. 81%
đến khám vì sốt hoặc triệu chứng thần kinh. 84% khởi phát bằng triệu chứng sốt. Lúc nhập viện có 15 bệnh nhân
độ I, 78 độ IIA, 26 độ IIB, 4 độ III, 2 độ IV và 3 chẩn đoán bệnh khác. Có 6% bệnh nhân chỉ có loét miệng. Lúc
nhập viện, 90% có giật mình và 42% có thất điều, 40% có rút lõm ngực nặng, 4% có cơn ngưng thở, 28% có
mạch >150 lần/phút. Có 37,5% có bạch cầu >15.000/mm3, 33% có tiểu cầu > 400.000/mm3 lúc nhập viện. 73%
CRP, 85% men gan trong giới hạn bình thường, 50% tăng troponin I, 34% có X quang phù phổi mô kẽ hoặc
phù phổi cấp. Tất cả bệnh nhân được truyền gammaglobulin, 50% được điều trị ít nhất 1 loại thuốc vận mach,
80% cần giúp thở. Tử vong 1,6%, di chứng thần kinh 3.1%.
Kết luận: Bệnh nhân tay chân miệng có thể chuyển độ nhanh chóng trong lúc nằm viện, phát hiện và điều
trị kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh tay chân miệng biến chứng thần kinh nặng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 256
ĐẶC ĐIỂM BỆNH TAY CHÂN MIỆNG BIẾN CHỨNG THẦN KINH
NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2011
Đoàn Thị Ngọc Diệp*,**, Đặng Lê Như Nguyệt*, Hà Mạnh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh nhân tay chân miệng có
biến chứng thần kinh nặng điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Có 128 bệnh nhân mắc tay chân miệng nặng (122 độ III và 6 độ IV) được đưa vào nghiên cứu. Có
70% bệnh nhân xác định tác nhân EV71. Nhóm tuổi từ 12 đến 36 tháng chiếm 83%, tỉ số nam : nữ = 2,1:1. 81%
đến khám vì sốt hoặc triệu chứng thần kinh. 84% khởi phát bằng triệu chứng sốt. Lúc nhập viện có 15 bệnh nhân
độ I, 78 độ IIA, 26 độ IIB, 4 độ III, 2 độ IV và 3 chẩn đoán bệnh khác. Có 6% bệnh nhân chỉ có loét miệng. Lúc
nhập viện, 90% có giật mình và 42% có thất điều, 40% có rút lõm ngực nặng, 4% có cơn ngưng thở, 28% có
mạch >150 lần/phút. Có 37,5% có bạch cầu >15.000/mm3, 33% có tiểu cầu > 400.000/mm3 lúc nhập viện. 73%
CRP, 85% men gan trong giới hạn bình thường, 50% tăng troponin I, 34% có X quang phù phổi mô kẽ hoặc
phù phổi cấp. Tất cả bệnh nhân được truyền gammaglobulin, 50% được điều trị ít nhất 1 loại thuốc vận mach,
80% cần giúp thở. Tử vong 1,6%, di chứng thần kinh 3.1%.
Kết luận: Bệnh nhân tay chân miệng có thể chuyển độ nhanh chóng trong lúc nằm viện, phát hiện và điều
trị kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân.
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, Gammaglobulin, Milrinone.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF SEVERE NEUROLOGICAL COMPLICATED
HAND‐FOOT‐MOUTH DISEASE PATIENTS AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2
HO CHI MINH CITY VIET NAM IN 2011
Doan Thi Ngoc Diep, Dang Le Nhu Nguyet, Ha Manh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 255 ‐ 263
Objectives: To identify epidemiological, clinical, laboratory characteristics, treatment, evolution of patients
with severe neurological complicated (grade III and IV) hand foot and mouth disease (HFMD) at the Children’s
Hospital 2, Ho Chi Minh City, Viet Nam.
Design: Descriptive cross sectional study.
Results: 128 HFMD children (122 of grade III and 6 of IV) were included. 70% were positive with EV71 by
Real time PCR. 83% of the patients aged from 12 to 36 months, male:female ratio was 2.1:1. The majority was
admitted from April to August (91%). Chief complaints of 81% were high fever and/or neurological symptoms.
