Nhiều bằng chứng cho thấy tổn thương DNA có liên quan đến sự phát triển bệnh lupus ban đỏ hệ thống
(SLE). XRCC1 là một trong những protein đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sửa chữa cắt bỏ base (BER).
Do đó, chúng tôi tập trung vào đa hình Arg399Gln của gen XRCC1 trong tính nhạy cảm với SLE. DNA được
tách chiết từ máu ngoại vi của 125 bệnh nhân SLE và 125 người khỏe mạnh. Xác định kiểu gen của đa hình
XRCC1 Arg399Gln được thực hiện bằng kỹ thuật PCR - RFLP và được xác nhận bằng kỹ thuật giải trình tự
DNA. Kết quả cho thấy tỉ lệ phân bố các kiểu gen Gln/Gln, Arg/Gln, Arg/Arg ở nhóm bệnh lần lượt là 12,8%,
39,2%, 48,0% và ở nhóm chứng lần lượt là 5,6%, 36,0%, 58,4%. Tỉ lệ alen Gln ở nhóm bệnh là 32,4%,
ở nhóm chứng là 23,6%. Tỷ suất chênh (OR) đối với bệnh nhân SLE có kiểu gen Gln/Gln so với Arg/Gln
hoặc Arg/Arg là 2,47 (95%CI = 0,98 - 6,24; p = 0,049). OR đối với alen 399Gln ở bệnh nhân SLE là 1,55
(95% CI = 1,05 - 2,30, p = 0,029). Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng đa hình XRCC1 Arg399Gln có
thể làm tăng nguy cơ mắc SLE
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa đa hình nucleotide đơn XRCC1 Arg399gln với nguy cơ mắc Lupus ban đỏ hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH NUCLEOTIDE ĐƠN XRCC1
ARG399GLN VỚI NGUY CƠ MẮC LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Trần Tiến Đạt1, Trần Vân Khánh1,
Tạ Thành Văn1, Nghiêm Trung Dũng2, Trần Huy Thịnh1,
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Bạch Mai
Nhiều bằng chứng cho thấy tổn thương DNA có liên quan đến sự phát triển bệnh lupus ban đỏ hệ thống
(SLE). XRCC1 là một trong những protein đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sửa chữa cắt bỏ base (BER).
Do đó, chúng tôi tập trung vào đa hình Arg399Gln của gen XRCC1 trong tính nhạy cảm với SLE. DNA được
tách chiết từ máu ngoại vi của 125 bệnh nhân SLE và 125 người khỏe mạnh. Xác định kiểu gen của đa hình
XRCC1 Arg399Gln được thực hiện bằng kỹ thuật PCR - RFLP và được xác nhận bằng kỹ thuật giải trình tự
DNA. Kết quả cho thấy tỉ lệ phân bố các kiểu gen Gln/Gln, Arg/Gln, Arg/Arg ở nhóm bệnh lần lượt là 12,8%,
39,2%, 48,0% và ở nhóm chứng lần lượt là 5,6%, 36,0%, 58,4%. Tỉ lệ alen Gln ở nhóm bệnh là 32,4%,
ở nhóm chứng là 23,6%. Tỷ suất chênh (OR) đối với bệnh nhân SLE có kiểu gen Gln/Gln so với Arg/Gln
hoặc Arg/Arg là 2,47 (95%CI = 0,98 - 6,24; p = 0,049). OR đối với alen 399Gln ở bệnh nhân SLE là 1,55
(95% CI = 1,05 - 2,30, p = 0,029). Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng đa hình XRCC1 Arg399Gln có
thể làm tăng nguy cơ mắc SLE.
Từ khóa: Lupus ban đỏ hệ thống, XRCC1, Arg399Gln, đa hình
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh, Trường
Đại học Y Hà Nội
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 18/9/2018
Ngày được chấp thuận: 11/10/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE – Systemic
Lupus Erythematosus) là bệnh lý của mô liên
kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống
miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi
sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều
tự kháng thể khác.
