Đặc điểm giải phẫu bệnh u sinh dục trẻ em

Mục tiêu: khảo sát nhóm tuổi, giới tính, đặc điểm đại thể và kết quả giải phẫu bệnh và mối liên quan giữa tỷ lệ ác tính với tuổi, giới và đặc điểm đại thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu và mô tả cắt ngang. Đối tượng gồm 398 trường hợp bệnh nhi có kết quả giải phẫu bệnh u sinh dục tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1982 đến 2012. Kết quả: Trong 398 trường hợp u sinh dục có 76 trẻ em nam và 322 trẻ em nữ mắc bệnh, tỷ lệ nam/nữ = 1/4. Tuổi mắc bệnh trung bình của trẻ nam là 3 tuổi, trẻ nữ là 8,8 tuổi. Kích thước trung bình của u tinh hoàn là 4,3 cm, của u buồng trứng là 7 cm. U tinh hoàn chủ yếu là u đặc 73,3%. U buồng trứng chủ yếu là u bọc 65,5%. Có mối tương quan giữa tuổi, giới, u đặc với tỷ lệ ác tính. Có mối tương quan giữ kích thước u buồng trứng với tỷ lệ ác tính. Kết luận: U sinh dục ở trẻ em có sự khác biệt rõ ở 2 giới. U tinh hoàn thường gặp ở tuổi < 5 tuổi, đại thể dạng đặc tỷ lệ ác tính cao. U buồng trứng thường lành tính.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giải phẫu bệnh u sinh dục trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  124 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH U SINH DỤC TRẺ EM   Nguyễn Anh Quốc*, Trần Minh Lâm*, Hứa Thị Ngọc Hà**  TÓM TẮT  Mục tiêu: khảo sát nhóm tuổi, giới tính, đặc điểm đại thể và kết quả giải phẫu bệnh và mối liên quan giữa tỷ  lệ ác tính với tuổi, giới và đặc điểm đại thể.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu và mô tả cắt ngang. Đối tượng gồm 398 trường hợp  bệnh nhi có kết quả giải phẫu bệnh u sinh dục tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1982 đến 2012.  Kết quả: Trong 398 trường hợp u sinh dục có 76 trẻ em nam và 322 trẻ em nữ mắc bệnh, tỷ lệ nam/nữ =  1/4. Tuổi mắc bệnh trung bình của trẻ nam là 3 tuổi, trẻ nữ là 8,8 tuổi. Kích thước trung bình của u tinh hoàn là  4,3 cm, của u buồng  trứng  là 7 cm. U  tinh hoàn chủ yếu  là u đặc 73,3%. U buồng  trứng chủ yếu  là u bọc  65,5%. Có mối tương quan giữa tuổi, giới, u đặc với tỷ lệ ác tính. Có mối tương quan giữ kích thước u buồng  trứng với tỷ lệ ác tính.   Kết luận: U sinh dục ở trẻ em có sự khác biệt rõ ở 2 giới. U tinh hoàn thường gặp ở tuổi < 5 tuổi, đại thể  dạng đặc tỷ lệ ác tính cao. U buồng trứng thường lành tính.   Từ khóa: u sinh dục, u tinh hoàn, u buồng trứng  ABSTRACT  PATHOLOGIC FEATURES OF GONADAL TUMORS IN CHILDREN  Nguyen Anh Quoc, Tran Minh Lam, Hua Thi Ngoc Ha  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 124 ‐ 130  Objective: To evaluate group age, sex, gross features and pathologic diagnosis and identify the correlation  between the ratio of malignancy and age, sex and gross features.   Methods: A  cross‐  sectional  retrospective  study  included  398  cases  of  gonadal  tumors  have  diagnosed  microscopically in Children Hospital No 2 ‐ Ho Chi Minh city from 1982 to 2012.  