Đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan do nguyên nhân ký sinh trùng

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan (BCAT) ở trẻ em do nguyên nhân ký sinh trùng (KST), góp phần vào việc tầm soát nguyên nhân tăng BCAT ở trẻ em. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 120 bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2008 ‐ 31/12/2010. Các bệnh nhi có lượng BCAT ≥ 500/mm3 được tầm soát nguyên nhân nhiễm KST bằng huyết thanh chẩn đoán. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích. Kết quả: Trẻ em nam chiếm tỷ lệ 64%, tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1. Bệnh nhi đến từ các tỉnh chiếm 75%. Bệnh nhi dưới 6 tuổi có huyết thanh chẩn đoán KST dương tính chiếm tỉ lệ cao nhất (76%), tuổi trung bình là 3,64±1,35 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhi tăng BCAT với huyết thanh chẩn đoán KST dương tính là 54%, số lượng BCAT trung bình trong nhóm huyết thanh chẩn đoán KST dương tính là 2102± 321/mm3. Trong nhóm trẻ có tăng BCAT và huyết thanh chẩn đoán KST dương tính, Toxocara canis được tìm thấy nhiều nhất (75%). Huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao nhất ở trẻ có triệu chứng da, kế đến là nhóm trẻ có triệu chứng tiêu hóa và hô hấp. Có mối liên hệ giữa nguyên nhân tăng BCAT do KST và triệu chứng ngoài da (p=0,016). Trong nhóm có triệu chứng ngoài da, độ tập trung tiểu cầu giảm chiếm tỉ lệ rất cao (85%). Khi BCAT ≥ 1000/ mm3thì khả năng huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao hơn khi BCAT < 1000/ mm3 (p=0,034). Khả năng tìm được nguyên nhân KST rất cao khi VS tăng (p=0,023). Kết luận: Nguyên nhân chính gây tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em là do nhiễm ký sinh trùng. Cần nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng trong các trường hợp tăng BCAT với triệu chứng da, số lượng BCAT trên 1000/mm3 và tăng tốc độ lắng máu.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan do nguyên nhân ký sinh trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 128 ĐẶC ĐIỂM CỦA TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN   DO NGUYÊN NHÂN KÝ SINH TRÙNG  Trần Thị Mộng Hiệp* TÓM TẮT  Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm của tăng bạch cầu ái toan (BCAT) ở trẻ em do nguyên nhân ký sinh trùng (KST), góp phần vào việc tầm soát nguyên nhân tăng BCAT ở trẻ em. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 120 bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2008 ‐ 31/12/2010. Các bệnh nhi có lượng BCAT ≥ 500/mm3 được tầm soát nguyên nhân nhiễm KST bằng huyết thanh chẩn đoán. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích. Kết quả: Trẻ em nam chiếm tỷ lệ 64%, tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1. Bệnh nhi đến từ các tỉnh chiếm 75%. Bệnh nhi dưới 6 tuổi có huyết thanh chẩn đoán KST dương tính chiếm tỉ lệ cao nhất (76%), tuổi trung bình là 3,64±1,35 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhi tăng BCAT với huyết thanh chẩn đoán KST dương tính là 54%, số lượng BCAT trung bình trong nhóm huyết thanh chẩn đoán KST dương tính là 2102± 321/mm3. Trong nhóm trẻ có tăng BCAT và huyết thanh chẩn đoán KST dương tính, Toxocara canis được tìm thấy nhiều nhất (75%). Huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao nhất ở trẻ có triệu chứng da, kế đến là nhóm trẻ có triệu chứng tiêu hóa và hô hấp. Có mối liên hệ giữa nguyên nhân tăng BCAT do KST và triệu chứng