Tỷ lệ mắc SLE khác nhau tùy theo nghiên
cứu của các tác giả trên thế giới, từ 14 - 172
ca/100.000 dân [1]. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ
giới, đặc biệt độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc bệnh
của nữ/nam là 9/1 [2]. Mặc dù sinh bệnh học
của SLE đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng,
nhưng bệnh có liên quan đến các yếu tố di
truyền, hormon và môi trường [3].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự suy
giảm của hệ thống sửa chữa DNA ở bệnh
nhân SLE đã dẫn đến sự tích tụ các đứt gãy
trong DNA [4]. Sự tích tụ các đoạn DNA đứt
gãy kết hợp với các protein nhân tế bào có thể
hình thành các kháng nguyên miễn dịch, gây
sản sinh kháng thể và đáp ứng tự miễn ở
những người nhạy cảm [5].
XRCC1 là một trong những protein quan
trọng nhất có vai trò quan trọng trong con
đường sửa chữa cắt bỏ base (BER – Base
excision repair) [6]. Protein này chịu trách
nhiệm cho việc sửa chữa hiệu quả các tổn
thương DNA gây ra bởi oxy hoạt động, bức xạ
ion hóa và các chất alkyl hóa [7]. Mặc dù
XRCC1 không thể hiện hoạt động enzym,
nhưng nó có chức năng tương tác để điều
phối hoạt động của các protein enzym khác
trong bộ máy BER, bao gồm: glycosylase,
endonuclease (APE1), DNA polymerase β,
ligase và Poly (ADP-ribose) Polymerases
(PARP1 và PARP2) [7; 8].
TCNCYH 115 (6) - 2018 17
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Gen XRCC1 có vị trí nằm trên nhiễm sắc
thể 19q13.31 và có 17 exon. Mặc dù có hơn
300 SNPs đã được mô tả trong gen XRCC1,
ba SNPs thường xuyên được nghiên cứu là:
Arg194Trp, Arg280His và Arg399Gln [9].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy có mối liên quan giữa SNP Arg399Gln
của gen XRCC1 với nguy cơ mắc SLE và một
số bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên những
chủng tộc người khác nhau, các nhà khoa học
thu được kết quả trái chiều [3; 10 - 12].
Việc xác định đa hình này có thể giúp tầm
soát SLE ở những đối tượng có yếu tố nguy
cơ, giúp bệnh nhân được chẩn đoán sớm,
điều trị kịp thời, giảm các biến chứng cũng
như cải thiện tiên lượng bệnh.
Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về
gen XRCC1 nói chung, SNP Arg399Gln trên
bệnh nhân SLE nói riêng. Do đó nghiên cứu
này được thực hiện nhằm mục đích xác định
đa hình nucleotide đơn Arg399Gln của gen
XRCC1 trên bệnh nhân SLE và tìm hiểu mối
liên quan giữa SNP này với nguy cơ mắc
SLE.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
- Nhóm bệnh: 125 bệnh nhân SLE được
chẩn đoán và điều trị tại Khoa Thận - Tiết niệu
Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2014 đến
tháng 02/2017. Lựa chọn các bệnh nhân nam
và nữ được chẩn đoán xác định SLE theo tiêu
chuẩn SLICC 2012, loại trừ các bệnh nhân
nhỏ hơn 15 tuổi, không đủ thông tin trong hồ
sơ bệnh án.
- Nhóm chứng: 125 người tình nguyện,
được xác định khỏe mạnh thông qua các đợt
khám sức khỏe định kỳ, không mắc SLE, các
bệnh tự miễn khác và ung thư, tiền sử gia
đình không có người mắc SLE.
2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu
bệnh – chứng.
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu của WHO
trong nghiên cứu bệnh – chứng [13]:
Dựa vào nghiên cứu của Warchol T. [3] lấy
tỷ lệ cá thể mang alen Gln ở nhóm bệnh là
p1 = 0,63 và ở nhóm chứng là p2 = 0,52. Lấy
độ chính xác tương đối ε = 0,3, α = 0,05 tính
được cỡ mẫu tối thiểu n = 123 đối tượng mỗi
nhóm. Thực tế lựa chọn được 125 bệnh nhân
và 125 người khỏe mạnh đạt đủ tiêu chí và
yêu cầu của nghiên cứu.
