Đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện và trong quá trình điều trị của bệnh nhân nhiễm Ceton acid do đái tháo đường tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Mở đầu: Nhiễm ceton acid là một biến chứng cấp tính và có thể đe dọa tính mạng của người mắc bệnh đái tháo đường. Hiểu biết về các đặc điểm xét nghiệm sẽ giúp ích cho quá trình chẩn đoán và điều trị biến chứng này. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện và trong quá trình điều trị của bệnh nhân nhiễm ceton acid do đái tháo đường tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng–Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu trên bệnh nhân nhập viện khoa Nội Tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/2009 đến 06/2011 với chẩn đoán xác định là nhiễm ceton acid do đái tháo đường. Kết quả: 117 bệnh nhân được chọn, với 82 bệnh nhân (70,1%) thuộc đái tháo đường týp 2. Lúc nhập viện, đường máu trung bình là 459,1mg/dl, trong đó 70,1% có đường máu trong khoảng 300–600mg/dl, 18,8% ở mức <300mg/dl. Ceton máu trung bình là 50,3mg/dl. Toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion với pH máu động mạch trung bình 7,2 và bicarbonate máu trung bình 10,5 mEq/l. Tình trạng toan nặng chiếm 6,8%. Kali máu <3,5mEq/l chiếm 20,5% và kali máu >5mEq/l chiếm 13,7%. Bạch cầu tăng (trung bình là 13.200/µl), trong đó ≥10.000/µl chiếm 61,5%. HbA1c trung bình chung là 10,7%, và cao hơn ở nhóm đái tháo đường mới phát hiện (11,8%). Biến chứng do điều trị gồm hạ đường máu (19,7%), hạ kali máu (14,5%). Nhóm bệnh nhân tử vong có kali máu thấp, creatinin và bạch cầu máu cao so với nhóm ổn xuất viện. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm ceton acid ở đái tháo đường týp 2 cao hơn gấp đôi týp 1. Gần nửa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm toan nặng. Hơn 60% bệnh nhân nhập viện có bạch cầu ≥10.000/µl. Hai biến chứng hạ đường máu và hạ kali máu vẫn còn thường gặp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện và trong quá trình điều trị của bệnh nhân nhiễm Ceton acid do đái tháo đường tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 376 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG LÚC NHẬP VIỆN VÀ TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM CETON ACID DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG Lâm Vĩnh Niên*, Nguyễn Viết Quỳnh Thư**, Trần Hữu Dàng***, Lê Huy Hùng***, Trần Ngọc Minh* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm ceton acid là một biến chứng cấp tính và có thể đe dọa tính mạng của người mắc bệnh đái tháo đường. Hiểu biết về các đặc điểm xét nghiệm sẽ giúp ích cho quá trình chẩn đoán và điều trị biến chứng này. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện và trong quá trình điều trị của bệnh nhân nhiễm ceton acid do đái tháo đường tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đối tượng–Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiền cứu trên bệnh nhân nhập viện khoa Nội Tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/2009 đến 06/2011 với chẩn đoán xác định là nhiễm ceton acid do đái tháo đường. Kết quả: 117 bệnh nhân được chọn, với 82 bệnh nhân (70,1%) thuộc đái tháo đường týp 2. Lúc nhập viện, đường máu trung bình là 459,1mg/dl, trong đó 70,1% có đường máu trong khoảng 300–600mg/dl, 18,8% ở mức <300mg/dl. Ceton máu trung bình là 50,3mg/dl. Toan chuyển hóa tăng khoảng trống anion với pH máu động mạch trung bình 7,2 và bicarbonate máu trung bình 10,5 mEq/l. Tình trạng toan nặng chiếm 6,8%. Kali máu 5mEq/l chiếm 13,7%. Bạch cầu tăng (trung bình là 13.200/µl), trong đó ≥10.000/µl chiếm 61,5%. HbA1c trung bình chung là 10,7%, và cao hơn ở nhóm đái tháo đường mới phát hiện (11,8%). Biến chứng do điều trị gồm hạ đường máu (19,7%), hạ kali máu (14,5%). Nhóm bệnh nhân tử vong có kali máu thấp, creatinin và bạch cầu máu cao so với nhóm ổn xuất viện. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm ceton acid ở đái tháo đường týp 2 cao hơn gấp đôi týp 1. Gần nửa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm toan nặng. Hơn 60% bệnh nhân nhập viện có bạch cầu ≥10.000/µl. Hai biến chứng hạ đường máu và hạ kali máu vẫn còn thường gặp. Từ khoá: đái tháo đường, nhiễm ceton acid ABSTRACT LABORATORY CHARACTERISTICS OF DIABETIC KETOACIDOSIS AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL Lam Vinh Nien, Nguyen Viet Quynh Thu, Tran Huu Dang, Le Huy Hung, Tran Ngoc Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 376 - 382 Background–Objectives: Diabetic ketoacidosis (DKA) is an acute and life-threatening complication in patients with diabetes mellitus (DM). Our study is to investigate laboratory characteristics of DKA at the time of hospitalization and during treatment at Nguyen Tri Phuong Hospital. Methods: Prospective descriptive statistics with patients who hospitalized with diagnosis of DKA at Nguyen Tri Phuong Hospital from January, 2009 to June, 2011.  Bộ Môn Hóa Sinh - Đại Học Y Dược TP. HCM; ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ***Trường Đại học Y dược Huế Tác giả liên lạc TS Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien.lam@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 377 Results: 117 patients were selected, 82 (70.1%) of them were diabetes mellitus type 2. At admission, mean value of blood glucose was 451.9mg/dl, with 70.1% of the patients ranged from 300 to 600mg/dl and 18.8% at euglycemia. Mean blood cetone was 50.3mg/dl. Anion gap metabolic acidosis with means of arterial pH at 7.2 and of bicarbonate at 10.5mEq/l. 6.8% of the patients had severe metabolic acidosis. Blood potassium <3.5 mEq/l occurred in 20.5%, while >5 mEq/l 13.7%. Mean white blood cell count was 13.200/µl and 61.5% of the patients had ≥10.000/µl. Treatment-related complications were hypoglycemia at 19.7% and hypokalemia at 14.5%. Hypokalemia, high blood creatinine and high white blood cells were found in patients with mortality. Conclusion: DKA occurred predominantly in patients with DM type 2. Nearly half of the patients were hospitalized in severe acidosis condition. More than 60% of them had blood white blood cells 10.000/µl. Treatment-related