Mục tiêu: U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, thường
có CD117 (+). Đột biến gen KIT gặp trong khoảng 60 – 80% trường hợp UMĐĐTH, là đích điều trị của imatinib.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm đột biến gen KIT trong UMĐĐTH.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 93 trường hợp UMĐĐTH chẩn đoán tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh ‐
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh từ 01/2007 đến 12/2012 được khảo sát đột biến gen KIT ở các exon 9, 11, 13 và
17 bằng kỹ thuật giải trình tự gen.
Kết quả: 57 trường hợp có đột biến KIT (61,3%). Đột biến gặp ở mọi vị trí UMĐĐTH được khảo sát bao gồm
dạ dày, ruột non, đại trực tràng, mạc treo và sau phúc mạc. Đột biến nhạy với imatinib ở exon 11 thường gặp nhất
(54,8%) và rất đa dạng, bao gồm đột biến điểm, đột biến mất đoạn, chèn đoạn và đột biến phức tạp. Các đột biến ít
nhạy với imatinib được phát hiện ở exon 9 (2 trường hợp) và exon 17 (4 trường hợp). Đột biến exon 9 xảy ra ưu thế
ở ruột non và có tiên lượng xấu.
Kết luận: Đa số UMĐĐTH có đột biến gen KIT, ưu thế exon 11 với các đột biến mất đoạn và đột biến điểm
thường gặp. Đột biến gen KIT exon 9 ưu thế ở ruột non và bệnh cảnh lâm sàng tiến triển.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm đột biến gen KIT trong u mô đệm đường tiêu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 43
ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN KIT TRONG U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Ngô Quốc Đạt*, Trần Hương Giang*, Hoàng Anh Vũ**, Hứa Thị Ngọc Hà*
TÓM TẮT
Mục tiêu: U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) là u trung mô thường gặp nhất của đường tiêu hóa, thường
có CD117 (+). Đột biến gen KIT gặp trong khoảng 60 – 80% trường hợp UMĐĐTH, là đích điều trị của imatinib.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm đột biến gen KIT trong UMĐĐTH.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 93 trường hợp UMĐĐTH chẩn đoán tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh ‐
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh từ 01/2007 đến 12/2012 được khảo sát đột biến gen KIT ở các exon 9, 11, 13 và
17 bằng kỹ thuật giải trình tự gen.
Kết quả: 57 trường hợp có đột biến KIT (61,3%). Đột biến gặp ở mọi vị trí UMĐĐTH được khảo sát bao gồm
dạ dày, ruột non, đại trực tràng, mạc treo và sau phúc mạc. Đột biến nhạy với imatinib ở exon 11 thường gặp nhất
(54,8%) và rất đa dạng, bao gồm đột biến điểm, đột biến mất đoạn, chèn đoạn và đột biến phức tạp. Các đột biến ít
nhạy với imatinib được phát hiện ở exon 9 (2 trường hợp) và exon 17 (4 trường hợp). Đột biến exon 9 xảy ra ưu thế
ở ruột non và có tiên lượng xấu.
Kết luận: Đa số UMĐĐTH có đột biến gen KIT, ưu thế exon 11 với các đột biến mất đoạn và đột biến điểm
thường gặp. Đột biến gen KIT exon 9 ưu thế ở ruột non và bệnh cảnh lâm sàng tiến triển.
Từ khóa: u mô đệm đường tiêu hóa, giải trình tự gen, đột biến, đột biến điểm
ABSTRACT
DETECTION OF KIT MUTATIONS IN GASTROINTESTINAL STROMAL TUMORS
Ngo Quoc Dat, Tran Huong Giang, Hoang Anh Vu, Hua Thi Ngoc Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 43 ‐ 50
Objectives: Gastrointestinal stromal tumor (GISTs) is the most common mesenchymal tumor of the
gastrointestinal tract, often showing CD117 expression. About 60–80% of GISTs have mutations of the KIT gene,
which are therapeutic targets for imatinib. Our aim is to analyse KIT mutations in GISTs.