The onset symptoms of 84% was fever. At admission, 15 of them were diagnosed with grade I, 78 grade IIA, 26
grade IIB, 4 grade III, 2 grade IV HFMD and 3 with other diagnosis. 6% had oral lesions uniquely. At
admission, 40% have thoracic contraction, 4% have apnea, 28% have pulses >150 beats/min, 90% have
myoclonic jerks and 42% have ataxia. Results of laboratory tests at admission showed that WBC of 37% were
>15.000/mm3, Platelets of 33% were >400.000/mm3. CRP of 73% and SGOT, SGPT of 85% were normal, one
* Bệnh viện Nhi Đồng 2. ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS TS BS Đoàn Thị Ngọc Diệp, ĐT: 0908574609, Email: diep.doan@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 257
patient had hyperglycemia, 50% had high troponin I level, 34% have interstitial or acute pulmonary edema. All
of patients received gammaglobulin. 50% of them were treated by at least one vasoactive agent, 80% need
mechanical ventilation. Mortality was at 1.6% and 3.1% had neurological sequelae.
Conclusion: HFMD patients can be rapidly graded up after admission. Strictly follow up and timely and
correct intervention could save patient’s life.
Key words: Hand foot and mouth disease, IVIG, Milrinone.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một trong
những bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm có thể
gây thành dịch và tử vong cao ở các quốc gia
phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bệnh do
các Enterovirus (EV) gây nên, đặc biệt là
coxsackie và EV 71. Biến chứng thần kinh gây
suy hô hấp tuần hoàn là biến chứng trực tiếp
gây tử vong trong bệnh TCM. Năm 2011, tại các
tỉnh khu vực phía Nam đã có đợt bùng phát
bệnh TCM. Xác định đặc điểm của bệnh TCM
nặng có thể giúp nhà lâm sàng có thêm thông tin
về loại bệnh lý này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị các bệnh nhân (BN) mắc bệnh
TCM nặng có biến chứng thần kinh tại bệnh
viện (BV) Nhi đồng 2 năm 2011.
PHƯƠNG PHÁP ‐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Tiêu chí chọn bệnh
BN TCM độ III và độ IV theo phác đồ Bộ Y
Tế năm 2011 (Bộ Y Tế 2012).
Chẩn đoán bệnh TCM: Sang thương da
dạng sẩn hồng ban hoặc bóng nước và/hoặc
loét miệng.
Độ III: Có 1 hay nhiều dấu hiệu sau đây:
Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên,
không sốt) hoặc mạch chậm, vã mồ hôi, lạnh
toàn thân hoặc khu trú, HA tăng, thở nhanh, thở
bất thường, cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông,
rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, rối
loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm), tăng trương
lực cơ.
Độ IV: Có 1 hay nhiều dấu hiệu sau đây: sốc,
phù phổi cấp (trên X quang hoặc trào bọt hồng),
tím tái, SpO2 < 92%, thở nấc, ngưng thở.
KẾT QUẢ
Có 128 BN mắc bệnh TCM nặng được đưa
vào nghiên cứu. Trong đó có 122 BN độ III (95%)
và 6 độ IV (5%).
Đặc điểm dịch tễ
Có 116 trên tổng số 128 BN (91%) nhập
viện trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Có
87 trẻ nam (68%) và 41 trẻ nữ (32%). Tỉ số
nam/nữ =2,12/1. Có 106 BN (83,5%) thuộc lứa
tuổi từ 12 đến 36 tháng, tuổi nhỏ nhất là 3
tháng. 52% BN cư ngụ tại TP HCM và 48%
chuyển đến từ các tỉnh, chủ yếu là khu vực
miền Đông Nam bộ. Chỉ có 6% trẻ có tiếp xúc
BN mắc TCM trước khi có triệu chứng. Có 1
BN có tiền căn mắc bệnh TCM.
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng khởi phát
Thân nhân ghi nhận 107 BN (84%) khởi phát
với triệu chứng sốt, 10 BN (8%) với triệu chứng
hồng ban tay chân, 6 BN (5%) với loét miệng.
Lý do nhập viện
Phân nửa số BN được đưa đến BV vì triệu
chứng sốt, 31% có triệu chứng thần kinh, 13%
đến vì sang thương ngoài da, 6% vì triệu
chứng khác.
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập viện
Có 96 BN (75% ) nhập viện vào ngày thứ 2
và thứ 3 của bệnh. Thời gian trung bình là 3
ngày.