Results:  In  398  cases  of  gonadal  tumors  include  76 male  children  and  322  female  children with  ratio  male/female is 1/4. The age distribution is from newborn to 15 year olds, the average is 3 year olds in male and  8,8  year  olds  in  female. The  average  diameter  is  4,3  cm  in  testicular  tumors  and  7,0  cm  in  ovary  tumors.  Testicular tumors are common solid whether ovary tumors are common cystic. Correlation between the ratio of  malignancy with age, sex and solid tumors were significant. Correlation between the ration of malignancy with  diameter of ovary tumors is also significant.   Conclusions:  Gonadal  tumors  have  different  in  two  groups.  The  young  age  (<5  year  olds),  solid,  malignancy were common in testicular tumors. Benign is common in ovary tumors.  Key words: gonadal tumor, testicular tumor, ovary tumor.  *Khoa Giải phẫu bệnh ‐ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM  ** Bộ môn Giải phẫu bệnh‐ Đại học Y Dược TP. HCM  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Anh Quốc   ĐT: 0979949817   Email: bacsiquoc_thao@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  125 ĐẶT VẤN ĐỀ  U  sinh dục  ở  trẻ  em  là  bệnh  lý  hiếm  gặp.  Trên  thế giới có một số nghiên cứu cho  thấy u  buồng  trứng  chiếm  khoảng  6%  toàn  bộ  u  trẻ  em(129) còn u tinh hoàn gặp ít hơn, chỉ chiếm 3%  toàn bộ u trẻ em(2). Tại Việt Nam, nghiên cứu về  bệnh lý này còn rất ít, chúng tôi chỉ thấy có 1 bài  viết về u sinh dục trẻ em nam và 1 bài viết về u  sinh dục ở trẻ em nữ vào năm 1999 tại Bệnh viện  Nhi Đồng 1.  U  sinh  dục  ở  trẻ  em  là  bệnh  lý  khó  chẩn  đoán về Lâm Sàng cũng như Giải Phẫu Bệnh. Về  Lâm  Sàng,  ở  trẻ nữ do vị  trí  của buồng  trứng  nằm  sâu  trong  ổ  bụng  nên  thường  chẩn  đoán  muộn. Còn về Giải Phẫu Bệnh, những loại u ác  tính  có  hình  thái  tế  bào  học  đa  dạng.  Nhiều  trường  hợp  tế  bào  biệt  hóa  kém  nên  khó  xác  định nguồn gốc tế bào.  Tại  Bệnh  viện Nhi  Đồng  2,  trong  vòng  30  năm  từ  1982  đến  2012  đã  có  398  trường  hợp  bệnh nhi  được  điều  trị phẫu  thuật u  sinh dục.  Trong  số  này,  bệnh  lý  thường  gặp  nhất  là  u  mầm bào. Đây là loại bệnh lý có tỷ lệ ác tính cao  nhưng đáp ứng tốt với hóa trị. Để hiểu rõ hơn về  bệnh lý u sinh dục ở trẻ em, chúng tôi thực hiện  công trình này với các mục tiêu khảo sát nhóm  tuổi, giới tính, đặc điểm đại thể và kết quả giải  phẫu bệnh và mối  liên quan giữa  tỷ  lệ ác  tính  với tuổi, giới và đặc điểm đại thể.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng  398  ca  (phiếu  xét  nghiệm  giải  phẫu  bệnh,  bệnh phẩm,  tiêu bản khối paraffin) u  sinh dục  trẻ em được phẫu  thuật và chẩn đoán  tại khoa  giải phẫu bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 2  từ năm  1982 đến 2012.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang  Bệnh phẩm  là  các mẫu  sinh  thiết  được gởi  đến phòng giải phẫu bệnh. Sau đó các mẫu được  cố  định  bằng  formol  buffer,  khử  nước  và  vùi  nến, cắt lát mỏng 3 micrometre và được nhuộm  bằng  phương  pháp  HE  (Hematoxyline  và  Eosine).   