Mở đầu: Chi Ocimum họ Bạc hà (Lamiaceae) ở Việt Nam có 4 loài. Những loài này được dùng để chiết tinh
dầu, làm thuốc giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu, Góp phần phân biệt các loài trong chi Ocimum, trong nghiên cứu
này chúng tôi khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của 4 loài trong chi Ocimum gồm O. tenuiflorum L., O.
gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. một thứ O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và chụp hình các đặc điểm hình thái và giải phẫu. Vi phẫu của thân, lá và
cuống lá được nhuộm bằng phẩm nhuộm son phèn và lục iod. Xác định tên khoa học của loài bằng cách dựa vào
các tài liệu và so sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo sát, đồng thời so sánh với loài chuẩn tiêu bản khô ở
Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Hình thái: Các loài này toàn cây có mùi rất thơm, thân vuông. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập.
Cụm hoa kiểu chùm xim bó ở ngọn cành. Đài hình chuông, trên chia 2 môi 1/4. Tràng chia 2 môi 4/1. Bộ nhị kiểu
2 trội hướng xuống môi dưới. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế 4, rốn hơi hẹp ở đáy, đựng trong đài
đồng trưởng màu vàng nâu khô xác. Giải phẫu: Vi phẫu thân non vuông, mô dày góc tập trung nhiều dưới biểu
bì của 4 góc thân; trụ bì hóa mô cứng; tầng sinh bần xuất hiện dưới trụ bì; có thể có sợi libe. Thân, lá, cuống lá
đều có lông tiết và lông che chở đa bào một dãy.
Kết luận: Hình dạng vi phẫu cuống lá và phiến lá của các loài trong chi Ocimum rất khác nhau. Đặc điểm
này góp phần cùng với đặc điểm hình thái để phân biệt các loài trong chi Ocimum.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu các loài của chi Ocimum họ bạc hà (Lamiaceae) ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 378
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CÁC LOÀI CỦA CHI OCIMUM
HỌ BẠC HÀ (LAMIACEAE) Ở VIỆT NAM
Trần Lê Ánh Thùy*, Trương Thị Đẹp*
TÓM TẮT
Mở đầu: Chi Ocimum họ Bạc hà (Lamiaceae) ở Việt Nam có 4 loài. Những loài này được dùng để chiết tinh
dầu, làm thuốc giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu, Góp phần phân biệt các loài trong chi Ocimum, trong nghiên cứu
này chúng tôi khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của 4 loài trong chi Ocimum gồm O. tenuiflorum L., O.
gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. một thứ O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth..
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và chụp hình các đặc điểm hình thái và giải phẫu. Vi phẫu của thân, lá và
cuống lá được nhuộm bằng phẩm nhuộm son phèn và lục iod. Xác định tên khoa học của loài bằng cách dựa vào
các tài liệu và so sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo sát, đồng thời so sánh với loài chuẩn tiêu bản khô ở
Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Hình thái: Các loài này toàn cây có mùi rất thơm, thân vuông. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập.
Cụm hoa kiểu chùm xim bó ở ngọn cành. Đài hình chuông, trên chia 2 môi 1/4. Tràng chia 2 môi 4/1. Bộ nhị kiểu
2 trội hướng xuống môi dưới. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế 4, rốn hơi hẹp ở đáy, đựng trong đài
đồng trưởng màu vàng nâu khô xác. Giải phẫu: Vi phẫu thân non vuông, mô dày góc tập trung nhiều dưới biểu
bì của 4 góc thân; trụ bì hóa mô cứng; tầng sinh bần xuất hiện dưới trụ bì; có thể có sợi libe. Thân, lá, cuống lá
đều có lông tiết và lông che chở đa bào một dãy.
Kết luận: Hình dạng vi phẫu cuống lá và phiến lá của các loài trong chi Ocimum rất khác nhau. Đặc điểm
này góp phần cùng với đặc điểm hình thái để phân biệt các loài trong chi Ocimum.
