Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở những bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang ở những bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm. Xác định tỷ lệ bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm và tỷ lệ bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính trong số những người có lỗ thông phụ xoang hàm. Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp cắt ngang mô tả. Kết quả: Khảo sát 300 bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý mũi xoang tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM thu được kết quả như sau: Tuổi trung bình là 41, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 35-49(40%); nữ (59,3%) nam(40,7%); có hai triệu chứng cơ năng là nghẹt mũi và đau căng ở mặt có mối tương quan với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm; có 34 bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm(11,3%), vị trí ở vùng Fontanel trước là 67,6%, vùng Fontanel sau là 32,4%, dạng hình tròn là 44,2%, hình bầu dục là 55,8%, trong đó có 24 bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính chiếm tỷ lệ là 70,6% và có mối tương quan giữa lỗ thông phụ xoang hàm với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm. Kết luận: Tỷ lệ lỗ thông phụ xoang hàm là 11,3%. Tỷ ệ viêm mũi xoang mạn tính ở những người có lỗ thông phụ xoang hàm là 70,6%. Hai triệu chứng cơ năng là nghẹt mũi và đau căng ở mặt có mối tương quan với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở những bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 50 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ LỖ THÔNG PHỤ XOANG HÀM Trịnh Thanh Ly*, Nguyễn Hữu Dũng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang ở những bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm. Xác định tỷ lệ bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm và tỷ lệ bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính trong số những người có lỗ thông phụ xoang hàm. Phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp cắt ngang mô tả. Kết quả: Khảo sát 300 bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý mũi xoang tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM thu được kết quả như sau: Tuổi trung bình là 41, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 35-49(40%); nữ (59,3%) nam(40,7%); có hai triệu chứng cơ năng là nghẹt mũi và đau căng ở mặt có mối tương quan với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm; có 34 bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm(11,3%), vị trí ở vùng Fontanel trước là 67,6%, vùng Fontanel sau là 32,4%, dạng hình tròn là 44,2%, hình bầu dục là 55,8%, trong đó có 24 bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính chiếm tỷ lệ là 70,6% và có mối tương quan giữa lỗ thông phụ xoang hàm với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm. Kết luận: Tỷ lệ lỗ thông phụ xoang hàm là 11,3%. Tỷ ệ viêm mũi xoang mạn tính ở những người có lỗ thông phụ xoang hàm là 70,6%. Hai triệu chứng cơ năng là nghẹt mũi và đau căng ở mặt có mối tương quan với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm Từ khóa: Lỗ thông phụ xoang hàm, thóp trước, thóp sau. ABSTRACT CLINICAL FEATURES OF CHRONIC RHINOSINUSITIS IN PATIENTS WITH ACCESSORY MAXILLARY OSTIUM Trinh Thanh Ly, Nguyen Huu Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 50 - 54 Objective: The clinical features of sinusitis in patients with accessory maxillary ostium. Determining the percentage of patients with accessory maxillary ostium and the proportion of patients with chronic rhinosinusitis in the number of people with accessory maxxillary ostium Research Methods: cross-sectional methoddes cribed. Results: Survey of 300 patients with sinusitis disease manifestations in Ear Nose & Throat departerment of Cho Ray hospitals in HCM City with obtained results: average age of 41, focusing much aged 35-49 (40%); female (59.3%) and men (40.7%); functional symptoms are nasal obstruction, and