Đặt vấn đề: Trong phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, một trong những nguyên nhân ngoại lai
phổ biến là sự hiện diện động mạch thận cực dưới. Tuy nhiên việc mô tả về phương diện giải phẫu các dạng động
mạch cực dưới (ĐMCD) đến nay trong y văn trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn khá sơ nét. Vì thế, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với hy vọng cung cấp đầy đủ hơn những thông tin về mặt hình thái giải phẫu động
mạch thận cực dưới cho các nhà phẫu thuật niệu khoa lâm sàng nói riêng và đóng góp thêm về thông số sinh học
ở người Việt Nam nói chung.
Mục tiêu: Mô tả nguyên ủy, kích thước, đường đi và liên quan của ĐMCD ở người Việt Nam nhằm ứng
dụng trong các phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận – niệu quản do nguyên nhân bên ngoài và trong các phẫu thuật
mạch máu đoạn ngoài thận.
Phương pháp: Mô tả nghiên cứu cắt ngang với 81 thi hài người Việt Nam trưởng thành đã ướp formol tại
bộ môn Giải phẫu học - ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi phẫu tích từ năm 2003 đến năm
2011.
Kết quả: Trong 81 thi hài với 162 quả thận, chúng tôi nhận thấy có 9 quả thận có một ĐMCD (5,55%): 4
quả thận bên phải và 5 quả thận bên trái. Trong 9 ĐMCD đó, chúng tôi thấy có 6 ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM
chủ (66,67%), 3 ĐMCD có nguyên ủy từ thân ĐM rốn thận (33,33%). Trong mẫu khảo sát này không có
trường hợp nào có 2 ĐMCD trên cùng một thi hài và cũng không có trường hợp nào ĐM rốn phải có nguyên ủy
xuất phát thấp hơn ĐM rốn trái. Tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM chủ cao gấp 2 lần ĐMCD nguyên ủy từ thân
ĐM rốn. Tỉ lệ ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ của thận bên trái cũng cao gấp 2 lần so với thận bên phải. Tất
cả ĐMCD trong mẫu này đều đi trước bể thận hay phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Trong trường hợp
đa ĐM cung cấp máu cho thận (có sự hiện diện ĐM cực trên, hoặc đa ĐM rốn, hoặc cả hai) thì sự hiện diện ĐM
cực dưới là phổ biến (77,78%), nhưng đa ĐM rốn thận có kèm theo ĐMCD của cùng một thận lại chiếm tỉ lệ
thấp (11,11%).
Kết luận: Qua khảo sát 162 quả thận, sự hiện diện động mạch cực dưới tuy rất thấp (5,55%), nhưng
nguyên ủy của động mạch cực dưới từ động mạch chủ là phổ biến (66,67%), phần lớn xảy ra ở thận bên trái. Đa
số các thi hài có hiện diện động mạch cực dưới đều có các dạng động mạch khác đi kèm như động mạch cực trên,
đa động mạch rốn đối bên Và ngược lại, các động mạch cực dưới thường hiện diện ở thận có một động mạch
rốn. Không có đồng thời hai động mạch cực dưới trên cùng một thi hài.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giải phẫu học động mạch thận cực dưới ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
76
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỌC ĐỘNG MẠCH THẬN CỰC DƯỚI
Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Võ Văn Hải*; Nguyễn Gia Ninh*; Nguyễn Văn Nhựt*; Dương Văn Hải*; Vũ Lê Chuyên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, một trong những nguyên nhân ngoại lai
phổ biến là sự hiện diện động mạch thận cực dưới. Tuy nhiên việc mô tả về phương diện giải phẫu các dạng động
mạch cực dưới (ĐMCD) đến nay trong y văn trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn khá sơ nét. Vì thế, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với hy vọng cung cấp đầy đủ hơn những thông tin về mặt hình thái giải phẫu động
mạch thận cực dưới cho các nhà phẫu thuật niệu khoa lâm sàng nói riêng và đóng góp thêm về thông số sinh học
ở người Việt Nam nói chung.
