Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của lỗ đáo trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh và khu điều trị phong bến sắn

Mở đầu: lỗ đáo là vết loét mãn tính ở lòng bàn chân mất cảm giác gây khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xác định yếu tố liên quan đến lỗ đáo trên bệnh nhân phong tại Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM và khu điều trị phong Bến Sắn. Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu và mô tả hàng loạt trường hợp. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 75 bệnh nhân phong có lỗ đáo. Tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7. Tỷ lệ nam:nữ là 1,4:1. Hầu hết bệnh nhân làm nghề nông, trình độ học vấn thấp ≤ cấp 1 và hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Lỗ đáo gót trước thường gặp nhất (67,3%) kế đến gót sau và gót giữa. Lỗ đáo đơn giản chiếm 54,7%. Một số mối liên quan giữa phân loại độ nặng của lỗ đáo và các yếu tố được tìm thấy: nghề nghiệp cần phải đi lại nhiều (p=0,000), trình độ học vấn ≤ cấp 1 (p=0,026), hoàn cảnh kinh tế khó khăn (p=0,013), nơi cư trú (p=0,002) và đặc biệt là hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng (p=0,000). Kết luận: lỗ đáo thường gặp bệnh nhân phong nam giới, lớn tuổi, gia cảnh nghèo và học vấn thấp. Nghề nghiệp phải đi lại nhiều và hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy lỗ đáo đơn giản thành lỗ đáo viêm xương

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của lỗ đáo trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh và khu điều trị phong bến sắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 301 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG CỦA LỖ ĐÁO TRÊN BỆNH NHÂN PHONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HỒ CHÍ MINH VÀ KHU ĐIỀU TRỊ PHONG BẾN SẮN Nguyễn Vũ Hoàng*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: lỗ đáo là vết loét mãn tính ở lòng bàn chân mất cảm giác gây khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xác định yếu tố liên quan đến lỗ đáo trên bệnh nhân phong tại Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM và khu điều trị phong Bến Sắn. Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu và mô tả hàng loạt trường hợp. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 75 bệnh nhân phong có lỗ đáo. Tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7. Tỷ lệ nam:nữ là 1,4:1. Hầu hết bệnh nhân làm nghề nông, trình độ học vấn thấp ≤ cấp 1 và hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Lỗ đáo gót trước thường gặp nhất (67,3%) kế đến gót sau và gót giữa. Lỗ đáo đơn giản chiếm 54,7%. Một số mối liên quan giữa phân loại độ nặng của lỗ đáo và các yếu tố được tìm thấy: nghề nghiệp cần phải đi lại nhiều (p=0,000), trình độ học vấn ≤ cấp 1 (p=0,026), hoàn cảnh kinh tế khó khăn (p=0,013), nơi cư trú (p=0,002) và đặc biệt là hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng (p=0,000). Kết luận: lỗ đáo thường gặp bệnh nhân phong nam giới, lớn tuổi, gia cảnh nghèo và học vấn thấp. Nghề nghiệp phải đi lại nhiều và hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy lỗ đáo đơn giản thành lỗ đáo viêm xương. Từ khóa: lỗ đáo, bệnh nhân phong ABSTRACT EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL CHARACTERISTICS OF PLANTAR ULCERS OF LEPERS TREATED AT HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY, HO CHI MINH CITY