Dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử thành văn trên hai nghìn năm. Phật giáo Việt Nam cũng có một lịch sử hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu rộng trong lịch sử tư tưởng và văn hoá nước nhà. Đặc biệt vào thời Lý – Trần là thời kì vẻ vang, oanh liệt của dân tộc, Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo. Phật giáo giữ vai trò là một cột trụ lớn của hệ tư tưởng và văn hoá Việt Nam. Vì lý do đó mà tôi chọn đề tài: “Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý – Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý – Trần” nhằm tìm hiểu Phật giáo thời kỳ này có nét đặc sắc nào mà lại trở thành một trong những cội nguồn sức mạnh, là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việt Nam trong thời Lý – Trần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xây dựng và bảo vệ nhà nước thống nhất, độc lập dưới thời Lý – Trần.
Nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, nó góp phần tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, giúp chúng ta tìm hiểu tính cách con người Việt Nam trong lịch sử, từ đó phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, có những biện pháp khắc phục thích hợp những mặt hạn chế.
38 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 15561 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-Xã hội thời Lý Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý Trần(36 trang)
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN
1. Khái quát quá trình du nhập Phật giáo vào Việt
2. Những nét cơ bản về vai trò , vị trí của Phật giáo thời Lý - Trần
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÝ TRẦN
2.1. Tiền đề kinh tế-xã hội, tư tưởng cho sự phát triển Phật giáo thời Lý - Trần
2.2. Tinh thần dung thông của Phật giáo thời Lý – Trần
2.3. Tính nhập thế của Phật giáo Đại Việt dưới thời Lý – Trần
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử thành văn trên hai nghìn năm. Phật giáo Việt Nam cũng có một lịch sử hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu rộng trong lịch sử tư tưởng và văn hoá nước nhà. Đặc biệt vào thời Lý – Trần là thời kì vẻ vang, oanh liệt của dân tộc, Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo. Phật giáo giữ vai trò là một cột trụ lớn của hệ tư tưởng và văn hoá Việt Nam. Vì lý do đó mà tôi chọn đề tài: “Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam dưới triều đại Lý – Trần và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lý – Trần” nhằm tìm hiểu Phật giáo thời kỳ này có nét đặc sắc nào mà lại trở thành một trong những cội nguồn sức mạnh, là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con người Việt Nam trong thời Lý – Trần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc để xây dựng và bảo vệ nhà nước thống nhất, độc lập dưới thời Lý – Trần.
Nghiên cứu đề tài trên còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, nó góp phần tìm hiểu tinh hoa tư tưởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, giúp chúng ta tìm hiểu tính cách con người Việt Nam trong lịch sử, từ đó phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, có những biện pháp khắc phục thích hợp những mặt hạn chế.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo ở giai đoạn Lý – Trần luôn thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tác giả trong nước. Hàng loạt những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo đã ra đời mà điển hình là một số công trình sau đây:
Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thế kỷ thứ XIII của Trần Giáp, “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể, “Việt Nam Phật giáo sử luận” (2 tập) của Nguyễn Lang, “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh”, “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của thượng toạ Thích Minh Tuệ.
Trong những công trình này, các tác giả đã ít nhiều trình bày về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam.
Năm 1986, cuốn “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” đã được xuất bản do Viện Hàn lâm Triết học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành. Năm 1993, nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã phát hành cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Khi trình bày về lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, cuốn sách đã có hẳm một chương để viết về Phật giáo và triết học của Thiền sư. Trong phần này, có tác giả dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc trình bày những tư tưởng triết học của các thiền sư thời Lý – Trần.
