Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở người không thừa cân hoặc béo phì

Mở đầu: Những thập niên gần đây, người ta chú ý đến các yếu tố nguy cơ chuyển hoá ở người bình cân do tác động lên biến cố tim mạch và đái tháo đường. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của HCCH ở người Việt Nam bình cân hoặc thiếu cân. Đối tượng và phương pháp: Tiền cứu cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 3/2010 – 8/2011 trên 127 bệnh nhân có Hội chứng chuyển hoá theo NCEPT ATP III và không thừa cân hay béo phì theo Phân loại thể trọng của Tổ chức y tế thế giới khu vựcChâu Á- Thái Bình Dương. Kết quả:.Tuổi trung bình 62,28 ± 11,75. Chỉ số khối cơ thể trung bình của nam 20,7 ± 1,5 và nữ 21,6 ± 1,1.Không khác biệt theo tuổi và giới về tỉ lệ người gày hay bình cân, tỉ lệ các yếu tố của HCCH, giá trị trung bình của vòng eo- triglycerid- HDL-C. 55,1% người có 4 yếu tố chuyển hoá. Kết luận: Người bình cân vẫn có nguy cơ mắc HCCH. Thày thuốc nên sàng lọc HCCH không chỉ ở người béo phì mà cả những người không béo phì để ngừa đái tháo đường và xơ vữa động mạch

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở người không thừa cân hoặc béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 75 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI KHÔNG THỪA CÂN HOẶC BÉO PHÌ Trần Kim Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Những thập niên gần đây, người ta chú ý đến các yếu tố nguy cơ chuyển hoá ở người bình cân do tác động lên biến cố tim mạch và đái tháo đường. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của HCCH ở người Việt Nam bình cân hoặc thiếu cân. Đối tượng và phương pháp: Tiền cứu cắt ngang mô tả có phân tích từ tháng 3/2010 – 8/2011 trên 127 bệnh nhân có Hội chứng chuyển hoá theo NCEPT ATP III và không thừa cân hay béo phì theo Phân loại thể trọng của Tổ chức y tế thế giới khu vựcChâu Á- Thái Bình Dương. Kết quả:.Tuổi trung bình 62,28 ± 11,75. Chỉ số khối cơ thể trung bình của nam 20,7 ± 1,5 và nữ 21,6 ± 1,1.Không khác biệt theo tuổi và giới về tỉ lệ người gày hay bình cân, tỉ lệ các yếu tố của HCCH, giá trị trung bình của vòng eo- triglycerid- HDL-C. 55,1% người có 4 yếu tố chuyển hoá. Kết luận: Người bình cân vẫn có nguy cơ mắc HCCH. Thày thuốc nên sàng lọc HCCH không chỉ ở người béo phì mà cả những người không béo phì để ngừa đái tháo đường và xơ vữa động mạch Từ khóa:Hội chứng chuyển hoá,bình cân, chỉ số khối cơ thể. ABSTRACT METABOLIC SYNDROME IN NORMAL-WEIGHT ADULTS Tran Kim Trang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 75 - 81 Background: In recent decades, more attention has been directed to the clustering of metabolic risk factors in normal-weight adults impacting on cardiovascular events and diabetes. Objectives: To investigate the features of metabolic syndrome in normal-weight and underweight Vietnamese individuals. Methods: A cross – sectional survey was conducted from March 2010 to August 2011 to investigate 127 patients with metabolic syndrome defined by NCEPT ATP III and without overweight or obesity according to WHO BMI classification in Asia Pacific region. Results: Mean age 62.28 ± 11.75. Mean BMI 20.7 ± 1.5 and 21.6 ± 1.1 in males and females, respectively.There were no differences in prevalence of normal-weight and underweight subjects,metabolic factors, mean value of waist cicumference- triglycerid- HDL-C.55.1% of those had 4metabolic components. Conclusion: Individuals in the normal weight BMI range have risk of having metabolic syndrome. Physicians should screen metabolic syndrome in not only obese but also non-obese individuals for the prevention of diabetes and atheroslerosis. Key words: Metabolic syndrome, normal-weight,body mass index.  