Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Melioidosis tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh

Mở đầu: Melioidosis là bệnh quan trọng vì tỷ lệ tử vong cao, khó chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và tốn kém. Chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng melioidosis ở Việt Nam cũng như ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của melioidosis tại BVBNĐ và tình trạng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đối với các kháng sinh thường dùng trong điều trị melioidosis. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả loạt ca hồi cứu và tiền cứu những bệnh nhân melioidosis điều trị tại BVBNĐ từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2014. Kết quả: Trong thời gian khoảng 5 năm, tại BVBNĐ có 58 trường hợp melioidosis. Nam chiếm đa số (86%), nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-60 (53,5%), nghề nông chiếm 32,8%, đa số các trường hợp (67,2%) mắc bệnh vào mùa mưa. Đái tháo đường là bệnh nền thường gặp nhất (67,2%), kế đến là bệnh gan mạn (17,3%). Phân bố bệnh theo thể lâm sàng: 24,1% NTH lan tỏa, 63,8% NTH và 12,1% NT khu trú. Tổn thương ở phổi thường gặp nhất, kế đến là ở da và mô mềm; nhiễm trùng niệu dục ít gặp nhất; 20,7% không tìm thấy tạng tổn thương. Vi khuẩn B. pseudomallei nhạy cảm hoàn toàn với Imipenem, Meropenem, Ceftazidime và TMP-SMX. Kết luận: Melioidosis vẫn là bệnh khá hiếm ở các tỉnh phía Nam. Biểu hiện bệnh rất đa dạng nhưng không có các yếu tố dịch tễ và lâm sàng thật sự đặc hiệu, chẩn đoán sớm bằng lâm sàng còn khó khăn.Tuy nhiên có thể hướng đến chẩn đoán melioidosis sớm khi bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc, cơ địa bệnh nền gợi ý và một số yếu tố lâm sàng phù hợp. Điều đáng mừng là Burkholderia pseudomallei còn nhạy cảm hoàn toàn với tất cả các kháng sinh thường dùng trong điều trị tấn công và tiệt trừ.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Melioidosis tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nhiễm 503 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH MELIOIDOSIS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM Lê Viết Nhiệm*, Đinh Thế Trung**, Phạm Thị Lệ Hoa**, Đông Thị Hoài Tâm**, Nguyễn Phú Hương Lan***, Lê Bửu Châu**, Nguyễn Thị Tuyết Mai***, Nguyễn Quang Trung**, Nguyễn Văn Hảo** TÓM TẮT Mở đầu: Melioidosis là bệnh quan trọng vì tỷ lệ tử vong cao, khó chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và tốn kém. Chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng melioidosis ở Việt Nam cũng như ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của melioidosis tại BVBNĐ và tình trạng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đối với các kháng sinh thường dùng trong điều trị melioidosis. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả loạt ca hồi cứu và tiền cứu những bệnh nhân melioidosis điều trị tại BVBNĐ từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2014. Kết quả: Trong thời gian khoảng 5 năm, tại BVBNĐ có 58 trường hợp melioidosis. Nam chiếm đa số (86%), nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-60 (53,5%), nghề nông chiếm 32,8%, đa số các trường hợp (67,2%) mắc bệnh vào mùa mưa. Đái tháo đường là bệnh nền thường gặp nhất (67,2%), kế đến là bệnh gan mạn (17,3%). Phân bố bệnh theo thể lâm sàng: 24,1% NTH lan tỏa, 63,8% NTH và 12,1% NT khu trú. Tổn thương ở phổi thường gặp nhất, kế đến là ở da và mô mềm; nhiễm trùng niệu dục ít gặp nhất; 20,7% không tìm thấy tạng tổn thương. Vi khuẩn B. pseudomallei nhạy cảm hoàn toàn với Imipenem, Meropenem, Ceftazidime