Thu thập dữ liệu bệnh nhân (tuổi, giới, vị trí  u, kích  thước u, hình dạng  đại  thể u)  từ  sổ và  phiếu lưu trữ tại khoa giải phẫu bệnh  Khảo sát vi thể dưới kính hiển vi quang học  Một số ca khó chẩn đoán được nhuộm thêm  PAS, Trichrom và hóa mô miễn dịch  Xếp loại mô học dựa theo bảng phân loại của  tổ  chức  y  tế  thế  giới  của  u  tinh  hoàn  (15)và  u  buồng trứng(3)  Dùng phần mềm SPSS để xử lý thống kê.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Phân bố tuổi, giới  Bảng 1: Phân bố tuổi giới của 398 ca  0-5 tuổi 6-10 tuổi 11-15 tuổi Tổng Nam 64 (84,2%) 9 (11,8%) 3 (3,9%) 76 (100%%) Nữ 74 (23,0%) 117(36,3%) 131 (40,7%) 322 (100%) Tổng 138 126 134 398 U  sinh dục  ở  trẻ nam  ít gặp hơn nữ,  tỷ  lệ  nam/nữ ≈ 1/4  U  sinh  dục  ở  trẻ  nam  thường  gặp  trước  5  tuổi 64 trường hợp chiếm tỷ lệ 84,2%. Tuổi trung  bình là 3,0 ± 3,1  U sinh dục ở  trẻ nữ có xu hướng  tuổi càng  lớn tỷ lệ gặp càng cao  Tuổi trung bình là 8,8 ± 4,2  Tương quan giữa độ tuổi và ác tính  Tương quan giữa tuổi và ác tính: Trong 398  trường hợp có 24  trường hợp u bị hoại  tử xuất  huyết nên không xác  định  được bản  chất  lành  ác. Còn lại 374 trường hợp với kết quả sau  Bảng 2: Tương quan giữa độ tuổi và ác tính  Lành tính Ác tính Tổng 0-5 tuổi 70 (53%) 62 (47%) 132 (100%) 6-15 tuổi 211 (87,2%) 31 (12,8%) 242 (100%) Tổng 281 93 374 Nhận xét: Tỷ lệ ác tính 0‐5 tuổi= 62/132=47%  cao hơn 6‐15  tuôỉ = 31/211=12,8%. Tương quan  có nghĩa thống kê (p < 0.05)  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  126 Tương quan giới và ác tính  Bảng 3: Tương quan giữa giới và ác tính  Lành tính Ác tính Tổng Nam 26 (34,2%) 50 (65.8%) 76 (100%) Nữ 255 (85,6%) 43 (14,4%) 298 (100%) Tổng 281 93 374 Nhận xét: Nam  tỷ  lệ ác  tính 65,8% cao hơn  nữ 14,4%. Tương quan có ý nghĩa thống kê (p <  0.05)  Kích thước u  Trong 398 trường hợp u sinh dục chúng tôi  chỉ hồi cứu lại 208 trường hợp với kết quả sau:  Bảng 4: Phân bố kích thước u của tinh hoàn và  buồng trứng  15cm Tổng U tinh hoàn 33 (73,3%) 11 (24,4%) 1 (2,3%) 0 45 (100%) U buồng trứng 74 (45,4%) 65 (39,9%) 16 (9,8%) 8 (4,9%) 163 (100%) Tổng cộng 107 76 17 8 208 U  tinh  hoàn  phần  lớn  kích  thước  <  5cm:  73,7%. Kích thước trung bình 4,3 ± 2,4 cm  U  buồng  trứng  kích  thước  <  5cm:  43,6%.  Kích thước trung bình 7,0± 3,9cm  Tương quan giữa kích thước u tinh hoàn, u  buồng trứng và ác tính  Bảng 5: Tương quan giữa kích thước u tinh hoàn, u  buồng trứng và ác tính  Lành tính Ác tính Tổng U tinh hoàn < 5cm 13 (39,4%) 20 (60,6%) 33 (100%) 45 > 5cm 3 (25%) 9 (75%) 12 (100%) U buồng trứng < 5cm 72 (97,3%) 2 (2,7%) 74 (100%) 163 > 5cm 71 (79,8%) 18 (20,2%) 89 (100%) Lành tính Ác tính Tổng Tổng 159 49 208 U tinh hoàn   5cm tỷ lệ ác tính là 75%. Tương quan không có ý  nghĩa thống kê.   