Mục tiêu: mô tả đặc điểm dân số học, biểu hiện lâm sàng BTCM do Enterovirus; và xác định tỉ lệ các biến
chứng thường gặp và thời điểm xuất hiện các biến chứng.
Phương pháp: nghiên cứu 419 trường hợp BTCM do enterovirus được xác định bằng phản ứng khuếch đại
chuỗi gien có sao chép ngược (RT-PCR) trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm phết họng, dịch não tủy và bóng nước đến
khám và điều trị tại BV. Nhi Đồng 1 từ tháng 4/2007 đến 3/2008.
Kết quả: có 163 trường hợp dương tính với EV71 chiếm tỉ lệ 38,9%. Bệnh gặp ở trẻ nam (61,1%) nhiều
hơn trẻ nữ. Tuổi mắc bệnh thay đổi từ 3 đến 80 tháng; trung bình là 21,19±10,08 tháng. Hầu hết các trường hợp
(94%) có tuổi dưới 36 tháng. Bệnh phân bố rộng ở khắp các tỉnh thành, không phân biệt nông thôn và thành thị.
Các triệu chứng thường gặp là sốt (90,7%), phát ban (83,5%), giật mình (74,5%), loét miệng (71,6%), nổi bóng
nước ở vị trí đặc hiệu (58,5%). Những biểu hiện khác ít gặp hơn như nôn ói (24,3%), run chi (22,4%), tiêu chảy
(8,6%), ho (13,8%), chảy mũi (12,4%). Tỉ lệ biến chứng là 47,7%. Các biến chứng thường gặp là viêm màng não
vô trùng (36,8%), viêm não (9,1%), liệt mềm cấp (8,4%), co giật (6%), sốc (2,1%), phù phổi cấp (2,1%), liệt thần
kinh sọ (0,7%), viêm cơ tim (0,2%).
Kết luận: BTCM biểu hiện rất cấp tính, biến chứng có thể xuất hiện rất sớm trong ngày đầu tiên, nhưng
thường từ ngày thứ 2-5, một vài trường hợp muộn hơn vào ngày 6-8. Nhóm BTCM do EV71 thường có biến
chứng nhiều hơn nhóm EV non-71 với tỉ số chênh là 1,57 (1,06-2,33).
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dân số học và biểu hiện lâm sàng bệnh tay chân miệng do Enterovirus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 87
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG DO ENTEROVIRUS
Tăng Chí Thượng*, Nguyễn Thanh Hùng*, Đỗ Văn Niệm*, Trương Hữu Khanh*,
Bạch Văn Cam*, Nguyễn Bạch Huệ*, Lê Anh Tuấn*, Lê Phan Kim Thoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dân số học, biểu hiện lâm sàng BTCM do Enterovirus; và xác định tỉ lệ các biến
chứng thường gặp và thời điểm xuất hiện các biến chứng.
Phương pháp: nghiên cứu 419 trường hợp BTCM do enterovirus được xác định bằng phản ứng khuếch đại
chuỗi gien có sao chép ngược (RT-PCR) trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm phết họng, dịch não tủy và bóng nước đến
khám và điều trị tại BV. Nhi Đồng 1 từ tháng 4/2007 đến 3/2008.
Kết quả: có 163 trường hợp dương tính với EV71 chiếm tỉ lệ 38,9%. Bệnh gặp ở trẻ nam (61,1%) nhiều
hơn trẻ nữ. Tuổi mắc bệnh thay đổi từ 3 đến 80 tháng; trung bình là 21,19±10,08 tháng. Hầu hết các trường hợp
(94%) có tuổi dưới 36 tháng. Bệnh phân bố rộng ở khắp các tỉnh thành, không phân biệt nông thôn và thành thị.
Các triệu chứng thường gặp là sốt (90,7%), phát ban (83,5%), giật mình (74,5%), loét miệng (71,6%), nổi bóng
nước ở vị trí đặc hiệu (58,5%). Những biểu hiện khác ít gặp hơn như nôn ói (24,3%), run chi (22,4%), tiêu chảy
(8,6%), ho (13,8%), chảy mũi (12,4%). Tỉ lệ biến chứng là 47,7%. Các biến chứng thường gặp là viêm màng não
vô trùng (36,8%), viêm não (9,1%), liệt mềm cấp (8,4%), co giật (6%), sốc (2,1%), phù phổi cấp (2,1%), liệt thần
kinh sọ (0,7%), viêm cơ tim (0,2%).