complications, hypoglycemia and hypokalemia, were still often. Keywords: ketoacidosis, diabetes mellitus ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm ceton acid là một biến chứng cấp tính và có thể đe doạ tính mạng của người mắc bệnh đái tháo đường. Biến chứng này đặc trưng bởi ba biểu hiện: tăng đường máu, nhiễm toan chuyển hoá tăng khoảng trống anion và nhiễm ceton máu(5;12). Số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cho thấy năm 2005 có 120.000 trường hợp xuất viện với chẩn đoán nhiễm ceton acid do đái tháo đường so với con số 62.000 của năm 1980(3). Việt Nam chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng các báo cáo cho thấy đây không phải là bệnh cảnh hiếm gặp(11; 17). Tuy trước đây đã có nghiên cứu mô tả về bệnh cảnh lâm sàng và yếu tố thúc đẩy của nhiễm ceton acid do đái tháo đường tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhưng nghiên cứu này đã được thực hiện cách nay hơn 10 năm (1995- 1997)(16). Trong thời gian này đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhiễm ceton do đái tháo đường được đưa vào áp dụng.Vì vậy, với đề tài khảo sát các đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện và trong quá trình điều trị của bệnh nhân nhiễm ceton acid do đái tháo đường tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2009–2011, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các thầy thuốc có hiểu biết cụ thể hơn về đặc điểm xét nghiệm ở nhóm bệnh nhân này, từ đó giúp ích cho quá trình chẩn đoán và điều trị. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân nhập viện khoa Nội Tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh) từ 01/01/2009 đến 30/06/2011 với chẩn đoán xác định là nhiễm ceton acid do đái tháo đường. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm ceton acid do đái tháo đường theo tiêu chí của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ năm 2009(8). Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang, tiền cứu Cỡ mẫu và cách thức chọn mẫu Toàn bộ bệnh nhân trong khoảng thời gian nghiên cứu. Các kết quả cận lâm sàng được ghi nhận tại thời điểm nhập viện Đường máu (mg/dl), ceton/ máu (mg/dl), pH máu động mạch, HCO3– máu động mạch (mEq/l), natri, kali, clo máu tĩnh mạch (mEq/l), urê máu tĩnh mạch (mmol/l), creatinin máu tĩnh mạch (mmol/l), số lượng bạch cầu/µl, HbA1c (%). Các biến số về biến chứng do điều trị Hạ đường máu, hạ kali máu Phân tích thống kê Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0. Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến số định tính và định danh được trình bày dưới Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 378 dạng tỉ lệ phần trăm. So sánh 2 số trung bình bằng phép kiểm t. So sánh từ 3 số trung bình bằng phép kiểm ANOVA. So sánh 2 tỉ lệ bằng phép kiểm Chi-square. Tìm mối tương quan giữa các biến liên tục bằng phân tích mối tương quan và hệ số tương quan r. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 01/2009 đến tháng 06/2011, chúng tôi thu thập được tổng cộng 117 bệnh nhân đạt đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm ceton acid. Đặc điểm chung Đặc điểm Chung Theo týp p Týp 1 Týp 2 Tổng số 117 35 (29,9%)82 (70,1%) Tuổi (năm) 51,2±18,3 29,7±8,7 60,4±12,7 <0,001 Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (năm) 5,0±5,6 4,4±5,3 5,3±5,7 NS Tuổi phát hiện bệnh ĐTĐ (năm) 46,2±17,1 25,4±7,9 55,1±11,1 <0,001 BMI (kg/m²) 21,7±2,4 18,8±1,5 23,0±1,3 <0,001 Đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện theo tỉ lệ Đặc điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ phần trăm (%) Glucose 300 mg/dl–600mg/dl < 300mg/dl > 600mg/dl pH<7 HCO3 – <10 mEq/l K+ <3,5mEq/l K + >5mEq/l Bạch cầu ≥10.000/µl Áp lực thẩm thấu>320mOsm/kg 82 22 13 8 48 24 16 72 9 70,1 18,8 11,1 6,8 41,0 20,5 13,7 61,5 7,7 Đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện theo trung bình Đặc điểm Chung Theo týp p Týp 1 Týp 2 Glucose(mg/dl) 459,1±80,9 528,9±70, 6 429,3±65, 3 < 0,001 Ceton(mg/dl) 50,3±16,7 57,0±15,6 47,4±16,4 0,004 pH 7,2±0,1 7,16±0,1 7,22±0,1 <0,001 HCO3 – (mEq/l) 10,5±2,8 10,2±2,7 10,6±2,8 NS Na+(mEq/l) 136,9±7,2 136,6±6,2 136,7±7,6 NS Đặc điểm Chung Theo týp p Týp 1 Týp 2 K+(mEq/l) 4,2±0,9 4,1±0,7 4,2±1,0 NS Cl– mEq/l) 101,5±8,3 100,2±8,0 102±8,4 NS Urea(mmol/l) 8,7±4,7 7,9±4,5 9,0±4,7 NS Creatinin(mmol/l) 106,5±73,1 89,1±44,3 113,9±81, 4 NS HbA1c(%) 10,7±2,9 10,9±3,3 10,7±2,7 NS Bạch cầu(1000/µl) 13,2±6,6 11,5 ± 5,6 13,9±6,9 NS Hct(%) 39,8±6,3 40,2±5,1 39,6±6,7 NS Khoảng trống anion (mEq/l) 24,7±9,3 26,2±8,3 24,1±9,5 NS Áp lực thẩm thấu (mOsm/kg) 298,9±15,1 302,7±13, 2 297,3±15, 7 NS Tương quan giữa glucose máu và pH máu Có sự tương quan nghịch giữa glucose máu với pH máu (r= -0,2, p< 0,05), cho thấy glucose máu càng cao thì tình trạng nhiễm toan càng nhiều. Tương quan giữa ceton máu và pH máu Có sự tương quan nghịch giữa ceton máu với pH máu (r= -0,3, p< 0,001), cho thấy ceton máu cũng tăng theo tình trạng nhiễm toan. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 379 Đặc điểm cận lâm sàng ở 2 nhóm chưa hoặc đã điều trị đái tháo đường Có 34 (29,1%) ca trong tổng số 117 ca là đái tháo đường mới phát hiện. Đái tháo đường mới phát hiện cũng là một yếu tố thúc đẩy của nhiễm ceton acid. Vì vậy chúng tôi khảo sát đặc điểm cận lâm sàng ở 2 nhóm này. Đặc điểm ĐTĐ mới phát hiện (n = 34) ĐTĐ từ trước (n = 83) p Glucose (mg/dl) 448,7±46,3 463,3±91,2 NS Ceton (mg/dl) 50,1±18,2 50,4±16,2 NS pH 7,2±0,1 7,2±0,1 NS HCO3 – (mEq/l) 10,1±3,4 10,6±2,5 NS HbA1c (%) 11,8±2,9 10,4±2,8 0,01 Na+ (mEq/l) 134,9±6,7 137,4±7,2 NS K+ (mEq/l) 4,3±1,2 4,2±0,8 NS Cl– (mEq/l) 100,3±9,2 101±7,9 NS Urea (mmol/l) 9,7±4,8 8,3±4,6 NS Creatinin(mmol/l) 103,7±49,8 107,6±80,9 NS Bạch cầu (1.000/µl) 13,2±6,1 13,2±6,9 NS Hct (%) 41,2±5,9 39,2±6,4 NS Khoảng trống anion (mEq/l) 24,5±10,4 24,8±8,8 NS Áp lực thẩm thấu (mOsm/kg) 294,9±14,4 300,5±15,2 NS Biến chứng của điều trị Chúng tôi ghi nhận có 2 biến chứng trong quá trình điều trị là hạ đường máu và hạ kali máu. Có 23 bệnh nhân bị hạ đường máu, chiếm tỷ lệ 19,7%. Đường máu hạ thấp nhất là 30mg/dl, đường máu trung bình lúc hạ là 54,2 ± 10,2 mg/dl. Trong 23 trường hợp chỉ có 6 trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của hạ đường máu, chiếm tỷ lệ 26,1%. Một số đặc điểm của 2 nhóm hạ và không hạ đường máu được trình bày ở bảng sau: Đặc điểm Số bệnh nhân Hạ đường máu[số bệnh nhân(%)] p Có Không Tổng số 117 23(19,7) 94(80,3) Típ: 1 2 35 82 13(56,5) 10(43,5) 22(23,4) 72(76,6) <0,001 Truyền glucosse Có Không 77 40 10(43,5) 13(56,5) 67(71,3) 27(28,7) 0,01 Có 17 bệnh nhân bị hạ kali máu, chiếm tỷ lệ 14,5%. kali hạ thấp nhất là 2,64 mmol/l, kali máu trung bình lúc hạ là 3,0 ± 0,2 mmol/l. Số bệnh nhân được bù kali là 14, chiếm tỷ lệ 82,4%. Đặc điểm cận lâm sàng của 2 nhóm bệnh ổn xuất viện và tử vong Có 10 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ lệ 8,5%. Đặc điểm Số bệnh nhân Tử vong n (%) Ổn xuất viện n (%) p Tình trạng toan nặng pH<7 HCO3 –<10 8 48 2(20) 2(20) 6(5,6) 46(43) NS NS Biến chứng do điều trị Hạ đường máu Hạkali máu 23 17 0(0) 1(10) 23(21,5) 16(15) NS NS Đặc điểm Tử vong Ổn xuất viện p Glucose(mg/dl) 428,6±59 461,9±81,4 NS Ceton(mg/dl) 42,8±14,1 50,9±16,8 NS pH 7,2±0,1 7,2±0,1 NS HCO3 –(mEq/l) 10,3±3,1 10,4±2,7 NS HbA1c(%) 8,9±1,8 10,9±2,9 0,03 Na+(mEq/l) 140,1±8,7 136,4±6,9 NS K+(mEq/l) 3,6±0,9 4,2±0,9 0,04 Cl – (mEq/l) 101,4±8,6 101,4±8,3 NS Urea(mmol/l) 7,6±3,0 8,8±4,8 NS Creatinin(mmol/l) 185,0±195,6 99,1±44,2 185,0± 95,6 Bạch cầu (1000/µl) 17,6±10,0 12,8±6,1 0,03 Hct(%) 39,4±8,3 39,8±6,0 NS Khoảng trống anion(mEq/l) 28,3±12,5 24,4±8,9 NS Áp lực thẩm thấu(mOsm/kg) 302,4±17,2 298,6±15 NS Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 380 BÀN LUẬN Trong số 117 bênh nhân mà chúng tôi thu thập được số liệu có 82 (70,1%) bệnh nhân đái tháo đường típ 2, chiếm hơn gấp đôi số bệnh nhân đái tháo đường típ 1. Khác với những nghiên cứu trước đây khá lâu (thập kỉ 1990)(2; 19) cho thấy típ 1 chiếm đa số trong các ca nhiễm ceton acid do đái tháo đường, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy típ 2 chiếm ưu thế hơn(14). Sự gia tăng biến chứng nhiễm ceton acid có thể giải thích do sự gia tăng của đái tháo đường típ 2 nói chung hoặc do sự gia tăng của các yếu tố thúc đẩy khiến bệnh nhân típ 2 dễ rơi vào biến chứng nhiễm ceton acid. Gần đây người ta đã đề cập đến đái tháo đường típ 2 có khuynh hướng nhiễm ceton acid xảy ra ở một số nhóm sắc tộc(1; 18), nhưng Việt Nam chưa có nghiên cứu về thể đái tháo đường này. Các kết quả ghi nhận từ nghiên cứu chúng tôi cho thấy đặc điểm về cận lâm sàng lúc nhập viện của bệnh nhân nhiễm ceton acid do đái tháo đường khá điển hình. 70,1% bệnh nhân có đường máu trong khoảng 300-600 mg/dl, trong khi có 18,8% bệnh nhân có đường máu ở mức < 300 mg/dl ("euglycemic"), và 11,1% có đường máu tăng cao trên 600 mg/dl. Glucose máu và ceton máu lúc nhập viện của nhóm đái tháo đường típ 1 cao hơn so với đái tháo đường típ 2, và đái tháo đường típ 1 cũng có tình trạng toan máu hơn típ 2. Điều này có thể giải thích do tình trạng thiếu insulin tuyệt đối ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1. Tình trạng nhiễm toan nặng (pH < 7 và/hoặc nồng độ bicarbonate máu < 10 mEq/l) chiếm tỉ lệ 47,8% trong