Ngoài ra, trên một số tạp chí nghiên cứu điển hình là Tạp chí Triết học cũng có một số bài nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, chẳng hạn bài Thử tìm hiểu vị trí của ba đạo: Nho, Phật, Lão trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Nguyễn Tài Thư đăng trên Tạp chí Triết học số 1-1982, bài “Thử bàn về một số tư tưởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng trên Tạp chí Triết học số 143-1989…
Nhìn chung, việc xuất bản những tác phẩm trên đã cho ta hiểu biết căn bản về Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những cái nhìn tổng quan nhưng khái quát chung chứ việc đi sâu vào giai đoạn Lý – Trần ở khía cạnh đặc điểm và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội thời Lý – Trần chưa đạt đến khảo cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của niên luận là góp phần làm rõ, đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống nét đặc điểm của Phật giáo Việt Nam giai đoạn Lý – Trần. Hơn nữa, niên luận còn có mục đích: phân tích vai trò tích cực của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng thời Lý – Trần.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ đó, niên luận có những nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết:
- Nghiên cứu về xã hội Việt Nam thời Lý – Trần và diện mạo của Phật giáo thời kỳ này.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc trưng của Phật giáo Lý – Trần.
+ Tinh thần dung thông của Phật giáo Lý – Trần
+ Tư tưởng nhập thế của Phật giáo Lý – Trần
- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam thời Lý – Trần.
4. Phương pháp nghiên cứu
Niên luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật macxit, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, đối chiếu, so sánh.
5. Ý nghĩa của niên luận
Niên luận góp phần vào việc học tập, nghiên cứu lịch sử tư tưởng phương Đông cũng như lịch sử tư tưởng Việt Nam của sinh viên và học viên ở Việt Nam hiện nay.
- Góp thêm một tài liệu vào kho tàng nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam.
6. Kết cấu của niên luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung niên luận được cấu thành 2 chương, 5 tiết (chương 1: 2 tiết, chương 2: 3 tiết,).
CHƯƠNG I. SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO LÝ TRẦN
1. Khái quát quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam.
Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam qua hai con đường:
1.1. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ
Đạo Phật được hình thành ở Ấn Độ cổ đại vào khoảng thế kỷ VI TCN, người sáng lập là Tất Đạt Đa (Shiddhatha), sinh khoảng 564 TCN ở kinh thành Kapilavasu, là thái từ con vua Tịnh Phạn. Ông mất năm 483 TCN. Ông sinh ra vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của Thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị mày da và sự đồng cảm với nỗi khổ đau của muôn dân là nguyên nhân dẫn đến hình thành một tôn giáo mới là Phật giáo. Đó là một trường phái triết học không chính thống. Đạo Phật truyền bá ra ngoài biên giới Ấn Độ từ rất sớm. Đó là vì sự hấp dẫn của nguồn hương liệu, tiêu, trầm hương, ngà voi… vào những thế kỷ trước sau công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã ra vào cập bến trên dải đất nước ta khi ấy. Để “mãn hạn hanh thông” buôn bán thông suốt, các lái buôn Ấn Độ thường đặt trên thuyền bàn thờ đức Thế Âm Bồ Tát và các tượng thần Ấn Độ giáo như Visna, Siva… và mang theo các tăng sĩ ngày đêm khấn lễ. Theo sách “Thuỷ kinh chú” vào khoảng thế kỉ III TCN thời vua A Dục (Azoka), vị vua anh hùng thống trị toàn cõi Ấn Độ, nhà vua đã rất tôn sùng đạo Phật, Phật giáo được tôn lên làm quốc giáo ở Ấn Độ, nhà vua đã cho xây dựng nhiều Phật tháp (Stupa) ở trên đất nước ta. Cùng dưới thời vua A Dục nhiều tăng đoàn đã đi ra nước ngoài để truyền bá đạo Phật. Về phía Nam Phật giáo truyền bá đến các nước Srilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Inđônêxia. Người ta gọi Phật là Phật giáo Nam tông và đặc trưng của nó là theo dòng tiểu thừa. Về phía Bắc, Phật giáo truyền đến Nêpan, các nước Trung Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Người ta đã gọi là Phật giáo Bắc tông và đặc trưng của nó là theo dòng đại thừa.
Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu công nguyên, Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng với số bảo tháp, tăng ni, kinh Phật được giới thiệu dưới đây. Khi trả lời thái hậu Linh Nhâm, vợ vua Tuỳ Văn Đế, hỏi về tình hình Phật giáo ở xứ Giao Châu, nhà sư Đàm Thiên nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc, Phật giáo vào Trung Quốc chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy (Giao Châu) ở Luy Lâu đã dựng được hơn 20 báo tháp, độ được 500 vị tăng, dịch được 15 bộ kinh rồi, thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta” (17.tr.89-90).
Phật giáo Ấn Độ có nhiều tông phái khác nhau, hai tông phái lớn là Tiểu Thừa, Đại Thừa. Tiểu thừa còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ dựa sát vào văn bản kinh điển, chủ trương giác ngộ cho bản thân, chỉ thờ Phật Thích Ca, và tu đến bậc La Hán. Đại thừa chủ trương tự giác và giác tha, không cố chấp vào kinh điển, thờ nhiều Phật và tu đến bậc Bồ Tát trước khi thành Phật. Ngoài ra còn có phái Mật Tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
Cũng do Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam mà ngay từ đầu công nguyên từ Buddha tiếng Phạn được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành “Bụt”. Phật giáo Giao Châu lúc này là Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông. Sau này sang thế kỉ thứ IV-V lại có thêm luồng Đại Thừa Bắc Tông từ Trung Quốc truyền vào. Chẳng mấy chốc nó đã lấn át và thay thế luồng Nam tông từ trước đó. Từ đó “Buddha” vào tiếng Hán được phiên âm là “Phật đà”, vào tiếng Việt rút gọn lại còn Phật. Từ đây Phật thay dần cho từ “Bụt”, “Bụt” chỉ còn trong các quán ngữ biến thành ông Tiên trong các câu chuyện dân gian.
1.2. Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc.
Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc mở đầu vào năm 207 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, sát nhập vào nước Việt Nam. Sau đó năm 111 TCN nhà Hán xâm lược nước Nam Việt, trong đó có cả nước Âu Lạc. Từ đây văn hoá Trung Hoa, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa nhập vào Trung Quốc, dồn dập xâm nhập vào Việt Nam.
Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, chế độ phong kiến đề cao nhà vua và tầng lớp quan lại lớn nhỏ ở ngoài đời (vương quyền) đã dễ dàng tiếp thu Phật giáo Đại thừa (thần quyền). Đó là việc đề cao tôn thờ Đức Phật Thích Ca tối cao, vừa tôn thờ tầng lớp các vị Bồ Tát bên dưới.
Trung tâm Luy Lâu đã trở thành nơi trung chuyển Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa. Luy Lâu sớm có các nhà sư Ấn Độ đến truyền kinh Phật bằng tiếng Phạn. Điều đó hấp dẫn các nhà sư Trung Quốc khi sang Ấn Độ, phải sang Luy Lâu học chữ Phạn và tìm hiểu Phật giáo qua các nhà sư Ấn Độ. Ngược lại văn hoá Trung Hoa truyền sang, chữ Hán được phổ biến, đã khiến các nhà sư Ấn Độ muốn sang Trung Hoa truyền đạo, các vị sư cũng phải qua Luy Lâu học chữ Hán và tìm hiểu về Trung Quốc. Sự giao thoa đó đã dẫn đến một thời kì có sự lựa chọn, dung hoà giữa văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa.
Thế kỷ I, II SCN ở Luy Lâu đã có sư Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Khâuđàla, Mahakyvực… đến truyền đạo Phật. Kinh điển căn bản của Thiền tông là kinh Lăng già, kinh giải thích mối quan hệ giữa Phật tinh và nhân tâm. Thiền tông đề cao tam giới, phủ nhận sự tồn tại của ngoại giới. Thiền tông không tính đến tìm Phật cõi Niết Bàn xa xôi mà tìm Phật ngay trong tâm. Phật tại tâm, tâm là Niết Bàn, là Phật. Quốc sư Yên Tử nói với Trần Thái Tông: “Núi vốn không có Phật, Phật là ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân thật” (20, tr.345). Tu theo Thiền Tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy mà chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu. Năm 580, tăng sĩ người Ấn Độ tên là Tìniđalưuchi sang Giao Châu đến Luy Lâu vào tu Phật ở chùa Pháp Vân, sau đó về tu ở chùa Trấn Quốc. Các tăng sĩ Việt Nam đến thụ giáo với thiền sư Tìniđalưuchi khá đông: Pháp Hiền, Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Thanh Biện. Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Tông sang Giao Châu, tu ở chùa Kiến Sơ (Phù Đổng – Bắc Ninh) lập ra dòng thiền Quan Bích Vô Ngôn Thông.