Kết luận: BTCM biểu hiện rất cấp tính, biến chứng có thể xuất hiện rất sớm trong ngày đầu tiên, nhưng
thường từ ngày thứ 2-5, một vài trường hợp muộn hơn vào ngày 6-8. Nhóm BTCM do EV71 thường có biến
chứng nhiều hơn nhóm EV non-71 với tỉ số chênh là 1,57 (1,06-2,33).
Từ khóa: bệnh tay chân miệng, enterovirus, RT-PCR.
ABSTRACT
DEMOGRAPHIC FEATURES AND CLINICAL MANIFESTAIONS OF ENTEROVIRUS-INDUCED
HAND-FOOT-MOUTH DISEASE.
Tang Chi Thuong, Nguyen Thanh Hung, Do Van. Niem, Truong Huu Khanh, Bach Van Cam,
Nguyen Bach Hue, Le Anh Tuan, Le Phan Kim Thoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 87 - 93
Study objectives: describe the demographic features and clinical manifestations of Enterovirus –induced
Hand – Foot – Mouth disease; and determine the proportion and occurring time of common complications.
Methods: A prospective study of 419 Enterovirus-induced HFMD cases identified by RT-PCR directed
from pharyngeal swap, CSF and vesicular swap at Children’s hospital 1 from April 2007 to March 2008.
Results: There are 163 cases positive with EV71 (38.9%). Male is more than female (61.1% vs. 38.9%). Age
of patients range from 3 to 80 months with the mean age of 21.19 ± 10.08 months. Most of cases (94%) are under
36 months. Cases are from every province in the South of Vietnam, both urban and rural. Common symptoms
and signs are fever (90.7%), skin rash (83.5%), myoclonic check (74.5%), herpangina (71.6%), vesicular lesions
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ThS BS Đỗ Văn Niệm, ĐT: 0909997987, Email: niemdv@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 88
(58.5%). Other signs are vomiting (24.3%), extremity myoclonus (22.4%), cough (13.8%), nose running
(12.4%), diarrhea (8.6%). The proportion of complication is 47.7%. Common complications are aseptic
meningitis (36.8%), encephalopathy (9.1%), paresis and acute flaccid paralysis (8.4%), convulsion (6%),
neurological shock (2.1%), pulmonary edema (2,1%), cranial nerve paralysis (0.7%), endocarditis (0.2%).
Conclusion: HFMD is an acute disease. The complications can be detected very early in the first day,
common from day 2-5, but can be late from 6-8 days. Complication occurs in EV71 group more often than in
Non-EV71 group with the OR of 1.57 (CI: 1.06-2.33).
Key words: Hand-food-mouth disease (HFMD), enterovirus, RT-PCR
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng (BTCM) hiện đã trở
thành một bệnh lưu hành ở khu vực phía Nam.
Thống kê hằng năm tại Bệnh viện Nhi đồng 1
(BVNĐ1), tổng số lượt khám và nhập viện do
BTCM tương đương với sốt xuất huyết Dengue.
BTCM do vi rút đường ruột gây ra, lây lan
nhanh qua đường tiêu hóa, nguy cơ phát triển
thành dịch, đặc biệt trong môi trường chăm sóc
trẻ tập trung như nhà trẻ, mẫu giáo. Biểu hiện
lâm sàng bằng vết loét ở miệng, nổi bóng nước
vùng lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Hai tác
nhân quan trọng là Coxaskie A 16 và
Enterovirus 71 (EV71). BTCM do EV71 có thể
gây biến chứng nguy hiểm như viêm thân não,
viêm cơ tim, phù phổi cấp; diễn tiến bệnh nặng
rất nhanh và tử vong cao. Trên thế giới từ năm
1974(6), BTCM do EV71 đã xuất hiện ở hầu hết
các nước và gây ra khoảng 13 trận dịch lớn nhỏ
như năm 1973 và 1978 tại Nhật Bản; tại Bungary
và Hungary vào những năm cuối của thập kỷ 70
đã có 4 trận dịch và gây nhiều ca tử vong do
biến chứng viêm thân não; tại Mã Lai và Trung
quốc - Đài Loan năm 1997 – 1998 (7), Singapore(1)
Trong thời gian xảy ra dịch tại Trung quốc - Đài
Loan năm 1998 đã có trên 100.000 ca mắc bệnh
và 78 ca tử vong.