Mục tiêu: Mô tả nguyên ủy, kích thước, đường đi và liên quan của ĐMCD ở người Việt Nam nhằm ứng
dụng trong các phẫu thuật hẹp khúc nối bể thận – niệu quản do nguyên nhân bên ngoài và trong các phẫu thuật
mạch máu đoạn ngoài thận.
Phương pháp: Mô tả nghiên cứu cắt ngang với 81 thi hài người Việt Nam trưởng thành đã ướp formol tại
bộ môn Giải phẫu học - ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được chúng tôi phẫu tích từ năm 2003 đến năm
2011.
Kết quả: Trong 81 thi hài với 162 quả thận, chúng tôi nhận thấy có 9 quả thận có một ĐMCD (5,55%): 4
quả thận bên phải và 5 quả thận bên trái. Trong 9 ĐMCD đó, chúng tôi thấy có 6 ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM
chủ (66,67%), 3 ĐMCD có nguyên ủy từ thân ĐM rốn thận (33,33%). Trong mẫu khảo sát này không có
trường hợp nào có 2 ĐMCD trên cùng một thi hài và cũng không có trường hợp nào ĐM rốn phải có nguyên ủy
xuất phát thấp hơn ĐM rốn trái. Tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM chủ cao gấp 2 lần ĐMCD nguyên ủy từ thân
ĐM rốn. Tỉ lệ ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ của thận bên trái cũng cao gấp 2 lần so với thận bên phải. Tất
cả ĐMCD trong mẫu này đều đi trước bể thận hay phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Trong trường hợp
đa ĐM cung cấp máu cho thận (có sự hiện diện ĐM cực trên, hoặc đa ĐM rốn, hoặc cả hai) thì sự hiện diện ĐM
cực dưới là phổ biến (77,78%), nhưng đa ĐM rốn thận có kèm theo ĐMCD của cùng một thận lại chiếm tỉ lệ
thấp (11,11%).
Kết luận: Qua khảo sát 162 quả thận, sự hiện diện động mạch cực dưới tuy rất thấp (5,55%), nhưng
nguyên ủy của động mạch cực dưới từ động mạch chủ là phổ biến (66,67%), phần lớn xảy ra ở thận bên trái. Đa
số các thi hài có hiện diện động mạch cực dưới đều có các dạng động mạch khác đi kèm như động mạch cực trên,
đa động mạch rốn đối bênVà ngược lại, các động mạch cực dưới thường hiện diện ở thận có một động mạch
rốn. Không có đồng thời hai động mạch cực dưới trên cùng một thi hài.
Từ khóa: Động mạch thận, động mạch rốn thận (ĐMRT), động mạch thận cực trên (ĐMCT), động mạch
thận cực dưới (ĐMCD), cuống thận.
ABSTRACT
ANATOMY OF THE LOWER POLAR ARTERIES OF THE VIETNAMESE KIDNEYS
Vo Van Hai*; Nguyen Gia Ninh; Nguyen Van Nhut; Duong Van Hai; Vu Le Chuyen
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 2 – 2011: 76 - 81
1 Bộ môn Giải Phẫu học, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Văn Hải ĐT: 0903323420 Email: drvovanhai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
77
Background: In the surgical treatment of ureteropelvic junction obstruction, one of the most common
extrinsic causes is the existence of the lower polar artery of the kidneys. However, there is little description of
anatomical categories of the lower polar artery in medical researches in the world in general and in Vietnam in
particular. Therefore, we carried out this study to provide surgeons with further information about anatomical
morphology of the lower polar artery of the Vietnamese kidney. Aim: Describe anatomical lower polar arteries of
the Vietnamese kidneys to apply for renal surgery.
Material and Method: We conducted a cross sectional descriptive study in 81 cadavers of Vietnamese
adults in the Anatomy Department Laboratory of the University of Medicine and Pharmacy at HCMC from 2003
to 2011.
Result: In 162 kidneys of 81 cadavers, there are 9 kidneys with one lower polar artery (5.55%): four right
kidneys and five left kidneys. Among the 9 lower polar arteries (LPA), six originate from the aorta (66.67%) and
three from renal hilar artery (HA) (33.33%). In this observation, there is no case of two LPAs in one cadaver, and
no case of hilar artery of the right kidney arising from lower position than that of the left kindey. The rate of LPAs
arising from the aorta is twice as high as the ones arising from HA. The rate of LPAs arising from aorta in the left
kidneys is also twice as high as the ones in the right kidneys. All of the 9 LPAs cross either in front of the pelvis or
ureteropelvic junction. In the multiple renal arteries (kidney with upper polar artery (UPA), or/and multiple hilar
arteries), the presence of LPA is common (77.78%), but the presence of multiple hilar arteries together with LPA
on one kidney is low (11.11%).