Từ khóa: Họ Bạc hà, Ocimum, hình thái, giải phẫu, O. tenuiflorum, O. gratissimum, O. basilicum, O.
americanum,O. basilicum var. pilosum
ABSTRACT
MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF THE SPECIES
IN GENUS OCIMUM (LAMIACEAE) IN VIETNAM
Tran Le Anh Thuy, Truong Thi Dep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh* Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 378 - 385
Background: Genus Ocimum (Lamiaceae) has four species in Vietnam. These species are used to extract
essential oil, as an cold remedy, diuretic,... Contributing to distinguish species in the genus Ocimum, in this
study we examine the morphological and anatomical characteristics of four species in the genus Ocimum,
including O. tenuiflorum L., O. gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. and a varietas O. basilicum
var. pilosum (Willd.) Benth.
Research methods: Description and photograph of morphological and anatomical characteristics. The stem,
leaf and petiole sections were stained with carmine alum and iodine green dye. The scientific names of species
were determined by relying on the documents and comparing morphological characteristics of the tree survey,
and compared with herbarium type species in the Tropical Biology Institute Hochiminh city.
Results: Morphology: mostly aromatic herbs, quadrangular stems. Leaves opposite, simple. Inflorescence
*Bộ môn Thực vật Khoa Dược-Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trương Thị Đẹp ĐT: 0909513419 Email: trgdep@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 379
terminal, verticillate-cyme (6 flowers in a verticel) formed raceme. Calyx persistent, 2-lipped 1/4. Corolla 2-lipped
4/1. 4 stamens, anterior 2 longer, declined on lower corolla lip. Hypogynous disk present. Fruit is 4 dry nutlets
enclosed in the persistent calyx. Anatomy: Young stems usually tetragonal, collenchyma was present usually at
the corners of stem; pericycle form sclerenchyma groups; cork cambium is found within the pericycle; possible
phloem fibers. Stems, leaves and petiole have glandular hairs and range of multicellular hairs.
Conclusion: The petioles and leaves sections of species in the genus Ocimum are very different. This feature
and morphological characteristics contribute to distinguish the species of the genus Ocimum.
Keywords: Lamiaceae, Ocimum, morphology, anatomy, O. tenuiflorum, O. gratissimum, O. basilicum, O.
americanum,O. basilicum var. pilosum
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Ocimum họ Bạc hà (Lamiaceae) ở Việt
Nam được ghi nhận(9) có 4 loài: O. tenuiflorum
L. (Hương nhu tía: HNT), O. gratissimum L.
(Hương nhu trắng: HNTr), O. basilicum L.
(Húng quế: HQ), O. americanum L. (É hoang:
EH); trong đó loài O. basilicum L. có một thứ
chuẩn là cây O. basilicum L. và một thứ khác là
O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth. (Húng
trắng: HTr). Đây là những loài được dùng để
chiết lấy tinh dầu, làm thuốc giải cảm, giải
nhiệt, lợi tiểu, hay làm rau gia vị(1,3,4,5,6,7,9). Với
mục tiêu nhằm phân biệt về hình thái và giải
phẫu của các loài trong chi Ocimum để tránh
nhầm lẫn khi thu hái sử dụng cũng như phục
vụ công tác kiểm nghiệm và giảng dạy môn
Thực vật dược, chúng tôi đã thu thập 4 loài và
1 thứ vừa nêu trên của chi Ocimum để khảo sát
về đặc điểm hình thái và vi học.
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vật liệu nghiên cứu là mẫu thực vật tươi có
đầy đủ các bộ phận cành, lá, hoa, quả, hạt của
các loài trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Các loài trong chi Ocimum được khảo sát về hình thái và giải phẫu.
TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC NƠI LẤY MẪU SỐ HIỆU MẪU
Hương nhu tía, É đỏ, É tía,
É rừng(1,3,4, 5,6,7,8,9)
O. tenuiflorum L.; O. sanctum L.;
O.tomentosum Lamk(2,9)
Long An, Ninh Thuận,
Khánh Hòa, Tp. Hồ Chí
Minh
HNTIA090510,
HNTIA 150610
Hương nhu trắng, É trắng, Hương
nhu trắng lá to É lớn lá(1,3,4,5,6,7,8,9)
O. gratissimum L.,
O. arborescens Benth.(2,9)
Lâm Đồng HNTRANG 160410
É hoang, É mỹ châu, É châu Mỹ(8,9)O. americanum L.; O. canum Sims.;
O. africanum Lour(9)
Ninh Thuận EH 230610
Húng quế, Húng chó, Húng giổi,
Rau é, É tía, É quế(3,4,5,7,8,9)
O. basilicum L.;
O. citriodorum Blanco;
O. americanum auct. non L.(2,9),
Tp. Hồ Chí Minh, Long an HQ 120410,
HQ090510
Húng trắng, Trà tiên, É trắng, Tiến
thực(4,5,8,9)
O. basilicum var.pilosum (Willd.)
Benth.
Ninh Thuận HT 230610
- Khảo sát đặc điểm hình thái: Các đặc điểm
hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính
lúp hay kính hiển vi quang học; mô tả và chụp
hình các đặc điểm khảo sát. Xác định tên khoa
học của loài bằng cách dựa vào các tài liệu(2,5,6,9)
và so sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo
sát. Đồng thời với việc tra khóa, các mẫu nghiên
cứu được so sánh với mẫu type tiêu bản thực vật
khô của từng loài ở Viện Sinh học Nhiệt đới Tp.
Hồ Chí Minh [ngoại trừ cây É hoang (O.
americanum L.) không có mẫu type].
- Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Các bộ phận
khảo sát (thân, lá, cuống lá) được cắt ngang
thành lát mỏng bằng dao lam. Thân cây được
cắt ở phần lóng, không cắt sát hay ngay mấu;
phiến lá được cắt ở khoảng 1/3 phía dưới
nhưng không sát đáy phiến, bỏ bớt thịt lá ở hai
bên; cuống lá được cắt gần đáy cuống. Nhuộm
vi phẫu bằng phẩm nhuộm son phèn và lục
iod. Quan sát vi phẫu bằng kính hiển vi quang
học (hiệu Olympus, model CH20) trong nước
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 380
hoặc glycerin 50%. Mỗi bộ phận quan sát từ 5-
10 lát cắt.
KẾT QUẢ
Đặc điểm hình thái
Các loài khảo sát của chi Ocimum có các đặc
điểm hình thái giống nhau như: Cây phân
nhánh nhiều, thân non vuông, có mùi rất thơm.
Lá: đơn, mọc đối chéo chữ thập. Gân lá hình
lông chim nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa: thường
gặp kiểu chùm xim bó ở ngọn cành (xim bó 3
hoa có chung 1 lá bắc, mọc đối tạo vòng giả, các
vòng giả tạo thành chùm ở ngọn cành). Hoa
nhỏ, lưỡng tính, không đều. Lá đài 5, dính nhau
bên dưới thành ống hình chuông, trên chia hai
môi 1/4: môi trên dài hơn môi dưới hình trứng
rộng hơi nhọn ở đỉnh, môi dưới 4 thùy tam giác
nhọn với 2 thùy dưới dài và hẹp hơn hai thùy
bên, đồng trưởng. Cánh hoa 5, dính nhau thành
ống ở dưới, trên chia hai môi 4/1. Bộ nhị: 4 nhị
hướng xuống môi dưới, kiểu 2 trội, nhị dài phía
trước, nhị ngắn phía sau, chỉ nhị dạng sợi mảnh
màu trắng đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ
với cánh hoa; bao phấn hình bầu dục rộng 2
buồng, nứt dọc, đính giữa, hướng trong; hạt
phấn rời mặt ngoài có vân mạng. Bộ nhụy: Lá
noãn 2, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia
làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy
nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, tận
cùng hai nhánh đầu nhụy dài khoảng 1 mm. Đĩa
mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả: bế 4, rốn hơi
hẹp ở đáy, đựng trong đài đồng trưởng màu
vàng nâu khô xác. Vì thế các đặc điểm này sẽ
không lặp lại trong phần mô tả của từng loài.
