Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố có liên quan đến sốt xuất huyết dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2009

Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết là một bệnh phổ biến tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Chương trình phòng chống SXH đã triển khai từ nhiều năm nay, nhưng SXH vẫn là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học SXH dengue tại Long Thành, Đồng Nai năm 2009. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành và các yếu tố có liên quan đến tình hình mắc bệnh Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang mô tả và nghiên cứu bệnh chứng Kết quả và kết luận: Năm 2009 đã có 447 trường hợp mắc, nhóm tuổi chủ yếu là từ 16 tuổi trở lên, bệnh xảy ra cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10, tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết nặng độ 3-4 chiếm 7,6%, nam chiếm 55,48%, có nhiều liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi với SXHD trong nghiên cứu này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố có liên quan đến sốt xuất huyết dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 212 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2009 Nguyễn Thi Văn Văn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết là một bệnh phổ biến tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Chương trình phòng chống SXH đã triển khai từ nhiều năm nay, nhưng SXH vẫn là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học SXH dengue tại Long Thành, Đồng Nai năm 2009. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành và các yếu tố có liên quan đến tình hình mắc bệnh Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang mô tả và nghiên cứu bệnh chứng Kết quả và kết luận: Năm 2009 đã có 447 trường hợp mắc, nhóm tuổi chủ yếu là từ 16 tuổi trở lên, bệnh xảy ra cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10, tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết nặng độ 3-4 chiếm 7,6%, nam chiếm 55,48%, có nhiều liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi với SXHD trong nghiên cứu này. ABSTRACT THE STUDY EPIDEMIOLOGIC CHARATERISTICS OF DHF AND RELATED FACTORS AT LONG THANH DISTRICT, DONG NAI PROVINCE IN 2009 Nguyen Thi Van Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 210 - 217 Background: Dengue haemorrhagic fever (DHF) have been common disease at Long Thanh district, Dong Nai province. The control program has implemented many years, but dengue has remained a big pulic heath issue. The study describes some epidemiologic characteristics of Dengue hemorrhagic fever (DHF) epidemic at Long Thành dictrict, Đồng Nai Provin in 2009 Objectives: Study epidemiologic charateristics of DHF and related factors. Methods: The cross-sectional and case-control study. Resuls and conclusian: In 2009, there were 447 cases of DHF. The group of age was essential from 16 to above. The apex of DHF was from June to October. The rate of serious disease 3 and 4 degree was 7.6%, male was 55.48%. There are relationship between knowledge, attitude and practise for DHF in this study. * Trung tâm Y tế huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Địa chỉ liên hệ: BS. Nguyễn Thi Văn Văn ĐT: 0908411308 Email: bsnguyenthivanvan@yahoo.com.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes agypti. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ em các tỉnh phía Nam. Công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 213 Tại Long Thành, hàng năm số mắc sốt xuất huyết Dengue chiếm khá cao trong tỉnh và là một trong những bệnh truyền nhiễm có nhiều người mắc chỉ sau bệnh tiêu chảy, tác động lớn đến sức khỏe người dân. Xác định kiểm sóat lăng quăng là yếu tố cơ bản để ngăn chận sốt xuất huyết. Những họat động phòng chống sốt xuất huyết Dengue trong thời gian qua có tác dụng nhất định trong việc thực hiện mục tiêu trên, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, sốt xuất huyết Dengue vẫn là mối de dọa cho sức khỏe tại địa phương. Từ thực tế trên, nghiên cứu này muốn nắm được đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành và các yếu tố có liên quan đến tình hình mắc bệnh; qua đó đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng kế họach phòng chống sốt xuất huyết Dengue có hiệu quả tại địa phương. Với các nội dung và lý do trình bày như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2009. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sốt xuất huyết Dengue tại địa bàn nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mô tả Gồm tất cả bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue năm 2009 tại huyện Long Thành được ghi nhận từ: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Y tế huyện Long Thành. Đối tượng nghiên cứu bệnh chứng  Nguồn chọn nhóm bệnh và nhóm chứng: - Nguồn chọn nhóm bệnh: tất cả trường hợp mắc sốt xuất huyết từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 tại huyện Long Thành. - Nguồn chọn nhóm chứng: là những người trong quần thể chứa nhóm bệnh không bị bệnh SXH năm 2009 tại huyện Long Thành.  Cỡ mẫu: - Nhóm bệnh: chọn một mẫu ngẫu nhiên các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue trong tổng số các đối tượng của nghiên cứu mô tả. - Nhóm chứng: được chọn trong quần thể chứa nhóm bệnh không bị bệnh.  Kỹ thuật chọn mẫu: - Nhóm bệnh: sử dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn chọn trong các trường hợp mắc sốt xuất huyết 2009 đưa vào nhóm bệnh 300 đối tượng. - Nhóm chứng: sử dụng phương pháp kết đôi các yếu tố, người mắc SXHD và đối tượng được kết đôi ( nhóm chứng ) thoả mãn các điều kiện: Cùng nhóm tuổi, cùng giới, cùng địa điểm như đối tượng mắc sốt xuất huyết là sống cùng khu vực (cùng tổ, ấp), khoảng cách đến nhà người mắc bệnh bán kính ≤ 200 m. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, sử dụng 2 phương pháp: nghiên cứu mô tả và nghiên cứu bệnh chứng. Nghiên cứu mô tả Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả để tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ học của những người mắc SXHD trong năm 2009 tại huyện Long Thành. Cở mẫu: toàn bộ mắc sốt xuất huyết Dengue trong năm 2009 tại huyện Long Thành được ghi nhận gồm 447 bệnh nhân. Các thông tin thu thập theo 3 đặc điểm về người (ân tộc, giới, tuổi, tình trạng nặng nhẹ của bệnh), không gian, thời gian. Nghiên cứu bệnh chứng Dùng phương pháp bệnh chứng để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình hình mắc SXHD tại địa phương. Cỡ mẫu: tính cỡ mẫu dựa vào công thức của Scheles Selman (12): 2 3 3 2 3 ( 2 (1 ) (1 ) ) ( ) Z u u Z f f p q n f p        f: ước đoán tỷ lệ phơi nhiễm, căn cứ số mắc SXH năm 2008 huyện Long Thành: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 214 325/227,147 dân = 0,14. n= 295,3 làm tròn 300 là cỡ mẫu của mỗi nhóm. Như vậy mẫu nghiên cứu gồm: 300 trường hợp mắc SXHD, 300 người không mắc SXHD Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phương pháp thống kê y học theo phần mềm chương trình Sata 8.0 và phân tích các biến số thu thập được với các test thống kê y học bằng phần mềm Epi 6.