Đặc điểm hình thái nền sọ trong các sai hình xương hạng I, II, III (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng)

Mục tiêu: Mô tả và phân tích đặc điểm hình thái nền sọ và các xương hàm trong các sai hình xương hạng I,II,III ở những người từ 15-35 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 180 phim sọ nghiêng (90 nam và 90 nữ) được vẽ nét và đo đạc bằng phần mềm Autocad 2010. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau, góc nền sọ giữa ba nhóm nghiên cứu. Trường hợp hạng II: xương hàm trên nhô ra trước, xương hàm dưới lui sau so với nền sọ. Kích thước các xương hàm bình thường. Trường hợp hạng III: xương hàm trên ngắn và ở vị trí lui sau. Xương hàm dưới dài và nhô ra trước. Độ xoay của xương hàm dưới có liên quan đến sự sai lệch theo chiều trước-sau của hai xương hàm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái nền sọ trong các sai hình xương hạng I, II, III (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 13 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NỀN SỌ TRONG CÁC SAI HÌNH XƯƠNG HẠNG I,II,III (NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG) Lữ Minh Lộc*, Lê Đức Lánh* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả và phân tích đặc điểm hình thái nền sọ và các xương hàm trong các sai hình xương hạng I,II,III ở những người từ 15-35 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 180 phim sọ nghiêng (90 nam và 90 nữ) được vẽ nét và đo đạc bằng phần mềm Autocad 2010. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau, góc nền sọ giữa ba nhóm nghiên cứu. Trường hợp hạng II: xương hàm trên nhô ra trước, xương hàm dưới lui sau so với nền sọ. Kích thước các xương hàm bình thường. Trường hợp hạng III: xương hàm trên ngắn và ở vị trí lui sau. Xương hàm dưới dài và nhô ra trước. Độ xoay của xương hàm dưới có liên quan đến sự sai lệch theo chiều trước-sau của hai xương hàm. Từ khóa: Góc nền sọ, sai hình xương hạng I,II,III. ABSTRACT THE MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF CRANIAL BASE IN SKELETAL CLASS I,II,III MALOCLUSION (RESEARCHED ON LATERAL CEPHALOMETRIC RADIOGRAPHS) Lu Minh Loc, Le Đuc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 13 - 18 Objective: The aim of this study was to analyse morphological characteristics of cranial base, maxillary and mandibular skeletal in skeletal class I, II, III maloclusion of Vietnamese patients aged 15-35. Methods: The sample included 180 lateral cephalometric radiographs (90 males and 90 females) traced and mesured with Autocad 2010 software. The results: Cranial base angle anterior and posterior cranial base lengths were not statistically significant differences between three groups. Characteristics of skeletal class II maloclusion: anteriorly positioned maxilla, posteriorly positioned mandible and normal maxillary and mandibular skeletal lengths. Characteristics of skeletal class III maloclusion: posteriorly positioned and shorter length of maxilla, anteriorly positioned and longer length of mandible. There was a relationship between rotation of mandible and anterioposterior positions of maxilla and mandible. Key words: Cranial base angle, skeletal class I,II,III maloclusion. ĐẶT VẤN ĐỀ Về giải phẫu học, nền sọ trước kết nối với xương hàm trên, và xương hàm dưới liên quan