2.3. Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại Học Y
Hà Nội từ tháng 10/2017 đến tháng 8/2018.
2.4. Quy trình kỹ thuật
2.4.1. Thu thập mẫu
Lấy 2 ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA
từ bệnh nhân và nhóm chứng.
2.4.2 Tách chiết DNA
DNA từ máu toàn phần được tách chiết
theo Kit Promega.
Đo nồng độ và độ tinh sạch của DNA bằng
máy Nanodrop 2000c. Nếu OD260nm/OD280nm =
1,8 - 2,0 thì DNA được coi là tinh sạch.
2.4.3. Xác định kiểu gen bằng kỹ thuật
PCR – RFLP
Khuếch đại vùng gen chứa SNP
Arg399Gln của gen XRCC1 bằng kỹ thuật
[ ] [ ]{ }1 1 2 22
1 /2 2
1/ p (1 p ) 1/ p (1 p )
n Z .
[ln(1 )]−α
− + −
=
− ε
18 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
PCR, cặp mồi sử dụng theo nghiên cứu của
Warchol T. [3]:
Mồi xuôi: 5’- ACC TTG TGC TTT CTC TGT
GTC - 3’
Mồi ngược: 5’ - TAG TCT GCT GGC TCT
GGG CT - 3’
Phản ứng PCR được tiến hành với thể tích
10 µl gồm: 5 µl GoTaq Green Master Mix 2X,
0,2 µl mồi xuôi, 0,2 µl mồi ngược, 1 µl DNA,
3,6 µl H2O. Chu trình nhiệt 94ºC - 5 phút, 37
chu kỳ (94ºC - 30s, 55ºC - 30s, 72ºC - 40s),
72ºC - 5 phút, sản phẩm được bảo quản ở
15ºC.
Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên
gel agarose 1,5%, sau đó được ủ với enzym
giới hạn NciI ở 37ºC trong 8 - 16 giờ. Sản
phẩm cắt enzym sau đó được điện di trên gel
agarose 2% để xác định kiểu gen.
Alen 399 Arg chứa trình tự nhận biết của
enzym NciI (CC↓SGG) sẽ bị cắt thành các
đoạn 378 bp và 131bp. Ở alen 399 Gln,
nucleotide G bị thay thế bởi nucleotide A, làm
mất trình tự nhận biết của enzym nên không bị
cắt và vẫn giữ nguyên kích thước 509 bp.
2.4.4. Kỹ thuật giải trình tự gen
Kỹ thuật giải trình tự gen được tiến hành
trên một số mẫu nhằm đối chiếu kiểm tra lại
kiểu gen thu được từ kỹ thuật PCR – RFLP.
Sản phẩm PCR sau khi tinh sạch được giải
trình tự trực tiếp bằng máy ABI-3100 theo
phương pháp Sanger và được phân tích bằng
phần mềm CLC Main Workbench. Kết quả
giải trình tự được so sánh với trình tự chuẩn
NG_033799 của gen XRCC1 trên GeneBank.
3. Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân
tích thống kê. So sánh 2 tỷ lệ dùng kiểm định
χ
2, tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95%
CI. Các biến định lượng được kiểm định phân
phối chuẩn bằng Kolmogorov - Smirnov test.
So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm bằng
T-student test (phân phối chuẩn) hoặc Mann-
Whitney test (không theo phân phối chuẩn).
So sánh giá trị trung bình trên 2 nhóm bằng
ANOVA test (phân phối chuẩn) hoặc Kruskal
Wallis test (không theo phân phối chuẩn).
Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ đạo đức
nghiên cứu trong Y học. Các đối tượng tham
gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có
quyền rút lui khỏi nghiên cứu khi không muốn
tham gia. Các thông tin cá nhân của đối tượng
nghiên cứu được đảm bảo bí mật.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên
cứu
Kết quả cho thấy SLE chủ yếu gặp ở nữ
với tỷ lệ nữ/nam = 8,6/1. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi trung bình
và tỷ lệ giới tính của nhóm bệnh và nhóm
chứng. Điều này cho thấy nhóm bệnh và
nhóm chứng được lựa chọn khá tương đồng
nhau về tuổi và giới, phù hợp với một nghiên
cứu bệnh – chứng (bảng 1).
TCNCYH 115 (6) - 2018 19
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Nhóm bệnh (n = 125) Nhóm chứng (n = 125) p
Tuổi
± SD 30,14 ± 9,34 32,86 ± 11,20 0,071
Min – max 15 58 15 66
Giới
n % n %
Nữ 112 89,6 113 90,4
0,833
Nam 13 10,4 12 9,6
2. Kết quả phân tích kiểu gen của đa hình Arg399Gln
Sản phẩm PCR được xử lý bằng enzym cắt giới hạn NciI. Sản phẩm cắt enzym sau đó được
điện di trên gel agarose 2% thu được kết quả như sau:
Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm cắt enzym của một số mẫu bệnh
M: Marker 100 bp; PCR: Sản phẩm PCR; (+): Đối chứng dương kiểu gen Arg/Arg;
Kiểu gen Arg/Arg có 2 vạch (mẫu P101, P102, P103, P106, P107, P108); Kiểu gen Arg/Gln có
3 vạch (mẫu P104, P109); kiểu gen Gln/Gln có 1 vạch (mẫu P105).
Kết quả PCR – RFLP của mỗi kiểu gen tương ứng được kiểm tra lại bằng kỹ thuật giải trình tự
gen.
X
M PCR (+) P101 P102 P103 P104 P105 P106 P107 P108 P109 -
509 bp
131 bp
378 bp
Hình 2. Kết quả giải trình tự sản phẩm PCR tương ứng với mỗi kiểu gen XRCC1
của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
20 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả ở hình 2 cho thấy tại codon 399 của gen XRCC1, nếu nucleotide là G sẽ cho bộ ba
mã hóa CGG, mã hóa cho acid amin Arg; nếu nucleotide là A sẽ cho bộ ba mã hóa CAG, mã hóa
cho acid amin Gln. Kết quả giải trình tự gen của các bệnh nhân P101, P104, P105 hoàn toàn
trùng khớp với kết quả PCR - RFLP.
Tiến hành kỹ thuật PCR - RFLP trên 125 mẫu bệnh và 125 mẫu chứng, kết quả được trình
bày tại bảng 2:
Bảng 2. Đa hình nucleotide đơn Arg399Gln của gen XRCC1
trên nhóm bệnh nhân SLE và nhóm chứng
Đa hình thái
kiểu gen và alen
Nhóm bệnh
(n = 125)
Nhóm chứng
(n = 125) p OR (95%CI)
n % n %
Kiểu
gen
Arg/Arg 60 48,0 73 58,4 1,0
Arg/Gln 49 39,2 45 36,0 0,296 1,32 (0,78 - 2,25)
Gln/Gln 16 12,8 7 5,6 0,030 2,78 (1,07 - 7,20)
Tổ
hợp
kiểu
gen
Arg/Arg + Arg/Gln 109 87,2 118 94,4 1,0
Gln/Gln 16 12,8 7 5,6 0,049 2,47 (0,98 - 6,24)
Arg/Arg 60 48,0 73 58,4 1,0
Arg/Gln + Gln/Gln 65 52,0 52 41,6 0,099 1,52 (0,92 - 2,51)
Alen
Arg 169 67,6 191 76,4 1,0
Gln 81 32,4 59 23,6 0,029 1,55 (1,05 - 2,30)
Người mang kiểu gen Gln/Gln có nguy cơ mắc SLE cao gấp 2,78 lần người mang kiểu gen
Arg/Arg (p = 0,03). Người mang kiểu gen Gln/Gln có nguy cơ mắc SLE cao gấp 2,47 lần người
mang kiểu gen Arg/Gln hoặc Gln/Gln (p = 0,049). Tỷ lệ alen Gln của nhóm bệnh cao hơn so với
nhóm chứng (p = 0,029), với OR = 1,55 nghĩa là nguy cơ phát triển bệnh SLE tăng lên 1,55 lần
cho mỗi alen Gln.