Conclusion: In this observation, the appearance rate of LPAs is low (5.55%), but the LPAs originating from
the aorta is common (66.67%), mostly in the left kidneys. The majority of cadavers with the presence of LPA has
UPA or/and multiple renal arteries on the opposite kidney. By contrast, the LPAs are often present in one hilar
renal artery. There is no case of two LPAs in one cadaver.
Key words: renal artery, hilar artery (HA), upper polar artery (UPA), lower polar artery (LPA), pedical of
kidney.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phẫu thuật bệnh lý hẹp khúc nối bể
thận – niệu quản, nguyên nhân bên ngoài hay
gặp nhất là sự hiện diện của động mạch cực
dưới (ĐMCD) “bất thường” đi ngang qua khúc
nối gây chít hẹp mà theo các tác giả có tỉ lệ khá
cao từ 30 – 49% các trường hợp(1,3,4,8). Điều trị bảo
tồn thận và bể thận trong bệnh lý hẹp khúc nối
là cần thiết(2), vì thế việc nắm vững các cấu trúc
và các dạng mạch máu cũng như đặc điểm giải
phẫu học về nguyên ủy, đường đi và liên quan
của ĐMCD ở người bình thường có ý nghĩa
quan trọng trong phẫu thuật bệnh lý này. Hơn
nữa, việc nghiên cứu các ĐMCD hiện nay còn
khá ít(5,6,10,11,12) nên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với hy vọng đưa ra kết quả góp phần
cung cấp thêm thông tin về số liệu hình thái của
ĐMCD cho các nhà niệu học nói riêng, và đồng
thời bổ sung cho ngành hình thái học và sách
giáo khoa về số liệu sinh học của thận ở người
Việt Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả các dạng động mạch thận cực dưới
trong cuống thận ở người Việt Nam trưởng
thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật hẹp
khúc nối bể thận – niệu quản và trong phẫu
thuật mạch máu thận đoạn ngoài thận.
Mục tiêu chuyên biệt
Mô tả nguyên ủy, kích thước, đường đi và
liên quan của ĐMCD trong cuống thận. Phân
loại và nêu ra tần suất các dạng hiện diện của
ĐMCD cung cấp máu cho thận.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
78
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Lấy mẫu theo cách thuận tiện và ngẫu
nhiên 81 thi hài của người Việt Nam trưởng
thành đã được ướp formol tại bộ môn Giải
Phẫu học - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2003 đến năm 2011. Tiêu chuẩn
loại trừ: những xác có sẹo mổ vùng bụng thắt
lưng có can thiệp trực tiếp trên mạch máu
thận làm thay đổi cấu trúc giải phẫu học ban
đầu (điều này thường chỉ thấy được khi phẫu
tích vào vùng bụng và hố thận).
Phẫu tích và ghi nhận kết quả
- Đường mổ: chọn đường trắng giữa trên và
dưới rốn, bờ dưới cung sườn hai bên và đường
ngang rốn hai bên đến đường nách giữa qua các
lớp của thành bụng.
- Cắt và bóc tách mạc nối lớn, bộc lộ dạ dày
– ruột. Sau đó lật vùng dạ dày và khối tá tụy
sang bên để bộc lộ vùng thận, rốn thận, niệu
quản, động mạch (ĐM) thận và tĩnh mạch (TM)
thận, đồng thời quan sát vị trí nguyên uỷ của
ĐM thận xuất phát từ ĐM chủ bụng.
- Bóc tách thận, cuống thận, TM chủ dưới,
ĐM thận, niệu quản thành một khối, đem ra
ngoài phẫu tích và làm bộc lộ rõ các mạch máu
vùng rốn và cuống thận để quan sát.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua khảo sát 162 quả thận được phẫu tích từ
năm 2003 đến năm 2011 tại bộ môn Giải Phẫu
học - Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận
thấy có 9 quả thận có một ĐM cực dưới, chiếm tỉ
lệ 5,55%, trong đó có 4 quả thận bên phải và 5
quả thận bên trái.