Materials and methods: Tumors from 93 patients with GISTs diagnosed at Department of Pathology from
January 2007 to December 2012 were analysed for mutations in KIT exons 9, 11, 13, and 17.
Results: In total, 57 mutations (61.3%) were detected in all sites of GISTs including stomach, small intestine,
colon, mesentery, and retroperitoneum. Imatinib‐sensitive mutations in exon 11 are the most common mutations
detected (54.8%) which include point mutation, deletion, insertion, and complex mutation. In addition, 2 mutations
were found in exon 9 and 4 in exon 17. KIT exon 9 mutations are located predominantly in the small bowel and
associated with an unfavorable clinical course.
Conclusion: The majority of GISTs show KIT mutations, located with predilection in exon 11 in which deletion
and point mutation are predominant. KIT exon 9 mutations located predominantly in the small bowel and associated
with an unfavorable clinical course.
Key words: gastrointestinal stromal tumor, sequencing, mutation, point mutation
* Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TPHCM
** Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Ngô Quốc Đạt ĐT: 0903619468 Email: quocdat_yds@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 44
ĐẶT VẤN ĐỀ
U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) là
loại u trung mô đường tiêu hóa đặc hiệu, biểu
hiện dương tính với protein KIT (CD117)
và/hoặc có đột biến tăng chức năng của tiền gen
sinh ung KIT hoặc PDGFRA. Đặc điểm mô bệnh
học của UMĐĐTH rất đa dạng với ưu thế loại tế
bào hình thoi hoặc dạng biểu mô(7,14). Trên 95%
UMĐĐTH dương tính với KIT (CD 117), ngay
cả ở nhóm u với kiểu gen KIT không đột biến. 2‐
5% UMĐĐTH không có đột biến gen KIT,
nhưng phần lớn các trường hợp này biểu hiện
đột biến với gen PDGFRA cũng là thụ thể
tyrosin kinase (TK). Hiện nay, kỹ thuật giải trình
tự chuỗi DNA góp phần rất lớn trong việc chẩn
đoán các đột biến gen vì kỹ thuật này cho phép
phát hiện được vị trí các kiểu đột biến của đoạn
gen muốn khảo sát. Khám phá đột biến gen KIT
và PDGFRA trong UMĐĐTH có ý nghĩa quan
trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Imatinib
mesylate là thuốc ức chế chuyên biệt trên thụ thể
TK thuộc ABL, KIT và PDGFRA hiện nay được
chỉ định điều trị những bệnh nhân UMĐĐTH
giai đoạn trễ khi không thể phẫu thuật lấy u
hoặc u đã cho di căn(12). Tuy nhiên, mức độ nhạy
với imatinib không giống nhau giữa các kiểu đột
biến. Đột biến gen KIT thường gặp nhất ở exon
11 và nhạy với imatinib (80%); các đột biến exon
9, 13 và 17 hiếm gặp hơn, ít nhạy (đột biến exon
9 đáp ứng imatinib 50%) hoặc kháng với
imatinib (đột biến exon 17)(5). Vì thế, việc xác
định đột biến của gen KIT rất có ý nghĩa trong
điều trị imatinib cho bệnh nhân. Nghiên cứu này
nhằm mô tả đặc điểm đột biến gen KIT của 93
bệnh nhân UMĐĐTH tại bộ môn giải phẫu bệnh
Đại Học Y Dược TPHCM.
Mục tiêu
Khảo sát đặc điểm đột biến gen KIT trên
exon số 9, 11, 13 và 17.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
UMĐĐTH (CD117 dương tính) tại Bộ môn Giải
Phẫu Bệnh Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh từ
01/2007 đến 12/2012.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các trường hợp UMĐĐTH được chẩn đoán
xác định bằng HMMD với CD117 dương tính.
Có đầy đủ thông tin về vị trí u, chẩn đoán
lâm sàng và đặc điểm đại thể u.
Có đầy đủ khối mô vùi nến.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các u trung mô đường tiêu hóa có CD117
âm tính.