pain space on the relationship with accessory ostium of maxillary; there are 34 patients with accessory maxillary ostium (11.3%), the location in the antorior nasal Fontanelle was 67.6%, the posterior nasal Fontanelle was 32.4%, a circle shape is 44.2%, oval shape is 55.8%, of which 24 patients with chronic rhinosinusitis percentage was 70.6% and that there is a correlation between accessory maxillary ostium condition with chronic rhinosinusitis. Conclusion: Percentage of accessory maxillary ostium is 11.3%. Percentage of chronic rhinosinusitis in people with accessory maxillary ostium is 70.6%. Two functional symptoms are nasal obstruction, and pain space on the relationship with the status of accessory maxillary ostium. * BV. Đa khoa tỉnh Trà Vinh.** Bộ môn TMH Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Trịnh Thanh Ly ĐT: 01234654870 Email: thanhly238@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 51 Keywords: Accessory maxillary ostia/ostium (AMO), Antorior nasal fontanelle (ANF). Posterior nasal fontanelle (PNF). ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang mạn tính là một bệnh rất phổ biến chiếm 5 – 6 % dân số. Chi phí cho việc chửa bệnh này là rất lớn và người bệnh phải mất nhiều thời gian để đi khám và chửa bệnh từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, học hành và chất lượng cuộc sống của họ(1,2,4). Viêm xoang mạn tính được nghi ngờ do sự suy yếu thông khí và rối loạn dẫn lưu do bít tắc phức hợp lỗ thông xoang ở khe giữa của các xoang cạnh mũi. Những yếu tố này gồm cấu trúc giải phẫu hoặc các yếu tố viêm dẫn đến hẹp lỗ thông xoang, rối loạn vận chuyển hệ nhầy lông chuyển, suy giảm miễn dịch(7). Khi có lỗ thông phụ xoang hàm. Dịch hoặc mũ được dẫn lưu qua lỗ thông chính của xoang hàm, sau đó dịch lại được dẫn lưu vào lại xoang hàm qua lỗ thông phụ, gây nên tình trạng bệnh lý mạn tính xoang hàm. Mối liên hệ giữa lỗ thông phụ xoang hàm và viêm mũi xoang mạn tính đã được nghiên cứu bởi Stammberger, Kennedy... (theo Stammberger tỷ lệ lỗ thông phụ xoang hàm là 25%)(5,8) theo tìm hiểu của chúng tôi chưa thấy có công trình báo cáo về vấn đề này tại Việt Nam. Vì vậy chúng tôi khảo sát: Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang ở những bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn nhận bệnh Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 có nội soi mũi xoang và chụp CT-scan các xoang cạnh mũi. Có biểu hiện bệnh lý mũi xoang. Tuổi từ 18 tuổi trở lên. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư vùng Tai Mũi Họng hoặc cổ mặt. Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng hốc mũi, vách ngăn và các xoang cạnh mũi. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Lý do khám bệnh 92.8% 94.1% 55.5% 73.5% 66.9% 82.3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nhức đầu Nghẹt mũi Chảy mũi Không LTP Có LTP Biểu đồ 1. Lý do khám bệnh của bệnh nhân phân theo nhóm có và không có lỗ thông phụ xoang hàm. Nhận xét: Khảo sát lý do khám bệnh phân nhóm theo 2 nhóm có và không có lỗ thông phụ xoang hàm, kết quả cho thấy rằng tỷ lệ các lý do khám bệnh ở nhóm có lỗ thông phụ luôn cao hơn so với nhóm không có lỗ thông phụ. Tuy nhiên, sự khác biệt này lại không cho thấy có ý nghĩa thống kê (phép kiểm chi bình phương; p > 0,05). Tần số, tỷ lệ, vị trí, hình dạng lỗ thông phụ xoang hàm trong lô nghiên cứu Tần số và tỷ lệ bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi gồm 300 bệnh nhân thì có 266 bệnh nhân (88,7%) không có lỗ thông phụ xoang hàm và 34 bệnh nhân (11,3%) được chẩn đoán có lỗ thông phụ xoang hàm. Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (phép kiểm chi bình phương; p < 0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 52 Tần số và tỷ lệ vị trí lỗ thông phụ xoang hàm đối với bên phải và bên trái. Trong 34 bệnh nhân được chẩn đoán có lỗ thông phụ xoang hàm, vị trí lỗ thông phụ bên trái có 18 bệnh nhân chiếm 52,9% và bên phải có 16 bệnh nhân (47,1%). p > 0,05). Tần số và tỷ lệ vị trí lỗ thông phụ xoang hàm đối với vùng Fontanel. Xác định vị trí lỗ thông phụ ở vùng thóp mũi (Fontanel): Nhận thấy, tỷ lệ bệnh nhân có vị trí lỗ thông phụ xoang hàm ở vùng Fontanel trước chiếm gấp đôi so với tỷ lệ bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm ở vùng Fontanel sau (67,6% so với 32,4%). Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (phép kiểm chi bình phương; p < 0,05). Tần số và tỷ lệ hình dạng lỗ thông phụ xoang hàm Mặc dù dạng hình tròn chiếm tỷ lệ cao hơn dạng bầu dục, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (qua phép kiểm chi bình phương; p > 0,05). Tần số và tỷ lệ tình trạng lỗ thông phụ xoang hàm Bảng 1. Tần số và tỷ lệ tình trạng lỗ thông phụ xoang hàm qua nội soi. Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Bình thường 10 29,4 Có dịch 22 64,7 Phù nề 2 5,9 Nhận xét: Kết quả trên 34 bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 10 bệnh nhân (29,4%) tình trạng lỗ thông phụ xoang hàm bình thường, 22 bệnh nhân (64,7%) có dịch chảy ra từ lỗ thông phụ xoang hàm và một số ít cho thấy có tình trạng phù nề là 2 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 5,9%. Như vậy tỷ lệ có dịch từ lỗ thông phụ xoang hàm chiếm cao nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (phép kiểm chi bình phương; p < 0,05). Tần số và tỷ lệ tình trạng dịch khe giữa Bảng 2 Tần số và tỷ lệ tình trạng dịch khe giữa phân bố theo nhóm có và không có lỗ thông phụ xoang hàm. Không có lỗ thông phụ (n=266) Có lỗ thông phụ (n=34) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % P Tình trạng dịch Không dịch 158 59,4 12 35,3 Có dịch 108 40,6 22 64,7 0,15 Loại dịch Thanh dịch 57 52,8 4 18,2 Mủ đục 51 48,2 18 81,8 0,001 Trong nhóm có lỗ thông phụ xoang hàm có dịch, kết quả đưa ra tỷ lệ loại dịch là mủ đục chiếm tỷ lệ rất cao so với thanh dịch (81,8% và 18,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 < 0,05. Sự liên quan giữa loại dịch với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm Bảng 3: Sự liên quan giữa loại dịch với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm. Không lỗ thông phụ Có lỗ thông phụ Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % P Pr Thanh dịch 57 93,5 4 6,5 Mủ đục 51 73,9 18 26,1 0,001 4,01 (1,65 – 13,58) Kết quả sự liên quan cho thấy, nhóm có dịch là mủ đục thì tỷ lệ có lỗ thông phụ xoang hàm cao gấp 4,01 lần so với nhóm có dịch là thanh dịch và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0.001, khoảng tin cậy 95% từ 1,65 đến 13,58). Tần số và tỷ lệ các yếu tố trên hình ảnh CT- Scan Bảng 4. Tần số và tỷ lệ lỗ thông phụ và tình trạng dịch xoang hàm trên CT-Scanner. Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % p Hình ảnh lỗ thông phụ trên CT-Scanner Không thấy lỗ thông phụ 12 35,3 Có thấy lỗ thông phụ 22 64,7 < 0,05 Tình trạng dịch xoang hàm Bình thường 10 29,4 Ứ dịch 24 70,6 < 0,05 Kết quả chụp CT-Scanner của 34 bệnh nhân cho ra một số kết quả sau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 53 Về hình ảnh lỗ thông phụ xoang hàm trên CT-Scanner: Có 12 bệnh nhân (35,3%) trên tổng số 34 bệnh nhân không thấy có lỗ thông phụ còn lại 22 bệnh nhân có thấy lỗ thông phụ xoang hàm (64,7%). Về tình trạng dịch xoang hàm chúng tôi ghi nhận tình trạng bình thường chỉ có 10 bệnh nhân với tỷ lệ 29,4% và ứ dịch là 24 bệnh nhân với tỷ lệ chiếm 70,6%. Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (phép kiểm chi bình phương; p < 0,05). Mối tương quan giữa lỗ thông phụ xoang hàm và viêm mũi xoang mạn tính 158 108 10 24 0 20 40 60 80 100 120 140 160 VX (-) VX (+) LTP (-) LTP (+) Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa lỗ thông phụ xoang hàm và viêm mũi xoang mạn tính. Kết quả cho thấy trong 266 bệnh nhân không có lỗ thông phụ xoang hàm thì có 108 trường hợp bị viêm mũi xoang chiếm tỷ lệ 40,6%; trong 34 bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm thì có 24 trường hợp bị viêm mũi xoang mạn tính chiếm tỷ lệ 70,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Phân tích về thời điểm khám bệnh Biểu đồ 3. Tần số và tỷ lệ thời gian bệnh. Nhận xét: Khi khảo sát thời gian bệnh của 34 bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm, chúng tôi ghi nhận nhóm có thời gian từ 13 tuần - 48 tuần có 24 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 70,6%.