với nền sọ sau thông qua vùng khớp thái dương hàm. Việc thay đổi độ lớn của góc nền sọ, được hợp thành bởi nền sọ trước và nền sọ sau, cùng với sự gia tăng kích thước theo chiều trước-sau hay trên-dưới của nền sọ trong quá trình tăng trưởng và phát triển, có thể dẫn đến sự dịch chuyển vị trí của các xương hàm theo chiều trước-sau, đồng thời tạo ra các sai hình xương hay gây ra các bất hài hòa hàm mặt như: hô, móm Young(12) là một trong những nhà * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS Lữ Minh Lộc ĐT: 0913614126 Email: loclu75@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 14 nghiên cứu đầu tiên đã đề nghị khả năng có mối liên hệ giữa sự thay đổi của nền sọ với sự sai khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới. Bjork(1) đã sử dụng phim sọ nghiêng để chứng minh mối liên hệ giữa hình thái nền sọ và độ nhô của xương hàm. Tuy nhiên những nghiên cứu của Varella(10), Wilhelm(11), Kasai(6) không tìm thấy sự khác biệt của góc nền sọ giữa nhóm bệnh nhân hạng I, II, III. Như vậy, đặc điểm hình thái và sự tăng trưởng của góc nền sọ được xem như một yếu tố bệnh lý gây ra những sai lệch theo chiều trước-sau của xương hàm vẫn là một vấn đề còn đang tranh cãi. Với mong muốn góp phần nghiên cứu các yếu tố liên quan gây ra bất hài hòa về tương quan vị trí của các xương hàm, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang trên các phim sọ nghiêng ở những người trưởng thành có các sai hình xương, nhằm đạt được các mục tiêu sau: (1) mô tả đặc điểm hình thái nền sọ trong các sai hình xương hạng I, II, III, (2) mô tả đặc điểm của các xương hàm trong các sai hình xương hạng I, II, III. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu gồm 180 phim sọ nghiêng (90 nam và 90 nữ) với độ tuổi từ 15-35 tuổi được chụp phim lần đầu khi đến khám và điều trị chỉnh hình tại khoa Răng Hàm Mặt trường ĐHYD TPHCM. Mẫu được chia đều thành 3 nhóm cụ thể như sau: Nhóm 1: Sai hình xương hạng I: Góc ANB: 00-40, chỉ số Wits: -4mm đến 2,1mm. Nhóm 2: Sai hình xương hạng II: Góc ANB>40, chỉ số Wits: > 2,1mm. Nhóm 3: Sai hình xương hạng III: Với góc ANB<00, chỉ số Wits < -4mm. Tiêu chuẩn chọn mẫu Có ông bà, cha mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh. Tất cả các bệnh nhân đã qua đỉnh tăng trưởng và có hình ảnh đốt sống cổ ở giai đoạn CS6 trở lên theo chỉ số tăng trưởng của đốt sống cổ. Không có điều trị chỉnh hình, không có những chấn thương hàm mặt, các bất thường hàm mặt do bệnh lí hoặc thói quen xấu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Phương pháp cắt ngang-mô tả nhằm đi tìm mối liên hệ giữa các sai hình xương và góc nền sọ. Phương pháp đo đạc trên phim 180 phim sọ nghiêng được vẽ nét và scan vào máy vi tínhChuẩn hóa hình ảnh đã được scan theo tỉ lệ 1/1 so với bản vẽ nét Dùng phần mềm Autocad 2010 để tiến hành đo các góc độ và khoảng cách theo mục tiêu đề ra. Xử lý số liệu Các số liệu được phân tích thống kê theo chương trình SPSS để tìm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, các giá trị lớn nhất, các giá trị nhỏ nhất. Thống kê mô tả Tính toán số trung bình và độ lệch chuẩn của mỗi đặc điểm nghiên cứu ở ba nhóm sai hình xương cho cả nam và nữ. Thống kê suy lý Kiểm định bằng t-test: để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc tính nghiên cứu của nam và nữ trong từng sai hình xương. Dùng kiểm định F (kiểm định ANOVA) kết hợp với Tukey: để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc tính nghiên cứu giữa ba nhóm sai hình xương. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 15 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm nền sọ Bảng 1: Các đặc điểm nền sọ trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p(2) Ba-S-N(0) Nam 130,13 ± 2,24 128,98 ± 3,47 128,14 ± 5,38 Nữ 129,57 ± 4,33 130,47 ± 5,15 129,37 ± 4,63 Chung 129,85 ± 3,43 129,73 ± 4,42 128,76 ± 5,02 p=0,320 p (1) p=0,530 p=0,195 p=0,348 S-N(mm) Nam 73,81 ± 2,76 72,35 ± 3,83 71,98 ± 3,94 Nữ 67,60 ± 3,01 68,36 ± 2,66 68,84 ± 2,49 Chung 70,70 ± 4,24 70,36 ± 3,84 70,41 ± 3,63 p=0,873 p(1) p<0,001*** p<0,001*** p<0,001*** Ba-S (mm) Nam 50,69 ± 3,74 50,67 ± 2,81 50,59 ± 2,97 Nữ 47,85 ± 2,46 47,42 ± 3,98 47,41 ± 2,55 chung 49,27 ± 3,45 49,05 ± 3,79 49,01 ± 3,18 p=0,903 p(1) p=0,001*** p=0,001*** p<0,001*** Độ nghiêng của nền sọ trước (SN) so với mặt phẳng Frankfort(0) Nam 7,97 ± 2,36 8,42 ± 2,36 7,12 ± 2,51 Nữ 6,26 ± 3,23 7,73 ± 3,42 6,81 ± 3,16 Chung 7,11 ± 2,93 8,07 ± 2,94 6,97 ± 2,83 p=0,078 p(1) p=0,023* p=0,371 p=0,676 PI-II=0,075 PI-III=0,783 PII-III=0,037* Độ nghiêng của xương hàm trên (ANS-PNS) so với mặt phẳng Frankfort(0) Nam 0,75 ± 2,93 0,63 ± 3,98 3,31 ± 4,01 Nữ 1,68 ± 3,1 1,79 ± 3,65 3,73 ±4,71 Chung 1,22 ± 3,03 1,21 ± 3,83 3,52 ± 4,38 p=0,001*** p(1) p=0,242 p=0,246 p=0,714 PI-II=0,995 PI-III=0,001*** PII-III=0,003** Độ nghiêng của xương hàm trên(ANS-PNS) so với mặt phẳng SN( 0 ) Nam 8,59 ± 3,05 9,05 ± 3,74 10,44 ± 4,01 Nữ 7, 94± 3,23 9,52 ± 3,07 10,49 ± 3,80 Chung 8,37 ± 3,13 9,29 ± 3,40 10,47 ± 3,87 p=0,003** p (1) p=0,421 p=0,6 p=0,963 PI-II=0,090 PI-III=0,001*** PII-III=0,078 Đặc điểm xương hàm Đặc điểm của xương hàm trên Bảng 2: Các đặc điểm của xương hàm trên trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p (2) Co-A (mm) Nam 96,26 ± 5,20 95,27 ± 4,96 92,07±4,66 Nữ 89,06 ± 4,58 91,48 ± 4,46 87,20 ± 3,74 Chung 92,66 ± 6,07 93,37 ± 5,05 89,64 ± 4,86 p<0,001*** p (1) p<0,001*** p=0,003** p<0,001*** PI-II=0,484 PI-III=0,003** PII-III<0,001*** ANS-PNS (mm) Nam 54,76 ± 3,25 54,98 ± 3,59 51,47 ± 3,35 Nữ 49,96 ± 2,79 52,04 ± 2,92 48,88 ± 3,16 Chung 52,36 ± 3,85 53,51 ± 3,57 50,18 ± 3,48 p<0,001*** p(1) p<0,001*** p=0,001*** p=0,003** PI-II=0,092 PI-III=0,001*** PII-III<0,001*** Vị trí xương hàm trên so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Frankfort vẽ từ Nam 0,09 ± 3,96 2,47 ± 4,89 -2,18 ± 3,71 Nữ -0,16 ± 2,72 2,00 ± 3,87 -2, 06 ± 3,35 Chung -0,04 ± 3,37 2,24 ± 4,38 -2,12 ± 3,51 p<0,001*** p (1) p=0,777 p=0,679 p=0,891 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 16 điểm N(mm) PI-II=0,002** PI-III=0,001*** PII-III<0,001*** Đặc điểm của xương hàm dưới Bảng 3: Các đặc điểm của xương hàm dưới trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p(2) Co-Gn (mm) Nam 126,61± 8,10 121,19 ± 6,04 133,74 ± 7,59 Nữ 117,39 ± 5,01 117,05 ± 6,00 123,82 ± 6,97 Chung 122,00 ± 8,13 119,12 ± 6,32 128,78± 8,79 p<0,001*** p (1) p<0,001*** p=0,001*** p<0,001*** PI-II=0,033* PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** Độ mở của góc hàm(góc giữa tiếp tuyến cành đứng xương hàm dưới và Me-Goc) ( 0 ) Nam 111,43 ± 9,59 112,89 ± 8,36 115,46 ± 8,36 Nữ 112,94 ± 