nghiên cứu này, thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác (64% tại bệnh viện Chợ Rẫy(17), 66% ở người Peru(15)). Về điện giải đồ thì natri máu trung bình là 136,9 mEq/l và kali máu trung bình là 4,2 mEq/l, với 13,7% số bệnh nhân có nồng độ kali > 5 mEq/l và 20,5% có nồng độ kali < 3,5 mEq/l. Natri máu lúc nhập viện thường ở giới hạn bình thường thấp do tăng đường máu làm thay đổi áp lực thẩm thấu máu, kéo nước từ nội bào ra khoang ngoại bào có tác dụng pha loãng. Tuy nhiên nồng độ natri máu cũng có thể tăng nếu bệnh nhân mất nước rất nặng(5). Trong cơ chế bệnh sinh, các nguyên nhân như toan máu, thiếu hụt insulin và tình trạng ưu trương khiến kali di chuyển từ nội bào ra khoang ngoại bào, dẫn đến nồng độ kali máu tăng. Do đó, tình trạng thiếu hụt kali đã có thể xảy ra khi nồng độ kali máu đo được ở giới hạn thấp của bình thường, và khi đó cần chú ý bù kali ở những bệnh nhân này để phòng ngừa các biến chứng của hạ kali máu. Số lượng bạch cầu tăng, trong đó bạch cầu ≥10.000/µl chiếm 61,5 %, do đó cần lưu ý vấn đê nhiễm trùng đi kèm ở bệnh nhân. Chỉ số HbA1c trung bình của đối tượng nghiên cứu là 10,7% cho thấy bệnh nhân của nhóm nghiên cứu kiểm soát đường máu chưa chặt chẽ, đây có thể là yếu tố thuận lợi dẫn đến biến chứng nhiễm ceton acid. Điều này đặt ra vấn đề cho các bác sĩ điều trị cần xem lại liều thuốc, loại thuốc điều trị đái tháo đường đã phù hợp với bệnh nhân chưa trước khi xuất viện, cũng như chú ý theo dõi đường máu, HbA1c chặt chẽ khi bệnh nhân tái khám, điều trị ngoại trú để điều chỉnh kịp thời, giúp kiểm soát đường máu tốt hơn cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng ghi nhận có mối tương quan nghịch giữa pH máu với đường máu và pH máu với ceton máu, cho thấy đường máu và ceton máu cũng tăng theo tình trạng nhiễm toan. Điều này phản ánh cơ chế bệnh sinh vì sự tích tụ thể ceton trong máu dẫn đến tình trạng nhiễm toan chuyển hóa(8; 9). Đái tháo đường phát hiện lần đầu cũng là một yếu tố thúc đẩy của nhiễm ceton acid. Số liệu của chúng tôi cho thấy gần 30% bệnh nhân là đái tháo đường mới phát hiện. Tỉ lệ này thấp hơn một số nghiên cứu gần đây của các tác giả khác(11; 15-17), nhưng cao hơn các nghiên cứu khác trong thập niên 1990(10; 13; 14). Chỉ số HbA1c của nhóm đái tháo đường mới phát hiện cao hơn nhóm đái tháo đường từ trước có ý nghĩa thống kê (11,8% so với 10,4%). Do không biết có bệnh đái tháo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 381 đường nên bệnh nhân không được điều trị để kiểm soát đường máu chặt chẽ hơn. Hai biến chứng được ghi nhận trong quá trình điều trị là hạ đường máu và hạ kali máu. Trong nghiên cứu này có 23 trường hợp (19,7%) bệnh nhân bị hạ đường máu. Trị số đường máu trung bình lúc hạ là 54 mg/dl (đường máu thấp nhất là 30 mg/dl). Trong 23 trường hợp chỉ có 6 trường hợp (26,1%) có biểu hiện lâm sàng của hạ đường máu. Đó là do đường máu hạ không gây các biểu hiện giao cảm (mệt, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh,) Do đó, đo đường máu thường xuyên là quan trọng để phát hiện kịp thời hạ đường máu ở các