Đặc điểm bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011

Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết di truyền do khiếm khuyết trong việc tổng hợp các chuỗi hemoglobin gây tán huyết mạn tính ở nhiều mức độ khác nhau. Thalassemia phổ biến tại các vùng Địa Trung Hải, Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay gen gây bệnh thalassemia đã phát tán rộng khắp thế giới làm cho thalassemia trở thành một vấn đề toàn cầu. Quản lý tốt thalassemia sẽ giúp cho bệnh nhân thể nặng có thể có cuộc sống tương đối bình thường đồng thời làm giảm tần suất bệnh, giảm gánh nặng đáng kể cho ngân sách y tế của các nước. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2010 – 2011. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến hành trên 37 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán thalassemia, điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011. Kết quả: Tỉ lệ các loại bệnh: β-thalassemia/HbE: 35,1%; β-thalassemia: 29,7%; α-thalassemia: 21,6%; α- thalassemia/HbC: 5,4%; HbE: 5,4%, Hb Lepore + HbS: 2,7%. - Tuổi trung bình lúc nhập viện là 7,4 ± 4,1. Đa số trường hợp khởi phát bệnh trước 2 tuổi, chiếm 56,8%. Tỉ lệ trường hợp có tiền căn gia đình mắc bệnh thalassemia thể nặng là 8,1%. - Những đặc điểm lâm sàng thường gặp là: thiếu máu (97,3%), lách to (97,3%), gan to (78,4%) và suy dinh dưỡng (70,3%). - Đặc điểm cận lâm sàng: Hb trung bình: 5,8 ± 1,5 g/dL; MCV trung bình: 66,1 ± 8,6 fL; MCH trung bình: 20,2 ± 4,0 pg. Phết máu ngoại biên: hồng cầu nhỏ, nhược sắc: 92,3%. Ferritin máu trung bình: 967,7 ± 728,5 μg/L, tỉ lệ ferritin máu > 1.000 μg/L: 43,2%. X-quang sọ có bất thường: 8,1%. - Đặc điểm điều trị: Tỉ lệ truyền HCL là 94,6%. Tỉ lệ thải sắt: 16,2%. Không có trường hợp cắt lách nào. Kết luận: Tỉ lệ thiếu máu nặng là 62,2%. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ suy dinh dưỡng cao (70,3%). Đa số bệnh nhi có nồng độ ferritin máu tăng cao (> 1000 μg/L chiếm 43,2%) là do phần lớn bệnh nhân là thể nặng, đã được truyền máu rất nhiều lần nhưng không được thải sắt đầy đủ. Biện pháp điều trị chủ yếu là truyền HCL (94,6%). Tỉ lệ bệnh nhi được thải sắt còn rất thấp (16,2%). Không có trường hợp cắt lách nào được ghi nhận.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 51 edition, Mc Graw-Hill Companies, USA; pp 419-455. ĐẶC ĐIỂM BỆNH THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ TỪ 12/2010 ĐẾN 06/2011 Nguyễn Ngọc Việt Nga*, Lâm Thị Mỹ ** TÓM TẮT Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết di truyền do khiếm khuyết trong việc tổng hợp các chuỗi hemoglobin gây tán huyết mạn tính ở nhiều mức độ khác nhau. Thalassemia phổ biến tại các vùng Địa Trung Hải, Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay gen gây bệnh thalassemia đã phát tán rộng khắp thế giới làm cho thalassemia trở thành một vấn đề toàn cầu. Quản lý tốt thalassemia sẽ giúp cho bệnh nhân thể nặng có thể có cuộc sống tương đối bình thường đồng thời làm giảm tần suất bệnh, giảm gánh nặng đáng kể cho ngân sách y tế của các nước. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2010 – 2011. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến hành trên 37 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán thalassemia, điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011. Kết quả: Tỉ lệ các loại bệnh: β-thalassemia/HbE: 35,1%; β-thalassemia: 29,7%; α-thalassemia: 21,6%; α- thalassemia/HbC: 5,4%; HbE: 5,4%, Hb Lepore + HbS: 2,7%. - Tuổi trung bình lúc nhập viện là 7,4 ± 4,1. Đa số trường hợp khởi phát bệnh trước 2 tuổi, chiếm 56,8%. Tỉ lệ trường hợp có tiền căn gia đình mắc bệnh thalassemia thể nặng là 8,1%. - Những đặc điểm lâm sàng thường gặp là: thiếu máu (97,3%), lách to (97,3%), gan to (78,4%) và suy dinh dưỡng (70,3%). - Đặc điểm cận lâm sàng: Hb trung bình: 5,8 ± 1,5 g/dL; MCV trung bình: 66,1 ± 8,6 fL; MCH trung bình: 20,2 ± 4,0 pg. Phết máu ngoại biên: hồng cầu nhỏ, nhược sắc: 92,3%. Ferritin máu trung bình: 967,7 ± 728,5 μg/L, tỉ lệ ferritin máu > 1.000 μg/L: 43,2%. X-quang sọ có bất thường: 8,1%. - Đặc điểm điều trị: Tỉ lệ truyền HCL là 94,6%. Tỉ lệ thải sắt: 16,2%. Không có trường hợp cắt lách nào. Kết luận: Tỉ lệ thiếu máu nặng là 62,2%. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ suy dinh dưỡng cao (70,3%). Đa số bệnh nhi có nồng độ ferritin máu tăng cao (> 1000 μg/L chiếm 43,2%) là do phần lớn bệnh nhân là thể nặng, đã được truyền máu rất nhiều lần nhưng không được thải sắt đầy đủ. Biện pháp điều trị chủ yếu là truyền HCL (94,6%). Tỉ lệ bệnh nhi được thải sắt còn rất thấp (16,2%). Không có trường hợp cắt lách nào được ghi nhận. Từ khóa: Thalassemia, thiếu máu. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF THALASSEMIA AT CHILDREN'S HOSPITA|L IN CANTHO CITY FROM 12/2010 TO 06/2011 Nguyen Ngoc Viet Nga, Lam Thi My * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 51 - 56 Thalassemia is the hereditary hemolytic anemia disease, due to defects in the synthesis of hemoglobin chain, causes chronic hemolysis in many different levels. Thalassemia is common in the Mediterranean, Africa, Middle * Khoa Nhi BV Đa khoa Quận 7 TP.HCM ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Kim Dung ĐT: 0908860161 Email: dungnguyen0202@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 52 East and Southeast Asia. However, today genes causing thalassemia has spread worldwide making thalassemia becoming a global problem. Good management will help severe thalassemia patients can be live nearly normal, while reducing the incidence of disease, significantly reducing the burden for health budgets of countries. Objective: Describe the epidemiological, clinical, paraclinical characteristics and treatment of thalassemia at Children's Hospital in CanTho city from 12/2010 to 06/2011. Methods: Descriptive case series study conducted on 37 patients from 2 months to 15 years old was diagnosed with thalassemia, inpatient treatment at Children's Hospital in CanTho city from 12/2010 to 06/2011. Results: The rate of categories: β-thalassemia/HbE: 35.1% β-thalassemia: 29.7% α-thalassemia: 21.6%; α- thalassemia/HbC: 5.4%; HBE: 5.4%, Hb Lepore + HBS: 2.7%. The average age at admission: 7.4 ± 4.1. Most cases of onset before 2 years of age, accounting for 56.8%. The rate of cases with a family history of severe thalassemia disease is 8.1%. Common clinical features: anemia (97.3%), splenomegaly (97.3%), hepatomegaly (78.4%) and malnutrition (70.3%). Paraclinical characteristics: the average of Hb: 5.8 ± 1.5 g/dL; MCV: 66.1 ± 8.6 fl; MCH: 20.2 ± 4.0 pg. Peripheral blood smear: hypochromia red blood cells: 92.3%. The average of blood ferritin: 967.7 ± 728.5 μg/L, the rate of blood