8,33 116,61 ±7,72 115,08 ± 6,76 Chung 112,19 ± 8,94 114,75 ± 8,19 115,27± 7,54 p=0,093 p (1) p=0,515 p=0,079 p=0,847 PI-II=0,104 PI-III=0,043* PII-III=0,718 Độ nhô của cằm so với mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng Frankfort vẽ từ N (Pog-N-Fr) (mm) Nam -3,24 ± 7,25 -10,62 ± 10,66 4,91 ± 8,11 Nữ -4,23 ± 5,11 -11,03 ± 9,81 2,09 ± 8,43 Chung -3,73 ± 6,24 -10,82 ± 10,16 3,5 ± 8,32 p<0,001*** p (1) p=0,543 p=0,878 p=0,192 PI-II<0,001*** PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** Tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới Bảng 4: Tương quan giữa xương hàm trên và hàm dưới trong ba nhóm sai hình xương. Số đo Giới tính Hạng I Hạng II Hạng III Giá trị p (2) Hiệu số giữa CoGn và CoA (mm) Nam 30,35 ± 5,26 25,92 ± 5,13 41,67 ± 7,31 Nữ 28,33 ± 3,32 25,58 ± 4,32 36,62 ± 5,36 Chung 29,34 ± 4,48 25,75 ± 4,71 39,14 ± 6,85 p<0,001*** p (1) p=0,081 p=0,779 p=0,003** PI-II<0,001*** PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** Tỉ số Co-Gn/CoA Nam 1,32 ± 0,05 1,27 ± 0,06 1,46 ± 0,09 Nữ 1,32 ± 0,05 1,28 ± 0,05 1,42 ± 0,06 Chung 1,32 ± 0,05 1,28 ± 0,06 1,44 ± 0,08 p<0,001*** p(1) p=0,681 p=0,626 p=0,090 PI-II<0,001*** PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** Số đo góc A-Co-Gn(0) Nam 28,91 ± 2,98 32,64± 2,97 26,30 ± 2,19 Nữ 29,47 ± 2,61 32,81 ± 3,70 27,12 ±2,51 Chung 29,19± 2,79 32,73 ± 3,33 26,71 ± 2,37 p<0,001*** p(1) p=0,440 p=0,851 p=0,183 PI-II<0,001*** PI-III<0,001*** PII-III<0,001*** BÀN LUẬN Nền sọ Đặc điểm nền sọ Các đặc điểm của nền sọ gần như hoàn toàn giống nhau trong cả ba nhóm sai hình xương, hay nói cách khác, không có mối liên quan giữa các thành phần nền sọ và các sai hình xương theo chiều trước-sau (phù hợp với nghiên cứu của OO Palat B Kaya(2007)(8),Wilhelm (2001)(11), Kasai (1995)(6). Như vậy, không có mối liên kết giữa sai khớp cắn và cấu trúc nền sọ, mỗi loại sai khớp cắn có thể là sự kết hợp của hầu hết những biến đổi tự nhiên khác nhau của cấu trúc hộp sọ. Góc nền sọ của nam và nữ trong từng sai hình xương không có sự khác biệt, nhưng chiều dài nền sọ trước và chiều dài nền sọ sau trong cả ba sai hình xương ở nam luôn lớn hơn nữ (p<0,001). Từ đó cho thấy, kích thước sọ đầu của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 17 nam luôn lớn hơn nữ trong tất cả các dạng sai hình xương (Valente và cộng sự (2003)(9)). Độ nghiêng của nền sọ Theo kết quả nghiên cứu, nền sọ trước S-N xoay ngược chiều kim đồng hồ so với mặt phẳng Frankfort và độ xoay tăng dần từ hạng III sang hạng I rồi đến hạng II, và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hạng II và hạng III (p<0,05). Như vậy, trong sai hình hạng II, nền sọ trước có khuynh hướng xoay lên trên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, và xoay ngược lại trong sai hình hạng III. Ngược lại, mặt phẳng khẩu cái ANS-PNS lại xoay xuống dưới theo chiều kim đồng hồ so với mặt phẳng Frankfort và độ xoay tăng dần từ hạng II sang hạng I và đặc biệt lớn trong trường hợp hạng III. Như vậy, trường hợp hạng III, nền sọ trước có khuynh hướng xoay xuống dưới nên đã đẩy xương hàm trên xoay theo và điều này xảy ra ngược lại trong trường hợp hạng II. Tóm lại, độ xoay của nền sọ trước là một trong những yếu tố góp phần gây ra các sai hình theo chiều trước-sau của các xương hàm. Xương hàm Đặc