Nguyên ủy của ĐMCD
Đặc điểm chung: Với 9 quả thận có một
ĐMCD (5,55%). Trong 9 ĐMCD này có 6
ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ (66,67%), 3
ĐM cực dưới có nguyên ủy từ thân ĐM rốn
thận (33,33%). Và trong số 162 quả thận được
khảo sát thì tỉ lệ ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM
chủ là 3,7% (6/162) và nguyên ủy từ ĐM rốn là
1,85% (3/162). So sánh với báo cáo của Merklin
và Michele(6), tỉ lệ ĐMCD xuất phát từ ĐM chủ
theo quan sát của chúng tôi (3,7%) thấp hơn của
tác giả Merklin và Michele (6,9%) và tỉ lệ ĐMCD
xuất phát từ nhánh ĐM rốn thận của hai tác giả
này (3,1%) cũng cao hơn mẫu khảo sát của
chúng tôi (1,85%). Tuy nhiên hai tác giả này
trong báo cáo đã không phân biệt hay so sánh tỉ
lệ nguyên ủy ĐMCD bên trái và bên phải.
Bảng 1: Tóm tắt các tỉ lệ về nguyên ủy của ĐM cực
dưới
ĐM cực dưới
Nguyên ủy Tỉ lệ
ĐM chủ ĐM rốn thận
Chủ /
Rốn*
Đm chủ /
N*
ĐM Rốn /
N*
Thận 2
bên
66,67%
(n=6/9)
33,33%
(n=3/9)
2
3,7%
(n=6/162)
1,85%
(n=3/162)
Thận phải
22,22%
(n=2/9)
22,22%
(n=2/9)
1
1,23%
(n=2/162)
1,23%
(n=2/162)
Thận trái
44,44%
(n=4/9)
11,12%
(n=1/9)
4
2,46%
(n=4/162)
0,62%
(n=1/162)
Thận phải
/ thận trái 1/2 2
*Chủ / Rốn (lần): tỉ lệ so sánh ĐMCD có nguyên ủy ĐM chủ
và ĐM rốn. Với N=162 quả thận
Trong 9 ĐMCD đó có 4 ĐMCD bên phải (2
ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ, 2 ĐMCD xuất
phát từ thân ĐM rốn) và 5 ĐMCD bên trái (4
ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ và 1 ĐMCD
xuất phát từ thân ĐM rốn). Tỉ lệ xuất hiện
ĐMCD bên phải và bên trái là 5/4. Tuy nhiên, sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Do đó
trong mẫu khảo sát 162 quả thận này tỉ lệ xuất
hiện ĐMCD 2 bên thận là bằng nhau. Điều này
khác biệt với báo cáo của các nhà giải phẫu(5,10,11)
là ĐMCD bên phải gặp nhiều hơn bên trái. Từ
kết quả khảo sát này, chúng tôi cũng nhận thấy:
tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM chủ cao gấp 2 lần
(6/3) ĐMCD nguyên ủy từ thân ĐM rốn. Ngoài
ra, thận trái có tỉ lệ ĐMCD nguyên ủy từ ĐM
chủ cũng cao gấp 2 lần (4/2)) so với thận phải
(xem Bảng 1) Điều này có phải chăng phù hợp
với hình ảnh lâm sàng mà các nhà niệu khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
79
thường gặp trong các bệnh nhi có bệnh lý hẹp
khúc nối do ĐMCD bên trái gặp nhiều hơn bên
phải(4,7). Đây là điều cần được làm sáng tỏ hơn
nữa vì mẫu khảo sát của chúng tôi còn khá
khiêm tốn.
Kích thước của ĐMCD
Các số đo ĐM cực dưới được tóm tắt trong
Bảng 2.