Phân độ lúc nhập viện và lúc ra viện
Có 15 BN nhập viện trong tình trạng độ I,
sau đó 14 BN chuyển sang độ III và 1 BN chuyển
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 258
sang độ IV. Có 78 BN nhập viện độ IIA, sau đó,
75 BN này chuyển sang độ III và 3 BN chuyển
sang độ IV. Tất cả 26 BN nhập viện độ 2B
chuyển sang độ III.
Bảng 1. So sánh chẩn đoán lúc nhập viện và lúc ra
viện BN TCM nặng (n=128).
Lúc nhập viện Chẩn đoán lúc ra viện
Chẩn đoán Số ca Độ III Độ IV
Bệnh TCM độ I 15 14 1
Bệnh TCM độ IIA 78 75 3
Bệnh TCM độ IIB 26 26 0
Bệnh TCM độ III 4 4 0
Bệnh TCM độ IV 2 0 2
Bệnh khác 3 3 0
Tổng số 128
122 6
128
Triệu chứng sốt
Tất cả BN TCM biến chứng thần kinh nặng
đều có sốt. Trong đó, có 106 trong số 128 BN
(82,8%) có sốt cao liên tục và 50% sốt cao không
đáp ứng với acetaminophen truyền tĩnh mạch.
Tổn thương ở TCM
Phân nửa số bệnh nhân có hồng ban bóng
nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc tay
chân. 43% BN vừa có sang thương da vừa có loét
miệng. Có 8 BN mắc TCM biến chứng thần kinh
nặng (6%) chỉ có loét miệng và không có tổn
thương da.
Triệu chứng cơ năng khác
Bệnh nhân TCM có thể có các triệu chứng
đường tiêu hoá như ói (51 BN, 40%), tiêu chảy
(6%).
Bảng 2. Triệu chứng thực thể BN TCM nặng lúc
nhập viện (n=128).
Triệu chứng Số ca %
Triệu chứng hô hấp:
Thở nhanh > 50 lần/phút
Thở nhanh > 70 lần/phút
Cơn ngưng thở
Thở rút lõm ngực
Thở rít thanh quản
9
2
5
51
2
7,0
1,6
3,9
39,8
1,6
Triệu chứng tuần hoàn:
Mạch > 150 lần/phút
Mạch > 170 lần/phút
HA tâm thu < 90 mmHg
HA tâm thu > 120 mmHg
29
7
9
15
22,7
5,5
7,0
11,7
Triệu chứng Số ca %
HA = 0 0 0
Triệu chứng thần kinh:
Giật mình
Thất điều
Rung giật nhãn cầu
Yếu/liệt chi
115
54
1
4
89,8
42,1
0,8
3,1
Đặc điểm cận lâm sàng
Kết quả xét nghiệm realtime PCR EV71
BN được xem là có nhiễm EV71 khi có ít
nhất một trong ba xét nghiệm phết họng, phết
trực tràng hoặc dịch não tuỷ dương tính với
EV71 bằng phương pháp realtime PCR. Có 89
BN dương tính với EV71, chiếm tỉ lệ 70%.
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm PCR với EV71
Kết quả PCR
EV71
Dương
tính
Âm
tính Tổng số
Phết họng 81 8 89
Phết trực tràng 82 7 89
Dịch não tủy 4 20 24
Xét nghiệm đường huyết nhanh lúc nhập viện
Có 33 (26%) BN có hạ đường huyết lúc nhập
viện. Trong số đó có 2 BN có nồng độ đường
huyết < 40 mg%. Chỉ có 1 BN có đường huyết
tăng trên 180 mg% .
Bạch cầu máu lúc nhập viện
Số lượng bạch cầu trung bình của BN TCM
độ III, độ IV là 14.800 ± 9.220/mm3. Giá trị bạch
cầu thấp nhất là 3.250/mm3, cao nhất là
104.000/mm3.
Bảng 4. Số lượng bạch cầu máu bệnh nhân TCM độ
III và độ IV (n=128).
Bạch cầu máu lúc
nhập viện (/mm3) Số ca %
< 5.000 1 0,8
5.000 - 10.000 22 17,2
10.000 - 15.000 57 44,5
15.000 - 20.000 30 23,4
> 20.000 18 14,1
Tổng số 128 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 259
Tiểu cầu lúc nhập viện
Số lượng tiểu cầu trung bình của BN TCM
độ III và độ IV là 354,06 ± 89,71 /mm3. Giá trị
thấp nhất là 141.000/mm3, cao nhất là
592.000/mm3
Bảng 5. Số lượng tiểu cầu BN TCM lúc nhập viện
(n=128).