Các trường hợp UMĐĐTH không có thông
tin về vị trí u, chẩn đoán lâm sàng, đặc điểm đại
thể u.
Không đầy đủ khối mô u vùi nến.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ‐ giải
phẫu bệnh của 93 trường hợp UMĐĐTH từ
phiếu xét nghiệm Giải phẫu bệnh.
Phân tích đột biến gen KIT tại 4 exon 9, 11,
13 và 17 bằng phương pháp giải trình tự gen
trực tiếp trên khối mô u vùi nến qua các bước
căn bản sau:
Cắt mỏng mô u đã vùi nến 10μm, khử
paraffin bằng xylen và cồn tuyệt đối.
Ly trích DNA từ mẫu mô u.
Chạy PCR cho 4 exon số 9, số 11, số 13 và số
17.
Tinh sạch sản phẩm PCR.
Chạy phản ứng chuỗi sequence mẫu DNA
đã tinh sạch cho 4 exon số 9, số 11, số 13 và số
17.
Phân tích đột biến.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 45
Bảng 1: Các đoạn mồi dùng trong nghiên cứu đột biến gen KIT.
Tên mồi Trình tự DNA (5’---3’) Exon được khuếch đại Sản phẩm PCR (bp)
KIT-9F AGTATGCCACATCCCAAGTG 9 317 KIT-9R CAGAGCCTAAACATCCCCTTA
KIT-11F CCAGAGTGCTCTAATGACTG 11 236 KIT-11R ACCCAAAAAGGTGACATGGA
KIT-13F CATCAGTTTGCCAGTTGTGC 13 182 KIT-13R CAGCTTGGACACGGCTTTAC
KIT-17F GAACATCATTCAAGGCGTAC 17 392 KIT-17R TTTACATTATGAAAGTCACAGG
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh
UMĐĐTH
Bệnh nhân UMĐĐTH có độ tuổi dao động
từ 17 đến 88 tuổi. Tuổi trung bình là 55 tuổi.
Bệnh phân bố đều ở cả 2 giới. Nghiên cứu này
ghi nhận 49 trường hợp UMĐĐTH ở dạ dày, 28
trường hợp ở ruột non, 6 trường hợp ở đại trực
tràng, 10 trường hợp ngoài đường tiêu hóa. Kích
thước khối u dao động từ 1cm dến 23 cm, kích
thước trung bình 8cm. 49 trường hợp UMĐĐTH
có độ ác cao, chiếm 52,7%. 36,5% bệnh nhân ở
giai đoạn tiến xa (u di căn gan và phúc mạc)
(Bảng 2).
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh
UMĐĐTH.
Số trường hợp (n = 93) Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tuổi trung bình 55 tuổi
Giới tính Nam 47 49,5%
Nữ 46 50,5%
Vị trí Dạ dày 49 52,7%
Ruột non 28 30,1%
Đại trực tràng 6 6,5%
Mạc treo 7 7,5%
Sau phúc mạc 3 3,2%
Kích
thước u
< 5 cm 37 39,8%
5-10 cm 25 26,9%
> 10 cm 31 33,3%
Loại tế
bào
Hình thoi 70 75,3%
Dạng biểu mô 12 12,9%
Hỗn hợp 11 11,8%
Chỉ số
phân bào
< 5 PB/50 QTL 41 44,1%
5-10 PB/50 QTL 21 22,6%
> 10 PB/50 QTL 31 33,3%
Tiềm năng
ác tính
(Fletcher)
Thấp và rất thấp 27 29,1%
Trung bình 17 18,3%
Cao 49 52,7%
Giai đoạn
u
Khu trú 59 63,5%
Lan rộng
(u di căn gan và
phúc mạc)
34 36,5%
Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận tuổi
trung bình của bệnh nhân UMĐĐTH khoảng
50‐60 tuổi(13,15) và không có sự khác biệt về tần
xuất mắc bệnh giữa nam và nữ, ngoại trừ các
trường hợp UMĐĐTH ác tính thì tỉ lệ nam
nhiều hơn nữ(8,15).