Bảng 2: Các số đo của ĐM cực dưới
Các số đo (milimet)
ĐM cực dưới
Số
quả
thận
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất Trung bình
CD 9 28,40 92,40 56,0556 18,75547 Thận 2 bên
phải và trái
ĐK 9 0,90 4,40 2,5022 1,04223
CD 6 39,60 68,20 56,8667 10,39897 Nguyên ủy
từ ĐM Chủ
ĐK 6 0,90 4,40 2,5633 1,18309
CD 3 28,40 92,40 54,4333 33,62742 Nguyên ủy
từ ĐM Rốn
ĐK 3 1,34 2,93 2,3800 0,90117
CD: chiều dài; ĐK: đường kính
Đường đi và liên quan của ĐMCD (xem bảng 3)
Bảng 3: Tóm tắt liên quan của ĐM cực dưới
ĐM cực dưới
Nguyên Ủy Liên quan Cùng Bên Liên quan Đối Bên STT
Mã số thận
khảo sát
Nguyên Ủy
của 2 ĐMR*
ĐM Chủ ĐM Rốn Số ĐM Rốn Số ĐM Cực Trên Số ĐM Rốn Số ĐM Cực Trên
1 Phải - 1.2/02 0 1 1 1 2 1
2 Phải - 1.7/68 0 1 1 0 1 0
3 Phải - 2.4/59 + 4,5mm 1** 1 1 2 1
4 Phải - 4.6/26 0 1*** 1 0 1 0
5 Trái - 3.3/16 + 8,1mm 1 1 0 1 1
6 Trái - 4.4/24 + 9,6mm 1 1 2 1 1
7 Trái - 2.3/58 0 1 1 1 1 1
8 Trái - 2.1/69 + 5,7mm 1**** 2 1 3 1
9 Trái - 3.4/78 0 1 1 1 2 0
N 4 P + 5 T 6 3 (a) (b) (c) (d)
(*) Nguyên ủy của ĐM rốn 2 bên: (n = 0): xuất phát bằng nhau, (+): ĐMR phải xuất phát cao hơn (**)nhánh bên gần gốc chủ,
(***) nhánh tận tại rốn, (****) nhánh tận chia sớm của ĐMR 2 (a): N (1 ĐMR) = 8 ca (88,89%); N (2 ĐMR) = 1 ca (11,11%). (b):
N = 6 ca (66,66%) kèm ĐMCT cùng bên (c): N = 4 ca (44,44%) đa ĐMR đối bên, N = 5 ca (55,56%) 1 ĐMR đối bên . (d): N =
6 ca (66,66%) ĐMCT đối bên
Liên quan bể thận
Tất cả các ĐM cực dưới đều đi trước bể
thận hay khúc nối bể thận – niệu quản duy có
2 trường hợp ĐM cực dưới đơn thuần chỉ có 1
ĐM rốn thận mỗi bên và không có đi kèm ĐM
cực trên trong cùng một người. Và 7 trường hợp
ĐM cực dưới còn lại (chiếm tỉ lệ 7/9 = 77,78%)
đều có đi kèm 1 hoặc 2 ĐM cực trên của thận
cùng bên (6/9 = 66,66%) hoặc của thận đối bên
(6/9 = 66,66%).
Liên quan đa ĐM cung cấp máu cho thận
Khi khảo sát thận cùng bên, chúng tôi nhận
thấy duy nhất một trường hợp có 1 ĐM cực
dưới đi kèm 2 ĐM rốn thận cùng bên (1/9 =
11,11%), 8 trường hợp còn lại (8/9 = 88,89%) là 1
ĐM cực dưới đi kèm 1 ĐM rốn thận cùng bên.
Như vậy đa ĐM rốn thận có ĐMCD kèm theo
cùng bên chiếm tỉ lệ thấp (11,11%).
Với khảo sát thận đối bên, chúng tôi nhận
thấy xuất hiện 4 trường hợp (4/9 = 44,44%)
ĐM cực dưới đi kèm thận đối bên có đa ĐM
rốn thận (3 trường hợp 2 ĐM rốn thận và 1
trường hợp 3 ĐM rốn thận). Năm trường hợp
còn lại (5/9 = 55,56%) ĐM cực dưới có thận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011
80
đối bên có một ĐM rốn thận. Như vậy ĐMCD
hiện diện với sự xuất hiện không phổ biến đa
ĐM rốn thận đối bên.