Từ năm 2002 – 2003, tại BVNĐ1 đã xuất hiện
nhiều ca viêm não tối cấp, gây tử vong rất
nhanh ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi(9,5). Trong đó, một số
trẻ có biểu hiện lâm sàng điển hình của BTCM.
Qua nghiên cứu tại BVNĐ1 phối hợp với Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh, lần đầu tiên đã phân
lập được EV71 trong phân trẻ BTCM có biến
chứng viêm não tại Việt nam vào ngày 04 tháng
8 năm 2003(5). Từ đó đến nay, số ca mắc BTCM
gia tăng nhanh hàng năm. Năm 2006 đã có trên
2000 trường hợp mắc mới được chẩn đoán với
trên 400 ca có biến chứng thần kinh, trong đó
63% trẻ bệnh thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu về tác nhân BTCM phối hợp
giữa BVNĐ1 và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
năm 2005 bằng phương pháp nuôi cấy đã xác
định được 2 tác nhân chính là Coxsaskie A 16 và
EV71, trong đó EV71 chiếm tỉ lệ 46%(8).
Nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm dân số học,
biểu hiện lâm sàng và các biến chứng của BTCM
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm dân số học, biểu hiện lâm
sàng BTCM do enterovirus.
Xác định tỉ lệ các biến chứng thường gặp và
thời điểm xuất hiện các biến chứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu khi có
2 tiêu chuẩn sau:
(a) Có chẩn đoán lâm sàng là BTCM: khi có
một trong các dấu hiệu sau: (1) có sang thương
điển hình ở miệng: vết loét đỏ hay bóng nước
đường kính 2-3 mm ở vòm khẩu cái, niêm mạc
má, nướu, lưỡi; (2) bóng nước có kích thước 2-10
mm ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông có tính
chất: hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên
nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để
lại vết thâm, không loét. Trường hợp biến chứng
nếu kèm theo một trong các biểu hiện sau: (1)
run chi hoặc giật mình; (2) yếu liệt chi hay liệt
thần kinh sọ, (3) co giật hoặc hôn mê; (4) phù
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 89
phổi hay trụy mạch; (5) dịch não tủy có số lượng
tế bào bạch cầu > 5 tế bào/mm3. Trường hợp
biến chứng nặng nếu kèm theo biểu hiện (1)
viêm cơ tim, (2) viêm não hoặc (3) phù phổi cấp.
(b) Có xét nghiệm RT-PCR dương tính với
EV, EV71 trên ít nhất một mẫu bệnh phẩm phết
họng, phết trực tràng, phết bóng nước hay dịch
não tủy ở trường hợp có nghi ngờ biến chứng
thần kinh.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân được loại trừ khỏi nghiên cứu
khi có một trong 2 tiêu chuẩn sau:
Gia đình bệnh nhi không đồng ý tham gia
nghiên cứu
Tổn thương da do vi trùng
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến
cứu
Chọn bệnh nhân đến khám lần đầu, có biểu
hiện lâm sàng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BTCM.
Thời gian chọn ca bệnh vào nhóm nghiên cứu từ
tháng 4/2007 đến tháng 3/2008. Mỗi tuần chọn 8
ca bệnh đầu tiên. Trường hợp số ca bệnh trong
tuần không đủ sẽ chọn bổ sung trong những
tuần kế tiếp.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại
BVNĐ1 với tỉ lệ phát hiện EV bằng RT-PCR là
67%; nghiên cứu hợp tác giữa BVNĐ1 và Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh với tỉ lệ EV71/EV là
50%; tổng số bệnh nhân BTCM đến khám trong
năm 2006 tại BV. Nhi đồng 1 là 2225 bệnh nhân.