Cùng với Thiền Tông, Tịnh độ tông cũng đã sớm qua Trung Quốc truyền vào nước ta. Tịnh độ tông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu giúp chúng sinh thoát khổ. Đó là việc hướng họ đến một cõi Niết bàn cụ thể là cõi Tịnh độ, được hình dung là một cõi cực lạc do đức Phật Adiđà cai quản. Chỉ cần niệm đến tên Ngài là mọi phiền não, tội lỗi đều tan hết: “Nhất Cú Di Đà tiêu vạn tội”. Tu theo Tịnh độ tông là “hạnh trụ toạ tâm, bất uy nghi, nhất tâm bất loan quán tưởng đức Adiđà” nghĩa là không cần đến bàn thờ uy nghi chỉ cần trụ vững hạnh kiểm tốt, toàn niệm tên đức Adiđà là có thể vãng lai sinh về thế giới cực lạc. Thực chất triết lý cơ bản của Tịnh độ tông cũng là Phật ở trong tâm. Hình dung cụ thể về Niết Bàn là để có đích mà hướng tới, cúng tượng Phật và niệm danh Phật là để thường xuyên nhớ tới lời dạy của người mà làm theo. Nhờ cách tu đơn giản như vậy, Tịnh độ tông đã trở thành Phật giáo của giới bình dân và phổ biến tên toàn cõi Việt Nam: đâu đâu người ta cũng gặp người dân tụng niệm: “Nam mô Adiđà Phật”, tượng Adiđà cũng thuộc loại tượng Phật lâu đời và phổ biến hơn cả.
Mật tông là tông phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết… để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát. Phật giáo Mật Tông từ Tây Tạng qua con đường Vân Nam vào Việt Nam. Phật giáo Mật Tông du nhập vào nước ta không tồn tại như một tông phái riêng, độc lập mà nhanh chóng hoà vào dòng tín ngưỡng dân gian, đạo giáo phù thuỷ với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma và chữa bệnh.
Phật giáo du nhập vào nước ta cho đến đời Đường, lúc mà Phật giáo cực thịnh ở Trung Quốc, thì cũng là lúc Phật giáo Giao Châu phát triển mạnh. Đại La trở thành trung tâm đầu mối Phật giáo ở Giao Châu, nhiều vị cao tăng người Việt xuất hiện. Tầng lớp nhà sư người Việt này đóng vai trò tiền thân cho các tầng lớp các nhà sư người bản địa sau này lĩnh sứ mạng đáng kể vào văn hoá chính trị khi đất nước giành được quyền độc lập tự chủ.
2. Những nét cơ bản về vai trò, vị trí của Phật giáo Lý - Trần.
Khi nhà Đinh, tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư thì Phật giáo chưa trở thành quốc đạo, nhưng dấu tích của Phật giáo cũng như vai trò của các tăng sư cũng rất rõ ràng. Nhà tiền Lê đã lập ra ba ban: văn - võ - tăng. Sang đến thời Lý - Trần, Phật giáo đã phát triển đến mức cực thịnh. Phật giáo lúc này đã đứng đầu trong tam giáo và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải chỉ với giai đoạn hiện nay các nhà nghiên cứu mới đề cập đến việc đánh giá vai trò của Phật giáo ở giai đoạn lịch sử thời Lý - Trần. Ngay ở thời Lý - Trần (nhất là giai đoạn cuối thời Lý đến đầu thời Trần) các nhà Nho đã từng phân tích, phê phán Phật giáo.