Số lượng tiểu cầu (/mm3) Số ca %
<100.000 0 0
100.000 - 150.000 1 0,8
150.000 - 400.000 85 66,4
>400.000 42 32,8
Tổng cộng 128 100
Nồng độ CRP
Có 72% BN TCM độ III, độ IV có nồng độ
CRP trong giới hạn bình thường. Chỉ có 12,5%
có CRP tăng trên 20 mg/L.
Men gan
Gần 70% các BN có nồng độ SGOT trong
giới hạn bình thường. Số còn lại tăng nhẹ hoặc
trung bình. BN có SGOT tăng cao nhất là 776
U/L. 85% BN có nồng độ SGPT trong giới hạn
bình thường. BN có nồng độ SGPT cao nhất là
596 U/L. Không có BN nào có dấu hiệu suy gan.
Troponine I
Có gần 50% BN có có tăng nồng độ
troponine I trong máu. BN có nồng độ troponine
I cao nhất là 173,315 ng/ml, tăng gần 6.000 lần so
với nồng độ bình thường trong máu
Bảng 6. Nồng độ troponin I BN TCM (n=128).
Troponine I (ng/ml) Số ca (%)
< 0,03 65 50,8
0,03 - 0,3 (tăng < 10 lần) 6 4,7
0,3 - 3 ( tăng 10-100 lần) 9 7
≥ 3 (tăng ≥ 100 lần) 48 37,5
Tổng số 128 100
X quang phổi
Kết quả X quang phổi lúc nhập viện hoặc
trong quá trình nằm viện cho thấy có 41 BN
(32%) có hình ảnh phù phổi mô kẽ, 3 BN
(2,3%) có hình ảnh phù phổi cấp, 53 BN
(41,4%) có hình ảnh tổn thương viêm phổi ở
nhiều mức độ khác nhau, chủ yếu ở BN có hỗ
trợ hô hấp bằng thở máy.
Dịch não tủy
Có 68 BN được làm xét nghiệm dịch não tủy.
Kết quả cho thấy có 84% BN có thay đổi các
thành phần của dịch não tủy.
Bảng 7. Thay đổi dịch não tủy BN TCM nặng
(n=68).
Thành phần dịch não tủy Số ca %
Tế bào tăng >10 57 84
Đường < ½ đường huyết 21 31
Đạm tăng >30 mg% 11 16
Lactate >3 mmol/l 1 1,5
Điều trị
Globuline miễn dịch
Tất cả 128 BN đều được điều trị globuline
miễn dịch. Liều điều trị là 1g/kg/liều truyền
trong thời gian từ 6 – 8 giờ. Liều thứ hai được
lặp lại sau 24 giờ nếu lâm sàng chưa ổn định
hoàn toàn. Hai BN tử vong chỉ truyền 1 liều
globuline miễn dịch vì tử vong trước 24 giờ sau
liều đầu tiên. Không có tác dụng phụ xảy ra
trong quá trình điều trị với globuline miễn dịch.
Tình trạng bệnh nhân lúc truyền globulin miễn
dịch liều 1
Có 105 BN (82%) được chỉ định globuline
miễn dịch khi lâm sàng còn là độ IIB nhóm 2
nhưng diễn tiến sau đó nặng hơn, chuyển qua
độ III. Hai mươi BN được được chỉ định lúc độ
III và 3 BN ở độ IV.
Bảng 8. Phân độ BN TCM lúc chỉ định globuline
miễn dịch liều thứ nhất
Tình trạng bệnh nhân Số ca Tần suất
Độ IIB nhóm 2 105 82,0
Độ III 20 15,6
Độ IV 3 2,3
Tổng số 128 100
Thuốc vận mạch
Có 50 BN (39%) được điều trị vận mạch khởi
đầu với Dobutamine, 17 BN (13%) với
Dopamine. Epinephrine và Norepinephrine
được kết hợp nếu bệnh nhân có hạ huyết áp
hoặc sốc không đáp ứng với dobutamine
và/hoặc Dopamine.
Có 41 BN (32%) được chỉ định Milrinone
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 260
liều 0,4 mcg/kg/phút vì huyết áp cao không
đáp ứng với các điều trị ban đầu. Không có tai
biến về tim mạch xảy ra trong quá trình điều
trị với Milrinone.
Hỗ trợ hô hấp
Có đến 105 BN TCM độ III và độ IV (82%)
cần phải hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.