Ước tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả dựa vào
chương trình Epi Info 2002 là 400 bệnh nhân
BTCM tương ứng với số bệnh nhân BTCM do
EV71 cần đạt là 125, sai số xa nhất chấp nhận ở
mức 5%, alpha 95%.
Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu sẽ được
theo dõi diễn tiến lâm sàng trong ít nhất 7
ngày đầu của bệnh, lấy mẫu phết họng, phết
bóng nước (nếu có thể), dịch não tủy khi có
biến chứng để thực hiện chẩn đoán nguyên
nhân bằng qui trình chẩn đoán 3 bước: xác
định nhiễm EV bằng RT-PCR với đoạn mồi
EV, xác định nhiễm EV71 bằng RT-PCR với
đoạn mồi EV71 nếu bước 1 dương tính với
EV, định lượng nồng độ vi rút bằng Real-time
RT-PCR với đoạn mồi EV nếu kết quả bước 2
dương tính với EV71. Việc điều trị theo Phác
đồ điều trị nhi khoa BVNĐ1 do NXB Y Học
phát hành, xuất bản năm 2006.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sau 12 tháng chúng tôi đã chọn được 449
bệnh nhân vào khảo sát. Tất cả các bệnh nhân
được lấy ít nhất 1 mẫu bệnh phẩm bao gồm phết
họng, phết bóng nước, phết trực tràng và dịch
não tủy khi có nghi ngờ biến chứng thần kinh.
Có 419 bệnh nhân có ít nhất 1 mẫu bệnh phẩm
dương tính với EV (93,3%) được đưa vào phân
tích. Trong đó có 163 (38,9%) trường hợp dương
tính với EV71, đạt yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu 125
bệnh nhân EV71 theo thiết kế ban đầu nhằm
đảm bảo các số liệu thống kê có giá trị đáng tin
cậy. Tỉ lệ dương tính EV71 tương tự như nghiên
cứu của Phan Van Tu và cộng sự(8), nhưng thấp
hơn các báo cáo tại Singapore(1) và Đài Loan(4,7).
806040200
Tháng tuổi
70
60
50
40
30
20
10
0
S
ố
c
a
b
ện
h
100003033
5253
23
32
26
42
60
44
59
69
26
12
1
Mean = 21.19
Std. Dev. = 10.802
N = 419
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi theo tháng
Tuổi trung bình là 21,19±10,80 tháng; thay
đổi từ 3 đến 80 tháng. Đa số trẻ dưới 36 tháng
tuổi (94%). Tuổi trung vị là 19 tháng (Giá trị tứ
phân vị trên và dưới là 13-27 tháng). So với
nghiên cứu trước đây vào năm 2005 tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1, tuổi trung vị trong nghiên cứu
này cao hơn (năm 2005: tuổi trung vị 14: 11-20),
nhưng tương tự với nghiên cứu tại Đài Loan
năm từ 1998-2005(1,3,5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 90
Có 256 trẻ nam chiếm tỉ lệ 61,1%; tỉ lệ này
tương đương với nghiên cứu năm 2005(9,5).
Phân tích theo địa phương, trẻ ở Tp. Hồ Chí
Minh chiếm gần phân nửa các trường hợp. Đây
là nghiên cứu các bệnh nhân đến điều trị tại một
bệnh viện nên không đại diện cho tỉ lệ phân bố
chung trong cộng đồng. Tuy nhiên, dữ liệu
nghiên cứu cho thấy bệnh không còn khu trú ở
một số địa phương đặc biệt mà xuất hiện ở khắp
các tỉnh phía Nam (Bảng 1).