UMĐĐTH ở dạ dày là vị trí thường gặp
nhất, tiếp theo là ruột non, tỷ lệ này cũng phù
hợp với các nghiên cứu khác(13,18). UMĐĐTH ở
dạ dày có tiên lượng tốt hơn, ít tái phát và di căn
hơn so với vị trí ruột non. U mô đệm đường tiêu
hóa ở ruột non có khả năng tái phát cao gấp 4
lần u ở dạ dày (40% so với 9%). Khoảng 20‐25%
UMĐĐTH ở dạ dày biểu hiện ác tính, ngược lại
có đến 40‐50% UMĐĐTH ở ruột non biểu hiện
ác tính(15). Hình thái tế bào trong UMĐĐTH ưu
thế loại tế bào hình thoi, tương tự các nghiên
cứu khác(13,18).
Hiện nay, tiên lượng UMĐĐTH rất khó dự
đoán. Nhìn chung, tỉ lệ tái phát sau cắt bỏ u
khoảng 40%‐70%, trung bình 54% trong vòng 5
năm(20). Một số trường hợp đặc biệt, UMĐĐTH
cho di căn hoặc tái phát, sau đó bệnh nhân được
điều trị cắt bỏ khối u, tiên lượng của bệnh nhân
vẫn rất tốt, thậm chí có trường hợp u còn thoái
triển tự nhiên. Nghiên cứu của chúng tôi có một
trường hợp UMĐĐTH ở hỗng tràng có tiềm
năng ác tính cao, tái phát đến 9 lần và xâm lấn
hết các cơ quan ở chu cung, không có di căn gan,
phổi, xương, được điều trị imatinib với liều gấp
đôi, bệnh nhân tử vong sau 106 tháng vì nhiễm
trùng tiểu (Bệnh nhân: Trương Bích L, 60 tuổi,
Mã số giải phẫu bệnh: Y11‐16197). Nhìn chung,
những trường hợp UMĐĐTH tái phát hoặc di
căn được xếp vào nhóm có tiên lượng xấu.
Ngoài việc cắt bỏ khối u di căn hoặc tái phát,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 46
bệnh nhân cần phải được khảo sát đột biến gen
KIT và gen PDGFRA, đồng thời điều trị thêm với
thuốc ức chế thụ thể TK là imatinib. Nếu bệnh
nhân đã được điều trị imatinib rồi mà vẫn diễn
tiến di căn hoặc tái phát thì phải xem xét tăng
liều điều trị với imatinib hoặc điều trị bằng
sunitinib (thuốc ức chế thụ thể TK thế hệ mới)(
9,10, 12).
Nghiên cứu này khá phù hợp với các nghiên
cứu khác khi ghi nhận gan và phúc mạc là hai vị
trí di căn thường gặp nhất. U hiếm khi cho di
căn đến xương, phổi và não (mặc dù đều là
những vị trí di căn theo đường máu)(18,19). Lopes
LF và cs còn báo cáo một số vị trí di căn rất hiếm
gặp khác như tuyến thượng thận và buồng
trứng(18).
Giải trình tự gen KIT trên mô u vùi nến
Khảo sát đột biến gen KIT của 93 trường hợp
UMĐĐTH ghi nhận tỷ lệ đột biến gen KIT là
62,4%.
Bảng 2: So sánh kết quả đột biến với các tác giả khác.
NC này Lasota(49) Tzen(21) Corless(6)
Có đột biến 61,3% 56% 68,7% 85%
Không đột biến 38,7% 44% 31,3% 15%
Tỉ lệ phát hiện đột biến gen KIT thay đổi tùy
theo các nghiên cứu, khoảng 20‐85%(6). Thông
thường tỷ lệ đột biến trên mẫu mô vùi nến thấp
hơn so với mô tươi và tỉ lệ phát hiện đột biến tỉ
lệ nghịch với “số tuổi” của mẫu mô vùi nến.
Nguyên nhân có thể do hiện tượng thoái hóa
của DNA theo thời gian lưu trữ trong paraffin.