ngoài da (p=0,016). Trong nhóm có triệu chứng ngoài da, độ tập trung tiểu cầu giảm chiếm tỉ lệ rất cao (85%). Khi BCAT ≥ 1000/ mm3 thì khả năng huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao hơn khi BCAT < 1000/ mm3 (p=0,034). Khả năng tìm được nguyên nhân KST rất cao khi VS tăng (p=0,023). Kết luận: Nguyên nhân chính gây tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em là do nhiễm ký sinh trùng. Cần nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng trong các trường hợp tăng BCAT với triệu chứng da, số lượng BCAT trên 1000/mm3 và tăng tốc độ lắng máu. Từ khóa: Rối loạn chức năng tiểu cầu,Toxocara, tốc độ lắng máu, triệu chứng ngoài da ABSTRACT  HYPEREOSINOPHILIA IN PARASITIC DISEASE Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 128 ‐ 132  Objective: This study attempts to determine the characteristics of hypereosinophilia in children with parasitic disease. Patients and methods: From January 2008 to December 2010, 120 children hospitalized at Nhi Dong2 hospital with hypereosinophilia ≥ 500/mm3 were investigated for parasitic disease and serological test were performed. Results: Among the 120 patients, 64% were boys, male/female was 1,8/1 and 75% lived in rural areas. The most patients with positive serological test for parasitic disease were under 6 years of age (76%), the mean age was 3.64±1,35 years. In hypereosinophilia children, serological test for parasitic disease was positive in 54% and eosinophilia count was 2102± 321/mm3. Toxocara canis was the most found (75%). Positive serological test for parasitic disease was more frequent in children with cutaneous signs than those with digestive or pulmonary * Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ‐ Khoa Thận‐Máu‐Nội Tiết BV Nhi Đồng 2  Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 129 signs. Hypereosinophilia with serological test positive was correlated with the presence of cutaneous signs (p=0,016). Among patients with cutaneous signs, abnormal platelet aggregation was found in 85% of the cases. Serological test for parasitic disease was frequently positive in children with eosinophilia count ≥ 1000/ mm3 or in patients with increased erythrocyte sedimentation rate. Conclusion: Parasitic disease was the main cause of hypereosinophilia in children. Patients with hypereosinophilia and cutaneous signs, eosinophilia count ≥ 1000/ mm3 or increased erythrocyte sedimentation rate need to be investigated for parasitic causes. Keywords: Toxocara, erythrocyte sedimentation rate, platelet function disorder, cutaneous signs ĐẶT VẤN ĐỀ  Tăng bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu rất  thường gặp ở trẻ em và việc xác định tăng bạch  cầu ái  toan  trong máu không khó, dựa vào kết  quả  của huyết  đồ. Các nguyên nhân  làm  tăng  bạch cầu ái toan trong máu rất nhiều: do ký sinh  trùng, nhiễm độc, dị ứng, hoặc do một số bệnh  về  máuTrong  đó  nguyên  nhân  do  ký  sinh  trùng (KST) là nguyên nhân thường gặp nhất và  cần được lưu ý tìm(2,3,4).   Nghiên  cứu  nhằm  khảo  sát  đặc  điểm  của  tăng bạch cầu ái toan (BCAT) ở trẻ em do nhiễm  ký  sinh  trùng  tại  Bệnh  viện Nhi  Đồng  2,  góp  phần vào việc tầm soát nguyên nhân tăng BCAT  ở trẻ em.   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu tiền cứu, phân tích.  Nghiên  cứu  được  thực  hiện  trên  120  bệnh  nhi dưới  15  tuổi, nhập  viện  tại  bệnh  viện Nhi  Đồng 2 từ 01/01/2008 ‐ 31/12/2010, có tăng bạch  cầu ái toan (BCAT) ≥ 500/mm3 trên kết quả huyết  đồ,  được  tầm  soát  nguyên  nhân  nhiễm  KST  bằng huyết thanh chẩn đoán.  Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán KST, bao  gồm  các  loại  KST:  Toxocara canis,  Cysticercosis,  Strongyloides,  Taenia,  Schistosoma,  Trichinella  và  Echinococcus.  Huyết  thanh chẩn đoán  (HTCĐ) được  thực  hiện  tại bộ môn Ký sinh  trùng Đại học y khoa  Phạm Ngọc  Thạch  bằng  phương  pháp  ELISA,  cho  kết  quả  dương  tính  ở  ngưỡng  hiệu  giá  kháng thể 1/800.  Các biến số nghiên cứu bao gồm:  tuổi, giới  tính, nơi cư ngụ, triệu chứng lâm sàng và các xét  nghiệm: huyết đồ,  tốc độ  lắng máu  (VS), huyết  thanh chẩn đoán KST và soi cấy phân.   Bạch  cầu  ái  toan  tăng  khi  số  lượng  ≥  500/mm3 và VS  tăng khi giờ  thứ nhất >15 mm  hoặc giờ thứ hai >20 mm.  Các bệnh nhi có triệu chứng ngoài da (xuất  huyết da, hồng ban) được chỉ định làm thêm độ  tập trung tiểu cầu.  Xử lý thống kê  Số  liệu  được  nhập,  xử  lý,  phân  tích  bằng  phần mềm SPSS 13.0  Biến  số  định  lượng  (tuổi,  số  lượng  BCAT)  được trình bày dưới dạng  trung bình ± độ  lệch  chuẩn.  Biến số định tính (giới tính, nơi cư ngụ, tỷ lệ  bệnh cảnh lâm sàng và các kết quả xét nghiệm)  được trình bày dưới dạng tỷ lệ %.  Mối tương quan giữa huyết thanh chẩn đoán  KST và các tham số nghiên cứu (triệu chứng lâm  sàng,  tốc  độ  lắng máu,  số  lượng  BCAT)  được  khảo sát bằng  test chi bình phương. Ngưỡng ý  nghĩa thống kê được xác định khi p<0,05.  KẾT QUẢ  Trong  khoảng  thời  gian  từ  01/01/2008  ‐  31/12/2010,  trên  120  hồ  sơ  đạt  tiêu  chuẩn  và  được đưa vào nghiên cứu, trẻ em nam chiếm tỷ  lệ 64% (n=77), tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là  1,8/1.  Bệnh nhi  đến  từ  các  tỉnh  chiếm  75%. Bệnh  nhi dưới 6  tuổi có huyết  thanh chẩn đoán KST  dương tính chiếm tỉ lệ cao nhất (76%), tuổi trung  bình là 3,64 ± 1,35 tuổi.  Tỉ  lệ bệnh nhi  tăng BCAT với huyết  thanh  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 130 chẩn đoán KST dương tính là 54% (65/120), và số  lượng  BCAT  trung  bình  trong  nhóm  huyết  thanh chẩn đoán KST dương tính rất cao (bảng  1).  Bảng 1: Tỉ lệ bệnh nhi tăng BCAT phân bố theo kết quả huyết thanh chẩn đoán KST Tần số Tỉ lệ % BCAT trung bình/mm3 Huyết thanh chẩn đoán KST dương tính 65 54 2102± 321/mm3 Huyết thanh chẩn đoán KST âm tính 55 46 973±259/mm3 Tổng cộng 120 100 Trong  nhóm  trẻ  có  tăng  BCAT  và  huyết  thanh  chẩn  đoán  KST  dương  tính,  Toxocara  canis chiếm tỉ lệ nhiều nhất 75% (49/65), kế đến  lần  lượt  là  Strongyloides  (12/65),  Cysticercosis  (4/65) và Angiostrongylus (4/65). Có 4 ca nhiễm 2  loại KST.   Trẻ  nhiễm  Cysticercosis  có  số  lượng  BCAT  trung bình cao nhất (3989 ± 243/mm3), kế đến là  nhiễm  Strongyloides  (2853  ±  341/mm3), Toxocara canis  (2132 ± 365/mm3) và Angiostrongylus  (1786  ± 265/mm3).  Huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao  nhất ở trẻ có triệu chứng da (37,5% = 45/120), kế  đến là nhóm trẻ có triệu chứng tiêu hóa (31,7% =  38/120) và triệu chứng hô hấp (25,0% = 30/120).  Các triệu chứng khác (triệu chứng thần kinh, tiết  niệu,  khớp)  có  huyết  thanh  chẩn  đoán  KST  dương tính là 5,8% (7/120).  Có  mối  liên  hệ  giữa  nguyên  nhân  tăng  BCAT do KST và triệu chứng ngoài da (p=0,016):  Bảng 2: Mối liên hệ giữa huyết thanh chẩn đoán KST và triệu chứng ngoài da Triệu chứng da Huyết thanh chẩn đoán KST P dương tính âm tính Có 19 26 0,016 Không có 46 29 Tổng cộng 65 55 Triệu  chứng  ngoài  da  bao  gồm chủ  yếu  là  xuất huyết da (21 ca), nhiễm trùng da (17 ca) và  hồng ban (7 ca).   