Bảng 1: Phân bố bệnh tay chân miệng theo địa
phương
Địa phương Số ca % % tích lũy
TP HCM 203 48,4 48,4
Long An 47 11,2 59,7
Tây Ninh 26 6,2 65,9
An Giang 24 5,7 71,6
Tiền giang 20 4,8 76,4
Bình dương 17 4,1 80,4
Đồng Nai 13 3,1 83,5
Cần thơ 10 2,4 85,9
Bà Rịa - VT 8 1,9 87,8
Đồng tháp 7 1,7 89,5
Bến Tre 6 1,4 90,9
Lâm đồng 5 1,2 92,1
Trà Vinh 5 1,2 93,3
Bình phước 4 1,0 94,3
Vinh Long 4 1,0 95,2
Bình thuận 3 0,7 95,9
Cà Mau 3 0,7 96,7
Kiên Giang 3 0,7 97,4
Gia Lai 2 0,5 97,9
Sóc Trăng 2 0,5 98,3
Bạc Liêu 1 0,2 98,6
Đaklak 1 0,2 98,8
Tỉnh khác 5 1,2 100
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh xuất hiện
ở tất cả các địa phương, không thấy có sự khác
biệt lớn giữa khu vực nội thành và ngoại thành.
Những quận huyện có địa bàn gần bệnh viện có
số lượng bệnh nhân nhiều hơn tương tự như tất
cả các loại bệnh lý khác.
Có 82 trẻ đi học chiếm 19,6%. Trong đó 6 trẻ
(1,4%) có bạn ở trường mắc bệnh tay chân
miệng. Tại gia đình có 37 trường hợp có trẻ đã
từng mắc bệnh (8,8%) và bản thân trẻ có 7 trẻ đã
từng được chẩn đoán lâm sàng bệnh tay chân
miệng trong tiền sử. Tỉ lệ trẻ đi học tại các
trường mầm non chiếm tỉ lệ khá cao đến gần
20% là một yếu tố dịch tễ quan trọng gây nguy
cơ lây lan rộng và nhanh trong cộng đồng như
đã ghi nhận tại các nghiên cứu ở các nước(1,2).
Đây là một yếu tố cần lưu ý trong chiến lược
phòng bệnh. Trong nghiên cứu này không phát
hiện chùm ca bệnh trong trường mầm non.
Trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường
chiếm tỉ lệ 77,1%. Có 16,8% trẻ suy dinh dưỡng
(SDD) nhẹ đến trung bình, 1% trẻ SDD nặng và
5,1% trẻ dư cân. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tình trạng dinh dưỡng giữa
nhóm EV non-71 và EV71.
Về biểu hiện lâm sàng: 3 triệu chứng khởi
phát thường gặp nhất chiếm đến 94,5% các
trường hợp bệnh là sốt (67,8%), phát ban (19,3%)
và loét miệng (7,4%). Không có khác biệt có ý
nghĩa thống kê về triệu chứng khởi phát giữa
nhóm EV71 và EV non-71.
Sốt là triệu chứng thường gặp nhất chiếm
90,7%. Sốt thường xuất hiện sớm trong 3 ngày
đầu của bệnh, đặc biệt là ngày đầu tiên với tỉ lệ
76,6%. Thời điểm sốt cao nhất thường từ ngày
thứ 2 – 5 của bệnh, thường gặp nhất là ngày 3
(31,9%). Khoảng ¾ trường hợp sốt nhẹ đến vừa,
25% có biểu hiện sốt cao trên 39oC, trong đó có
7,5% trường hợp sốt cao trên 40oC. Sốt thường
kéo dài trung bình là 2,6 ± 1,8 ngày. Hầu hết
trường hợp (85%) sốt ngưng trước ngày thứ 5
của bệnh. Hầu hết (95%) các trường hợp biến
chứng xảy ra ngay trong giai đoạn bệnh nhân
còn sốt hoặc trong ngày cuối cùng của giai đoạn
sốt. Chỉ có 4 trẻ biến chứng không có sốt và 10
trẻ xuất hiện biến chứng khi đã hết sốt sau 24
giờ (1 trường hợp liệt mềm cấp, 1 trường hợp
viêm não, 8 trẻ viêm màng não).