Điều trị khác
Tất cả BN TCM độ III và độ IV đều phải
được sử dụng thuốc an thần tĩnh mạch với
phenobarbital và/hoặc Midazolame. Có 110 BN
(86%) được điều trị thuốc kháng sinh tĩnh mạch
với Cephalosporine thế hệ thứ ba.
Kết quả điều trị
Có 122 trong tổng số 128 BN TCM độ III,
IV (95,3%) phục hồi hoàn toàn lúc xuất viện. Tỉ
lệ tử vong trong nhóm bệnh nhân của chúng
tôi là 1,6%. Còn 3,1% có di chứng thần kinh lúc
xuất viện.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
BN TCM thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 12
đến 36 tháng và các thể nặng cũng nằm trong
lứa tuổi này (5,11,13). Các trẻ dưới 6 tháng ít mắc
bệnh TCM, trừ khi có nguồn lây trong gia đình,
có thể do trẻ ít tiếp xúc trẻ bệnh và có thể còn
kháng thể mẹ truyền trong thời kỳ mang thai.
Các trẻ lớn có thể đã có kháng thể do đã có cơ
hội tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong quá
trình sống.
Tương tự như trong các nghiên cứu khác,
số lượng trẻ nam mắc bệnh TCM tính chung,
cũng như mắc bệnh TCM nặng đều cao hơn
trẻ nữ(13,14).
Bệnh TCM thường xảy ra theo mùa. Tuy
nhiên, mùa bệnh có thể thay đổi theo từng năm.
Việc xuất hiện và lan truyền bệnh TCM bị ảnh
hưởng bởi thời tiết trong năm. Những năm 2003
– 2007 bệnh TCM tại miền Nam xuất hiện 2 đỉnh
trong năm, tháng ba – tháng tư và tháng chín –
tháng 10 (12,13). Năm 2011, đỉnh cao xuất hiện từ
tháng tư kéo dài đến tháng tám.
Đặc điểm lâm sàng
Sốt
Đa số BN TCM khởi phát bằng triệu chứng
sốt, biểu hiện của tình trạng nhiễm virut máu
thứ phát sau khi nhiễm vi rút từ đường ruột và
nhiễm vi rút máu tiên phát khi đi vào các hạch
bạch huyết. Một nghiên cứu mô tả dọc, tiến cứu
của Trương Thị Chiết Ngự cho thấy có sự liên
quan giữa biến chứng thần kinh và thân nhiệt từ
39,5oC trở lên (13). Tình trạng nhiễm vi rút máu
càng nặng thì thân nhiệt càng cao. Trong bệnh
TCM nặng có tổn thương thần kinh, sốt cao khó
hạ là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp bao gồm
nhiễm vi rút máu, đáp ứng viêm với cơn bão
cytokines và tình trạng rối loạn điều hòa của
trung tâm điều nhiệt(9,14,15,16,17) .
Sang thương da và miệng
94% BN TCM nặng của chúng tôi có sang
thương da đơn thuần hoặc kết hợp với loét
miệng. Điều cần chú ý là có 6% BN TCM nặng
chỉ có loét miệng không có sang thương da. Vì
vậy, việc khám lâm sàng cẩn thận là rất quan
trọng. Tại các nước phương tây, bệnh viêm loét
miệng thường do Herpes simplex 1, diễn tiến lành
tính và đáp ứng nhanh chóng với acyclovir uống
(4). Ở Việt nam, do tính chất dịch tễ của nhiễm
Enterovirus (EV), đặc biệt là EV71, bác sĩ nên theo
dõi BN loét miệng có sốt, dầu không có sang
thương da, như là một BN mắc bệnh TCM.
Triệu chứng thần kinh ‐ hô hấp ‐ tuần hoàn
Bệnh cảnh nặng nhất của BN TCM có
thể gây tử vong là biến chứng thần kinh gây
suy hô hấp tuần hoàn. Rối loạn hô hấp trong
bệnh TCM có thể do tổn thương thần kinh,
đặc biệt là viêm não thân não, phù phổi từ
mức độ phù mô kẽ đến phù phổi hình cánh
bướm lan tỏa hai bên, kèm xuất huyết phổi
biểu hiện trào bọt hồng(2,6,7,8).