Trong nhóm có triệu chứng ngoài da, độ tập  trung  tiểu  cầu  giảm  chiếm  tỉ  lệ  rất  cao  85%  (38/45).  Số  lượng BCAT  trung bình/mm3 cao nhất  ở  nhóm có triệu chứng tiêu hóa (bảng 3):  Bảng 3: Số lượng BCAT phân bố theo bệnh cảnh lâm sàng Triệu chứng BCAT trung bình /mm3 ± độ lệch chuẩn Huyết thanh chẩn đoán KST dương tính Huyết thanh chẩn đoán KST âm tính Tiêu hóa 3251 ± 989 758 ± 385 Da 1871 ± 785 1158 ± 563 Hô hấp 1356 ± 956 1125 ± 756 Có mối  liên  hệ  giữa  tăng  BCAT  và  huyết  thanh chẩn đoán KST, khi BCAT ≥ 1000/ mm3 thì  khả  năng  tìm  được  nguyên  nhân KST  là  74%  (48/65) và khi BCAT < 1000/ mm3 (26%=17/65) thì  khả  năng  tìm  được  nguyên  nhân KSR  là  26%  (bảng 4).  Bảng 4: Mối liên hệ giữa huyết thanh chẩn đoán KST và số lượng BCAT Bạch cầu ái toan Huyết thanh chẩn đoán KST P dương tính âm tính ≥ 1000/mm3 48 11 0,034 < 1000 /mm3 17 44 Tổng cộng 65 55 Có  mối  liên  hệ  giữa  nguyên  nhân  tăng  BCAT do KST và VS: khi VS tăng, khả năng tìm  được KST rất cao (86%=56/65) so với khi VS bình  thường (14%=9/65) (bảng 5).  Bảng 5: Mối liên hệ giữa huyết thanh chẩn đoán KST và tốc độ lắng máu (VS) VS Huyết thanh chẩn đoán KST P dương tính âm tính VS tăng 56 28 0,023 VS bình thường 9 27 Tổng cộng 65 55 Soi cấy phân được  thực hiện  trên các  trẻ có  triệu  chứng  đường  tiêu  hóa,  và  dương  tính  trong 26% (10/38).  BÀN LUẬN   Đặc điểm dịch tễ: tuổi, giới tính, cư ngụ  Tuổi  trung  bình  của  lô  nghiên  cứu  là  3,64±1,35 tuổi. Lứa tuổi < 6 tuổi có BCAT tăng và  có huyết thanh chẩn đoán KST chiếm tỉ lệ nhiều  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 131 nhất (76%). Điều này có thể là ở tuổi này trẻ còn  ham  chơi, ý  thức giữ  gìn  vệ  sinh  cá nhân  còn  kém nên gia  đình cần chú ý và hướng dẫn  trẻ  nhiều hơn. Tỉ lệ trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, tương  tự nghiên  cứu  của  tác giả Lâm Thị Mỹ(4). Điều  này có thể do trẻ em nam hiếu động hơn trẻ nữ  trong  các  sinh  hoạt,  nên  trẻ  dễ  bị  nhiễm KST  hơn. Đa số các trẻ đến từ các vùng nông thôn.     Đặc  điểm  của  huyết  thanh  chẩn  đoán  ký  sinh trùng, triệu chứng lâm sàng, số lượng  BCAT và tốc độ lắng máu (VS)  Khi  có  tăng BCAT, huyết  thanh  chẩn  đoán  KST dương tính rất cao, chiếm tỉ lệ 54% (65/120)  trong  đó  Toxocara  chiếm  đa  số  (75%),  kết  quả  này  gần  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  tác  giả  Lâm Thị Mỹ và cộng sự, tỉ lệ huyết thanh chẩn  đoán KST dương tính tìm được là 67%.  Một nghiên cứu của các tác giả trên các trẻ có  bệnh  lý  tiểu  cầu,  được  thực  hiện  huyết  thanh  chẩn đoán Toxocara, cũng cho kết quả tương tự:  trẻ  có  huyết  thanh  chẩn  đoán  dương  tính  có  lượng bạch  cầu  ái  toan  tăng  cao hơn nhóm  có  huyết thanh chẩn đoán âm tính(6). Trong nghiên  cứu  này,  các  tác  giả  cũng  đã  chứng minh  là,  ngoài  số  lượng  bạch  cầu  ái  toan  tăng  cao,  gamma globulin cũng tăng rất nhiều(5).   Ngoài ra, trong nghiên cứu này, có mối liên  hệ giữa tăng BCAT và kết quả huyết thanh chẩn  đoán KST: khi BCAT ≥ 1000/ mm3 thì khả năng  huyết thanh chẩn đoán KST dương tính  là 74%  cao hơn nhiều so với khi khi BCAT < 1000/ mm3  (26%). Do  vậy,  cần  tìm  nguyên  nhân  do  KST  trước bệnh cảnh có tăng cao BCAT.   