và TMP-SMX. Kết luận: Melioidosis vẫn là bệnh khá hiếm ở các tỉnh phía Nam. Biểu hiện bệnh rất đa dạng nhưng không có các yếu tố dịch tễ và lâm sàng thật sự đặc hiệu, chẩn đoán sớm bằng lâm sàng còn khó khăn.Tuy nhiên có thể hướng đến chẩn đoán melioidosis sớm khi bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc, cơ địa bệnh nền gợi ý và một số yếu tố lâm sàng phù hợp. Điều đáng mừng là Burkholderia pseudomallei còn nhạy cảm hoàn toàn với tất cả các kháng sinh thường dùng trong điều trị tấn công và tiệt trừ. Từ khóa: Melioidosis, B. pseudomallei, MIC. ABSTRACT EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL AND LABORATORY FEATURES OF PATIENTS WITH MELIOIDOSIS AT THE HCMC HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES Le Viet Nhiem, Dinh The Trung, Pham Thi Le Hoa, Dong Thi Hoai Tam, Nguyen Phu Huong Lan, Le Buu Chau, Nguyen Thi Tuyet Mai, Nguyen Quang Trung, Nguyen Van Hao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 504 - 513 Background: Melioidosis is an important disease due to high mortality rate, difficulty in making early diagnosis as well as long-term and expensive treatment. There are very few studies about epidemiological and clinical manifestations of melioidosis in Vietnam and at HCMC Hospital for Tropical Diseases. Objectives: To describe epidemiological, clinical and laboratory features of melioidosis and status of * Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TPHCM Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM Tác giả liên lạc: Lê Viết Nhiệm ĐT: 0985968137 Email: nhiemleviet@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 504 antibiotic susceptibility of Burkholderia pseudomallei to antibiotics recommended for melioidosis treatment. Methods: case series of melioidosis patients admitted to HCMC HTD from January 2009 to March 2014. Results: The majority of cases were male (86%), the most common age group was 40-60 (53.5%), 32.8% patients were farmers; majority of cases (67.2%) were seen in the rainy season. Diabetes was the most common underlying disease (67.2%), followed by chronic liver disease (17.3%). Range of clinical pictures: 24.1% disseminated septicemic, 63.8% sepsis and 12.1% localized infection. In terms of organ affected, pneumonia was most commonly seen, followed by skin and soft tissue lessions and genitourinary infectionwas least commonly seen; 20.7% patients had no focus infection found. B. pseudomallei were completely sensitive to Imipenem, Meropenem, Ceftazidime and TMP-SMX. Conclusions: Melioidosis is still relatively rare in the southern provinces of Vietnam. Clinical manifestations are diverse but without specific epidemiological and clinical factors, early diagnosis based on clinical features is difficult. However, melioidosis could be suspected when patients presenting with appropriate exposed factors, underlying diseases and clinical manifestations. Fortunately, the bacteria are completely sensitive to all antibiotics recommended for active and eradication phases of treatment. Key words: Melioidosis, B. pseudomallei, MIC. MỞ ĐẦU Bệnh Melioidosis do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, được Whitmore và Krishnaswami mô tả lần đầu tiên năm 1912(7,21). Trong hơn 25 năm qua, bệnh nổi lên như một nguyên nhân bệnh tật và tử vong quan trọng ở vùng Đông Nam Á và Bắc Úc. Tỉ lệ tử vong khá cao: 14% ở Bắc Úc(5) và lên đến 43% ở Đông Bắc Thái Lan(10,15). Việt Nam là vùng dịch tễ của melioidosis, trường hợp đầu tiên được Pons và Advier báo cáo năm 1925 trên một thai phụ trẻ ở Thủ Đức(17). Sau đó, trong khoảng những thập niên từ 1940 đến 1970, rất nhiều trường hợp melioidosis trên lính Pháp và lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã được ghi nhận(2). Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một số ít báo cáo về lâm sàng và vi sinh trên bệnh lý này ở người Việt Nam. Kết quả các nghiên cứu gần đây cho thấy thể bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết, vi khuẩn nhạy hoàn toàn với Imipenem và Ceftazidime nhưng kháng TMP-SMX (bằng phương pháp khuếch tán đĩa) đến 45,8% và tỷ lệ tử vong vẫn cao trên 35%(12,14,16). Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ), có khoảng từ 10 đến 15 trường hợp melioidosis mỗi năm(13). Tuy nhiên, cho đến nay tại bệnh viện chỉ báo cáo một vài trường hợp lâm sàng đặc biệt mà chưa có tổng kết chi tiết về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị cho các bệnh nhân melioidosis. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh melioidosis. 2. Mô tả tình trạng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đối với các kháng sinh thường dùng trong điều trị melioidosis. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả loạt ca hồi cứu và tiền cứu, trong đó hồi cứu từ 1/2009 đến 12/2012 và tiền cứu từ 1/2013 đến 3/2014. Địa điểm nghiên cứu Các khoa lâm sàng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TpHCM Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu Bệnh nhân melioidosis. Dân số chọn mẫu Bệnh nhân melioidosis điều trị nội trú tại BVBNĐ TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nhiễm 505 gian từ tháng 1/2009 đến 3/2014. Phương pháp chọn mẫu Lấy tất cả các trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân nội trú có kết quả cấy máu hoặc dịch thể (mủ, đàm, nước tiểu,...) dương tính với Burkholderia pseudomalleitrong khoảng thời gian từ tháng 1/2009 đến 3/2014. Các bệnh nhân tiền cứu được giải thích về mục đích của nghiên cứu, lợi ích cũng như nguy cơ khi tham gia nghiên cứu và lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu bằng văn bản. Một số định nghĩa - Phân loại theo thể lâm sàng theo Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Thái Lan(8): Nhiễm trùng huyết lan tỏa: cấy máu (+) và >1 ổ nhiễm trùng không liền kề; nhiễm trùng huyết: cấy máu (+) và có ≤1 ổ nhiễm trùng ; nhiễm trùng khu trú: có ổ nhiễm trùng tại chỗ và kết quả cấy máu (-) ; du khuẩn huyết: cấy máu (+) nhưng không có triệu chứng lâm sàng. - Phân loại theo tạng tổn thương: phổi, gan, lách - Phân loại theo thời gian diễn tiến bệnh(6): Thể cấp tính: < 2 tháng, thể mạn tính: ≥ 2 tháng. Phương pháp phân lập vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và đo MIC tại khoa Vi sinh, BVBNĐ Bệnh phẩm máu Mẫu máu được cấy trong chai Bactec và được ủ trong tủ cấy tự động của hệ thống cấy máu Bactec. Kháng sinh đồ và MIC: đặt các đĩa giấy Ceftazidime, Imipenem, Amoxicilline/Acid Clavulanic, Doxycycline làm kháng sinh đồ và ủ trong 18-24 giờ. Đo MIC các kháng sinh này bằng card Vitek và MIC của Trimethoprim/Sulfamethoxazole bằng E-test của hãng Biomérieux. Đọc kết quả kháng sinh đồ theo hướng dẫn của Viện Tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm của Hoa Kỳ (CLSI). Bệnh phẩm đàm và các bệnh phẩm khác quá trình cấy, định danh và thực hiện kháng sinh đồ theo quy trình chuẩn của khoa Vi sinh, BVBNĐ. Đánh giá tình trạng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei theo hướng dẫn CLSI(3). Phân tích thống kê: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và EpiInfo 2002. Vấn đề y đức Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp vào quá trình chẩn đoán và điều trị. Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức BVBNĐ thông qua ngày 13 tháng 09 năm 2013. KẾT QUẢ Chúng tôi thu nhận được 58 trường hợp melioidosis, trong đó có 41 ca hồi cứu (70,7%) và 17 ca (29,3%) tiền cứu. Đặc điểm dân số và dịch tễ Phái tính: nam chiếm đa số các trường hợp với 50 bệnh nhân (86%), tỷ lệ nam: nữ là 6: 1. Tuổi: tuổi nhỏ nhất là 21, lớn nhất là 79 tuổi. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-60, chiếm 53,5%. Nghề nghiệp:làm nông có 19 trường hợp, chiếm 32,8%. Hai phần ba các trường hợp còn lại có nghề nghiệp khác không liên quan đến việc tiếp xúc với đất hay nước như nhân viên văn phòng, tiếp viên nhà hàng, tài xế xe khách, công nhân may mặc, Địa dư: khu vực Đông Nam Bộ chiếm đa số (60,3%). Trong đó, nhiều nhất là TpHCM với 15 ca, kế đến là Tây Ninh 7 ca, Bình Dương 6 ca và Bình Phước 5 ca. Khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ có số trường hợp bằng nhau, 10 ca (17,3%) mỗi khu vực. Mùa/tháng mắc bệnh trong năm: đa số các trường hợp (67,2%) mắc bệnh vào mùa mưa.Tháng 8 (giữa mùa mưa) có nhiều ca bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 506 nhất với 12 trường hợp (20,7%), kế đến là tháng 6 có 9 trường hợp (15,5%). Bệnh nền và cơ địa: đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nền thường gặp nhất (67,2%). Trong số 39 trường hợp ĐTĐ, 22 ca đã biết tiền căn ĐTĐ trước đó, 17 ca mới được phát hiện trong thời gian nằm viện. Riêng về thông tin týp ĐTĐ, chỉ có 1 trường hợp ĐTĐ týp 1; 17 trường hợp ĐTĐ týp 2 và 5 trường hợp hồi cứu không rõ thông tin về týp. Bệnh nền hay gặp kế đến là bệnh gan mạn với 10 trường hợp (17,3%), trong đó có 6 ca được phát hiện trong thời gian nằm viện và 4 ca đã biết từ trước. Có 8 bệnh nhân (13,8%) không tìm thấy bệnh nền hay cơ địa đặc biệt nào. Phân bố bệnh cảnh lâm sàng Phân bố theo thể lâm sàng: áp dụng phân loại của hiệp hội bệnh truyền nhiễm Thái Lan, chúng tôi ghi nhận có 14 trường hợp (24,1%) nhiễm trùng huyết lan tỏa (NTH lan tỏa), 37 trường hợp (63,8%) nhiễm trùng huyết (NTH) và 7 trường hợp (12,1%) nhiễm trùng khu trú (NT khu trú). Không có trường hợp nào được ghi nhận là du khuẩn huyết (Bảng 1). Bảng 1: Phân bố các thể lâm sàng và phân bố tổn thương tạng trong từng thể lâm sàng (n = 58) Thể bệnh NT khu trú (n = 7) NTH (n = 37) NTH lan tỏa (n = 14) Cơ quan tổn thương - Phổi (2 ca) - Phổi (15 ca) - Phổi–Gan–Lách (1 ca) - Da (5 ca) - Gan (2 ca) - Phổi– Da –Xương (1 ca) - Lách (2 ca) - Phổi–Da (7 ca) - Hệ niệu (2 ca) - Phổi–Xương (1 ca) - Da (2 ca) - Da–Xương (2 ca) - Xương (2 ca) - Gan–Lách (2 ca) - Không thấy tạng tổn thương (12 ca) Dạng NT khu trú được ghi nhận là nhiễm trùng da mô mềm và viêm phổi (chỉ một tạng tổn thương). Bệnh nhân NTH có biểu hiện tổn thương tạng rất đa dạng (phổi, gan, lách, hệ niệu, da mô mềm và xương), trong đó nổi trội nhất là viêm phổi. Ngoài ra, khoảng 1/3 bệnh nhân NTH (12/37 trường hợp) không ghi nhận được tạng tổn thương. Trong số các bệnh nhân NTH lan toả, 2/14 bệnh nhân (14,3%) có tổn thương 3 tạng và 12 trường hợp còn lại có tổn thương 2 tạng (tổn thương cùng lúc ở phổi và da chiếm tỷ lệ hơn 50%). Phân bố theo tạng tổn thương: 46 trường hợp (79,3%) melioidosis có tổn thương tạng, trong đó phổi là loại tạng tổn thương thường gặp nhất (58,7%), kế đến là da và mô mềm (37%), xương khớp (13%), gan (10,9%), lách (10,9%) và ít gặp nhất là nhiễm trùng niệu dục (4,3%) (Bảng 1). Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Sốt hiện diện ở 100% trường hợp. Tính đến thời điểm nhập viện BVBNĐ, thời gian sốt ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 90 ngày, trung vị (IQR) là 11,5 (6 – 20,3) ngày. Chỉ 1/3 bệnh nhân nhập viện trong tuần đầu tiên của bệnh. Bệnh nhân nhập viện nhiều nhất (khoảng 1/2 bệnh nhân) khi sốt khởi phát từ 1 tuần – 1 tháng. Đặc biệt, có 3 bệnh nhân (5,2%) diễn tiến bệnh mạn tính, nhập viện BVBNĐ sau khi khởi phát sốt trên 2 tháng. Biểu hiện lâm sàng theo cơ quan tổn thương Viêm phổi Đa số là viêm phổi nguyên phát (76%). Triệu chứng cơ năng: ho là triệu chứng gặp ở gần một nửa các trường hợp (44,4%), có thể là ho khan hoặc kèm khạc đàm. Suy hô hấp (SHH) có tỷ lệ khá cao (77,8%), đặc biệt thể viêm phổi có NTH lan tỏa có đến 90% trường hợp có SHH. Đa số các trường hợp SHH ở mức độ nặng, phải thở máy 16/21 ca (76,2%). Hình ảnh X-quang phổi: dạng tổn thương chủ yếu là phế nang (88,9%), phần lớn là tổn thương cả hai bên (77,8%). Về vị trí thùy tổn thương, đa số là tổn thương thùy dưới (43,5%) hoặc cả 2 thùy (43,5%), còn tổn thương thùy trên đơn thuần chỉ có 13%. Tràn dịch màng phổi thường lượng ít và chỉ ghi nhận ở 4 trường hợp thể viêm phổi có NTH và NTH lan tỏa (14,8%). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nhiễm 507 Về vi sinh: thực hiện cấy BAL ở 16 trường hợp và cấy đàm 1 trường hợp nhưng chỉ có 3 trường hợp (+) với B. pseudomallei (17,6%). Cấy dịch màng phổi cũng (+) B. pseudomallei trên 1 mẫu duy nhất được cấy. Nhiễm trùng da, mô mềm Đa số các trường hợp là tổn thương da, mô mềm nguyên phát (62,5%). Dạng tổn thương nhiều nhất là nhọt hay áp xe dưới da (35,4%), kế đến là mụn mủ (23,5%) và viêm mô tế bào (23,5%); đặc biệt tổn thương phối hợp mụn mủ và áp xe dưới da cũng được ghi nhận ở 3 trường hợp (17,6%). Số lượng tổn thương thường ≥ 2 ổ (70,6%). Về vị trí, hay gặp là ở chân (52,9%) hoặc nhiều nơi (chân, tay, đầu mặt, thân mình) (35,3%), đặc biệt cả 6/6 trường hợp tổn thương nhiều vị trí này là ở thể NT da, mô mềm có NTH lan tỏa. Tỷ lệ cấy phân lập được B. pseudomallei tương đối cao ở loại bệnh phẩm là mủ hay dịch vết thương da, mô mềm này (70,6%). Nhiễm trùng niệu dục Có 2 trường hợp nhiễm trùng niệu dục thể áp xe tiền liệt tuyến có NTH: đều biểu hiện triệu chứng niệu đạo (tiểu gắt, tiểu lắt nhắt), không ghi nhận bí tiểu. Triệu chứng cơ quan lân cận ở trực tràng như táo bón, cảm giác mót rặn hay thốn hậu môn cũng thấy ở 1 trường hợp. Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu thường qui phát hiện tế bào mủ ở 1 ca; cấy nước tiểu (+) ở 1/2 ca. Mủ tiền liệt tuyến được chọc hút qua ngã trực tràng ở 1 bệnh nhân và kết quả cấy cũng dương tính với vi khuẩn này. Áp xe nội tạng 7 bệnh nhân cấy máu (+) có áp xe nội tạng bao gồm 2 ca áp xe gan, 2 ca áp xe lách và 3 ca áp xe ở cả gan và lách. Không có trường hợp nào ở thể NT khu trú. Áp xe gan đau hạ sườn phải và khám sờ thấy gan to trên lâm sàng được thấy ở tất cả những trường hợp được ghi nhận đầy đủ thông tin.Trên siêu âm và/hoặc CT scan bụng, có thể thấy áp xe gan chủ yếu ở thùy phải (80%), phần lớn là áp xe đa ổ (80%) và đa số là kích thước > 6cm (60%). Áp xe lách Đau hạ sườn trái và khám thấy lách lớn trên lâm sàng được ghi nhận ở đa số trường hợp áp xe lách (75% và 100%). Trên siêu âm và/hoặc CT scan bụng ghi nhận áp xe đa số ở cực dưới của lách (50%), ngoài ra áp xe có thể ở rốn lách (25%) hay ở nhiều vị trí (25%). Dạng tổn thương chủ yếu là đa ổ (80%). Đường kính khối áp xe đa số là nhỏ ≤ 4 cm (60%). Viêm khớp Viêm khớp ghi nhận ở 2 trường hợp NTH và 4 trường hợp NTH lan tỏa. Đa số là tổn thương thứ phát 5/6 trường hợp (83.3%). Triệu chứng sưng đau và hạn chế vận động có ở tất cả các trường hợp, tuy nhiên mức độ thường nhẹ. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là khớp gối 4/6 trường hợp (66,7%), thường là 1 bên (66,7%). Biến chứng Sốc nhiễm trùng Sốc NT xảy ra ở 15 bệnh nhân: 4 trường hợp NTH lan tỏa, 10 trường hợp NTH và 1 trường hợp NT khu trú (viêm phổi). Tỷ lệ sốc NT tính chung là 25,9%, ở nhóm cấy máu (+) là 23,5% (28,6% ở nhóm NTH lan tỏa và 27% ở nhóm NTH), ở nhóm nhiễm trùng khu trú là 14,3%. Đa số các trường hợp sốc NT xảy ra vào ngày đầu sau nhập viện (46,7%), có trường hợp xảy ra sốc sau nhập viện 17 ngày; trung vị (IQR) của thời điểm sốc là 5 (1-7) ngày sau nhập viện. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân sốc NT rất cao (86,7%). Biến chứng khác Suy hô hấp xảy ra ở 21 bệnh nhân (36,2%), đa số là suy hô hấp nặng cần thở máy (76,2%). Biến chứng tổn thương thận cấp xảy ra ở 23 trường hợp (39,7%) gồm 10 trường hợp (43,5%) tổn thương thận cấp hồi phục và 13 trường hợp (56,5%) suy thận cấp không hồi phục (tử vong). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 508 Một số đặc điểm cận lâm sàng Thay đổi dấu ấn nhiễm trùng lúc nhập viện Bạch cầu: khoảng 1/2 trường hợp có BC trong giới hạn bình thường, chỉ có 36,8% bệnh nhân có BC tăng (≥ 11 K/µL). Đặc biệt, có 14% trường hợp có BC giảm (< 4 K/µL), thường gặp trong nhóm NTH hay NTH lan tỏa. Không có sự khác biệt về sự thay đổi BC giữa các thể NTH lan tỏa, NTH và NT khu trú (Kruskal-Wallis, p = 0,5). Trị số BC ĐNTT: gần 1/2 trường hợp có trị số BC ĐNTT nằm trong giới hạn bình thường, 1/2 bệnh nhân có BC ĐNTT tăng > 7,5 K/µL. Có 4 trường hợp NTH hoặc NTH lan tỏa (7%) có trị số BC ĐNTT lúc vào viện rất thấp < 1,7 K/µL, trong đó có 2 trường hợp giảm rất nặng (0,46 K/µL và 0,39 K/µL). Không có sự khác biệt giữa ba thể lâm sàng (Kruskal-Wallis, p = 0,5). Trị số BC Lympho: 77,2% các trường hợp có BC Lympho giảm (< 1,5 K/µL). Không có sự khác biệt trị số BC Lympho giữa 3 thể bệnh (Kruskal- Wallis, p = 0,6). Procalcitonin máu (PCT): trị số PCT thấp nhất là 0,078 ng/mL, cao nhất là 75,5 ng/mL, trung vị (IQR) là 3,91 (1,5-8,3) ng/mL. Có 2 ca (12,5%) có trị số PCT từ 0,5 – 2 ng/mL và 11 ca (68,8%) có PCT > 2 ng/mL. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của nồng độ PCT giữa ba thể bệnh (Kruskal-Wallis, p = 0,15). C-reactive protein (CRP): không có trường hợp nào ở thể NT khu trú được chỉ định CRP trong 48 giờ đầu sau nhập viện. Có 15 trường hợp NTH và NTH lan tỏa được đo CRP trong 48 giờ đầu sau nhập viện, trị số thấp nhất là 8 mg/L, cao nhất là 524 mg/L, trung vị (IQR) là 224 (149- 345) mg/L; 80% các trường hợp có CRP tăng cao > 100 mg/L. Trị số CRP tăng cao hơn đáng kể ở thể NTH lan tỏa so với thể NTH (Mann-Whitney, p = 0,04). Đặc điểm vi sinh Cấy định danh bệnh phẩm - Thời gian có kết quả định danh: trung vị (IQR) là 4 (3-5) ngày tính từ lúc lấy mẫu bệnh phẩm, sớm nhất là 1 ngày và trễ nhất là 9 ngày. Trong đó, bệnh phẩm mủ vết thương thường có kết quả định danh chậm hơn bệnh phẩm máu. Kháng sinh đồ theo theo phương pháp khuếch tán đĩa: theo phương pháp khuếch tán đĩa, B. Pseudomallei nhạy hoàn toàn với Amox + Clav acid, Ceftazidime, Imipenem, Doxycycline và Meropenem. Kháng TMP-SMX trong 1/3 các trường hợp. Kháng sinh đồ với phương pháp đo MIC Bảng 2: Tình trạng nhạy cảm kháng sinh in vitro đánh giá theo phương pháp đo MIC MIC (µg/mL) trung vị (IQR) Mức độ nhạy cảm n (%) Nhạy Kháng TG Kháng Ceftazidime (n = 25) 1,5 (1,37-1,5) 25/25 (100%) 0 0 Imipenem (n = 35) 0,38 (0,25-0,5) 35/35 (100%) 0 0 Meropenem (n = 2) 0,75 (0,5-1) 2/2 (100%) 0 0 TMP-SMX (n =
Tài liệu liên quan