Hương nhu tía (O. tenuiflorum L.): Cỏ đứng,
cao 0,5-1 m, mùi rất thơm (Hình 1.1). Thân non
màu xanh tía hay tía đậm, có lông. Lá hình bầu
dục, mép răng cưa gần tròn và hơi dợn sóng,
màu xanh tía sậm ở mặt trên, mặt dưới có nhiều
đốm tuyến, nhiều lông ở hai mặt, kích thước 2,5-
5,5 x 1,5-4,5 cm; 5-7 cặp gân phụ; cuống lá dài 2-
3,5 cm, có rãnh cạn ở mặt trên, nhiều lông. Cụm
hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở ngọn cành;
khoảng cách giữa hai vòng giả 1-2 cm. Lá bắc
màu tía hay xanh tía, nhiều lông, hình tim rộng
hoặc hình trứng mũi mác, kích thước nhỏ dần về
phía ngọn trục hoa 3-6 x 3-7 mm, cuống rất
ngắn. Cuống hoa màu xanh tía hoặc tía, dài 0,4-
0,6 cm, hơi thẳng góc với trục hoa. Lá đài màu
tía, dài khoảng 2-3 mm. Cánh hoa màu trắng hơi
tím, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến màu
vàng, ống dài khoảng 2 mm hơi thắt ở gần đáy,
môi trên 4 thùy cạn đỉnh tròn gần bằng nhau;
môi dưới 1 thùy hình trứng dài hơi khum lòng
thuyền, đỉnh nhọn, bìa hơi nhăn. Nhị trước dài
0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm, cựa lồi không
rõ; bao phấn màu vàng; hạt phấn màu vàng,
kích thước 37,5-42,5 x 20-30 μm; vòi nhụy màu
tím nhạt, dài 0,7-0,8 cm. Quả màu nâu, hình
trứng, dài khoảng 1,2 mm.
Hương nhu trắng (O. gratissimum L.): Cây
bụi nhỡ, cao 0,7-3 m, mùi thơm dịu (Hình 1.3).
Thân non màu xanh nhạt hoặc hơi tía, có lông.
Lá hình trứng-mũi mác, đầu nhọn thường hơi
lệch về một bên, gốc hình nêm men xuống một
phần cuống, kích thước 7-15 x 3,5-7 cm, mép
răng cưa nhọn và khít, 2 mặt lá có lông và đốm
tuyến; 5-7 cặp gân phụ; cuống lá dài 2-5 cm
nhiều lông, có hai đường màu xanh đậm dọc hai
bên. Cụm hoa chùm xim bó dài 10-20 cm ở ngọn
cành; khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1,5 cm.
Lá bắc hình mác hẹp hơi cong về một bên, kích
thước 0,8-1,2 x 0,2-0,4 cm, không cuống, nhiều
lông, rụng sớm. Cuống hoa ngắn hơn đài, dài 3-
4 mm, có lông. Lá đài xanh nhạt, dài khoảng 4-5
mm, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến.
Cánh hoa màu trắng ngà hay vàng nhạt, rìa hơi
tím, mặt ngoài có nhiều lông, ống hình chuông
dài khoảng 3 mm, môi trên 4 thùy với 2 thùy
bên hình bầu dục khoảng 2 x 1,5 mm, 2 thùy sau
gần tròn khoảng 1 x 1mm; môi dưới dài hơn môi
trên, hình bầu dục hơi khum úp vào trong, mặt
ngoài có nhiều lông, kích thước 2,5 x 1,5 mm.