bệnh nhân này. Ngoài ra chúng tôi cũng ghi nhận bệnh nhân đái tháo đường típ 1 dễ bị hạ đường máu trong quá trình điều trị hơn bệnh nhân típ 2, điều này có thể lý giải do đái tháo đường típ 1 thì nhạy cảm với insulin hơn típ 2. Vấn đề truyền glucose cho bệnh nhân lúc đường máu ≤ 250 mg/dl cũng liên quan chặt chẽ với hạ đường máu. Trong 40 bệnh nhân bị hạ đường máu thì có 13 trường hợp (56,5%) không được truyền glucose. Điều này đặt ra vấn đề cho các bác sĩ điều trị cần chú ý truyền glucose khi đường máu hạ xuống ≤ 250 mg/dl. Về biến chứng hạ kali máu, chúng tôi ghi nhận có 17 bệnh nhân bị hạ kali, chiếm tỷ lệ 14,5%. Kali hạ thấp nhất là 2,64 mmol/l. Trị số kali máu trung bình lúc hạ là 3,0 mmol/l. Số bệnh nhân được bù kali (bằng đường tiêm truyền và đường uống) là 14 trường hợp (82,4%). Như vậy trong nghiên cứu này hai biến chứng hạ đường máu và hạ kali khá thường gặp, mặc dù trên thế giới biến chứng này đã giảm nhiều nhờ vào liệu pháp insulin liều thấp(8). Chúng tôi cũng ghi nhận nhóm bệnh nhân tử vong có kali máu thấp và creatinin, bạch cầu máu cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân ổn xuất viện (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê), trong lúc tình trạng nhiễm toan nặng với pH< 7 chỉ chiếm 20% và HCO3– < 10 chiếm 20%, chỉ số HbA1c của nhóm tử vong cũng thấp hơn nhóm còn lại (8,9% so với 10,9%). Các ghi nhận kể trên cũng khá phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Hoa Kỳ, Đan Mạch và Jaimaca với tỉ lệ tử vong > 5% được báo cáo ở bệnh nhân có các bệnh lý đe dọa tử vong đi kèm, hiếm khi do biến chứng chuyển hoá của tăng đường máu hoặc nhiễm ceton(4; 6; 7). KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ biến chứng nhiễm ceton acid ở đái tháo đường típ 2 cao hơn gấp đôi típ 1. 70% bệnh nhân có đường máu trong khoảng 300-600 mg/dl và gần 20% ở mức <300 mg/dl ("euglycemic"). Gần nửa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm toan nặng. Hơn 60% bệnh nhân nhập viện có bạch cầu ≥10.000/µl. Hai biến chứng hạ đường máu và hạ kali máu vẫn còn thường gặp và cần lưu ý trong điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balasubramanyam A, Nalini R, Hampe CS, and Maldonado M (2008). Syndromes of ketosis-prone diabetes mellitus. Endocr Rev, 29, 292-302. 2. Balasubramanyam A, Zern JW, Hyman DJ, and Pavlik V (1999). New profiles of diabetic ketoacidosis: type 1 vs type 2 diabetes and the effect of ethnicity. Arch Intern Med, 159, 2317-2322. 3. Centers for Disease Control and Prevention. CDC Diabetes - Data and Trends – Hospitalization. m. Truy cập vào 10/10/2011. 4. Chung ST, Perue GG, Johnson A, Younger N, Hoo CS, Pascoe RW, and Boyne MS (2006). Predictors of hyperglycaemic crises and their associated mortality in Jamaica. Diabetes Res Clin Pract, 73, 184-190. 5. Eisenbarth GS, Polonsky KS, Buse JB (2003). Type 1 diabetes mellitus: Acute diabetic emergencies: Diabetic ketoacidosis. In: Larse, PR, Kronenberg, HM, Melmed, S, Polonsky, KS. Williams Textbook of Endocrinology, 10th ed, 1500. Elsevier Science, Philadelphia.
Tài liệu liên quan