ferritin> 1000 μg/L: 43.2%. Skull x-ray abnormalities: 8.1%. Characteristics of treatment: blood transfusion rate is 94.6%. Iron emission rate: 16.2%. No case of splenectomy. Conclusions) The rate of severe anemia was 62.2%. This is also a cause of high rates of malnutrition (70.3%). Most patients have elevated levels of blood ferritin (> 1000 μg/L accounts for 43.2%), because most patients are severe, got blood transfusion so many times, but not to get iron emission sufficiently. Treatment is mainly blood transfusion (94.6%). The rate of iron emission was very low (16.2%). No cases were reported splenectomy. Keywords: Thalassemia, anemia. ĐẶT VẤN ĐỀ Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết di truyền do khiếm khuyết trong việc tổng hợp các chuỗi hemoglobin gây tán huyết mạn tính ở nhiều mức độ khác nhau. Thalassemia phổ biến tại các vùng Địa Trung Hải, Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay gen gây bệnh thalassemia đã phát tán rộng khắp thế giới làm cho thalassemia trở thành một vấn đề toàn cầu. Quản lý tốt thalassemia sẽ giúp cho bệnh nhân thể nặng có thể có cuộc sống tương đối bình thường đồng thời làm giảm tần suất bệnh, giảm gánh nặng đáng kể cho ngân sách y tế của các nước. Tại Việt Nam, đa số các công trình nghiên cứu về Thalassemia tập trung ở các tỉnh phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh. Tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, trung bình mỗi năm có khoảng 70 bệnh nhân Thalassemia nhập viện, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh huyết học điều trị nội trú. Tuy nhiên, thời gian qua chưa có đề tài nghiên cứu Thalassemia nào tại đây được công bố. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh Thalassemia tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, cung cấp số liệu thiết thực làm tiền đề cho các nghiên cứu khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh Thalassemia tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỉ lệ các loại bệnh Thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. - Xác định tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Thalassemia. - Xác định tỉ lệ các biện pháp điều trị bệnh Thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 53 PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Dân số chọn mẫu Các bệnh nhi được chẩn đoán Thalassemia, điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân từ 2 tháng đến 15 tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011 có kết quả điện di hemoglobin bất thường: HbA1 giảm, HbF tăng, HbA2 có thể tăng hoặc bình thường hoặc có hemoglobin bất thường như: HbH, Hb E, Tiêu chuẩn loại trừ Thân nhân bệnh nhi không đồng ý tham gia nghiên cứu. Hình thức thu thập số liệu Theo mẫu bệnh án soạn sẵn (xét nghiệm được thực hiện trước khi truyền máu). Xử lý và phân tích số liệu Thống kê mô tả qua phần mềm SPSS 15.0. KẾT QUẢ Tỉ lệ các loại bệnh thalassemia và bệnh huyết sắc tố khác Bảng 1: Tỉ lệ các loại bệnh thalassemia và bệnh huyết sắc tố khác β-thalassemia/HbE chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là β-thalassemia và α-thalassemia. Đặc điểm dịch tễ Bảng 2: Các đặc điểm về dịch tễ Đặc điểm Số ca Tỉ lệ (%) Giới: Nam Nữ 18 19 49 51 Đặc điểm Số ca Tỉ lệ (%) Tuổi lúc nhập viện: < 2 2 – 10 > 10 4 24 9 10,8 64,9 24,3 Tuổi khởi phát bệnh: < 2 2 – 10 > 10 21 16 0 56,8 