Bảng 3. Tuổi khởi phát bệnh trung bình của bệnh nhân SLE
trong phân bố kiểu gen XRCC1 SNP Arg399Gln
Đa hình thái kiểu gen n Tuổi khởi phát bệnh (năm) ± SD p
Kiểu gen
Arg/Arg 60 29,29 ± 9,45
Arg/Gln 49 28,99 ± 10,51
Gln/Gln 16 27,05 ± 7,96
0,671
Bệnh nhân mang kiểu gen Gln/Gln có tuổi khởi phát bệnh trung bình nhỏ nhất, sau đó đến
Arg/Gln và lớn nhất là Arg/Arg. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (Kruskal
Wallis test, p > 0,05).
TCNCYH 115 (6) - 2018 21
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
IV. BÀN LUẬN
XRCC1 là một trong những protein đóng
vai trò quan trọng trong cơ chế sửa chữa cắt
bỏ base (BER), có chức năng tương tác để
điều phối hoạt động của các protein enzym
khác trong bộ máy BER, giúp cho việc sửa
chữa có hiệu quả các tổn thương DNA gây ra
bởi các tác động oxy hóa, bức xạ ion hóa và
alkyl hóa [6; 7]. Arg399Gln là SNP được
nghiên cứu nhiều nhất của gen XRCC1, đã
được biết đến là có mối liên quan đến sự phát
triển nhiều bệnh ung thư và bệnh tự miễn.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kỹ thuật
PCR - RFLP, được đối chiếu kiểm tra bằng kỹ
thuật giải trình tự cho kết quả đáng tin cậy. Tỷ
lệ kiểu gen Gln/Gln, Arg/Gln ở nhóm chứng
trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là
5,6% và 36%, tỷ lệ alen Gln là 23,6% phù hợp
với cơ sở dữ liệu ENSEMBL (7/2018) trên dân
tộc Đông Á (bảng 4).
Bảng 4. Tỷ lệ kiểu gen và alen của một số dân tộc trên thế giới
Dân tộc
Tỷ lệ kiểu gen
Tỷ lệ alen Gln
Gln/Gln Arg/Gln
Châu Phi 0,8% 20,6% 11,0%
Đông Á 5,8% 36,7% 23,5%
Châu Mỹ 9,8% 42,9% 31,3%
Nam Á 12,3% 44,2% 34,4%
Châu Âu 13,3% 46,5% 36,6%
Từ bảng 4 có thể thấy tỷ lệ kiểu gen và
alen của đa hình Arg399Gln rất khác nhau, tùy
thuộc từng chủng tộc và vùng địa lý.
Tìm hiểu mối liên quan của đa hình này với
khả năng mắc SLE, kết quả cho thấy người
mang kiểu gen Gln/Gln có nguy cơ mắc SLE
cao gấp 2,47 lần người mang kiểu gen Arg/
Gln hoặc Arg/Arg. Tỷ lệ alen Gln của nhóm
bệnh cao hơn so với nhóm chứng, với OR =
1,55 nghĩa là nguy cơ phát triển bệnh SLE
tăng lên 1,55 lần cho mỗi alen Gln. Tuổi khởi
phát bệnh trung bình tương ứng với các kiểu
gen được so sánh, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp
với nhiều nghiên cứu khi cho rằng alen
399Gln là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh
SLE.