điểm của xương hàm trên Theo nghiên cứu của McNamara(5) trên người trưởng thành có khuôn mặt hài hòa từ nhóm nghiên cứu của Burlington Research Center, Michigan thì khoảng cách từ A đến mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng Frankfort vẽ từ N là +1 mm. Theo kết quả nghiên cứu, ở nhóm sai hình xương hạng I khoảng cách này là -0,44 mm. Như vậy, xương hàm trên của người Việt có vị trí hơi lùi về phía sau nền sọ hơn, hay tầng mặt giữa của người Việt Nam có khuynh hướng lõm nhiều hơn so với của người Bắc Mỹ. Vị trí của xương hàm trên so với nền sọ có sự khác biệt giữa ba nhóm sai hình xương (p<0,001). Khối xương này nhô ra trước rất nhiều trong sai hình hạng II và thật sự lui sau so với nền sọ trong sai hình hạng III. Độ dài Co-A của nhóm hạng I và nhóm hạng II gần như bằng nhau và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với nhóm hạng III. Kết quả nhận được tương tự khi đo chiều dài thực sự của xương hàm trên ANS-PNS. Như vậy, trong trường hợp hạng II, xương hàm trên có kích thước bình thường giống như trường hợp hạng I và sai hình theo chiều trước-sau chủ yếu là do vị trí nhô ra trước của khối xương hàm trên so với nền sọ. Ngược lại, trong trường hợp hạng III xương, xương hàm trên nằm ở vị trí lui sau so với nền sọ, và có độ dài ngắn hơn trường hợp hạng I xương. Độ dài Co-A, ANS-PNS của nữ trong cả ba sai hình xương đều nhỏ hơn của nam rất có ý nghĩa thống kê. Từ đó cho thấy, kích thước xương hàm trên của nữ luôn nhỏ hơn của nam dù ở bất cứ sai hình xương nào. Đặc điểm của xương hàm dưới Chiều dài Co-Gn ở nhóm sai hình hạng III lớn hơn ở nhóm hạng I (p<0,001), nhưng chiều dài Co-A của sai hình hạng III nhỏ hơn của nhóm hạng I (p<0,001). Như vậy, ở sai hình xương hạng III, sự sai biệt theo chiều trước-sau của hai xương hàm chủ yếu là do xương hàm trên nhỏ và xương hàm dưới lớn. Bên cạnh đó, vị trí điểm Pog trong sai hình hạng III nằm ở trước nền sọ (+3,5mm), và điều này càng làm tăng độ lõm của nét mặt nhìn nghiêng. Do đó, những can thiệp sớm trong sai hình hạng III, ngoài việc kích thích xương hàm trên phát triển, cần chú ý ngăn ngừa sự nhô ra trước của vùng cằm bằng những khí cụ ngoài mặt như chụp cằm hay facemask. Đối với những bệnh nhân hạng III đã qua đỉnh tăng trưởng, phẫu thuật điều chỉnh vùng cằm là một phần quan trọng cần phải nghĩ đến trong kế hoạch điều trị, nhằm gia tăng sự cân đối trên khuôn mặt. Tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới Sự cách biệt về hiệu số giữa Co-A và Co-Gn tăng dần từ hạng II đến hạng I và hạng III, và sự khác biệt này là rất có ý nghĩa giữa ba nhóm sai hình (p<0,001). Trong một cá thể, số đo của góc A-Co-Gn càng lớn, chiều dài tầng mặt trước-dưới càng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 18 lớn, khi đó hàm dưới càng xoay xuống dưới và ngược lại. Trong sai hình hạng II, đoạn Co-Gn có khuynh hướng quay xuống dưới (cùng chiều kim đồng hồ) nhiều hơn hay xương hàm dưới có khuynh hướng xoay xuống dưới (Fushima (1996)(4)). Điều này đã góp phần giải thích cho những trường hợp không có sự sai biệt về kích thước giữa xương hàm trên và xương hàm dưới nhưng cá thể vẫn có sai hình hạng II và đa phần những cá thể này sẽ có cằm lui về sau, gây bất hài hòa khi nhìn nghiêng. Khi điều trị cho những cá thể này, việc kiểm soát lực nhằm ngăn