Huyết thanh chẩn đoán KST dương tính cao  nhất ở  trẻ có  triệu chứng da  (37,5%), kế đến  là  nhóm trẻ có triệu chứng tiêu hóa (31,7%) và triệu  chứng hô hấp (25,0%).  Khi  tăng BCAT kết hợp với  triệu chứng da  (cụ thể là dạng xuất huyết da) thì tỉ lệ tìm được  KST khá cao thông qua xét nghiệm huyết thanh  chẩn  đoán. Nếu  dựa  theo  các  bệnh  cảnh  lâm  sàng thì bệnh lý ngoài da có tỉ lệ tìm được KST  nhiều nhất so với bệnh lý đường tiêu hóa và hô  hấp. Điều này có thể do các trường hợp có triệu  chứng da thường được làm HTCĐ.   Các  trường  hợp  có  triệu  chứng  tiêu  hóa  thường  được  làm  soi  cấy phân nhiều hơn,  tuy  nhiên,  tỉ  lệ  dương  tính  của  soi  cấy  phân  thấp  hơn  khi  thực  hiện  HTCĐ.  Huyết  thanh  chẩn  đoán KST là một phương pháp xét nghiệm CLS  có khả năng tìm được bằng chứng về sự có mặt  của KST  cao hơn  các xét nghiệm  thường dùng  khác đặc biệt là soi– cấy phân: trứng giun trong  phân  lúc có  lúc không, nên xét nghiệm soi cấy  phân âm  tính cũng chưa  loại  trừ được nguyên  nhân KST và cần phải  lập  lại xét nghiệm nhiều  lần. Tuy chi phí cho một  lần xét nghiệm huyết  thanh  chẩn  đoán KST  cao hơn  các  xét nghiệm  khác nhưng bệnh nhân sẽ được chẩn đoán xác  định  và  được  điều  trị  khỏi,  chi  phí  điều  trị  không cao sau khi đã có chẩn đoán xác định  Phản  ứng  viêm  trong  nhiễm KST  đã  được  nhiều y văn đề cập đến(5,1). Kết quả của nghiên  cứu  cho  thấy khi VS  tăng, khả năng  tìm  được  KST  rất  cao  (86%)  so  với  khi VS  bình  thường  (14%), sự khác biệt này có ý nghĩa  thống kê và  phù hợp với nghiên cứu trước đây tại bệnh viện  Nhi Đồng 2(5).   KẾT LUẬN   Nguyên  nhân  do  ký  sinh  trùng  được  tìm  thấy nhiều nhất trong tăng bạch cầu ái toan ở trẻ  em. Cần nghĩ đến nguyên nhân do ký sinh trùng  trong các trường hợp tăng BCAT với triệu chứng  da, số lượng BCAT trên 1000/mm3 và có tăng VS.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bernard J, Levy P, Varet B, Clauvel P, Rain D, Sultan Y (1990).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 132 Le polynucléaire éosinophile et  sa pathologie. Hématologie,  Masson éditeur, pp. 173 –175.  2. Bộ môn Nội trường ĐH Y Hà Nội (1997). Giá trị triệu chứng  của một số xét nghiệm huyết học thông thường để ứng dụng  trong lâm sàng. Nội khoa cơ sở, tập 2, NXB Y học, tr. 23 – 50.   3. Lablé  A,  Tridon  A,  Paillard  C  (2001).  Diagnostic  d’une  éosinophilie.  Encyclopédie  médico  chirurgicale.  Editions  Scientifiques et Médicales Elsevier SAS_Paris, pp. 4_214_A.10.  4. Rubinsky  G,  Hirata  C,  Yamamoto  J  (2010).  Human  toxocariasis:  diagnosis,  worldwide  seroprevalences  and  clinical expression of  the systemic and ocular  forms. Annals  of Tropical Medicine and Parasitology;104(1):3‐23.  5. Trần Thị Phẩm Diệu, Trần Thị Mộng Hiệp (2002). Mối tương  quan giữa nhiễm Toxocara và phản ứng viêm trong bệnh tiểu  cầu ở  trẻ em. Hội nghị khoa học kỹ  thuật Nhi khoa – Bệnh  viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, tr.72 – 79.  6. Trình Thị Thu Hà, Nguyễn Thành Luân, Trần Thị Mộng Hiệp  (2011). Đặc điểm dịch tễ,  lâm sàng và cận  lâm sàng ở  trẻ bị  bệnh tiểu cầu cơ thực hiện huyết thanh chẩn đoán Toxocara.  Y Học TP Hồ Chí Minh, Hội nghị KHKT  Đại học Y Khoa  Phạm Ngọc Thạch Tập 15, PB số 2, 166‐170.  Ngày nhận bài: 15/01/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/02/2013 Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013
Tài liệu liên quan