Warchol T. và cộng sự (2012) nghiên cứu
trên dân số Ba Lan với 265 mẫu bệnh SLE
và 360 mẫu chứng cho kết quả OR của kiểu
gen Gln/Gln so với Arg/Gln hoặc Arg/Arg là
1,55. OR của kiểu gen Gln/Gln hoặc Arg/Gln
so với kiểu gen Arg/Arg là 1,55. OR đối với
alen Gln là 1,41 [3].
Lin Y.J. và cộng sự (2009) nghiên cứu trên
dân số Đài Loan Trung Quốc với 172 mẫu
bệnh SLE, 160 mẫu chứng cho kết quả kiểu
gen dị hợp tử Arg/Gln là yếu tố nguy cơ với
OR = 1,80, tuy nhiên tần số Alen không khác
biệt giữa 2 nhóm [10].
Tuy nhiên, nghiên cứu của Salimi S. (2014)
ở Đông Nam Iran lại cho thấy nguy cơ mắc
SLE thấp hơn ở các cá thể có kiểu gen Gln/
Gln và Arg/Gln so với những người có kiểu
gen Arg/Arg với tương ứng OR = 0,73 và OR
22 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
= 0,44 (p = 0,001). Ngoài ra, tần số của alen
Gln thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân SLE OR =
0,7 (p = 0,02) [11].
Phân tích cộng gộp của Zhang M.Y và
công sự (2018) từ 5 nghiên cứu trên thế giới
với 773 mẫu bệnh SLE và 909 mẫu chứng
cho kết quả không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc SLE ở các kiểu
gen cũng như alen. Sau khi phân tầng theo
sắc tộc, mối quan hệ đáng kể giữa đa hình
Arg399Gln và SLE ở người Da trắng và người
châu Á đã được quan sát. Những phát hiện
này gợi ý rằng alen 399 Gln có thể là một yếu
tố nguy cơ mắc SLE ở người châu Á (Gln so
với Arg: OR = 1,40, 95%CI = 1,14 - 1,73, trong
khi alen Gln có thể là yếu tố bảo vệ ở người
Da trắng (Gln so với Arg: OR = 0,77, 95%CI =
0,63 - 0,94, Gln so với Arg/Gln+Arg/Arg: OR =
0,73, 95%CI = 0,55 - 0,95). Lý giải tại sao
cùng một đa hình gen lại đóng vai trò khác
nhau trong các nhóm dân tộc khác nhau, tác
giả cho rằng, các bệnh tự miễn là phức tạp và
đa yếu tố, được gây ra bởi sự tương tác giữa
các yếu tố di truyền và môi trường. Tương tác
giữa môi trường và gen của các quần thể
khác nhau không giống nhau, và một phần bị
ảnh hưởng bởi các nguồn gốc môi trường
khác nhau [12].
Tính đa hình của Arg399Gln nằm ở trung
tâm miền BRCT1 của protein XRCC1, liên
quan đến chức năng của PARP1, PARP2 và
APE1 [14]. Monaco S. và cộng sự (2007)
bằng kỹ thuật động học phân tử đã chỉ ra rằng
sự thay thế acid amin Arg thành Gln tại vị trí
codon 399 tạo ra những thay đổi quan trọng
về cấu trúc miền BRCT1, bao gồm mất các
cấu trúc bậc II như các nếp gấp β, và đặc biệt
là mất các cấu trúc xoắn α có thể đóng vai trò
quan trọng đối với các tương tác protein-
protein [15]. Những kết quả này hỗ trợ cho giả
thuyết rằng đa hình Arg399Gln có thể ảnh
hưởng đến khả năng sửa chữa DNA bằng
cách thay đổi cấu trúc của miền BRCT1 và do
đó ảnh hưởng tới khả năng tương tác của
XRCC1 với các protein khác trong con đường
BER.
V. KẾT LUẬN
Tỉ lệ phân bố các kiểu gen Gln/Gln, Arg/
Gln, Arg/Arg ở nhóm bệnh lần lượt là 12,8%,
39,2%, 48,0% và ở nhóm chứng lần lượt là
5,6%, 36,0%, 58,4%. Tỉ lệ alen Gln ở nhóm
bệnh là 32,4%, ở nhóm chứng là 23,6%.