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue năm 2009 Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2009 tại huyện Long Thành có 447 trường hợp sốt xuất huyết dengue, được ghi nhận có một số đặc điểm sau đây: Đặc điểm về người Bảng 1: Tần số mắc sốt xuất huyết dengue theo tuổi, giới, dân tộc, độ nặng nhẹ Độ tuổi Số mắc SXHD (n) Tỷ lệ mắc SXHD (%) Dưới 5 tuổi 72 16,11 Độ tuổi Số mắc SXHD (n) Tỷ lệ mắc SXHD (%) 5 – 10 tuổi 95 21,25 11 đến 15 tuổi 68 15,21 Từ 16 tuổi trở lên 212 47,43 Giới Nam 248 55,48 Nữ 199 44,52 Dân tộc Kinh 433 96,86 Khác 14 03,14 Phân độ Sốt dengue 62 13,87 SXH độ 1 168 37,58 SXH độ 2 183 40,94 SXH độ 3 30 06,71 SXH độ 4 04 00,90 Tổng 447 100,00 Nhận xét: Trong các trường hợp mắc SXH ghi nhận nhóm tuổi mắc nhiều nhất là từ 16 tuổi trở lên, tuổi mắc thấp nhất là 9 tháng tuổi, tuổi cao nhất là 69 tuổi. Tỷ lệ nam giới chiếm 55,48%.Các trường hợp mắc SXHD chủ yếu là người kinh 96,86%. Các trường hợp SXHD đều có đầy đủ mức độ nặng nhẹ, nhưng số ca mắc SXHD độ 2 là nhiều nhất chiếm 40,94%. Đặc điểm về thời gian Biểu đồ 1: Tần số mắc sốt xuất huyết Dengue theo thời gian Nhận xét: Sốt xuất huyết xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, tăng nhiều hơn từ tháng 4 và ở mức cao từ tháng 06 tháng 10. 5 9 5 1 3 8 4 2 24 6 4 3 0 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T6 T7 T8 T9 T10 T1 1 T1 2 c a s Thời gian Số mắc SXHD Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 215 Đặc điểm về không gian 45 21 6 11 20 12 9 12 19 2 8 6 65 75 23 16 42 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 AH AP BC BA BS CĐ LA LgA LĐ LH LP PB PT Pth ST TA TP TH Biểu đồ 2: Tần số mắc sốt xuất huyết dengue theo không gian Nhận xét: Tất cả các xã đều có SXHD, trong đó xã có số ca mắc cao nhất là Phước Thái với 75 ca, xã có số mắc thấp nhất là Long Hưng chỉ có 2 trường hợp. Bảng 2: Nơi tiếp cận điều trị ban đầu Địa chỉ Số mắc SXHD Tỷ lệ/tổng số mắc (%) Y tế tư 298 66,67 Địa chỉ Số mắc SXHD Tỷ lệ/tổng số mắc (%) Trạm y tế xã 71 15,89 Bệnh viện huyện 57 12,75 Bệnh viện tỉnh- TW 21 04,69 Tổng 447 100,00 Nhận xét: Nơi tiếp cận ban đầu nhiều nhất là y tế tư 66,67%, trạm y tế 15,89%. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Kiến thức về sốt xuất huyết Bảng 3: Liên quan giữa kiến thức và mắc sốt xuất huyết dengue Tình trạng bệnh Có Không Tần số % Tần số % Tổng ƒ2 , OR, p Nguyên nhân truyền bệnh Không biết 45 15 09 3 54 Biết do muỗi đốt 255 85 291 97 546 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =32,1429 OR= 5,71 P< 0,05 Loại muỗi truyền bệnh Không biết 84 28 28 9,3 112 Biết do muỗi vằn 216 72 272 81,7 488 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =34,8587 OR= 3,78 P< 0,05 Biết thời gian hoạt động của muỗi Không biết 263 87,7 132 44 395 Biết đúng 37 12,3 168 56 205 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =135,549 OR= 9,05 P< 0,05 Biết nơi sinh sản của muỗi Không biết 177 59 73 24,3 250 Biết đúng 123 41 227 75,7 350 