( p < 0,05). Kết quả này cho thấy sự hiện diện lỗ thông phụ xoang hàm có thể là nguyên nhân gây viêm mũi xoang dai dẳng kéo dài. Phân tích về triệu chứng cơ năng Bảng 5: Tần số và tỷ lệ các triệu chứng cơ năng phân bố theo 2 nhóm có và không có lỗ thông phụ xoang hàm Không có lỗ thông phụ (n = 266) Có lỗ thông phụ (n = 34) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % p Nhức đầu (n=279) 247 92,8 32 94,1 0,65 Nghẹt mũi (n=172) 147 55,5 25 73,5 0,04 Chảy mũi (n=206) 178 66,9 28 82,3 0,06 Vướng họng (n=198) 173 65,0 25 73,5 0,32 Đau, căng ở mặt (n=41) 29 10,9 12 35,3 0,000 Mất khứu giác (n=26) 25 9,4 1 2,9 0,2 Đánh giá tình trạng cơ năng ở 2 nhóm có và không có lỗ thông phụ xoang hàm, kết quả cho thấy, trong hầu hết các triệu chứng cơ năng, tỷ lệ ở nhóm có lỗ thông phụ xoang hàm luôn cao hơn, ngoại trừ tình trạng mất khứu giác. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm này chỉ liên quan đến tình trạng nghẹt mũi và đau căng ở mặt (phép kiểm chi bình phương; p <0,05). Bảng 6: Sự liên quan giữa triệu chứng nghẹt mũi và đau căng ở mặt với tình trạng có lỗ thông phụ xoang hàm. Không lỗ thông phụ Có lỗ thông phụ Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % P Pr Nghẹt mũi Không nghẹt 118 92,9 9 7,1 Nghẹt 147 85,5 25 14,5 00,04 2,05 (1,09 – 4,24) Đau căng ở mặt Không đau 237 91,5 22 8,5 Đau 29 70,7 12 29,3 0,000 3,44 (1,85 – 6,41) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 54 Kết quả về sự liên quan cho thấy: Về tình trạng nghẹt mũi: nhóm bệnh nhân có tình trạng nghẹt mũi thì tỷ lệ có lỗ thông phụ xoang hàm cao gấp 2,05 lần so với nhóm không nghẹt mũi (Khoảng tin cậy 95% từ 1,09 – 4,24). Về tình trạng đau căng mặt: nhóm bệnh đau căng mặt thì tỷ lệ có lỗ thông phụ xoang hàm cao gấp 3,44 lần so với nhóm không đau. (Khoảng tin cậy 95% từ 1,85 – 6,41). KẾT LUẬN Qua khảo sát 300 bệnh nhân có triệu chứng mũi xoang từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012, với kết quả có được chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Tỷ lệ lỗ thông phụ xoang hàm là 11,3% trong tổng số bệnh nhân đến khám và có nội soi mũi xoang. Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính trong số những người có lỗ thông phụ xoang hàm là 70,6% và chúng có mối tương quan với nhau. Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang ở bệnh nhân có lỗ thông phụ xoang hàm thì có 2 triệu chứng cơ năng cần được chú ý là đau căng ở mặt và nghẹt mũi cùng với loại dịch tiết trong mũi họng là mủ hay thanh dịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Tai Mũi Họng (1998). Bài giảng Tai Mũi Họng. NXB Y Học, CN .Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Christmas DA, Yanagisawa E, Joe JK (1998). Transnasal endoscopic identification of the natural ostium of the maxillary sinus: A retrograde approach. Ear Nose Throat J; 77:454-5. 3. Hechl PS, Setliff RC III, Tschabitscher M. (1997) Endoscopic Anatomy of the Paranasal Sinuses. New York: Springer Verlag. 4. Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Ngọc Minh and Trần Cao Khoát (2006). Cập nhật Chẩn đoán và Điều trị Bệnh lý mũi xoang. Nxb Y học. Tp HCM, tr.98 -105, 169 -192, 239 -243, 332 - 347. 5. May, M; Scbol, S.M; Korzee, J. (1990): Location of maxillary Os and its importance to endscopic sinus surgeon. Laryngoscope. Vol. 100, pp. 1037-1042. 6. Nguyễn Hữu Khôi, Phạm Kiên Hữu and Nguyễn Hoàng Nam (2005). Phẫu thuật nội soi mũi xoang kèm Atlas minh họa. Nxb Đại Học Quốc Gia. Tp HCM, tr.6, 35 - 50. 7. Phạm Kiên Hữu (2000). Phẫu thuật nội soi mũi xoang. Luận án tiến sĩ y học. Đại Học Y Dược TPHCM. 8. Stammberger HR (1991). Functional Endoscopic Sinus Surgery: The Messerklinger Technique. Philadelphia: B.C. Decker.
Tài liệu liên quan