AND BEN SAN LEPROSY TREATMENT CENTER Nguyen Vu Hoang, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 301 - 305 Background: Plantar ulcer is a chronic ulcer on the insensitive foot, making it difficult to treat. Objective: To study the epidemiological, clinical characteristics and identify relative factors in the lepers with plantar ulcers treated at hospital of dermato-venereology, Ho Chi Minh city and Ben San leprosy treatment center. Method: Prospective and descriptive study Results: There were 75 lepers with plantar ulcers appropriate for study. The median age was 58.7 years. The male to female ratio was 1.4:1. Most patients were farmers, low education level and difficult economic situation. The plantar ulcers were usually located at the forefoot (67.3%), the following is under the heel, midfoot of the sole. Simple plantar ulcer was 54.7%. There were some relative factors between classification of plantar ulcer and the * Bệnh viện Da Liễu TP. HCM ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 302 followings such as: manual labour (p=0.000), low education level (p=0.026), difficult economic situation (p=0.013), location (p=0.002) and wrong practice on caring feet with plantar ulcer (p=0.000). Conclusion: plantar ulcer is appeared in lepers that are usually poor old man with low education level. Manual labour and wrong practice on caring feet with plantar ulcer are two main relative factors that transfer simple plantar ulcer to osteitis plantar ulcer. Key words: plantar ulcers, lepers ĐẶT VẤN ĐỀ Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, bệnh phong được xem là bệnh nan y, bất trị, một trong tứ chứng nan y “phong lao cổ lại”. Người bệnh bị xa lánh, hất hủi. Người ta gọi nó bằng những cái tên xấu xa, bôi bác “bệnh cùi, bệnh hủi” “bệnh ăn mòn”(1). Nguyên nhân chính vì bệnh phong gây ra những biến chứng, tàn tật rất ghê sợ như biến dạng, cụt, rụt(8)... Theo thống kê của TCYTTG, tàn tật độ 2 trên những trường hợp phong mới trong những năm gần đây dao động lớn từ 0 % đến 25,17%(12). Tại Việt Nam tỷ lệ này còn khá cao 16,2 %(11). Vị trí thường gặp tàn tật nhất trong bệnh phong là bàn chân sau đó đến bàn tay và mắt. Trong đó loét lỗ đáo là loại hình dị tật phổ biến nhất ở bàn chân và đặc biệt rất khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị vì tính chất dai dẳng hay tái phát(4). Do đó, nghiên cứu về lỗ đáo có ý nghĩa quan trọng góp phần xác định nguyên nhân, yếu tố làm bệnh trở nặng từ đó đề xuất những cách phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả, sớm đưa bệnh nhân trở về với sinh hoạt lao động đời thường. Điều này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mô tả được đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xác định yếu tố liên quan đến lỗ đáo trên bệnh nhân phong tại Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM và khu điều trị phong Bến Sắn trong thời gian từ 12/2009 đến 04/2010. Mục tiêu chuyên biệt Mô tả được đặc điểm dịch tễ, bệnh sử, tiền căn và đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo. Xác định được mối liên quan giữa phân loại lỗ đáo với đặc điểm dịch tễ, bệnh sử, tiền căn và đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân phong có lỗ đáo đến khám, điều trị nội trú tại Bệnh Viện Da Liễu Tp.HCM và bệnh nhân phong có lỗ đáo tại khu điều trị phong Bến Sắn từ 12/2009 đến 04/2010. Tiêu chuẩn chọn vào Tất cả bệnh nhân phong có lỗ đáo đến khám, điều trị nội trú tại Bệnh Viện Da Liễu Tp.HCM và bệnh nhân phong có lỗ đáo tại khu điều trị phong Bến Sắn từ 12/2009 đến 04/2010. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng loạt các trường hợp. Cỡ mẫu: do tỷ lệ lưu hành bệnh phong rất thấp < 0,1/10.000 nên tất cả bệnh nhân phong có lỗ đáo đến khám, điều trị nội trú tại Bệnh Viện Da Liễu Tp.HCM và bệnh nhân phong có lỗ đáo tại khu điều trị phong Bến Sắn từ 12/2009 đến 04/2010 đều được thu nhận vào nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu: khám trực tiếp bệnh nhân. Công cụ thu thập số liệu: mẫu bệnh án nghiên cứu. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phần mềm thống kê SPSS 11.5 được sử dụng để tính tần số, tỷ lệ % các đặc tính của mẫu nghiên cứu. Sử dụng test Chi bình phương nhằm kiểm định ý nghĩa thống kê của mối liên quan và sử Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 303 dụng tỷ số chênh (OR) để đo lường mối liên quan. Các số thống kê được trình bày với KTC 95% không chứa giá trị 1 và p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm về dịch tễ học Tuổi trung bình mắc bệnh 58,7 ± 11,87 Nam: nữ 1,4: 1 Nghề nông 48,0 % Trình độ học vấn ≤ cấp 1 69,3% Hoàn cảnh kinh tế khó khăn 80,0% Dân tộc Kinh 85,3% Nơi cư trú (Tp.HCM: Bến Sắn: Tỉnh) 1: 1: 1 Bệnh sử Thời gian bị bệnh phong 32,4 năm ± 15,3 Thời gian bị lỗ đáo 23,1 năm ±13,8 Số lần bị lỗ đáo > 10 lần 64,0% Kiến thức chăm sóc bàn chân lỗ đáo đúng 80,0 % Hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo đúng 44,0 % Tiền căn Đặc điểm % Tăng huyết áp 28,0 Đái tháo đường 17,3 Hút thuốc lá 38,7 Uống rượu bia nhiều 8,0 Đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo Đặc điểm % Lỗ đáo đơn giản: lỗ đáo viêm xương 54,7: 45,3 Vị trí lỗ đáo (gót trước: gót sau: gót giữa) 67,3: 23,2: 9,5 Vị trí ở (chân phải: chân trái: hai chân) 48,0: 42,7: 9,3 Số lượng lỗ đáo (1: 2: 3) 73,3: 24,0: 2,7 Biến dạng khác ở bàn chân: Cò và cụt rụt Bàn chân bệt Bàn chân lết 86,7 33,3 29,3 Thể bệnh phong: PB MB 5,3 94,7 Các mối liên quan với phân loại độ nặng của lỗ đáo Đặc điểm p Nhóm tuổi > 50 p= 0,039 KTC 95% (0,10- 1,08) Giới tính nam p= 0,15 Nghề nghiệp đi lại nhiều p= 0,000 Trình độ học vấn ≤ cấp 1 p= 0,026 Hoàn cảnh kinh tế khó khăn p= 0,013 Dân tôc Kinh p= 0,37 Đặc điểm p Nơi cư trú p= 0,002 Thời gian mắc bệnh phong > 20 năm p= 0,12 Thời gian bị lỗ đáo > 10 năm p= 0,87 Số lần bị lỗ đáo > 10 lần p= 0,91 Kiến thức về chăm sóc bàn chân lỗ đáo sai p = 0,49 Hành vi về chăm sóc bàn chân lỗ đáo sai p= 0,000 Đái tháo đường p= 0,50 Tăng huyết áp p= 0,79 Hút thuốc lá p= 0,17 Uống rượu bia nhiều p= 0,25 Phân độ tàn tật bàn tay độ 2 p= 0,36 BÀN LUẬN Đặc điểm về dịch tễ học Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7 tuổi. Nam giới chiếm ưu thế hơn nữ giới với tỷ lệ 1,4:1. Khoảng gần 50% các trường hợp làm nghề nông như làm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi, trồng trọt. Tiếp theo là nhóm nghành nghề khác như bán vé số, bán hàng, thợ hồ, sửa xe đạp, công nhân cây xanh, thợ hớt tóc có hoạt động đi lại nhiều. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu(9,6,7).Bệnh nhân phong với các đặc điểm kể trên là những lao động chính trong gia đình, thường làm những công việc tay chân và tiếp xúc với đất, nước thường xuyên nên dễ có nguy cơ bị tổn thương bàn chân, nhất là trên các bàn chân bị giảm hay mất cảm giác từ đó tạo thành lỗ đáo. Bệnh nhân phong có lỗ đáo có trình độ học vấn thấp. Đa số trường hợp có trình độ ≤ cấp 1 (69,3%) trong đó tỷ lệ mù chữ lên tới 20,0%. Khoảng 80,0% bệnh nhân rơi vào tình trạng nghèo khó. Do học vấn thấp và tình trạng kinh tế khó khăn nên bệnh nhân phong không đủ điều kiện để có những việc làm nhẹ nhàng mà thu nhập khá, mà phải chọn những nghề lao động chân tay đơn giản, nặng nề nên dễ bị chấn thương bàn chân hơn. Mặc dù, phần lớn có kiến thức về chăm sóc bàn chân lỗ đáo nhưng chỉ gần ½ bệnh nhân phong thực hiện đúng. Điều này một phần do bệnh nhân phong đa phần là nông dân, hòan Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 304 cảnh kinh tế khó khăn khiến cho họ buộc phải đi lại trên đôi chân để tìm kế sinh nhai dù biết rằng bệnh sẽ nặng lên, một phần do bệnh nhân phong được sự giúp đỡ trợ cấp của nhà nước lâu dần dẫn đến tâm lý ỷ lại và phần nào do cuộc sống đơn độc không có gia đình khiến họ không còn nhiều động lực để tự chăm sóc bản thân. Đặc điểm lâm sàng của lỗ đáo Chúng tôi ghi nhận thấy vị trí lỗ đáo thường gặp nhất là gót trước (67,3%), gót sau (23,2%) và gót giữa (9,5%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu và đúng với sinh lý ở vị trí đứng thẳng là bàn chân có 3 vùng tì đè chính gót chân, đáy xương bàn 5 và đáy xương bàn 1(4,5). Chúng tôi nhận thấy lỗ đáo đơn giản (54,7%) chiếm tỷ lệ cao hơn lỗ đáo có viêm xương (45,3%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu(4,6,7). Tỷ lệ thể phong MB trên bệnh nhân phong có lỗ đáo rất cao (94,7%). Điều này phản ánh được những khiếm khuyết của thể bệnh này, đó là thể phong nhiều khuẩn, miễn dịch qua trung gian tế bào yếu, bệnh nhân có sức đề kháng kém nên dễ xảy ra các phản ứng phong hơn từ đó dẫn đến các tổn thương thần kinh là nguyên nhân của tàn tật(3). Các mối liên quan Nghề nghiệp cần phải đi lại nhiều có nguy cơ bị lỗ đáo viêm xương gấp 11,72 lần so với nghề nghiệp ít đi lại (p= 0,000). Điều này phản ánh đúng được biện pháp phòng ngừa và điều trị lỗ đáo quan trọng nhất là giảm áp ngay tại sang thương bằng các biện pháp như nằm nghỉ tại giường, đi bằng gót (lỗ đáo ở phía trước bàn chân) hay đi nhón gót (lỗ đáo ở gót chân) hay quan trọng hơn là đi lại bằng các loại giày giảm áp(1,4). Người có trình độ học vấn cấp 1 và mù chữ có nguy cơ bị lỗ đáo viêm xương gấp 3,31 lần so với người có trình độ học vấn trên cấp 1 (p= 0,026). Hoàn cảnh kinh tế khó khăn có nguy cơ bị lỗ đáo viêm xương gấp 7,43 lần so với hoàn cảnh kinh tế khá (p=0,013). Bệnh nhân phong ở các tỉnh thành phía Nam có tỷ lệ bị lỗ đáo viêm xương cao hơn so với bệnh nhân phong ở Tp.HCM hay Bến Sắn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 44,0% bệnh nhân phong là có thực hiện đúng các bước chăm sóc bàn chân lỗ đáo hằng ngày, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ có kiến thức đúng. Sự khác biệt về tỷ lệ lỗ đáo viêm xương ở hai nhóm rất có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo sai có nguy cơ bị lỗ đáo viêm xương gấp 6,69 lần so với hành vi chăm sóc đúng. KẾT LUẬN Tuổi trung bình mắc bệnh là 58,7. Nam giới chiếm ưu thế hơn nữ giới với tỷ lệ nam:nữ là 1,4:1. Hầu hết bệnh nhân làm nghề nông, trình độ học vấn thấp ≤ cấp 1 và hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Thời gian bị bệnh phong cũng như thời gian xuất hiện lỗ đáo đầu tiên cho đến nay kéo dài trong hàng chục năm. Lỗ đáo thường xuất