Như vậy nếu chúng ta xét đến số lượng
động mạch cung cấp cho mỗi thận trên cùng
một người thì có 7 trường hợp có hiện diện
ĐMCD có kèm dạng đa ĐM cung cấp máu
cho thận khá cao (77,78%). Điều này có nghĩa
là trong trường hợp đa ĐM cung cấp máu cho
thận (hoặc kèm hiện diện ĐM cực trên, hoặc
đa ĐM rốn, hoặc cả hai) thì sự hiện diện ĐM
cực dưới là phổ biến (77,78%).
Liên quan về vị trí xuất phát của các ĐM thận
trong thận có ĐMCD:
Một điều thú vị rằng có 7 ĐMCD xuất phát
từ ĐM chủ và chỉ có 3 ĐMCD xuất phát từ thân
ĐM rốn thận. Nhưng trong 3 trường hợp xuất
phát từ ĐM rốn thận này, có một trường hợp
xuất phát rất gần ĐM chủ (gần gốc xuất phát
của ĐM rốn) (hình 1).
Hình 1: ĐMCD nguyên ủy từ ĐM rốn nhưng rất
gần ĐM chủ
Trường hợp thứ hai là nhánh tận chia khá
sớm của thân ĐM rốn thận thứ hai, khi ĐM rốn
thận thứ hai này cách ĐM chủ chỉ có 22,7mm
(trường hợp này có 3 ĐM rốn phải, 2 ĐM rốn
trái và 2 ĐM cực trên mỗi bên - hình.2). Trường
hợp còn lại ĐMCD là nhánh tận của ĐM rốn khi
ĐM rốn này cho các nhánh tận vào rốn thận
(hình.3). Cả 3 dạng ĐMCD này đều đi ngay
trước khúc nối bể thận – niệu quản.
Hình 2 ĐMCD nguyên ủy từ ĐM rốn thứ 2 trong
mẫu đa ĐM rốn 2 bên
Hình 3 ĐMCD là nhánh tận của ĐM rốn tại rốn thận
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy rằng trong
9 trường hợp thận xuất hiện ĐMCD thì có 5
trường hợp vị trí nguyên ủy của ĐM rốn bên
phải từ ĐM chủ ngang bằng với ĐM rốn trái, 4
trường hợp còn lại ĐM rốn bên phải cao hơn
ĐM rốn bên trái từ 4,5 - 9,6 mm. Không có
trường hợp nào ĐM rốn phải xuất phát thấp
hơn ĐM rốn trái. Câu hỏi đặt ra là có phải chăng
ĐM rốn thận trái do xuất phát bằng hoặc thấp
hơn thận phải trong sự xuất hiện ĐMCD hay
không, hay do chính sự xuất hiện ĐMCD này
đã làm cho thận trái không lên cao hơn được so
với thận phải và làm thận bên trái đã ngừng
xoay sớm (gọi là thận xoay bất toàn như các tác
giả Vũ Lê Chuyên, Stephens đã đề cập(9,13)) và
làm ĐM rốn thận trái có nguyên ủy như vậy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
81
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 81 thi hài với 162 quả thận
được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2011 tại bộ
môn Giải Phẫu học - Đại học Y Dược Tp.HCM
chúng tôi nhận thấy có 9 quả thận có 1 ĐM cực
dưới (5,55%): 4 quả thận bên phải và 5 quả thận
bên trái; có 6 ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ
(66,67%), và 3 ĐMCD có nguyên ủy từ thân ĐM
rốn thận (33,33%). Không có trường hợp nào có
2 ĐMCD trên cùng một thi hài. Tỉ lệ ĐMCD có
nguyên ủy từ ĐM chủ cao gấp 2 lần ĐMCD có
nguyên ủy từ thân ĐM rốn. Và ở thận bên trái
thì tỉ lệ ĐMCD có nguyên ủy từ ĐM chủ cũng
cao gấp 2 lần so với thận bên phải. Tất cả
ĐMCD trong mẫu khảo sát này đều đi trước bể
thận hay phía trước khúc nối bể thận – niệu
quản. Trong trường hợp đa ĐM cung cấp máu
cho thận (hoặc kèm hiện diện ĐM cực trên, hoặc
đa ĐM rốn, hoặc cả hai) thì sự hiện diện ĐM cực
dưới là phổ biến (77,78%). Tuy nhiên đa ĐM rốn
thận có kèm theo ĐMCD cùng bên lại chiếm tỉ lệ
thấp (11,11%). Không có trường hợp nào ĐM
rốn phải xuất phát thấp hơn ĐM rốn trái.