nguy cơ trồi các răng sau cần phải được chú ý. Trong trường hợp hạng III, Co-Gn có khuynh hướng quay lên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, đồng thời kết hợp với chiều dài Co-Gn của nhóm sai hình hạng III thật sự dài hơn Co-Gn của các sai hình khác, cằm đưa ra trước nhiều hơn. Tóm lại, độ lớn của góc A-Co-Gn, hay sự xoay của hàm dưới (Co-Gn) với tâm xoay nằm ở vùng lồi cầu (Co) là một trong những yếu tố góp phần gây ra sự sai lệch theo chiều trước-sau của các xương hàm. KẾT LUẬN Đặc điểm nền sọ Góc nền sọ, chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau không có sự khác biệt cả ba nhóm sai hình xương (p>0,05). Nền sọ trước và xương hàm trên có khuynh hướng xoay lên trên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trong sai hình hạng II, và ngược lại trong sai hình hạng III. Đặc điểm của xương hàm Các số đo kích thước xương hàm trên, xương hàm dưới của nam luôn lớn hơn nữ trong tất cả các dạng sai hình xương. Trong các trường hợp hạng II, xương hàm trên ở vị trí nhô ra trước, xương hàm dưới lui sau rất nhiều so với nền sọ, nhưng không có sự khác biệt về kích thước so với trường hợp hạng I. Trong các trường hợp sai hình hạng III: xương hàm trên ngắn hơn và ở vị trí lui sau so với nền sọ, xương hàm dưới dài hơn và ở vị trí nhô ra trước hơn. Độ xoay của xương hàm dưới với tâm xoay nằm ở vùng lồi cầu (Co) là một trong những nguyên nhân tạo ra sự sai lệch theo chiều trước- sau giữa hai xương hàm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bjork A (1955). Cranial base development. Am J Orthod, 41: 198- 225. 2. Đại học Y Dược, Bộ môn Chỉnh Hình Răng Mặt (2004). Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng. Nhà xuất bản Y Học chi nhánh TP.HCM, 23-112. 3. Đống Khắc Thẩm (2010). Mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ- mặt trong quá trình tăng trưởng, nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ em từ 3-13 tuổi. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP.HCM. 4. Fushima K, Kitamura Y, Mita H, Sato S, Suzuki Y (1996). Significance of the cant of the posterior occlusal plane in Class II division 1 malocclusions. Eur J Orthod, 18: 27-40. 5. Jacobson A (1995). Radiographic Cephalometry from basics to videoimaging. Quintessence Publising Co. Inc, 113-126. 6. Kasai K, Kanazawa E, Iwasawa T, Kasai K, Moro T, Kanazawa E, Iwasawa T (1995). Relationship between cranial base and maxillofacial morphology. Eur J Orthod, 17: 403-410. 7. Lê Võ Yến Nhi (2009). Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Dược TP.HCM. 8. OO Polat-B Kaya (2007). Changes in cranial base morphology in different malocclusions. Orthod Craniofacial Res, 10: 216-221. 9. Valente RO, Oliveira MG (2003). Normative values and sexual dimorphism in aesthetically pleasant profiles, through cephalometric computerized analysis (Ricketts and McNamara). Pesqui Odontol Bras, 17(1): 29-34. 10. Varrela J (1998). Early developmental traits in class II maloccluion. Acta Odontol Scand, 56: 375-377. 11. Wilhelm B, Beck F, Lidral A, Vig K (2001). A comparision of cranial base growth in class I and class II skeletal patterns. Am J Orthod Dentalfacial Orthop, 119: 401-405. 12. Young M (1916). A contribution to the study of the Scottish skull. Trans R Soc Edinh, 51: 347-453.
Tài liệu liên quan