hiện trên những vùng tì tè chịu áp lực của bàn chân, trong đó gót trước thường gặp nhất kế đến gót sau và gót giữa. Hầu hết bệnh nhân chỉ bị 1 lỗ đáo. Lỗ đáo đơn giản chiếm 54,7% nhiều hơn lỗ đáo viêm xương. Qua phân tích chúng tôi tìm thấy một số mối liên quan giữa phân loại độ nặng của lỗ đáo và các yếu tố sau: nghề nghiệp cần phải đi lại nhiều (p=0,000), trình độ học vấn ≤ cấp 1 (p=0,026), hoàn cảnh kinh tế khó khăn (p=0,013), nơi cư trú (p=0,002) và đặc biệt là hành vi chăm sóc bàn chân lỗ đáo không đúng (p=0,000). KIẾN NGHỊ Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền bệnh phong trên cả nước đặc biệt ở vùng xa, dân tộc ít người. Từ đó giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh phong hạn chế những tàn tật của bệnh trong đó có lỗ đáo. Cần giáo dục kỹ hơn nữa về cách chăm sóc bàn chân lỗ đáo cho tất cả bệnh nhân phong. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 305 Các cán bộ y tế cơ sở phải thường xuyên vãng gia đến hộ gia đình để động viên tinh thần, khuyến khích và nhắc nhở duy trì các hoạt động tự chăm sóc bàn chân lỗ đáo, đồng thời cần hỗ trợ các phương tiện và vật liệu kỹ thuật như các loại giày/dép giảm áp để giúp phòng ngừa và điều trị lỗ đáo tốt hơn. Cần mở rộng nghiên cứu ra các quận huyện TP.HCM và các tỉnh thành chứ không hạn chế trong các bệnh viện và khu tập trung bệnh phong để nâng cao giá trị của công trình và mẫu nghiên cứu đại diện tốt hơn cho dân số bệnh phong có lỗ đáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alfica S (2006). Leprosy (Deadly Diseases and Epidemics). Chelsea House Publishers, United States of America, pp.8-20. 2. Bệnh viện Da Liễu Tp.HCM (2004). Săn sóc tàn tật, điều trị lỗ đáo. Handicap Internetional, Peter Donders Foundation, tr.20- 53. 3. Bùi Văn Đức (2005). “Bệnh Phong”. Bài giảng bệnh da liễu, nhà xuất bản y học, Tp. HCM, tr.64-88. 4. Kazen R (1993). “Management of plantar ulcers”. Leprosy Rev, 70(1), pp.63-9. 5. Nguyễn Tất Thắng (2008). “Bàn chân lỗ đáo”. Bài giảng chuyên khoa 1 Da Liễu, nhà xuất bản y học, Tp. HCM, tr.25-30. 6. Phạm Đình Tụ, Huỳnh Thanh Liêm (2006). “Lỗ đáo tái phát ”. Tổng quan về chăm sóc và điều trị lỗ đáo tại các tỉnh phía Nam, bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tr.80-83. 7. Phan Hồng Hải, Lê Văn Trước, Lê Thị Kim Thùy, Vũ Minh Duy (2007). “Lỗ đáo tái phát tại Khu điều trị phong Bến Sắn 2004- 2006”. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật da liễu khu vực phía Nam kỳ IV tháng 12 năm 2007, bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tr.34-51. 8. Rea TH., Modlin RL. (2008). “Leprosy”. Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine 7th. The MacGraw-Hill Companies, pp.1786-1796. 9. Trần Thị Song Thanh (2006).”Đánh giá kết quả điều trị lỗ đáo bệnh nhân phong tỉnh Khánh Hòa”. Tổng quan về chăm sóc và điều trị lỗ đáo tại các tỉnh phía Nam, bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tr.89-96. 10. Trương Văn Út (2006). “Khảo sát hiệu quả điều trị phòng ngừa tái phát lỗ đáo dựa vào cộng đồng”. Tổng quan về chăm sóc và điều trị lỗ đáo tại các tỉnh phía Nam, bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tr.84-88. 11. WHO (2008).”Trends in the Epidemiology of Leprosy - Viet Nam, 1983-2006”. Weekly epidemiological record, 24, pp.217– 224. 12. WHO (2009). “Global leprosy situation”. Weekly epidemiological record, 33, pp.333-340.
Tài liệu liên quan