Bộ môn Nội ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang, ĐT.0989694263, Email: bskimtrang@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 76 ĐĂT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hoá(HCCH) là nguy cơ của các bệnh tim mạch, đái tháo đường và thận. Từ định nghĩa của HCCH theo the American Heart Association/ National Heart, Lung, and Blood Institute AHA/NHLBI 2005 (béo bụng, tăng triglyceride, giảm HDL – C, tăng huyết áp, đường huyết cao), người ta thường chỉ nghĩ đến những đối tượng thừa cân hoặc béo phì. Thực tế lâm sàng cho thấy có nhiều người gầy ốm hoặc cân nặng lý tưởng vẫn bị bệnh tim mạch, đái tháo đường Do đó, nghiên cứu này khảo sát HCCH ở người Việt Nam không thừa cân, béo phì nhằm xác định mức lưu tâm cần thiết đến HCCH cho những những người bình cân và gầy. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát HCCH ở người không thừa cân hay béo phì. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.. Nơi thực hiện Phòng khám tim mạch và nội tiết BV ĐHYDTPHCM. Thời gian nghiên cứu Tháng 3/2010 –8/2011. Đối tượng nghiên cứu bệnh nhân tăng huyết áp và / hoặc tiểu đường và / hoặc rối lọan mở máu chưa hoặc đang điều trị, có BMI 18 tuổi. Cỡ mẫu Theo công thức tính tỉ lệ lưu hành của 1 quần thể N= Z21- α/2 P(1-P)/d2 N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỉ lệ người HCCH không thừa cân, béo phì= 61,46. α : xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z21- α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96. P= trị số mong muốn từ tỉ lệ = 0,2(Khoảng 20% số người Việt Nam ở tuổi trưởng thành bị hội chứng chuyển hóa, theo Nguyễn Công Khẩn– 2007)(5) d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn của ước lượng)= 0,1. Phương pháp chọn mẫu Liên tiếp. Tiêu chuẩn lọai trừ Bệnh nhân có BMI ≥23, có thai, báng bụng, đoạn chi. Phương pháp thu thập số liệu Khám và làm các xét nghiệm (mẫu máu buổi sáng sau khi nhịn đói > 8 giờ) xác định 5 yếu tố trong HCCH. Các chỉ số nhân trắc học được đo bởi 1 người duy nhất. Chỉ sử dụng thước dây và cân cùng 1 loại trong suốt quá trình thu thập số liệu. Vòng eo được đo cuối kỳ thở ra, là vòng đo đi qua điểm giữa mào chậu và bờ dưới xương sườn cuối cùng, bệnh nhân đứng 2 chân cách nhau 25 – 30 cm(Guideline của Canada 2003) Đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá có BMI < 23. Điền vào bảng thu thập số liệu. Phương pháp phân tích số liệu Nhập liệu bằng chương trình Epi data. Xử lý số liệu bằng chương trình Stata 10.0(SPSS 15.0). Biến số liên tục, định lượng: trình bày dạng số trung bình +/- độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn hoặc trung vị nếu lệch chuẩn kèm giá trị tối đa và tối thiểu. Tương quan của các biến được phân tích bằng T test. Biến số định tính, định danh: trình bày dạng tỷ lệ %. Tương quan của các biến được phân tích qua bảng 2X2 với phép kiểm chi bình phương Pearson hay Fisher. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Liệt kê và định nghĩa biến số Tuổi: biến định tính 4 giá trị 18- 44, 45-59, 60- 75, ≥ 76 tuổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 77 Giới: biến định tính nhị giá nam & nữ. Tăng huyết áp biến định tính nhị giá(không/ có ≥ 130/85 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp BMI(Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể CSKCT)= cân nặng(kg)/bình phương chiều cao(m). Bảng 1. Phân loại thể trọng cho cộng đồng các nước châu Á theo Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Thái Bình Dương 2/2000 Phân loại thể trọng Chỉ số BMI cho các nước châu Á(kg/m2) Nguy cơ mắc bệnh Thiếu cân <18,5 Tăng Bình cân 18,5 –22,9 Trung bình Dư cân 23 – 24,9 Tăng Béo phì độ I 25 - 29.9 Tăng cao Béo phì độ II ≥ 30 Tăng cao HCCH theo NCEP – ATP III: có ≥ 3 yếu tố Béo bụng: nam > 90, nữ > 80 cm(tiêu chuần WHO châu Á) Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl HDL – C: nam < 40mg/dl, nữ < 50 mg/dl Huyết áp ≥ 130/85 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp Đường huyết lúc đói ≥ 110mg/dl hoặc đang điều trị đái tháo đường Vấn đề y đức Nghiên cứu không ảnh hưởng tài chính và sức khỏe bệnh nhân. Xét nghiệm bộ mỡ và đường huyết là các xét nghiệm thường quy của bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn chọn bệnh KẾT QUẢ 127 bệnh nhân: 91 nam, 36 nữ; tuổi nhỏ nhất 27, lớn nhất 91, trung bình 62,2 ± 11,7. 8 người gầy Bảng 2- Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu: Tỉ lệ theo tuổi và giới của bệnh nhân không thừa cân hay béo phì có HCCH Tuổi / Giới Nam N/(%) Nữ N/(%) Tổng N/(%) 18 - 44 4(4,4%) 3(8,3%) 7(5,5%) 45 - 59 34(37,4%) 14(38,9%) 48(37,8%) 60 - 75 40(44%) 12(33,3%) 52(40,9%) > 75 13(14,3%) 7(19,4%) 20(15,7%) Tổng 91(100%) 36(100%) 127(100%) P = 0,596, không khác biệt theo giới & nhóm tuổi Bảng 3- Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu: CSKCT trung bình theo tuổi và giới Tuổi / Giới Nam Nữ Chung p 18 – 44 tuổi 22 ± 0,7 21,5 ± 1,4 21,8 ± 0,9 0,001 45 – 59 tuổi 20,7 ± 1,3 21,7 ± 0,7 21 ± 1,2 60 – 75 tuổi 20,6 ± 1,4 21,6 ± 1 20,8 ± 1,4 > 75 tuổi 20,3 ± 2 21,1 ± 1,9 20,6 ± 1,9 Mọi lứa tuổi 20,7 ± 1,5 21,6 ± 1,1 20,9 ± 1,4 P 0,29 Bảng 4 – Tần suất các yếu tố cấu thành HCCH Yếu tố HCCH Béo bụng N(%) Tăng Triglycerid máu N(%) Giảm HDL-C N(%) Tăng huyết áp hoặc đang điều trị hạ áp N(%) Tăng đường huyết hoặc đang điều trị đái tháo đường N(%) Giới Nam Nữ p 110(100%) 78(70,9%) 32(29,1%) 0,77 108(100%) 79(73,1%) 29(26,9%) 0,41 103(100%) 73(70,9%) 30(29,1%) 0,8 110(100%) 76(69,1%) 34(30,9%) 0,14 31(100%) 21(67,7%) 10(32,3%) 0,64 Tuổi 18 – 44 45 – 59 60 – 75 >75 P 110(100%) 5(4,5%) 38(34,5%) 48(43,6%) 19(17,3%) 0,96 108(100%) 7(6,5%) 42(38,9%) 44(40,7%) 15(13,9%) 0,384 103(100%) 6(5,8%) 38(36,9%) 45(43,7%) 14(13,6%) 0,41 110(100%) 5(4,5%) 42(38,2%) 45(40,9%) 18(16,4%) 0,65 31(100%) 1(3,2%) 11(35,5%) 10(32,3%) 9(29%) 0,13 Không khác biệt tỉ lệ các yếu tố của HCCH theo giới & nhóm tuổi. Bảng 5- Vòng eo nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình theo tuổi và giới Vòng eo(cm) Nhỏ nhất - Lớn nhất Trung bình ± ĐLC 18 – 44 tuổi 45 – 59 tuổi 60 – 75 tuổi > 75 tuổi Chung mọi lứa tuổi Nam 78- 89 82,3 ± 5,8 77- 94 85,6 ± 5 79- 91 85,6 ± 3,7 82- 