Nghiên cứu Andersson ghi nhận đột biến gen
trên những khối mô vùi nến có tuổi thọ trên 15
năm có tỷ lệ đột biến thấp, 32% so với các khối
mô vùi nến có “tuổi thọ” dưới 5 năm có tỷ lệ đột
biến 67%(1).
Tỷ lệ đột biến giữa các exon
Trong 57 trường hợp có đột biến, 51 trường
hợp đột biến ở exon 11, chiếm 54,8% và là vị trí
đột biến thường gặp nhất. Các exon còn lại có tỷ
lệ đột biến thay đổi (Bảng 3).
Bảng 3: So sánh tỷ lệ các vị trí đột biến của gen KIT.
Các nghiên
cứu
Tỷ lệ phần trăm đột biến của gen
KIT (%)
Tổng
tỷ lệ
% đột
biến
Exon 9 Exon 11 Exon
13
Exon 17
Nghiên cứu này 2,2 54,8 0 4,3 61,3
Antonescu(3) 11 67 0 0 78
Lasota(16) 3 52 1 0 56
Hostein(11) 11 67,5 0,9 0,5 79,9
Trong tất cả các nghiên cứu về UMĐĐTH,
đột biến exon 11 thường gặp nhất, tiếp theo là
đột biến exon 9, 13 hoặc 17. Phân loại đột biến
cũng rất đa dạng, bao gồm đột biến điểm, đột
biến mất đoạn, đột biến chèn đoạn và đột biến
phức tạp(3,11,16).
Bảng 4: Đối chiếu đặc điểm giải phẫu bệnh và vị trí đột biến.
Đặc điểm Có đột biến Exon 11 (n = 51) (%) Các exon khác (n = 6) (%)
Vị trí Dạ dày 32 (62,7) 2 (33,3)
Ruột non 14 (27,5) 3 (50,0)
Vị trí khác 5 (9,8) 1 (16,7)
Kích thước u: <5 cm 17 (33,3) 2 (33,3)
5-10 cm 15 (29,4) 1 (16,7)
>10 cm 19 (37,3) 3 (50,0) *
Loại tế bào Hình thoi
Dạng biểu mô
Hỗn hợp
39 (76,5)
6 (11,8)
6 (11,8)
6 (100)**
0
0
Chỉ số phân
bào:
<5 PB/50 QTL 22 (43,1) 3 (50,0)
5-10 PB/50 QTL 11 (21,6) 1 (16,7)
>10 PB/50 QTL 18 (35,3) 2 (33,4)***
Phân độ tiềm
năng ác tính
Thấp+ rất thấp 11 (21,6) 3(50,0)
Trung bình 12 (23,5) 0
Cao 28 (54,9) 3 (50,0) ****
Giai đoạn: Khu trú 30 (58,9) 4 (66,7)
Lan rộng 21 (41,2) 2 (33,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 47
Đặc điểm Có đột biến Exon 11 (n = 51) (%) Các exon khác (n = 6) (%)
Loại đột biến Điểm
Mất đoạn
Chèn đoạn
Phức tạp
18 (35,2)
23 (45,1)
3 (5,9)
7 (13,8)
4 (66,7) (exon 17)
0
2 (33,3) (exon 9)
0
* 1 trường hợp exon 9 và 2 trường hợp exon 17. ** 2 trường hợp exon 9, 4 trường hợp exon 17.
*** 2 trường hợp exon 9. **** 2 trường hợp exon 9 và 1 trường hợp exon 17.
Đột biến exon 11 của gen KIT được ghi nhận
ở mọi vị trí u khác nhau trên đường tiêu hóa từ
thực quản đến ống hậu môn(2,14). Nghiên cứu này
ghi nhân đột biến exon 11 ưu thế ở dạ dày, loại
tế bào hình thoi, thường có tiềm năng ác tính
cao, kiểu đột biến mất đoạn chiếm ưu thế. Kết
quả này cũng tương tự một số nghiên cứu
khác(6,15).