Phát ban là biểu hiện thường gặp đứng thứ
hai sau sốt, chiếm 83,5% các trường hợp. Hình
thức phát ban có thể thay đổi từ dạng phát ban
không đặc hiệu đến sẩn hồng ban, mụn nước
hay bóng nước. Ban có thể rải rác khắp người,
nhưng thường tập trung ở các vị trí đặc biệt như
lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối – cẳng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 91
chân, khuỷu – cẳng tay. Phát ban đặc hiệu dạng
sẩn – mụn nước trên nền hồng ban hay bóng
nước điển hình thường gặp nhất ở lòng bàn
chân (72,3%), lòng bàn tay (64,4%), mông
(45,1%), gối và cẳng chân (33,4%), khuỷu và
cẳng tay (20,3%). Sẩn và mụn nước trên nền
hồng ban kín đáo là hai dạng phát ban hay gặp
nhất. Điểm đặc biệt là không đau, không ngứa,
tự khỏi rất nhanh trong vài ngày và hầu như
không gặp biến chứng loét hay bội nhiễm sau
khi xuất hiện bóng nước như những bệnh lý
khác. Điều cần lưu ý là không có trường hợp
nào chỉ có phát ban không đặc hiệu đơn thuần,
không kèm theo phát ban dạng sẩn, mụn nước
hay bóng nước điển hình ở một trong các vị trí
trên. Đây là một đặc điểm rất quan trọng giúp
chẩn đoán loại trừ bệnh tay chân miệng với các
bệnh lý có phát ban khác nếu thực hiện khám
lâm sàng một cách kỹ lưỡng. Phát ban thường
xuất hiện sớm trong ba ngày đầu của bệnh
(92,9%), kéo dài 3,051,78 ngày, phần lớn trẻ
không còn biểu hiện phát ban sau ngày thứ 5
của bệnh (79,1%). Do đó, những trẻ đến muộn
có thể biểu hiện bằng các biến chứng nhưng
không có biểu hiện phát ban.
Giật mình - hoảng hốt (myoclonic jerk) là
biểu hiện lâm sàng đứng thứ ba về xuất độ,
chiếm tỉ lệ 74,5% các trường hợp. Giật mình có
thể xuất hiện rất sớm ngay từ ngày đầu tiên
(26,5%). Tập trung từ ngày thứ 2 đến 5 và phần
lớn chỉ gặp trong 5 ngày đầu tiên (98,7%). Giật
mình thường xuất hiện 1-2 ngày trước khi có
biến chứng thần kinh (40,3%); 27,2% trường hợp
giật mình xuất hiện ngay trong ngày có biến
chứng và 5,6% trường hợp biến chứng nhưng
không có triệu chứng giật mình. Đây là một đặc
điểm rất quan trọng trong theo dõi và phát hiện
sớm diễn tiến nặng của bệnh để xử trí kịp thời.
Loét miệng là biểu hiện thường gặp thứ tư
sau sốt, phát ban và giật mình, chiếm 71,6%
trường hợp. Đây cũng là một dấu hiệu sớm của
bệnh, hầu hết xuất hiện trong 2 ngày đầu của
bệnh và rất ít khi xuất hiện sau ngày thứ 3. Loét
miệng thường kéo dài, trên ¾ còn loét miệng
sau ngày 5 của bệnh và khoảng 10% trẻ còn loét
miệng sau ngày thứ 7. Có 44 trường hợp (10,5%)
có biểu hiện loét miệng đơn thuần mà không
kèm biểu hiện phát ban.
Các biểu hiện lâm sàng được thân nhân
quan tâm nhất, lí do mang trẻ đến khám thường
gặp theo thứ tự là giật mình (37,9%), sốt (22%),
phát ban (13,1%), loét miệng (4,1%), tiêu chảy
(1,7%), biếng ăn (1%). Giật mình là một dấu hiệu
biến chứng và cũng là biểu hiện được thân nhân
quan tâm nhiều nhất cho thấy mức độ diễn tiến
cấp tính của bệnh, cần quan tâm trong công tác
truyền thông nhằm phát hiện sớm biến chứng
để điều trị kịp thời.
Phân tích ngày đến khám đầu tiên của trẻ
cho thấy hầu hết trẻ đến vào các ngày 2-5 của
bệnh. Một số ít trẻ nhập viện trễ sau 7 ngày
nhưng có liên quan đến nhiều triệu chứng
không đặc hiệu có thể do sự tiếp nối của 2 đợt
bệnh liên tiếp, trong đó đợt bệnh đầu tiên không
phải là BTCM. Không có khác biệt về ngày
khám đầu tiên giữa nhóm EV71 và EV non-71.