U buồng trứng   5cm tỷ lệ ác tính là 20.2% Tương quan có nghĩa  thống kê (p <0,05)  Đại thể  Bảng 6: Đặc điểm đại thể  U bọc U vừa bọc, vừa đặc U đặc Tổng U tinh hoàn 10 (22,2%) 2 (4,5%) 33 (73,3%) 45 (100%) U buồng trứng 106 (65,0%) 37 (22,7%) 20 (12,3%) 163 (100%) Tổng cộng 116 39 53 208 U tinh hoàn chủ yếu là u đặc 73,3%. U buồng  trứng chủ yếu là u bọc 65,5%  Tương quan  giữa  đặc  điểm  đại  thể  và  ác  tính  Bảng 7: Tương quan giữa đặc điểm đại thể và ác  tính.  Lành tính Ác tính Tổng U đặc 14 (26,4%) 39 (73,6%) 53 (100%) U bọc và u vừa bọc vừa đặc 145 (93,5%) 10 (6,5%) 155 (100%) Tổng 149 49 208 U đặc có tỷ lệ ác tính là: 73,6% cao hơn dạng  còn lại là dạng u bọc hoặc u có thành phần bọc  và đặc với tỷ lệ ác tính chỉ có 6,5%. Tương quan  có ý nghĩa thống kê (p<0,05).  Loại mô học   *Loại mô học u buồng trứng  Bảng 8: Loại mô học của u buồng trứng  U lành U ác Loại mô học Số ca % Loại mô học Số ca % U thượng mô chung 68 ca (22,8%) U bọc dịch nhầy 8 68 (26,7%) U bọc dịch trong 60 U xuất nguồn từ mầm bào 222 ca (74,5%) U bọc bì 43 180 (70,6%) U nghịch mầm 7 42 (97,7%) U quái ác 19 (44,2%) U quái lành 137 U xoang nội bì phôi 3 carcinôm phôi 13 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  127 U lành U ác Loại mô học Số ca % Loại mô học Số ca % U mô đệm dục:8ca (2,7%) U hạt bào 6 7 (2,7%) U nguyên bào nam 1 1 (2,3%) U mô đệm xơ hóa 1 Tổng cộng 255 43 Trong 322 u buồng trứng ở nữ có 24 trường  hợp u bị hoại tử xuất huyết, cho nên không xác  định được  loại mô học. 298  trường hợp còn  lại  khảo  sát  cho  thấy u mầm nào  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất = 74,5%,   *Loại mô học u tinh hoàn  Bảng 6: Loại mô học của u tinh hoàn  U lành U ác Loại mô học Số ca % Loại mô học Số ca % U mầm bào 72 ca (94,8%) U bọc bì 4 23 (88,5%) U quái ác 3 (6%) 49 (98,0%) U quái lành 19 U xoang nội bì phôi 22 carcinôm phôi 24 U mô đệm dục U tế bào Leydig 1 1 (3,8%) U trung mô U sợi nhầy 1 2 (7,7%) Lymphôm 1 1 (2,0%) U mỡ mạch 1 Tổng 26 50 U tinh hoàn chủ yếu gặp ở nhóm mầm bào  chiếm 94,8%  BÀN LUẬN  Tuổi, giới  Có sự khác biệt rất lớn về phân bố tuổi của 2  giới. Trong nghiên cứu này u tinh hoàn thường  gặp ở nhóm tuổi < 5 tuổi chiếm 84% và không có  trường hợp nào trên 13 tuổi . Tuy nhiên u buồng  trứng lại phân bố khá đồng đều ở các nhóm tuổi  từ sơ sinh cho đến 15 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ nghiên  cứu này  là 1/4 cho  thấy  thấp hơn  thống kê cùa  Bệnh viện nhi  đồng  1  là  tỷ  lệ nam/nữ khoảng  1/2(11). Theo y văn, u buồng trứng chiếm khoảng  6%  toàn bộ u  trẻ em(129) còn u  tinh hoàn gặp  ít  hơn, chỉ chiếm 3% toàn bộ u trẻ em(2).  Tuổi  trung bình của nam  trong nghiên cứu  này là 3 tuổi, thường gặp ở tuổi < 5 tuổi là 84,3  %. Tuổi  của  trung  bình  của  nữ  là  8,8  tuổi  cao  hơn nam gần 5 tuổi. Tuổi càng nhỏ thì khả năng  ác tính càng cao và tỷ lệ ác tính của u tinh hoàn  là  65,8%  cao  hơn  u  buồng  trứng14,4%.  Tương  quan có nghĩa thống kê (p < 0,05).  