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =18,9432 OR= 4,47 P< 0,05 Biết triệu chứng Không biết 87 29 75 25 162 Biết đúng 213 81 225 75 438 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =1,2177 OR= 1,17 P> 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 216 Tình trạng bệnh Có Không Tần số % Tần số % Tổng ƒ2 , OR, p Biết triệu chứng nặng Không biết 60 20 33 7,7 93 Biết đúng 240 80 267 92,3 507 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =9,2766 OR= 2,02 P< 0,05 Hiểu biết chung về sốt xuất huyết Không biết 274 9,1 131 43,7 405 Biết đúng 26 90,9 169 56,3 195 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =155,358 OR= 13,06 P< 0,05 Nhận xét: Có liên quan giữa không biết muỗi là côn trùng truyền bệnh SXHD và mắc SXHD với OR= 5,71 (KTC 95%: 2,74-11,9). Giữa không biết muỗi vằn là côn trùng trung gian truyền bệnh SXHD và mắc SXHD với OR= 3,78 (KTC 95%: 2,38-6,05). Nhận biết không đúng nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD và mắc SXHD với OR= 4,47 (KTC 95%: 3,15-6,35, p<0,05). Không hiểu biết triệu chứng bệnh SXHD và mắc SXHD với OR= 1,17 ( KTC 95%: 0,82-1,69) P>0,05. Không biết triệu chứng nặng của SXHD và mắc SXHD với OR= 2,02 (KTC 95%: 1,28-3,2). Không biết thời gian muỗi hoạt động hút máu và mắc SXHD với OR= 9,05 (KTC 95%: 5,99-13,67, p<0,05). Không hiểu biết chung về SXHD và mắc SXHD với OR= 13,6 ( KTC 95%: 8,56-21,59 ). Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết Bảng 4: Liên quan giữa thái độ và mắc sốt xuất huyết dengue Tình trạng bệnh Có Không Tần số % Tần số % Tổng ƒ2 , OR, p Thái độ với lời khuyên ngủ mùng Không đúng 108 36 68 22,7 176 Đúng (Cả ngày lẫn đêm) 192 64 232 77,3 424 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =12,979 OR= 1,92 P< 0,05 Đậy nắp DCCN Không đồng ý 117 39 30 10 147 Đồng ý 183 61 270 90 453 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =78,583 OR= 5,75 P< 0,05 Súc rửa DCCN Không đồng ý 117 39 24 8 141 Đồng ý 183 61 276 92 459 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =91,121 OR= 7,35 P< 0,05 Dẹp bỏ vật phế thải Không đồng ý 140 46,7 19 6,3 159 Đồng ý 160 53,3 281 93,7 441 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =130,92 OR= 12,94 P< 0,05 Dùng nhang, bình xịt muỗi Không đồng ý 117 39 24 8 141 Đồng ý 183 61 276 92 459 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =130,92 OR= 7,35 P< 0,05 Chấp nhận đầy đủ các biện pháp Không đúng 223 74,3 52 17,3 275 Thái độ đúng 77 25,7 248 82,7 325 ƒ2 =196,30 OR= 13,81 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 217 Tình trạng bệnh Có Không Tần số % Tần số % Tổng ƒ2 , OR, p Tổng 300 100 300 100 600 P< 0,05 Nhận xét: Có liên quan giữa thái độ chấp nhận ngủ mùng không đúng và mắc SXHD với OR= 1,92 (KTC 95%: 1,34-2,75). Giữa thái độ không chấp nhận đậy kín các DCCN và mắc SXHD với OR= 5,75 (KTC 95%: 3,7-8,96). Giữa thái độ không chấp nhận súc rửa thường xuyên DCCN và mắc SXHD với OR= 7,35 (KTC 95%: 4,56-11,85). Có liên quan giữa không chấp nhận dọn dẹp thường xuyên các vật phế thải và mắc SXHD với OR= 12,94 (KTC 95%: 7,72-21,7). Có mối liên quan giữa thái độ không chấp nhận dùng nhang, bình xịt muỗi và mắc SXHD với OR= 7,35 ( KTC 95%: 4,56-11,85, p<0,05). Có liên quan giữa thái độ không chấp nhận đầy đủ 5 biện pháp phòng chống và mắc SXHD với OR= 13,81 (KTC 95%: 9,3-20,51). Hành vi phòng chống sốt xuất