Người mang kiểu gen Gln/Gln có nguy cơ
mắc SLE cao gấp 2,47 lần kiểu gen Arg/Gln
hoặc Arg/Arg (p = 0,049). Tỷ lệ alen Gln của
nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng (p =
0,029), với OR = 1,55 nghĩa là nguy cơ phát
triển bệnh SLE tăng lên 1,55 lần cho mỗi alen
Gln.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới khoa Thận Tiết niệu - Bệnh viện
Bạch Mai; Trung tâm Nghiên cứu Gen -
Protein, Trường Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ
và tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wallace D.J. (2014). Lupus: the
essential clinician’s guide, Oxford University
Press, Oxford; New York.
2. Boodhoo K.D., Liu S., and Zuo X.
(2016). Impact of sex disparities on the clinical
manifestations in patients with systemic lupus
erythematosus: A systematic review and meta
-analysis. Medicine, 95(29), e4272.
3. Warchoł T., Mostowska A., Lianeri
M et al (2012). XRCC1 Arg399Gln Gene
TCNCYH 115 (6) - 2018 23
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Polymorphism and the Risk of Systemic Lupus
Erythematosus in the Polish Population. DNA
and Cell Biology, 31(1), 50 - 56.
4. Herrick A.L., Rafferty J.A., Margison
G.P (1995). DNA repair deficiency in systemic
lupus erythematosus; cause or consequence
of disease and implications for management.
Lupus, 4(6), 423 - 424.
5. Lee K.J., Dong X., Wang J et al (2002).
Identification of Human Autoantibodies to the
DNA Ligase IV/XRCC4 Complex and Mapping
of an Autoimmune Epitope to a Potential
Regulatory Region. The Journal of
Immunology, 169(6), 3413 - 3421.
6. Hung R.J (2005). Genetic Polymorphisms
in the Base Excision Repair Pathway and
Cancer Risk: A HuGE Review. American
Journal of Epidemiology, 162(10), 925 - 942.
7. Caldecott K.W (2003). XRCC1 and
DNA strand break repair. DNA Repair (Amst),
2(9), 955 - 969.
8. Lindahl T. and Wood R.D (1999).
Quality control by DNA repair. Science, 286
(5446), 1897 - 1905.
9. De Azevedo Silva J., Addobbati C.,
Sandrin-Garcia P et al (2014). Systemic
Lupus Erythematosus: Old and New
Susceptibility Genes versus Clinical
Manifestations. Current Genomics, 15(1), 52 - 65.
10. Lin Y.J., Wan L., Huang C.M et al
(2009). Polymorphisms in the DNA repair
gene XRCC1 and associations with systemic
lupus erythematosus risk in the Taiwanese
Han Chinese population. Lupus, 18(14), 1246
–1251.
11. Salimi S., Mohammadoo-khorasani
M., Tabatabai E et al (2014). XRCC1
Arg399Gln and Arg194Trp Polymorphisms
and Risk of Systemic Lupus Erythematosus in
an Iranian Population: A Pilot Study. BioMed
Research International, 2014, 1 – 5.
12. Zhang M.Y., Yang X.K., Lv T.T et al
(2018). Meta-analysis of associations between
XRCC1 gene polymorphisms and
susceptibility to systemic lupus erythematosus
and rheumatoid arthritis. International Journal
of Rheumatic Diseases, 21(1), 179 - 185.
13. Lwanga S.K. and Lemeshow S
(1991). Sample size determination in health
studies: a practical manual, World Health
Organization, Geneva.
14. Vidal A.E (2001). XRCC1 coordinates
the initial and late stages of DNA abasic site
repair through protein-protein interactions. The
EMBO Journal, 20(22), 6530- 6539.
15. Monaco R., Rosal R., Dolan M.A et
al (2007). Conformational effects of a common
codon 399 polymorphism on the BRCT1
domain of the XRCC1 protein. Protein J, 26
(8), 541 - 546.
Sum