Kết  quả  này  khá  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của Bệnh viện Nhi Đồng 1 với  tuổi  trung bình  của nam  là 2,7  tuổi  (7) của nữ  là 9,5  tuổi (6). Tuy  nhiên về tỷ  lệ ác tính của u tinh hoàn  là 90,2%,  của  buồng  trứng  là  27,6%  cao  hơn  hẳn  so  với  chúng tôi.  Theo y văn, trước đây u tinh hoàn chiếm tỷ  lệ  ác  tính  cao(2) nhưng một  số nghiên  cứu  cho  thấy tỷ lệ ác tính không cao lắm như nghiên cứu  của Taskinen và cộng sự trên 34 bệnh nhân, tỷ lệ  ác  tính  của u  tinh hoàn  chỉ  chiếm  32%(16). Còn  nghiên cứu của Anna Bujons và cộng sự với 15  trường  hợp  tỷ  lệ  ác  tính  chỉ  có  20%(2).  Có  lẽ  những báo cáo về u  tinh hoàn chưa nhiều nên  chưa thể có số liệu rõ ràng được  Tỷ  lệ ác  tính của u buồng  trứng của  trẻ em  trên thế giới được tổng kết từ nhiều nghiên cứu  từ 1940 đến 1993 gồm 2026 trường hợp cho thấy  tỷ lệ ác tính là 33%(1), cao gấp đôi so với nghiên  cứu của chúng tôi. Tuy nhiên thống kê trên cũng  nêu  ra  tỷ  lệ ác  tính của nhiều nghiên cứu  thay  đổi từ 13% tới 85%.   Kích thước u  U  tinh  hoàn  phần  lớn  kích  thước  <  5cm:  73,7%. Kích  thước  trung  bình  của u  là  4,3cm  .  Trong nghiên cứu này, u tinh hoàn < 5cm tỷ lệ ác  tính  là 60,6 % và  trên 5cm  tỷ  lệ ác  tính  là 75%.  Tuy  nhiên  mối  tương  quan  này  không  có  ý  nghĩa thống kê.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  128 U buồng trứng kích thước trung bình 7.0cm  cao gần gấp 3cm so với u tinh hoàn.Với u buồng  trứng, kích  thước  càng  lớn  thì  độ  ác  tính  càng  cao và mối tương quan có ý nghĩa thống kê với  u   5cm tỷ lệ ác tính lên đến 20,2%, kết quả này phù  hợp với kết quả của Bệnh viện Nhi Đồng 1 là u  buồng trứng càng lớn thì tỷ lệ ác tính càng cao(6)  Với u  tinh hoàn, u dễ phát hiện khi đủ  lớn  bằng  khám  lâm  sàng,  đây  cũng  là  dấu  hiệu  chính khi cha mẹ đưa trẻ đến khám. Còn với u  buồng trứng thì phải cần phải trợ giúp thêm của  hình ảnh học nên u thường có kích thước lớn khi  mới phát hiện.  Đại thể  U  được phân  chia  làm 3 dạng:  đặc, bọc và  dạng  hỗn  hợp  vừa  có  thành  phần  bọc  vừa  có  thành phần đặc. U bọc thường gặp trong nhóm  u  thượng mô  tạo  nên  cấu  trúc  bọc  bên  trong  chứa dịch  trong hoặc nhầy  (14) đây  là nhóm mô  học thường lành tính ở trẻ em. U đặc gặp nhiều  trong u xoang nội bị phôi, carcinôm phôi (129) nên  về đại thể, u bọc có tỷ lệ ác tính cao hơn u đặc.  Nên kết quả của chúng tôi u tinh hoàn chủ yếu  là u đặc 73,3% u buồng trứng chủ yếu  là u bọc  65,5%; u  đặc có  tỷ  lệ ác  tính  là: 73,6%  cao hơn  dạng còn lại là dạng u bọc hoặc u có thành phần  bọc và đặc với  tỷ  lệ ác  tính chỉ có 6,5%,  tương  quan này có ý nghĩa thống kê là phù hợp.  Loại mô học  *U thượng mô  U thương mô là nhóm mô học của u buồng  trứng thường gặp ở tuổi trưởng thành và tỷ lệ  ác tính tăng dần theo độ tuổi(14) . U thượng mô  chiếm  khoảng  60%  u  buồng  trứng  và  chiếm  90%  u  buồng  trứng  ác  tính  ở  người  trưởng  thành, u hiếm gặp hơn ở trước tuổi dậy thì và  rất hiếm ác tính ở độ tuổi này(129) Trong nghiên  cứu của chúng tôi, u gặp 26,7% trường hợp và  không  có  trường  hợp  nào  ác  tính.  