huyết Bảng 5: Liên quan giữa kiến thức và mắc sốt xuất huyết dengue Tình trạng bệnh Có Không Tần số % Tần số % Tổng ƒ2 , OR, p Chấp nhận đầy đủ các biện pháp Không đúng 157 52,3 91 30,3 248 Thái độ đúng 143 47,7 209 69,7 352 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =23,102 OR= 2,52 P< 0,05 Đậy kín DCCN Không 89 29,7 30 10 119 Có 211 70,3 270 90 481 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =36,489 OR= 3,8 P< 0,05 Súc rửa DCCN Không 196 65,3 96 32 292 Có thường xuyên 104 34,7 204 68 308 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =71,802 OR=4 P> 0,05 Dẹp bỏ vật phế thải Có thường xuyên 207 69 273 91 480 Không 93 31 27 09 120 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =45,375 OR= 4,54 P< 0,05 Dùng nhang, bình xịt muỗi Có 268 89,3 276 92 544 Không 32 10,7 24 08 56 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 = 22,34 OR= 1,37 P> 0,05 Mặc quần, áo dài tay Có 86 28,7 172 57,3 158 Không 214 71,3 128 42,7 442 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =49,737 OR= 3,34 P< 0,05 Tình trạng vệ sinh Gọn gàng, sạch sẽ 179 59,7 255 85 434 Không gọn gàng, sạch sẽ 121 40,3 45 15 166 Tổng 300 100 300 100 600 ƒ2 =49,737 OR= 3,34 P< 0,05 Thực hành các biện pháp Đúng 59 19,7 194 64,7 253 ƒ2 =124,55 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 218 Tình trạng bệnh Có Không Tần số % Tần số % Tổng ƒ2 , OR, p Không đúng 241 80,3 106 35,3 347 Tổng 300 100 300 100 600 OR= 7,48 P< 0,05 Nhận xét: Có liên quan giữa thực hành không đầy đủ các biện pháp phòng chống SXHD và mắc SXHD. OR= 7,48 (KTC 95%: 5,16-10,83, p<0,05). Giữa ngủ mùng không đúng và mắc SXHD với OR= 2,52 (KTC 95%: 1,8-3,52). Hành vi không đậy kín các vật chứa nước thường xuyên và mắc SXHD, OR= 3,8 (KTC 95%: 2,42-5,96). Hành vi không súc rửa thường xuyên DCCN và mắc SXHD. OR= 1,33 ( KTC 95%: 0,9-1,97). Dẹp bỏ thường xuyên vật phế thải và mắc SXHD. OR= 4,54 (KTC 95%: 2,85-7,23). Chưa thấy liên quan giữa hành vi không dùng nhang, bình xịt chống muỗi và mắc SXHD. OR= 1,37 (KTC 95%: 0,79- 2,39). Có liên quan giữa thói quen mặc quần, áo dài tay và mắc SXHD. OR= 3,34 ( KTC 95%: 2,38-4,69, p<0,05). Có liên quan giữa tình trạng vệ sinh trong nhà không gọn gàng, sạch sẽ và mắc SXHD. OR= 3,83 ( KTC 95%: 2,59-5,67). KẾT LUẬN Đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue Long Thành năm 2009 Tại Long Thành, Đồng Nai năm 2009 có 447 trường hợp mắc SXHD có đặc điểm như sau: Về người - Giới tính: bệnh nhân nam nhiều hơn nữ chiếm 55,48% - Dân tộc: chiếm đa số là người kinh, 96,1% - Tuổi: đa số bệnh nhân trên 15 tuổi, chiếm 47%. - Độ nặng nhẹ của bệnh: Tỷ lệ sốt dengue là 13,87%, SXH độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,94% Về thời gian SXHD xảy ra ở tất cả các tháng trong năm, nhưng tăng nhiều ở tháng 6 cho đến tháng 10. Về không gian 100% xã đều có người mắc SXHD, xã Phước Thái có số mắc cao nhất. Nơi tiếp cận điều trị ban đầu Nơi chọn lựa tiếp cận ban đầu nhều nhất là y tế tư 66,67%, trạm y tế đứng hàng thứ hai 15,89%. Nơi điều trị sau cùng: Điều trị sau cùng tại bệnh viện huyện chiếm tỷ lệ 61,33%. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Về kiến thức Có mối liên quan giữa mắc SXHD với các yếu tố: không biết muỗi là côn trùng trung gian truyền bệnh SXHD; không biết muỗi vằn truyền bệnh SXHD; không biết thời gian muỗi hoạt động; không đúng nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD; không biết triệu chứng nặng của SXHD; không hiểu biết chung về SXHD. Về thái độ Có mối liên quan giữa mắc SXHD với các yếu tố: thái độ chấp nhận ngủ mùng không đúng; thái độ không chấp nhận đậy kín DCCN; không chấp nhận súc rửa DCCN; không chấp nhận dọn dẹp các vật phế thải; không chấp nhận dùng nhang, bình xịt muỗi và mắc SXHD; không chấp nhận đầy đủ 5 biện pháp phòng chống SXHD và mắc SXHD. Về hành vi Có mối liên quan giữa mắc SXHD với các yếu tố: hành vi không súc rửa thường xuyên dụng cụ chứa nước sinh hoạt; hành vi không đậy kín thường xuyên DCCN; hành vi không dẹp bỏ thường xuyên vật phế thải quanh nhà; hành vi không có thói quen mặc quần dài, áo dài tay; tình trạng vệ sinh trong nhà không sạch sẽ, ngăn nắp; hành vi không thực hiện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 219 đầy đủ các biện pháp phòng chống và mắc sốt xuất huyết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2006). “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue”, Tài liệu tập huấn của Bộ Y tế, tr. 6-7. 2. Chiny Chuan liu (2007). “Characteristic of Dengue Diesase in TaiWan”, The 5 th Asian Congress of Pediatric Infectious Diseases, pp. 66-67. 3. Chu Xuân Hiên (2008). Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án chuyên khoa cấp 2 Đại học Y dược Huế, tr. 65-68. 4. Chusak Prasitttsuk, A.G. Andjiaparidze and Vijay kuma (1998). “Current Status of Dengue/ Dengue Haemorrhagic fever in WHO South-East Asia region”, Dengue Bulletin- Vol 22, 1998, pp. 4-6. 5. Duane Gubler (2005). “The emergence of epidemic Dengue fever and Dengue hemorrhagic fever in the America: a case of failed public health policy”, Rew Panam Salud Publica/Pan An/Public Health 17(4), 2005, pp. 221-224. 6. Huan-Yao Lei (2009). “Immunophathogenesis in Dengue Diesease”, The 5 th Asian Congress of Pediatric Infectious Diseases, pp. 60. 7. Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến (2008). “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng sốt xuất huyết dengue của người dân xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ-Năm 2007”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4/2008, tr. 13-15. 8. Liulak W, Sonthichai C, Saosarn S, Thisyakorn U (2009). “Changing Epidemiology of Dengue Patients in Bangkok Metropolitan, Thailand”, The 5 th Asian Congress of Pediatric Infectious Diseases, pp. 145. 9. Malik Asif Humayun, Tariq Waseem, Javed Akram, “Multiple Dengue Serotypes and High Frequency of Dengue Hemorrhagic Fever during 2008, Dengue Virus Outbreak in Punjab, Pakistan”. The 5 th Asian Congress of Pediatric Infectious Diseases, pp. 99-100. 10. Masoud Mardani, Mohammad Rahnavardi (2007). Crimean- Congo Hemorrhagic fever among health care workers in Iran: A seroprevalence study in two endemic regions, Am J. Drop. Med. Hvg 76(33), 2007, pp. 443-445. 11. Nguyễn Đỗ Nguyên (2003). “Nghiên cứu về những nguy cơ hành vi liên quan đến nhiễm Dengue ở trẻ em 0-10 tuổi tại nội thành TP.HCM”, Trường Đại học Y dược TP.HCM, Tạp chí VSPD, số 1/1999, tr. 13-15. 12. Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Đình Sơn và cs (1999). “Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue tại Thừa Thiên-Huế”, Tạp chí YHDP, tập IX, số 1(39), tr. 36-40. 13. Nguyễn Kiều Uyên (2009). “Tình hình sốt xuất huyết tại
Tài liệu liên quan