Vai trò Phật giáo trong đời sống xã hội mà “các phương tiện để mở lòng mê muội, các đường lối soi rõ sống chết” tức là phương tiện để giải quyết các vấn đề nhân sinh quan của con người.
Trong lĩnh vực chính trị, Phật giáo lúc này đã để lại dấu ấn sâu sắc vì nó là lực lượng chi phối thế giới quan của con người nhất là của giai cấp thống trị. Vai trò chi phối này của Phật giáo được biểu hiện ở triết lý nhập thế của nó cũng như việc tham gia chính sự của các thiền sư. Phật giáo còn có vị trí quan trọng trong việc kiến tạo mô hình nhà nước quân chủ theo Nho giáo nhưng không hoàn toàn là Nho giáo, khác biệt với mô hình Nho giáo phương Bắc. Trong phong trào giải phóng dân tộc, vai trò của Phật giáo được thể hiện thông qua hoạt động tích cực của các thiên sư, của các tăng ni, phật tử.
Trong lĩnh vực kinh tế Phật giáo không chỉ tồn tại dưới vai trò là một tôn giáo mà còn có tiềm lực kinh tế. Đó là do nhà vua có những chính sách: cấp dụng ruộng đất cho nhà chùa trở thành một đơn vị kinh tế, một tổ chức có tài sản. Một số chùa lớn có cả điền nô, kho lẫm. Theo bia chùa Vạn Phúc (tức chùa Phật Tích ở Tiên Sơn, Hà Bắc) thì năm Long Thụy Thái Bình thứ tư (1057) nhà vua đã xây trên 100 ngôi chùa ở đây và cúng hơn 100 thửa ruộng”
Tuy nhiên, Phật giáo Lý - Trần không chỉ phát huy được vai trò tích cực trong lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức, văn hoá, giáo dục, lối sống, phong tục…
Phật giáo, xét về bản chất là hệ thống tư duy tôn giáo mà hạt nhân là triết học Phật giáo đã có sự tương đồng với quan niệm đạo đức và sinh hoạt truyền thống của người Việt Nam. Vì vậy trong lĩnh vực đạo đức và sinh hoạt truyền thống đều có dấu ấn nhất định của đạo đức Phật giáo. Đạo đức cao nhất của Phật giáo là “Đại bi”. Có tác giả cho rằng “lòng nhân ái” Việt Nam được rút ra từ tinh thần đạo đức Nho giáo và Phật giáo”, rằng “những nguyên tắc của đạo đức Phật giáo với sự tin tưởng ở kiếp sau, của sự cứu giúp của đấng tối cao, cũng biến thành những nguyên tắc sống hàng ngày của nhân dân như: ở hiền gặp lành, chị ngã em nâng, thương người như thể thương thâm” (2, tr9).
Tinh thần bình đẳng, bác ái, thái độ từ bi hỉ xả và sự tu dưỡng về thập thiên, ngũ giới mà đạo Phật đòi hỏi ở mỗi người phật tử không khỏi liên hệ với tình cảm xót thương, nỗi khổ đau của dân chúng và những khái niệm: khoan, từ, phúc, huệ. Tầng lớp trên của xã hội đã thấu triệt tinh thần bác ái, thương dân, đức hiếu sinh của nhà Phật, biết gác lại lợi ích vị kỷ của một cá nhân một dòng họ mà bước vào sự hoà đồng của dân tộc, vì sự nghiệp chung của dân tộc.