Những  nghiên cứu khác cũng ghi nhận u  thượng mô  buồng  trứng  là  u  ít  gặp  ở  trẻ  em  chỉ  chiếm  khoang 15% toàn bộ u buồng trứng(10).  *U mầm bào  Đây  là  loại u sinh dục  thường gặp nhất  ở  trẻ em,  tuổi càng nhỏ  thì xuất độ u mầm bào  càng cao(13), (5). Tuổi càng nhỏ, u mầm bào càng  dễ ác tính. Ở người lớn u thường lành tính với  cấu trúc mô học thường gặp là u quái lành và  u bọc bì lành(129).  Trong  ngiên  cứu  này  tuổi  của  trẻ  em  nam  mắc bệnh thấp hơn tuổi của trẻ em nữ nên tỷ lệ  mắc u mầm bào cũng cao hơn: 94,8% ở trẻ nam  so với 74,5%  ở  trẻ nữ. Nghiên cứu của Tác giả  Taskisen gốm 34 trường hợp u tinh hoàn trẻ em  thì u mầm bào chiếm  tỷ  lệ 85,3%  (16)còn nghiên  cứu của Morowitz trên 240 trường hợp u buồng  trứng  ở  trẻ  em  thì  u  mầm  bào  chiếm  tỷ  lệ  67,5%(10) hơi thấp hơn so với chúng tôi.  Loại u mầm bào lành tính thường gặp nhất ở  cả 2 giới là u quái lành  U quái ác tính thường gặp ở giới nữ, chiếm  tỷ  lệ 44,2% các  loại u ác của buồng  trứng khác  với Nhi Đồng 1 chỉ có 18,4% (6) thấp hơn một nửa  so với chúng tôi. trong khi đó ở trẻ nam chỉ có 3  trường  hợp  chiếm  tỷ  lệ  6%  các  u  ác  của  tinh  hoàn  Chẩn đoán quái ác tính ở trẻ em thường chủ  yếu có  thành phần ác  tính chủ yếu  là mô  thần  kinh  chưa  trưởng  thành,  thường  tạo  nên  cấu  trúc ống thần kinh. Phân độ mô học dưa vào số  lượng mô chưa  trưởng  thành, mô chưa  trưởng  thành càng nhiều thì độ ác càng cao(129)   U xoang nội bì phôi  là  loại u  thường gặp  trong nhóm tế bào mầm, còn gọi là u túi noãn  hoàng vì u  có  cấu  trúc giống  túi noãn hoàng  nguyên  thủy. U có cấu  trúc đặc và  thường có  một phần nhỏ là nang. U có độ ác cao, thường  xâm nhập mô xung quanh và di căn sớm qua  hệ  thống mạch  lympho. U  chế  tiết AFP  nên  được xem là chất chỉ điểm của u(129). Điều trị u  bằng phẫu thuật kết hợp với hóa trị. U không  đáp ứng với xạ trị. Tỷ lệ sống còn giai đoạn I ‐  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  129 II của bệnh  là 60‐100%, giai đoạn  III‐IV  là 50‐ 75% sau điều trị(3).  Carcinôm  phôi  cũng  là  u  của  tế  bào mầm  nhưng  hiếm  gặp  hơn  u  xoang  nội  bì  phôi. U  gồm những tế bào nguyên thủy giống những tế  bào trong quá trình phát triển rất sớm của phôi.  Và  được  xem  như  là  dạng  biệt  hóa  kém  nhất  trong nhóm tế bào mầm. U thường kết hợp các  thành phần khác trong nhóm tế bào mầm và hay  gặp nhất là thành phần của u xoang nội bì phôi.  U có thể chế tiết AFP hoặc HCG. Khi u chế tiết  HCG, có thể gây dậy thì sớm, chảy máu tử cung.  Cũng giống như u xoang nội bì phôi, u có độ ác  cao, di căn sớm, tiên lương sống còn tương tự và  không đáp ứng với xạ trị(3)  U  nghịch mầm  là  u  hiếm  gặp  của  buồng  trứng.  