Nhị trước dài 0,4-0,5 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm
có cựa mang chùm lông màu trắng; bao phấn
màu vàng; hạt phấn đường kính 25-35 µm; vòi
nhụy màu trắng, dài 0,6-0,7 cm. Quả màu nâu,
hình trứng, dài 1,2-1,5 mm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 381
Húng quế (O. basilicum L.): Cỏ đứng, cao 0,5-
1,2 m, có mùi thơm (Hình 1.5). Thân non màu
xanh có phớt tía hoặc màu tía, rất ít lông. Lá
hình trứng nhọn ở đỉnh, đáy hình nêm, kích
thước 3-8 x 2-5 cm, màu xanh lục đậm mặt trên,
mép răng cưa cạn và thưa, nhiều đốm tuyến; 6-8
cặp gân phụ, ít lông; cuống lá màu xanh nhạt,
dài 2-5 cm, ít lông ngắn. Cụm hoa chùm xim bó
dài 10-30 cm hoặc chùm xim biến dạng (phía
dưới trục hoa phân nhánh phức tạp) hình tháp ở
ngọn cành; khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-2
cm. Lá bắc dạng lá thường, màu xanh tía hoặc
tím sẫm, kích thước nhỏ dần về phía ngọn phát
hoa, khoảng 0,5-1,8 x 0,3-1 cm, có lông, cuống
ngắn, tồn tại. Cuống hoa màu xanh hoặc màu
tía, dài 0,2-0,5 cm, có lông, thường dựng đứng
áp vào trục hoa. Lá đài màu tím sậm hoặc xanh
tía, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến, dài
0,5-0,7 cm. Cánh hoa màu trắng hồng, rìa màu
hồng, ống ngắn 0,3-0,4 cm, môi trên chia 4 thùy
đều gần tròn khoảng 1 x 1 mm; môi dưới hình
trứng ngược, khoảng 4 x 2,5 mm, hơi khum lòng
thuyền, mặt ngoài có túm lông trắng dày và dài,
mép răng cưa và hơi nhăn. Nhị trước dài 0,9-1
cm, nhị sau dài 0,7-0,8 cm có cựa mang túm lông
màu trắng; bao phấn màu trắng sữa chuyển
thành màu vàng nâu khi đã nứt, hạt phấn màu
trắng sữa, đường kính 40-50 µm; vòi nhụy màu
trắng, dài 7-8 mm. Quả màu đen, hình trứng
ngược, dài khoảng 1,2 mm.
Húng trắng [O. basilicum var. pilosum
(Willd.) Benth.]: Cỏ đứng, cao 30-80 cm, nhiều
lông, mùi rất thơm; thân non màu xanh (Hình
1.4). Lá hình trứng nhọn ở hai đầu, kích thước 3-
6 x 2-3,5 cm, mép hơi răng cưa nhọn và thưa,
màu xanh đậm mặt trên, mặt dưới nhiều lông
nhám và đốm tuyến; 4-8 cặp gân phụ; cuống lá
màu xanh nhạt, dài 1,5-2 cm. Cụm hoa chùm
xim bó dài 15-30 cm ở ngọn cành; khoảng cách
giữa hai vòng giả 1-2,5 cm. Lá bắc dài hơn đài,
màu xanh, dạng lá thường hoặc mũi mác,
thường cong hướng lên, nhiều lông, kích thước
nhỏ dần về phía ngọn phát hoa, khoảng 0,4-2,5 x
0,2-1,8 cm, thường rụng sớm. Cuống hoa ngắn
0,4-0,7 cm, màu xanh, thường dựng đứng áp vào
trục hoa, ngọn hơi cong ra. Lá đài màu xanh,
kích thước khoảng 0,4 x 0,3 cm, có gân dọc, 2
mặt có nhiều lông. Cánh hoa màu trắng, mặt
ngoài có nhiều lông dài và nhiều đốm tuyến,
ống dài khoảng 0,3 cm hơi thắt ở gần đáy, môi
trên 4 thùy cạn gần đều hình hơi tròn; môi dưới
1 thùy dài hơn môi trên, hình trứng dài hơi
khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, mép hơi nhăn.
Nhị trước dài 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,5-0,6 cm
gốc có cựa mang túm lông; bao phấn màu trắng
sữa; hạt phấn màu trắng sữa, kích thước 45-50 x
35-42,5 μm; vòi nhụy màu tím nhạt, dài 0,7-0,8
cm. Quả màu đen, hình bầu dục hơi có cạnh, dài
khoảng 1,5 mm.
É hoang (O. americanum L.): Cỏ đứng, cao
20-50 cm, có lông nhám, mùi rất thơm; thân non
màu xanh (Hình 1.6). Lá hình bầu dục hai đầu
nhọn, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,8 cm, mặt trên
màu xanh, mặt dưới xanh xám, đốm tuyến và
lông ở 2 mặt lá, mép hơi răng cưa nhọn và thưa;
4-8 cặp gân phụ; cuống lá màu xanh nhạt, dài
1,5-2 cm. Cụm hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở
ngọn cành; khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1
cm. Lá bắc dài hơn đài, màu xanh, dạng lá
thường hoặc có hình mũ i mác, thường cong
hướng lên, nhiều lông, kích thước nhỏ dần về
phía ngọn phát hoa, khoảng 0,2-1,5 x 0,1-1 cm.
Cuống hoa màu xanh, hình trụ ngắn 0,2-0,3 cm.
Lá đài màu xanh, kích thước khoảng 1,5 x 2
mm, có gân dọc, 2 mặt có nhiều lông tơ trắng.
Cánh hoa màu trắng, có lông và nhiều đốm
tuyến ở mặt ngoài, ống dài khoảng 1,5 mm hơi
thắt ở gần đáy, môi trên 4 thùy cạn hình hơi
tròn, hai thùy bên lớn hơn 2 thùy sau; môi dưới
1 thùy dài hơn môi trên, hình trứng dài hơi
khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, mép hơi nhăn.
Nhị trước dài 0,5-0,6 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm
có cựa mang chùm lông màu trắng; bao phấn
màu trắng; hạt phấn màu trắng, kích thước 40-
45 x 35-40 μm; một vòi nhụy màu tím nhạt, dài
khoảng 0,7 cm. Quả màu đen, hình trứng hơi có
cạnh, dài khoảng 1 mm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 382
Đặc điểm giải phẫu
Thân: (Hình 2.3, 2.6, 2.9, 2.12 và 2.15). Vi
phẫu thân non hình vuông. Tế bào biểu bì hình
chữ nhật không đều, lớp cutin mỏng. Trên biểu
bì rải rác có lỗ khí và lông tiết đa bào, lông che
chở đa bào nhiều (HNT, HNTr, HTr, EH) hoặc ít
(HQ). Lông che chở có chân đa bào (do 2 hay
nhiều tế bào biểu bì), đầu nhọn 1 dãy gồm 3-9 tế
bào. Lông tiết nhiều dạng: loại đầu hình tròn
hay bầu dục đơn bào, chân ngắn 1-2 tế bào, và
loại lông tiết đầu tròn hoặc lõm ở giữa gồm 2-8
tế bào, chân rất ngắn. Mô dày góc tế bào hình đa
giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở
bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết tế bào hình đa
giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách
mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Nội bì
đai Caspary (HNTr, HTr, EH) hoặc tầng sinh bột
(HQ, HNT). Trụ bì hóa sợi thành từng đám. Ở
thân già, tầng bì sinh xuất hiện dưới trụ bì làm
cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc
nhiều. Libe 1 thường nằm dưới đám sợi trụ bì.