Trong diễn tiến của bệnh TCM có biến
chứng thần kinh nặng, triệu chứng xuyên suốt
đến giai đoạn cuối đó là sốt cao liên tục. Giật
mình chới với thường là triệu chứng thần kinh
xuất hiện sơm nhất, sau đó là vẻ mặt hốt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 261
hoảng, lừ đừ, rung giật nhãn cầu, yếu chi, co
giật, co gồng mất não, mất vỏ, co giật và hôn
mê. Triệu chứng hô hấp xuất hiện sớm thường
là thở nhanh, sau đó thở co kéo cơ liên sườn
hoặc rút lõm lồng ngực, có ngưng thở và
ngưng thở thật sự. Một số biểu hiện hô hấp có
thể làm bỏ quên bệnh TCM, đó là thở rít có co
kéo hõm trên ức (chẩn đoán nhầm với viêm
thanh quản), co kéo cơ liên sườn và phổi nghe
có ran rít, ran ngáy (chẩn đoán nhầm với viêm
tiểu phế quản hoặc hen).
Triệu chứng tuần hoàn xuất hiện với mạch
nhanh, thường cùng lúc với thở nhanh, sốt cao,
giật mình chới với. Nếu không được can thiệp,
mạch sẽ tăng cao, đấn giai đoạn nặng nhất có
thể trên 200 lần/phút. Huyết áp tăng sau khi
mạch tăng. Huyết áp tăng là do rối loạn hệ
thống thần kinh thực vật hậu quả của cơn bão
cathecholamine. Các dấu hiệu rối loạn tuần hoàn
này còn trong giai đoạn có thể cứu sống được.
Khi huyết áp tăng nhưng mạch chậm hoặc
không tăng tương ứng thì khả năng tụt não cao.
Rối loạn vận mạch với da nổi bông, tím đầu chi,
tay chân lạnh thường kèm theo khi có cao huyết
áp hoặc tụt huyết áp. Khi huyết áp tụt thì khả
năng cứu sống rất thấp.
Các triệu chứng sốt, hô hấp, tuần hoàn và
thần kinh diễn tiến theo một sự kết hợp nhất
định.
Giai đoạn đầu chỉ có sốt, thường là sốt cao
ngay từ đầu (độ I).
Giai đoạn bắt đầu có biến chứng thần kinh:
vẫn sốt cao, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp
còn trong giới hạn bình thường, giật mình chới
với, thất thần, rung giật nhãn cầu, yếu chi (độ
IIB).
Giai đoạn biến chứng thần kinh tăng động:
sốt cao khó hạ hoặc không thể hạ được, thở
nhanh, co kéo cơ liên sườn, thở bụng, mạch
tăng cao có thể trên 200 lần/phút, huyết áp
tăng, lơ mơ, rối loạn tri giác nặng (độ III). Cần
lưu ý giá trị bình thường và tiêu chí đánh giá
cao huyết áp ở trẻ để tránh bỏ sót triệu chứng
quan trọng này.
Giai đoạn khó phục hồi: Vẫn còn sốt cao
hoặc đã hạ thân nhiệt, ngưng thở, sốc, tay chân
lạnh, hôn mê, đồng tử giãn (độ IV).
Sơ đồ diễn tiến bệnh TCM có biến chứng thần kinh
nặng
Ngày 1 2 3 4 5 6 7
Sốt Số cao liên tục
Hô hấp Thở nhanh – co kéo- Trào bọt hồng - ngưng thở
Tuần hoàn Mạch nhanh – HA bt
HA
tăng
HA
tụt
Thần kinh Lừ đừ - giật mình –lơ mơ – hôn mê – co gồng
Giai đoạn Sốt Nguy hiểm Phục hồi
Thời điểm can thiệp điều trị tốt nhất là khi
BN bắt đầu có dấu hiệu thần kinh (độ IIB). Nếu
khi BN đến đã qua giai đoạn IIB thì giai đoạn
“tăng động” (độ III) là thời điểm vàng để có thể
cứu sống BN.
Phân độ lúc nhập viện và chuyển độ
Lúc nhập viện, trong số 15 BN TCM độ I có
14 BN diễn tiến nặng đến độ III và 1 BN đến độ
IV. Tất cả các BN này đều đáp ứng với điều trị
và được xuất viện. Tương tự, có 78 BN nhập
viện trong tình trạng độ IIA và 75 BN này
chuyển sang độ III, 3 BN chuyển độ IV. Có 26
BN độ III chuyển từ IIB. Hai BN tử vong trong
nghiên cứu này 1