Tỉ lệ xuất hiện hiện các triệu chứng lâm
sàng và sự khác biệt về triệu chứng giữa
nhóm EV71, EV non-71 trình bày trong bảng
2:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 92
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng BTCM do EV71 và EV non-71
Nhóm
Dấu hiệu
EV non-71 n (%) EV71 n (%) Tổng số n (%)
P OR (95% CI)
Giới nam 144 (56,3) 112 (68,7) 256 (61,1) 0,011 1,7 (1,13-2,58)
Sốt 229 (89,5) 151 (92,6) 380 (90,7) 0,27 1,48 (0,73-3,02)
Phát ban 212 (82,8) 138 (84,7) 350 (83,5) 0,64 0,7 (0,45-1,1)
Giật mình 180 (70,3) 132 (81,0) 312 (74,5) 0,015 1,8 (1,1-2,9)
Loét miệng 196 (76,6) 114 (69,9) 310 (74) 0,132 0,7 (0,46-1,1)
Nổi bóng nước 147 (57,4) 98 (60,1) 245 (58,5) 0,32 1,12 (0,75-1,67)
Ho 37 (14,5) 21 (12,9) 58 (13,8) 0,38 0,87 (0,49-1,55)
Chảy mũi 29 (11,3) 23 (14,1) 52 (12,4) 0,25 1,26 (0,72-2,31)
Nôn ói 71 (27,7) 35 (21,5) 106 (24,3) 0,15 0,71(0,45-1,13)
Tiêu chảy 25 (9,8) 11 (6,7) 36 (8,6) 0,19 1,15 (0,32-1,39)
Run chi 55 (21,6) 39 (23,9) 94 (22,4) 0,55 1,14 (0,72-1,83)
Yếu chi 11 (4,3) 9 (5,5) 20 (4,8) 0,36 1,32 (0,52-3,21)
Liệt thần kinh sọ 2 (0,8) 1 (0,6) 3 (0,7) 0,66 0,78
Co giật 14 (5,5) 11 (6,7) 25 (6,0) 0,36 1,25 (0,55-2,82)
Hôn mê 8 (3,1) 5 (3,1) 13 (3,1) 0,608 0,998
Nhức đầu 3 (1,2) 4 (2,5) 7 (1,7) 0,26 2,1 (0,46-9,6)
Thở nhanh 22 (8,6) 27 (16,6) 49 (11,7) 0,011 2,11 (1,15-3,83)
Nhịp tim > 150 l/p 31 (12,1) 32 (19,6) 63 (15,9) 0,026 1,77 (1,03-3,03)
Có biến chứng 111 (43,5) 89 (54,6) 200 (47,7) 0,025 1,57 (1,06-2,33)
Có đến 47,4% bệnh nhân có ít nhất một biểu
hiện biến chứng từ nhẹ đến nặng. Các biến
chứng thường gặp theo thứ tự là viêm màng não
(36,8%), viêm não (9,1%), yếu liệt chi (8,4%), co
giật (6%), sốc (2,1%), phù phổi (2,1%), liệt thần
kinh sọ (0,7%), viêm cơ tim (0,2%). Không ghi
nhận biến chứng cao huyết áp ở các bệnh nhân
trong nghiên cứu này như nghiên cứu của
Monto Ho và cộng sự, tỉ lệ biến chứng viêm
màng não chiếm tỉ lệ cao hơn(7).
Biến chứng có thể xuất hiện rất sớm ngay từ
ngày đầu tiên của bệnh nhưng ít gặp (0,95%).
Thường biến chứng xảy ra vào ngày thứ 2 đến
ngày 5 của bệnh (88,7%). Trong đó, ngày thứ 3
của bệnh là thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 35%,
phù hợp với thời điểm thường sốt cao và xuất
hiện triệu chứng thở nhanh, nhịp tim nhanh.
Một số ít trường hợp biến chứng viêm màng
não và liệt mềm cấp xuất hiện hơn muộn vào
ngày thứ 6 đến ngày 8.
Phân tích số lượng