Libe 2 không liên tục, có thể có sợi libe ở thân già
(HNTr, HQ, EH, HTr). Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2
kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác,
xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình
đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số
vách cellulose. Gỗ 1 thành cụm bên dưới gỗ 2,
tập trung nhiều ở 4 góc. Tia tủy nhiều. Mô mềm
tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn kích thước lớn
không đều. Tinh bột có thể có hoặc không,
thường trong tế bào mô mềm vỏ và tia tủy; hạt
tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
Cuống lá: Hình 2.1, 2.4, 2.7, 2.10 và 2.13 cho
thấy mặt trên lõm ở giữa (HNT, HTr, HQ, EH)
hoặc hơi lồi (HNTr), mặt dưới lồi (HNT, HTr,
HQ) và thắt eo ở hai bên (HNTr, EH). Biểu bì tế
bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng
hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng có
thể bong tách khỏi biểu bì (HQ, EH). Trên biểu
bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở dài (HNT,
HNTr, HTr, EH) hoặc ít lông che chở đa bào
ngắn (HQ) và lông tiết cấu trúc giống như lông
tiết ở thân. Ở cây Húng trắng, biểu bì dễ bong
tróc khỏi lớp mô dày. Mô dày góc, 4-6 lớp dưới
biểu bì trên thường tách lớp (HNT, HQ, EH), 1-4
lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích
thước không đều thường lớn hơn tế bào biểu bì
(khoảng 1-3 lần). Mô mềm đạo tế bào đa giác
hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm đạo chứa
lục lạp ở hai bên, thường dưới biểu bì có lỗ khí
(HNT, HTr) hay mô mềm khuyết chứa lục lạp ở
phần thắt eo ở hai bên (HNTr, HQ, EH), 1-3 lớp
tế bào đa giác hay gần tròn. Bó dẫn với gỗ ở trên
libe ở dưới xếp thành hình cung liên tục (HTr.
HQ, EH) hay gián đoạn (HNT, HNTr), 2-3 bó
phụ nhỏ (HQ có 2-5 bó) ở hai bên phía trên bó
chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn,
mỗi dãy có 1-6 (HNT, HQ, EH) hay 1-7 (HNTr,
HTr) mạch. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều,
sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục
xen kẽ với mô mềm vách cellulose dày. Phía trên
gỗ và dưới libe thường là vài lớp tế bào hình đa
giác nhỏ vách cellulose hơi dày hay mô dày góc
2-4 lớp tế bào tạo thành cụm phía dưới libe
(HNTr). Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô
mềm đạo phía dưới vùng libe (HTr, HQ) và mô
mềm xen kẽ gỗ (HQ), hạt tinh bột nhỏ hình đa
giác dẹp.
Lá: Gân giữa: Hình 2.2, 2.5, 2.8, 2.11 và 2.14
cho thấy mặt trên phẳng hoặc hơi lồi (HNT,
HTr, HQ), hay lồi (HNTr, EH) và lõm ít ở giữa
(HNTr), mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì tế bào hình
chữ nhật, biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới,
tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin mỏng có
thể bong tróc khỏi biểu bì (HQ, EH). Biểu bì
thường bong tróc khỏi mô dày (HTr, HQ, EH).
Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và lông
tiết giống như ở thân. Mô dày góc tế bào hình đa
giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát
biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, thường tách
lớp (HQ, HTr, EH). Mô mềm đạo tế bào hình
tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn,
không đều. Bó dẫn tương tự như ở cuống lá với
gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung liên
tục (HTr, HQ, EH) hay gián đoạn (HNT, HNTr);
mỗi dãy có 1-6 mạch gỗ; phía trên cung libe gỗ
có thể có vài bó dẫn nhỏ với gỗ ở dưới libe
(HNT, HNTr). Libe tế bào đa giác nhỏ, không
đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 383
liên tục xen kẽ với mô mềm vách cellulose dày.
Phía trên gỗ và dưới lib