97 88,4 ± 6 77- 97 85,9 ± 4,9 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 78 Nữ 78- 93 83,5 ± 6,6 68- 96 83,2 ± 5,9 68- 99 86,7 ± 6,3 78- 98 86,5 ± 5,9 68- 99 85,2 ± 6,3 P= 0,057, không khác biệt theo tuổi và giới Bảng 6- Triglycerid nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình theo tuổi và giới Triglycerid Nhỏ nhất- Lớn nhất- Trung bình 18 – 44 tuổi 45 – 59 tuổi 60 – 75 tuổi > 75 tuổi Chung mọi lứa tuổi Nam 208- 260 230,6 ± 26,6 99- 522 277,3 ± 135 106- 475 235,6 ± 124,3 76- 218 150,7 ± 54,3 76- 522 234,9 ± 119,6 Nữ 179- 658 334,2±219,6 31- 829 266,8± 168,9 77- 491 238,9 ± 101,1 149- 336 210 ± 60,2 31- 829 249,4 ± 133 Chung 2 giới 179- 658 289,8±165,6 31- 829 269,9± 158,4 77- 491 238,1 ± 105,6 76- 336 189,3 ± 63,7 31- 829 245,3 ± 129 P= 0,088, không khác biệt có ý nghĩa thống kê triglycerid theo tuổi và giới. Bảng 7- HDL-c nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình theo tuổi và giới HDL – C Nhỏ nhất- Lớn nhất Trung bình 18 – 44 tuổi 45 – 59 tuổi 60 – 75 tuổi > 75 tuổi Chung mọi lứa tuổi Nam 34- 42 37,6 ± 4 28- 69 46,3 ± 9,8 23- 60 37,9±10, 1 22- 58 22- 69 41,5±10,5 Nữ 32- 55 40,7±10, 2 23- 70 42,4±10, 4 30- 62 41,2 ± 8,5 25- 85 45,5±16 ,8 23- 85 42,3±10,7 P= 0,40, khác biệt theo tuổi và giới không có ý nghĩa thống kê Bảng 8- Đường huyết thấp nhất, cao nhất, trung bình theo tuổi và giới Đường huyết Thấp nhất - Cao nhất Trung bình 18 – 44 tuổi 45 – 59 tuổi 60 – 75 tuổi > 75 tuổi Chung mọi lứa tuổi Nam 104 – 275 189,5 ± 120,9 84 – 281 137,3 ± 57,5 84 – 548 138,4 ± 108,6 94 – 230 132,7 ± 46,2 84 -548 139,3 ± 81,5 Nữ 89 – 98 93,3 ± 4,5 82 – 177 117,6 ± 34,5 101 – 207 125,8 ± 38,7 92 – 179 127,1 ± 30,4 82 – 207 119,5 ± 32,6 Chung 2 giới 89 – 275 131,8 ± 80,2 82 – 281 131,1 ± 51,2 84 – 548 134,7 ± 92,9 92 – 230 130,5 ± 39,4 82 – 548 132,4 ± 68,8 p =0,998, không khác biệt đường huyết theo tuổi P = 0,28, không khác biệt đường huyết theo giới Bảng 9- Dạng thường gặp của HCCH Số yếu tố HCCH 3: N(%) 4: N(%) 5: N(%) Pearson chi 2 Theo giới Nam Nữ 48(100%) 40(84,2%) 8(15,8%) 70(100%) 47(67,1%) 23(32,9%) 9(100%) 6(66,7%) 3(33,3%) 0,235 Theo nhóm tuổi 18 – 44 45 – 59 60 – 75 >75 48(100%) 7(14,5%) 19(39,5%) 6(12,5%) 16(33,3%) 70(100%) 4(5,7%) 26(37,1%) 27(38,6%) 13(18,6%) (100%) 0 2(22,2%) 5(55,6%) 2(22,2%) 0,695 Không khác biệt số yếu tố của HCCH theo giới & nhóm tuổi BÀN LUẬN Bảng 10- Tỉ lệ HCCH của các nghiên cứu Tác giả Năm Mẫu Tỉ lệ mắc HCCH % Tỉ lệ HCCH / bình cân% Tỉ lệ HCCH/ thừa cân % TỈ lệ HCCH /béo phì % Nhận định khác Park(9) 2003 12333 người Mỹ Nam 22,8 Nữ 22,6 Nam: 4,6 Nữ: xấp xỉ Nam: 22,4 Nữ: xấp xỉ Nam:5 9,6 Nữ: xấp xỉ G. Neil Thom as(3) 2004 2893 Người Hồng kông 16,7 Hadaegh (4) 2007 3444 người Iran Nam: 9,9 Nữ: 11 Wildman (18) 2008 Người Mỹ 23,5 Bethene Ervin(1) 2009 Nam: 7 Nữ: 9 Nam30 Nữ 33 Nam: 65 Nữ: 36 Farhad Hosseinpa 2011 848 người Tỉ lệ béo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 79 Tác giả Năm Mẫu Tỉ lệ mắc HCCH % Tỉ lệ HCCH / bình cân% Tỉ lệ HCCH/ thừa cân % TỈ lệ HCCH /béo phì % Nhận định khác nah(2) Tehran bình cân bụng tăng theo tuổi ở nam Lê N. Đức Trung Sơn (7) 2005 TPHC M 18,5 Phan Hải Phương (11) 2005 532 người tăng huyết áp có tuổi 58,6 Nữ nhiều hơn nam,tă ng theo tuổi Phạm Tú Quỳnh(10) 2006 392 bệnh nhân mạch vành 48,9 Nữ nhiều hơn nam