Nhiều hành vi thể hiện đức từ bi của nhà Phật trong các bậc nhân chủ thời Lý đã bị một số nhà Nho theo tinh thần triệt để Nho giáo phê phán một cách gay gắt. Chẳng hạn lòng thương xót những người bị cầm tù của Lý Thánh Tông: “Trẫm ở trong thâm cung, mặc áo hồ cừu, sưởi lò than thú, khí lạnh còn đến thế. Huống chi những người bị giam cầm trong ngục, khổ sở vì gông cùm, ngay gian chưa định rõ, bụng không đủ no, áo không kín thân thể, một khi gặp cơn gió bấc thổi há chẳng phải vô tội chết oan ư? Trẫm rất lấy làm thương xót” (16,tr.38). Chính tinh thần nhân ái, thương người theo nhân sinh quan từ bi của Thiền Tông đã có tác dụng tích cực trong việc đoàn kết dân tộc lúc bấy giờ. Từ đó, đã tập hợp mọi tộc người thành khối đoàn kết vững mạnh để đối phó với mọi kẻ thù xảo quyệt luôn trong tư thế rình chờ người khác hở cơ để tràn xuống. Nó là sợi dây nhân ái liên hệ cộng đồng anh em trong quốc gia tạo thành sức mạnh cố kết dân tộc. Trong không khí sục sôi của dân tộc khi ấy, tinh thần bình đẳng bác ái của Phật giáo đã tác động quan trọng vào sự hình thành tư tưởng bình đẳng dân tộc trong dân tộc ta, để không ngồi im chịu sự áp bức bóc lột của dân tộc khác. Và tư tưởng vô ngã của Phật cũng tác động đến tinh thần không ngại hi sinh vì độc lập tự do của đất nước. GS. Trần Văn Giầu đã từng nói: “Theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ trước đến nay không tư tưởng nào lớn hơn Phật giáo, trừ chủ nghĩa cộng sản. Bình minh của lịch sử dân tộc ta đã gắn với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta, và ông còn đánh giá đóng góp lớn nhất của Phật giáo vào lịch sử tư tưởng Việt Nam: “Mườn vạn quyển kinh còn hai hay bốn chữ… và bốn chữ đó là cốt lõi của Phật giáo: cứu khổt, cứu nạn”. Sau này tác giả Nguyễn Lang cũng đánh giá cao tư tưởng từ bi của Phật giáo: “Có thể từ bi không phải là một đường lối chính trị, nhưng chính trị từ bi là một nền chính trị nhân bản đáng được “ủng hộ”.
Tình hình phát triển đến mức cực thịnh của Phật giáo Lý - Trần cũng như ảnh hưởng của các tăng lữ trong thời kỳ này đã chi phối đến giáo dục, khoa cử (thi tam giáo). Năm 1150, triều đình quyết định “đem Nho giáo , Đạo giáo và Phật giáo để thi kẻ sĩ. Ai đỗ thì cho xuất thân” (Theo Việt sử thông giám mục, IV). Thông qua hai kì thi về tam giao dưới triều Lý Cao Tông (1195) và triều Trần Thái Tông (1247), ta thấy Phật giáo cũng có vị trí quan trọng trong việc lựa chọn nhân tài giúp nước. Vào 1299, sử cũ cho hay nhà nước còn in sách khoa giáo nhà Phật phát hành trong cả nước.
Phật giáo thời Lý - Trần còn ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng sáng tác văn học của các tác giả thời kì này. Trong thời kì này cảm xúc văn học về đề tài Phật giáo thực sự hoà nhập vào văn hoá chính trị, tức là tư tưởng của thời đại, nên thời kỳ này đã để lại nhiều tác phẩm văn hoá mang tinh thần Phật giáo có giá trị. Những hình ảnh văn học súc tích ngắn gọn đã làm cho tính chất tôn giáo của đạo Phật đầy khắc khổ dày vò trở nên thanh thản, say mê, sảng khoái. Như vậy, qua các sáng tác của mình, các thiên sư, các phật tử đã thể hiện tư tưởng của mình về thời cuộc chính trị, các tư tưởng đức trị.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của Phật giáo Lý - Trần với tư cách là quốc giáo chúng ta đi vào tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc chùa tháp, cũng như số lượng các tăng ni, phật tử, các tông phái thời Lý - Trần. Số lượng chùa tháp thời Lý rất lớn. Do các vua, hoàng hậu, đại thần ra sức xuất tiền của dựng chùa, có chùa thì do làng xã quyên góp tiền xây dựng. Rất nhiều chùa tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng tro