Bảng 5: Tỷ lệ các loại đột biến trong nghiên cứu này.
Loại đột
biến
Exon 11
(%)
Exon 9
(%)
Exon 13
(%)
Exon 17
(%)
Điểm 18 (31,6) _ _ 4 (7,0)
Mất đoạn 23 (40,4) _ _ _
Chèn đoạn 3 (5,2) 2 (3,5) _ _
Phức tạp 7 (12,3) _ _ _
Tổng (100%) 51 (89,5) 2 (3,5) _ 4 (7,0)
Khoảng 60‐70% đột biến exon 11 của gen
KIT là đột biến mất một hoặc vài bộ mã,
thường là mất trong khoảng từ bộ mã 550 đến
bộ mã 560(19). Đột biến mất đoạn exon 11, đặc
biệt ở các bộ mã 557‐558 có bệnh cảnh lâm
sàng tiến triển, nguy cơ tái phát và di căn
cao(6,15). Nghiên cứu này ghi nhận tất cả 23
trường hợp bị mất đoạn trên exon 11 nằm
trong khoảng mã 550–560, trong đó có 16
trường hợp mất đoạn ở các bộ mã 557‐558 với
tiềm năng ác tính cao chiếm tỷ lệ 68,8%, 50%
bệnh đã lan rộng sang các cơ quan khác.
Đột biến điểm thay thế bộ mã ở exon 11
chiếm tỷ lệ 20‐30%, đứng thứ 2 sau đột biến
mất đoạn, thường liên quan đến 3 bộ mã
Trp557, Val559 và Val560 ở phần gần và bộ mã
Leu576 ở phần xa của exon 11. Nghiên cứu này
ghi nhận mã đột biến điểm trên exon 11
thường gặp nhất là bộ mã 559, chiếm 44,4%
(Bảng 6).
Bảng 6: Tỷ lệ các mã đột biến điểm trên exon 11
trong nghiên cứu này.
Mã đột biến Số bệnh nhân Tỷ lệ %
557 3 16,7
559 8 44,4
560 2 11,1
Các mã khác 5 27,8
Tổng 18 100
Trên cùng một bộ mã với các kiểu đột biến
điểm khác nhau có thể gây ra các biến đổi chức
năng sinh học khác nhau. Nghiên cứu in vitro
trên mẫu UMĐĐTH có đột biến điểm hiếm gặp
Val559Ile ghi nhận đề kháng với Imatinib,
ngược lại đột biến thường gặp Val559‐Asp lại
nhạy với Imatinib(22). Nghiên cứu của chúng tôi
không ghi nhận cả 2 loại đột biến này.
Bảng 7: Tương quan giữa đột biến điểm và đột biến
mất đoạn của exon 11 với tiềm năng ác tính.
Tiềm năng ác tính
thấp và trung bình
Tiềm năng
ác tính cao
Tổng P
Điểm 13 (72,2) 5 (27,8) 18
0,008
Mất đoạn 7 (3) 16 (70) 23
Đa số các trường hợp đột biến mất đoạn
exon 11 có tiềm năng ác tính cao (p = 0,008<
0,05). Nghiên cứu của Singer ghi nhận tiên
lượng sống 5 năm không tái phát của 9 bệnh
nhân UMĐĐTH có đột biến điểm exon 11 là
78%‐100%, so với 39 trường hợp đột biến mất
đoạn exon 11, tiên lượng sống vào khoảng 32%‐
48%. Wardelmann cũng ghi nhận 21 trường hợp
sống không bệnh với đột biến mất đoạn exon 11
liên quan với các bộ mã Trp557 và/hoặc Lys558
so với 34 TH u có các kiểu đột biến khác ở exon
11 hoặc KIT WT(1).
Đột biến chèn đoạn exon 11 là loại đột biến
rất hiếm gặp trên gen KIT mặc dù ưu thế trên
exon 11 so với các exon khác, đặc biệt ở bộ mã
558(16). Nghiên cứu này ghi nhận 3 trường hợp
đột biến chèn đoạn trên exon 11 trong đó 2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 48
trường hợp có tiềm năng ác tính cao và 1 trường
hợp có tiềm năng ác tính trung bình.