N.CôngKh ẩn (5) 2007 20 5 22 60 Lê Hoài Nam (6) 2007 952 người tăng huyết áp 51,4 Nữ nhiều hơn nam,tă ng theo tuổi ở nữ Trần Quốc Dũng(13) 2010 353 người An Giang 33,1 Gaỳ:1 3,3 Bình cân: 16,1 65,4 Tăng theo tuổi Chúng tôi 2011 127 người bình cân Không khác biệt theo tuổi và giới Bảng trên thể hiện nhận định chung của các tác giả là tỉ lệ HCCH tăng theo CSKCTvà nữ hay gặp hơn. Riêng người bình cân thì không khác nhau theo giới tính. Tỉ lệ người mắc HCCH có cân nặng chuẩn hay dưới chuẩn khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng đều có điểm chung là rất thấp so với nhóm thừa cân hay béo phì. Không vì thế mà bỏ sót chẩn đoán rối loạn chuyển hoá ở đối tượng này. 30 năm trước, từ 1981, Ruderman đã đề nghị dùng từ ‘ cân nặng bình thường, mập chuyển hóa” cho những người có chỉ số khối cơ thể bình thường nhưng có 1 số trong các rối lọan chuyển hóa như đái tháo đường type II, tăng huyết áp, tăng triglyceride(16) Nghiên cứu ở Mỹ của Wildman (năm 2008) nhận định bất thường chuyển hoá ở những người bình cân có liên quan đến tuổi cao, ít vận động thể lực và vòng eo to(18) S.R. Smith giải thích do những người không béo phì, thiếu mô mỡ dưới da, mỡ sẽ dự trữ ở các kho nội tạng đến khi hết mức thì trữ vào mô gan, tụy, cơ, mạch máu và gây bệnh mạn tính(17). Bảng 11- Tần suất các yếu tố cấu thành HCCH của các tác giả Tác giả và đối tượng khảo sát HCCH Béo bụn g (%) Tăng Triglycer id máu (%) Giảm HDL- c (%) Tăng huyết áp hoặc đang điều trị hạ áp:(%) Tăng đường huyết hoặc đang điều trị đái tháo đường:(%) Chúng tôi(127 người gày, bình cân)2011 86,6 % 85,03% 81,1 % 86,6% 24,4% Trần Thừa Nguyên(137 người béo phì) 2011 (14) 100% 95,4% Trương Phan Thu Loan (371 người cao tuổi) 2011 (15) 78,9 % 75,2% 78,2 % 91,9% 82,2% Võ T. Thu Hà(261 người HCCH) 2011(19) 78,5 % 87,7% 84,7 % 91,2% 80,8% Phạm Tú Quỳnh(392 người bệnh mạch vành) 2006(10) Thường gặp nhất Lê Nguyễn Đức Trung Sơn(dân nội thành TPHCM)2005 (7) Ít gặp nhất ở nam Ít gặp nhất ở nữ Phan Hải Phương(532 người tăng huyết áp có tuổi)(11) 44% 85% 48,7 % 58,6% 38% Qua bảng trên, có thể thấy tăng huyết áp và tăng triglycerid là 2 yếu tố thường gặp nhất của HCCH dù các nhóm đối tượng khác nhau. Do đó, Bộ Lao động và Sức khỏe Nhật Bản đã Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 80 khuyến cáo những đối tượng vòng eo dù chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra hội chứng chuyển hóa, chỉ cần hai trong số các chỉ số huyết áp, đường máu và mỡ trong máu bất thường, thì nguy cơ mắc HCCH tương tự các đối tượng khác và nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng nâng cao rõ rệt. Giá trị trung bình của từng yếu tố cấu thành HCCH: khó đi đến đúc kết do các khảo sát khác nhau về thiết kế và mẫu nghiên cứu, các phương pháp xét nghiệm sinh hoá, ảnh hưởng của chưa hoặc đang điều trị, chế độ ăn uống, sắc dân – chủng tộc Bảng 12- Dạng phối hợp thường gặp của các yếu tố cấu thành HCCH Tác giả và đối tượng khảo sát HCCH 3 yếu tố 4 yếu tố 5 yếu tố Chúng tôi(127 người bình cân, gày) 2011 37,8% 55,1% 7,08% Trương Phan Thu Loan (371 người cao tuổi) 2011 (15) 53,9% 34,5% 11,6% Ngô H. T. Trúc(103 BN viêm gan virus C mạn)2011 (8) 45,7% 40% 14,3% Võ T. Thu Hà(261 người HCCH) 2011 (19) 17,2% 42,5% 40,2% Phạm Tú Quỳnh(392 bệnh nhân mạch vành) 2006 (10) Đa số