Nghiên  cứu  này  của  chúng  tôi  gặp  7  trường hợp  chiếm  tỷ  lệ  2,3%  tổng  số u  buồng  trứng. Theo nghiên cứu 188 trường hợp u buồng  trứng của Albell và cộng sự thì u chiếm tỷ lệ 5%  tỷ lê u buồng trứng (129) cao hơn nghiên cứu này  *U mô đệm dục  U mô  đệm  dục  là  loại  u  chiếm  tỷ  lệ  thấp  trong u  sinh dục. U  có  thể  xuất  nguồn  từ  hạt  bào,  vỏ  bào,  tế  bào  leydid  ,  tế  bào  sertoli.  U  thường có biểu hiện triệu chứng nội tiết  Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  gặp  6  trường hợp u hạt bào, 1 trường hợp u mô đệm  xơ hóa và 1 trường hợp ác tính là u nguyên bào  nam. Còn ở  trẻ nam chỉ gặp 1  trường hợp u  tế  bào Leydid  U hạt bào thường biểu hiện triệu chứng dậy  thì sớm vì sản xuất nhiều hoocmon sinh dục nữ  estrogen thường gây triệu chứng dậy thì sớm(129).  Tiên  lượng u dựa vào giai đoạn  lâm sàng, phụ  thuộc vào kích thước u, u vỡ, nhân không điển  hình(14).   *U trung mô  U  trung  mô  như  u  sợi,  u  cơ  vân,  lymphoma... là những u hiếm gặp nhưng chúng  tôi cũng gặp được 3  trường hợp ở  tinh hoàn: 1  trường hợp u sơi nhầy, 1 trường hợp u mỡ mạch  và 1 trường hợp lymphoma. Tuy nhiên ở buồng  trứng chúng tôi không gặp trường hợp nào  Lymphoma  tinh  hoàn  là  loại  u  hiếm  gặp,  thường là thứ phát . U nguyên phát gặp từ 1‐7%  và tuổi mắc bệnh thường>50 tuổi(12)  KẾT LUẬN  U sinh dục ở  trẻ em có sự khác biệt  rõ  ở 2  giới. U tinh hoàn thường gặp ở tuổi < 5 tuổi, đại  thể dạng đặc và tỷ lệ ác tính cao. U buồng trứng  thường lành tính, đại thể dạng nang và tỷ lệ ác  tinh thấp.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Breen  J,  Denehy  T  (2008).  Pediatric Ovarian Malignancies.  ISSN: 1756‐2228.  2. Bujons A, Sfulcini JC, Pascual M. (2010) Prepubertal testicular  tumous  and  efficacy  of  testicular  preserving  surgery.  BJU  internationnal 107: 1812 ‐ 1816  3. ChenW,  Bernardo  R  (2003).  Pathology  and  classification  of  ovarian  tumors.  North  American  Association  of  Central  Cancer Registries, 2631‐2641  4. Ciftci AO, Bingol‐Kolglu M,  Senocak ME.  (2001). Testicular  tumors  in children.  Journal of pediatric surgery 36(12):1796‐ 1801  5. Cronen PW, Nagari HS  (1988). Ovarian  tumors  in  children.  South Med J, 1988Apr, 81(4):464‐468  6. Hứa Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Khen: Hình  ảnh giải phẫu  bệnh u sinh dục trẻ em nữ. Y học TP. Hồ Chí Minh, Số đặc  biệt chuyên đề Giải phẫu bệnh 1999, Phụ bản tập 3, số 3: 7‐12  7. Hứa Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Khen: Hình  ảnh giải phẫu  bệnh u sinh dục trẻ em nam. Y học TP. Hồ Chí Minh, Số đặc  biệt chuyên đề Ung bướu học 1999, Phụ bản tập 3, số 4: 8‐12  8. James  L, Wayne  S  (1977). Ovarian  tumors  in  children  and  adolescents. Clinical Obtetrics and Gynecology, Vol. 20, No. 3,  September 1977: 607‐623.  9. Metcalfe  PD,  Farivar‐Mohseni H,  Farhat W,  (2003)Pediatric  testicular  tumors:  contemporary  incidence  and  efficacy  of  testicular