43,2 0,0 Tuổi khởi phát bệnh: < 2 2 – 10 > 10 19 18 0 51,4 48,6 0,0 Tiền căn gia đình có người bị thalassemia thể nặng 3 8,1 Dân tộc: Kinh Khmer Hoa 35 1 1 94,6 2,7 2,7 Nơi cư ngụ: TP.Cần Thơ Địa phương khác 22 15 59,5 40,5 Tuổi trung bình lúc nhập viện là 7,4 ± 4,1. Độ tuổi có tỉ lệ nhập viện cao nhất là 2-10 tuổi (64,9%). Đa số bệnh nhân khởi phát bệnh trước 2 tuổi (56,8%). Tỉ lệ nam/nữ = 1/1,05. Tỉ lệ có tiền căn gia đình mắc bệnh thalassemia thể nặng là 8,1%. Nơi cư ngụ tại TP.Cần Thơ: 59,5%, các tỉnh khác: 40,5%. Đặc điểm lâm sàng Bảng 3: Các đặc điểm lâm sàng Đặc điểm Số ca Tỉ lệ (%) Thiếu máu Không thiếu máu Có thiếu máu Thiếu máu nặng 1 16 20 2,7 43,2 54,1 Suy dinh dưỡng (SDD) Không SDD SDD nhẹ SDD trung bình SDD nặng 11 14 8 4 29,7 37,8 21,6 10,8 Lách to: Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Đã cắt lách Không to 5 8 17 3 3 1 13,5 21,6 45,9 8,1 8,1 2,7 Gan to 29 78,4 Biến dạng xương sọ, mặt 18 48,6 Sạm da 14 37,8 Chẩn đoán Tần suất Tỉ lệ (%) β-thalassemia/HbE β-thalassemia α-thalassemia α-thalassemia/HbC HbE Hb Lepore + HbS 13/37 11/37 8/37 2/37 2/37 1/37 35,1 29,7 21,6 5,4 5,4 2,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 54 Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 4: Các đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm Giá trị trung bình Số ca Tỉ lệ (%) Hb (g/dL): < 6 6 – 9 > 9 5,8 ± 1,5 23 13 1 62,2 35,1 2,7 MCV (fL): < 80 80 - 100 66,1 ± 8,6 35 2 94,6 5,4 MCH (pg): < 28 20,2 ± 4,0 37 100,0 Ferritin máu (g/L) < 10 10 – 450 450 – 1000 > 1000 967,7 ± 728,5 1 11 9 16 2,7 29,7 24,3 43,2 X-quang sọ bất thường 3 8,1 Đặc điểm điều trị Bảng 5: Đặc điểm điều trị Biện pháp Số ca Tỉ lệ (%) Truyền HCL Thải sắt Cắt lách 35 6 0 94,6 16,2 0,0 BÀN LUẬN Tỉ lệ các loại bệnh thalassemia và bệnh huyết sắc tố khác β-thalassemia/HbE chiếm tỉ lệ cao nhất (35,1%), kế đến là β-thalassemia (29,7%) và α- thalassemia (21,6%), còn lại là α- thalassemia/HbC, HbE, Hb Lepore, HbS. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu tại BVNDD1, TTTMHH TP.HCM và các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á(1,3,7). Đặc điểm dịch tễ Tuổi trung bình lúc nhập viện là 7,4 ± 4,1. Độ tuổi có tỉ lệ nhập viện cao nhất là 2-10 tuổi (64,9%). Kết quả này phù hợp với y văn, bệnh nhân thalassemia thường nhập viện ở tuổi bắt đầu đi học(10,1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: 56,8% trường hợp khởi phát bệnh trước 2 tuổi; 43,2% trường hợp khởi phát trong giai đoạn 2-10 tuổi; Không có trường hợp nào khởi phát sau 10 tuổi. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân của chúng tôi đa số là β-thalassemia thể nặng và β- thalassemia/HbE. Theo Modell và Berdoukas, 60% bệnh nhân β-thalassemia thể nặng được phát hiện trong năm đầu tiên(1). Còn theo Nguyễn Công Khanh và cộng sự, bệnh β- thalassemia/HbE thường phát hiện ở tuổi bắt đầu đi học, 70% phát bệnh từ 1 đến 10 tuổi(10). Về giới, tỉ lệ nam, nữ tương đương nhau (49% và 51%). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của các tác giả LT Mỹ và TTQ Hương. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 8,1% bệnh nhi có người thân là anh, chị, em ruột bị mắc bệnh thalassemia thể nặng. Nguyên nhân tỉ lệ có tiền căn gia đình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp có thể là do đa số bệnh nhi là con một. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 59,5% bệnh nhi cư ngụ tại TP Cần Thơ; 40,5% đến từ các tỉnh lân cận. Giống với các nghiên cứu tại TP. HCM, chúng tôi cũng ghi nhận một tỉ lệ lớn bệnh nhi đến từ các địa phương khác. Điều này cho thấy ở Việt Nam, bệnh nhân thalassemia thường tập trung về các bệnh viện tuyến thành phố, trung ương. Đặc điểm lâm sàng Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 97,3% bệnh nhi có triệu chứng thiếu máu, trong đó thiếu máu nặng chiếm 54,1%. Tỉ lệ thiếu máu nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cao cho thấy đa số bệnh nhân của chúng tôi tái khám trễ hẹn, thường thân nhân chỉ đưa các cháu đến nhập viện khi có các triệu chứng thiếu máu nặng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ suy dinh dưỡng của chúng tôi cao, 70,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: tỉ lệ lách to là 97,3% (bao gồm cả bệnh nhân đã cắt lách), lách to độ 4 chiếm 8,1%; Tỉ lệ lách to độ 4 ở bệnh nhi của chúng tôi thấp hơn ở BVNĐ1 rất nhiều, có lẽ do những trường hợp có chỉ định cắt lách đã được chúng tôi chuyển lên TP.HCM(4). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ gan to là 78,4%, biến dạng xương mặt: 45,9%, sạm da: 37,8%. Theo y văn, biến dạng xương, gan to là do ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu tán huyết mạn tính, còn sạm da là biểu hiện của tình trạng nhiễm sắt nặng và kéo dài. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 55 Đặc điểm cận lâm sàng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: Hb trung bình: 5,8 ± 1,5g/dL, tỉ lệ Hb < 6g/dL là 62,2%. MCV trung bình: 66,1 ± 8,6 fL, tỉ lệ MCV < 80 fL chiếm 94,6%. MCH trung bình: 20,2 ± 4,0 pg và 100% trường hợp có MCH < 28 pg. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là thể nặng do đó Hb, MCV, MCH thường rất thấp. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của các tác giả TĐN Dung và NC Khanh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ Ferritin trong máu trung bình: 967,7 ± 728,5 μg/L. Tỉ lệ ferritin > 450 μg/L là 67,5%, trong đó ferritin > 1000 μg/L chiếm 43,2%. Theo nghiên cứu của TĐN Dung, Ferritin máu trung bình: 1925,24 ± 2951,45μg/L. 80,6% trường hợp ferritin > 300 μg/L và 55,2% trường hợp có ferritin > 1000 μg/L(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như của tác giả TĐN Dung, đa số bệnh nhi có nồng độ ferritin máu tăng rất cao là do phần lớn bệnh nhân là thể nặng và đã được truyền máu rất nhiều lần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 8,1% trường hợp x-quang sọ có hình ảnh khoang tủy rộng, loãng xương nhưng không có trường hợp nào có hình ảnh bờ bàn chải. Tỉ lệ x-quang sọ bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp có thể là do những hình ảnh bất thường này hiếm gặp ở thể β-thalassemia/HbE là thể bệnh chiếm đa số. Đặc điểm điều trị Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân được truyền HCL là 94,6%, lượng HCL trung bình cần truyền 13,8 ± 5 ml/kg/đợt. 57,6% trường hợp có khoảng cách giữa hai đợt truyền HCL 4 – 6 tuần. Hiện nay, truyền máu vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh thalassemia thể nặng cho nên tỉ lệ bệnh nhân được truyền HCL luôn luôn rất cao. Tỉ lệ bệnh nhi được thải sắt trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,2%; Trong khi tỉ lệ bệnh nhi ferritin trong máu > 1000μg/L là 43,2%. Trong nghiên cứu của TĐN Dung thì các tỉ lệ này lần lượt là 15,2% và 45,2%(10). Như vậy, nếu so với chỉ định thải sắt là ferritin máu > 1000μg/L thì cả hai nghiên cứu đều có tỉ lệ bệnh nhi được thải sắt rất thấp. Theo ghi nhận của chúng tôi, nguyên nhân chính là do đa số bệnh nhân có điều kiện kinh tế thấp, trong khi chi phí thải sắt là khá cao. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận trường hợp cắt lách nào, cả 3 trường hợp đã cắt lách đều được cắt tại TP.HCM. Đây cũng là một hạn chế của một số bệnh viện tuyến tỉnh hiện nay. KẾT LUẬN Thalassemia là một bệnh thiếu máu tán huyết di truyền phổ biến. Vấn đề chẩn đoán hiện nay không khó. Tuy nhiên nếu điều trị không hiệu quả và kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề hoặc tử vong. Ngoài ra, việc điều trị còn là một gánh nặng tài chính cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Do đó, trước mắt cần có một chương trình tầm soát bệnh, tư vấn cung cấp kiến thức về bệnh trong gia đình bệnh nhân Thalassemia. Bên cạnh đó cũng cần có một chương trình quản lý và điều trị bệnh phù hợp nhằm giúp cho bệnh nhân thalassemia thể nặng có thể có cuộc sống tương đối bình thường, đồng thời góp phần làm giảm tần suất bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Thị Mỹ, Lê Bích Liên, Bùi Mai Phương, Nguyễn Minh Tuấn (2003), “ Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh thalassemia tại Bệnh viện Nhi đồng I”, Y Học TP Hồ Chí Minh tập 7, (1) tr.38- 43. 2. Mã Phương Hạnh (2008) “Đặc điểm bệnh nhân Thalassemia thể nặng có ứ sắt tại bệnh viện Nhi Đồng từ 12/2007 –05/2008”, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Hồng Nga (2001) “Tổng kết tình hình bệnh Thalassemia trong 10 năm (1991-2001) tại trung tâm truyền máu và huyết học TP HCM”, Hội thảo quốc gia về huyết học và truyền máu tại TP HCM. 4. Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Rạng (2010), “Tần suất bệnh lý hemoglobin trên các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang tháng 10/2010, trang 144 – 153. 5. Riewpaiboon A, Nuchprayoon I (2010), “Economic burden of beta-thalassemia/Hb E and beta-thalassemia major in Thai children”, BMC Res Notes, Vol 3, pp. 3-29. 6. Steinberg MH, Forget BG, Higgs DR, Weatherall DJ (2009), Disorder of Hemoglobin – Genetics, Pathophysiology and Clinical Management, 2nd edition, Cambridge University Press, pp. 357- 417. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 56 7. Thalassemia International Federation (2008), “Genetic Basis and Pathophysiology”, Guidelines for the clinical management of thalassemia, 2nd edition, pp. 14-19. 8. Trần Anh Thu và cộng sự (2008), “Tình hình bệnh hemoglobin tại Kiên Giang”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành huyết học và truyền máu, Y học Việt nam tập 344, tr. 344- 347. 9. Trần Thị Quế Hương (2002), “Đánh giá hiệu quả truyền hồng cầu phenotype trên bệnh nhân Thalassemia”, Luận án chuyên khoa II, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh. 10. Trương Đỗ Ngọc Dung (2007) “Đặc điểm bệnh Beta- Thalassemia/HbE tại bệnh viện Nhi Đồng I và II từ 1/4/2006 – 31/1/2007”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 11. Wong P et al (2006), “Risk of a couple having a child with severe thalassemia syndrome, prevalence in lower Northern Thailand”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol 37 (2), pp.366-9.
Tài liệu liên quan