Lê Nguyễn Đ. T. Sơn(dân nội thành TPHCM) 2005 (7) 77% 19,5% 3,5% G. Neil Thomas (người HCCH) 2004 (3) 16,7% 6,4% 1,4% Cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn trước khi xác định người gày và bình cân mắc HCCH thường có 4 yếu tố so với những đối tượng còn lại hay gặp nhất là 3 yếu tố chuyển hoá. Đây là điều đáng quan tâm vì số yếu tố gắn liền với mức độ và tốc độ biến chứng. KẾT LUẬN Những người có HCCH nguy cơ mắc bệnh tim mạch ≥ 2 lần & đái tháo đường 5 – 30 lần hơn so với người bình thường. Nhưng nếu chỉ tầm sóat HCCH ở người thừa cân, béo phì là chưa đủ. Cần sàng lọc cả những người gày và bình cân. Hạn chế: chưa khảo sát hết các yếu tố nguy cơ cho những người ‘ cân nặng bình thường, mập chuyển hóa” theo định nghĩa của Ruderman: tiền sữ gia đình có rối lọan chuyển hóa, nhẹ cân lúc sinh, sống tĩnh tại, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng acid uric máu hoặc các yếu tố nguy cơ khác như rượu, thuốc lá, bệnh gan nhiễm mỡ, HBsAg TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ervin R.B.(2009).Prevalence of Metabolic Syndrome Among Adults 20 Years of Age and Over, by Sex, Age, Race and Ethnicity, and Body Mass Index: United States, 2003–2006. National Health Statistics Reports n Number 13 n. 2. Farhad Hosseinpanah (2011). The Trends of Metabolic Syndrome in Normal-Weight Tehranian Adults. Ann Nutr Metab 2011;58:126-132 (DOI: 10.1159/000327147. 3. G. Neil Thomas (2004). The US National Cholesterol Education Programme Adult Treatment Panel III (NCEP ATP III) prevalence of the metabolic syndrome in a Chinese population. cle/S0168- 8227(04)00261-X 4. Hadaegh F, Zabetian A (2007). Metabolic syndrome in normal- weight Iranian adults. Ann Saudi Med 2007;27:18-24. 5. H.H. (2007). Gần 1/5 dân số trưởng thành bị rối loạn chuyển hóa. 6. Lê Hoài Nam (2007). Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp. Luận văn thạc sĩ y học. ĐHYDTPHCM. 7. Lê Nguyễn Đức Trung Sơn (2005). Hội chứng chuyển hóa : Tỷ lệ mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ trong dân số nội thành phố Hồ Chí Minh. Thời sự tim mạch học(86), tr. 19-23. 8. Ngô Hồng Thanh Trúc(2011).HCCH trên bệnh nhân viêm gan virus C mạn. Luận văn thạc sĩ y học,chuyên ngành Nội khoa.ĐHYD TP. Hồ Chí Minh 9. Park; Zhu; Palaniappan (2003). The metabolic syndrome: prevalence and associated risk factor findings in the US population from the Third National Health and Nutrition Examination Survey, 1988-1994. Arch Intern Med, 163(4), pp. 427-436. 10. Phạm Tú Quỳnh (2006). Sự liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và mức độ tổn thương ĐMV. Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành Nội khoa. ĐHYD TP. Hồ Chí Minh 11. Phan Hải Phương(2005):Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp có tuổi.Luận văn thạc sĩ y học,chuyên ngành lão khoa.ĐHYD TP. Hồ Chí Minh. 12. TSAI Chung-huang(2009). Metabolic syndrome in non-obese Taiwanese: new definition of metabolically obese, normal- weight individual Chin Med J (Engl). 5;122(21):2534-9. 13. Trần Quốc Dũng,(2010). Khảo sát tần suất chỉ số khối cơ thể và HCCH ở người lớn. vn 14. Trần Thừa Nguyên. (2010). Nghiên cứu HCCH ở người béo phì với BMI ≥ 23. vn 15. Trương Phan Thu Loan(2011). Nghiên cứu HCCH trên bệnh nhân cao tuổi. Luận vă
Tài liệu liên quan