Tỷ lệ các loại đột biến trên exon 11 trong
nghiên cứu này tương tự các nghiên cứu khác
(Bảng 8).
Bảng 8: So sánh tỷ lệ các loại đột biến trên exon 11.
Kiểu đột biến
exon 11
Nghiên
cứu này Antonescu
(3) Andersson(1)
Điểm 18 (31,6%) 22 (18%) 23 (13%)
Mất đoạn 23 (40,4%) 38 (31%) 61 (34%)
Chèn đoạn 3 (5,2%) 8 (7%) 17 (10%)
Phức tạp 7 (12,3%) 13 (11%)
(Đột biến điểm
và mất đoạn)
_
Exon 9 là đoạn cuối của phần gen KIT ngoài
tế bào, đây là vị trí đột biến gen KIT thường gặp
thứ 2, chiếm tỷ lệ 5‐13%. Hầu hết đột biến exon 9
là loại đột biến nhân đôi cặp mã Ala502‐Tyr503 và
là đột biến đặc trưng của u mô đệm đường tiêu
hóa ở ruột. Hầu hết u mô đệm đường tiêu hóa
xảy ra ở ruột non có loại đột biến trên đều diễn
tiến ác tính(15). Trong nghiên cứu này có 2 trường
hợp kiểu đột biến chèn đoạn exon 9 pY503‐
F504insAY trong đó có một trường hợp đã được
đề cập ở trên: Bệnh nhân Trương Bích L., 60 tuổi,
MSGPB: Y11‐16197. Cả 2 trường hợp này đều có
bệnh cảnh lâm sàng tiến triển, u ruột non, tiềm
năng ác tính cao, di căn gan hoặc phúc mạc. Đột
biến exon 9 kém nhạy với imatinib so với exon
11 (đáp ứng 50%), liều điều trị được khuyến cáo
là 800mg/ngày thay vì 400 mg/ngày, hoặc thay
bằng sunitinib(5). Nghiên cứu của Antonescu ghi
nhận cả 10 trường hợp đột biến chèn đoạn exon
9 xảy ra ở ruột non, sau 1 năm chẩn đoán, bệnh
di căn ổ bụng hoặc di căn xa, đặc điểm giải phẫu
bệnh ghi nhận u nằm ngoài dạ dày, kích thước
lớn và hình thái tế bào loại hình thoi(3).
Đột biến exon 13 phần lớn là loại thay thế
một nucleotide 1945A → G làm thay đổi
Lys642Glu ở mức độ protein. Tuy nhiên, các
nghiên cứu gần đây ghi nhận đột biến điểm
exon 13 cũng khá đa dạng, gồm 6 loại khác
nhau: Glu635Lys, Leu641Pro, Val643Ala,
Leu647Pro, Met651Val và Asn655Lys. Loại đột
biến điểm Lys642Glu và Asn655Lys gây hoạt
hóa cấu trúc phosphoryl của TK và nhạy với
imatinib(9). Nghiên cứu này không ghi nhận
đột biến exon 13.
Hầu hết đột biến gen KIT exon 17 là đột biến
điểm 2487T→A làm biến đổi Asn822Lys ở mức
độ protein. UMĐĐTH ở ruột non có đột biến
gen KIT ở exon 17 nhiều gấp hai lần so với
UMĐĐTH ở dạ dày. Đột biến exon 17 N822K
kháng imatinib(2,9,15,17). Nghiên cứu của chúng tôi
ghi nhận 3 trong 4 trường hợp đột biến exon 17
có kiểu đột biến N822K, bệnh nhân cần được lựa
chọn một mô thức điều trị thích hợp khác ngoài
loại thuốc này.
Bảng 9: Liên quan kiểu đột biến KIT với mức độ nhạy imatinib trên thực nghiệm và đáp ứng với imatinib trong
điều trị theo các nghiên cứu th