ĐỀ XUẤT
Do sự hiện diện ĐMCD rất thấp, chỉ có 9
trường hợp hiện diện ĐMCD trên 162 quả thận
được phẫu tích, nên các kết luận đưa ra còn
nhiều vấn đề cần được củng cố với số thi hài
nhiều hơn. Hy vọng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục
những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này trên
những cỡ mẫu lớn hơn. Đặc biệt, sẽ có thêm
những nghiên cứu phối hợp được thực hiện trên
những phương tiện hình ảnh học và trên người
sống trước và trong khi phẫu thuật để cho các số
liệu thống kê có ý nghĩa thực tế hơn, được ứng
dụng nhiều hơn trong ngành hình thái học nói
chung và ngành niệu học nói riêng.
Kết quả nghiên cứu này cũng phần nào
cho thấy được đặc điểm giải phẫu học khái
quát của ĐMCD về nguyên ủy, kích thước,
đường đi và liên quan của ĐMCD với các ĐM
cung cấp máu cho toàn bộ thận. Từ đó cho
thấy phần nào việc nhận định sự xuất hiện
ĐMCD trong bệnh lý khúc nối bể thận – niệu
quản do nguyên nhân bên ngoài. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này ít nhiều có ý nghĩa cho việc
đánh giá mạch máu cung cấp cho toàn bộ
thận trong việc chụp ĐM thận để khảo sát về
mặt giải phẫu trước khi lấy và ghép thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aaron G, Robbins M.A. (1984). Hydronephrosis due to aberrant
vessels: remarkable familial incidence with report of cases. J. Urol
60: 702.
2. Allen T. (1970). Congenital ureteral stricture. J Urol, 104: 19
3. Clark W.R., Malek R.S. (1988). Ueteropelvic Junction
Obstruction. Observation on the Classic Type in Adults, J Urol,
138: 276 – 279.
4. Johnston J.H. et al (1977). Pelvic hydronephrosis in children: A
review of 219 personal cases. J Urol 117: 97.
5. Lê Văn Cường (1991). Các dạng và dị dạng của động mạch ở
người Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ y học, TP. Hồ Chí Minh:
123 – 127.
6. Merklin R.J., Michele N.A. (1958). The variant renal and
suprarenal blood supply with data on the inferior phrenic,
ureteral and gonadal arteries: A statistical analysis based on 185
dissections and review of the literature. J Int Coll Surg, 29: 40 –
75.
7. Nguyễn Thanh Liêm (2002). Thận ứ nước do tắc phần nối bể
thận – niệu quản. Phẫu Thuật Tiết Niệu Trẻ Em, NXB Y học: 7 –
23.
8. Rooks V., Lebowitz R. (2001). Extrinsic Ureteropelvic Junction
Obstruction from a Crossing Renal Vessel: Demography and
Imaging. Pediatr Radiol, 31: 120 – 123.
9. Stephens F.D. (1982). Ureterovascular Hydronephrosis and
Aberrant Renal Vessels. J Urol. 128: 984 – 987.
10. Trịnh Xuân Đàn – Lê Gia Vinh (1995). Góp phần nghiên cứu
mạch máu cuống thận người Việt Nam trưởng thành. Hình thái
học, tập 5 (1): 14 – 15.
11. Trịnh Xuân Đàn – Lê Văn Minh (1996). Nghiên cứu dạng có
nhiều động mạch thận. Hình thái học, tập 6 (1): 32-34.
12. Trịnh Xuân Đàn (1999). Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài
thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt Nam trưởng
thành. Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội: 39 – 76.
13. Vũ Lê Chuyên (1996). Động mạch bất thường cực dưới và sự
liên hệ với bệnh lý khúc nối bồn thận – niệu quản bẩm sinh.
Hình thái học, tập 6 (2): 37 – 39.