Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh của 74 trường hợp u tế bào thần kinh đệm ít nhánh

Phần mở đầu: U tế bào thần kinh đệm ít nhánh là u hiếm gặp, chiếm khoảng 3 – 4% trường hợp u não nguyên phát, thường gặp ở hai bán cầu đại não. U gồm các tế bào tân sinh có hình thái giống với tế bào thần kinh đệm ít nhánh, được chia thành hai độ mô học: độ II và độ III thoái sản. U thường có biểu hiện động kinh, mất nhiễm sắc thể ở vị trí 1p hay 19q, và thường đáp ứng tốt với hóa trị. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Phương pháp: Chúng tôi phân tích hồi cứu và thống kê mô tả 74 bệnh nhân được chẩn đoán u thần kinh đệm ít nhánh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2006 đến 12/2011. Kết quả: Tuổi mắc bệnh thường gặp là 30 đến 39, tuổi trung bình 34,4. Nam hơi nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1,38/1. Thời gian mắc bệnh trung bình 6,5 tháng. Phần lớn u ở bán cầu đại não, nhiều nhất là thùy trán 50%. Bệnh nhân thường bị đau đầu, nôn ói và hội chứng tháp. Có sự tương quan giữa vị trí u với biểu hiện lâm sàng (p< 0,05). Kích thước u trung bình 5,2 cm. Trong lô nghiên cứu, u thần kinh đệm ít nhánh được phân thành hai nhóm: u thần kinh đệm đơn thuần và u thần kinh đệm hỗn hợp, gặp các độ mô học độ II và độ III. Không có mối liên quan giữa lâm sàng và mô học. Kết luận: U thần kinh đệm ít nhánh thường gặp ở tuổi 30 đến 39, nam nhiều hơn nữ. Vị trí bán cầu đại não, thường gặp ở thùy trán. Bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu và nôn ói. U thần kinh đệm được chia thành u thần kinh đệm đơn thuần và u thần kinh đệm hỗn hợp được xếp độ II và độ III mô học.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh của 74 trường hợp u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 243 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – GIẢI PHẪU BỆNH CỦA 74 TRƯỜNG HỢP U TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM ÍT NHÁNH Trần Quang Vinh* TÓM TẮT Phần mở đầu: U tế bào thần kinh đệm ít nhánh là u hiếm gặp, chiếm khoảng 3 – 4% trường hợp u não nguyên phát, thường gặp ở hai bán cầu đại não. U gồm các tế bào tân sinh có hình thái giống với tế bào thần kinh đệm ít nhánh, được chia thành hai độ mô học: độ II và độ III thoái sản. U thường có biểu hiện động kinh, mất nhiễm sắc thể ở vị trí 1p hay 19q, và thường đáp ứng tốt với hóa trị. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Phương pháp: Chúng tôi phân tích hồi cứu và thống kê mô tả 74 bệnh nhân được chẩn đoán u thần kinh đệm ít nhánh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2006 đến 12/2011. Kết quả: Tuổi mắc bệnh thường gặp là 30 đến 39, tuổi trung bình 34,4. Nam hơi nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1,38/1. Thời gian mắc bệnh trung bình 6,5 tháng. Phần lớn u ở bán cầu đại não, nhiều nhất là thùy trán 50%. Bệnh nhân thường bị đau đầu, nôn ói và hội chứng tháp. Có sự tương quan giữa vị trí u với biểu hiện lâm sàng (p< 0,05). Kích thước u trung bình 5,2 cm. Trong lô nghiên cứu, u thần kinh đệm ít nhánh được phân thành hai nhóm: u thần kinh đệm đơn thuần và u thần kinh đệm hỗn hợp, gặp các độ mô học độ II và độ III. Không có mối liên quan giữa lâm sàng và mô học. Kết luận: U thần kinh đệm ít nhánh thường gặp ở tuổi 30 đến 39, nam nhiều hơn nữ. Vị trí bán cầu đại não, thường gặp ở thùy trán. Bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu và nôn ói. U thần kinh đệm được chia thành u thần kinh đệm đơn thuần và u thần kinh đệm hỗn hợp được xếp độ II và độ III mô học. Từ khóa: U tế bào thần kinh đệm ít nhánh – dịch tễ học – biểu hiện lâm sàng – mô bệnh học ABSTRACT A CLINICOPATHOLOGIC STUDY OF 74 CASES OF OLIGODENDROGLIOMA Tran Quang Vinh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 243 - 246 Background: Oligodendroglioma is an uncommon type of tumor that accounts for 3 percent of all primary brain tumors, and typically locates in the cerebral hemispheres. It is composed of neoplastic cells morphologically resembling normal oligodendrocytes, and is divided into grade II and anaplastic grade III [6]. Oligodendroglioma patients usually present with seizures. Oligodendroglioma responds well to chemotherapy, and is typically accompanied by the deletion of 1p and 19q(2). Study design: Cross-sectional study. Methods: We retrospectively reviewed seventy four patients with a histological diagnosis of oligodendroglial tumor at Cho Ray hospital from November 2006 to December 2011. Results: The peak incidence of oligodendroglioma was in the fourth decade, with the mean age of 34,4. Males were slightly more affected than females with a ratio of 1.38: 1. The mean interval between onset of symptoms and diagnosis was 6.5 months. The majority of tumors were found in the cerebral hemispheres, with the frontal lobes being the most frequent site. Patients usually presented with headache, vomitting and paresis. Clinical features * Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh BV Chợ Rẫy, Tác giả liên lạc: TS.BS.Trần Quang Vinh ĐT: 0903712998, Email: vinhcrhospital@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 244 were related to tumor location (p< 0.05). The average diameter of these oligodendroglial tumors was 5.2 cm. In our study, oligodendrogliomas were divided into pure and mixed tumors, and were graded either grade II or grade III. There was no relation between clinical features and histopathology. Conclusions: Majority of patients were found to be in the fourth decade. The male to female ratio is 1,38: 1. Headache, vomitting and paresis were the most important clinical features of oligodendroglial tumors. Clinical signs and symptoms mainly depended on tumor location, but did not relate to histological grade. Keywords: Oligodendroglioma – Epidemiology – Clinical features – Histopathology ĐẶT VẤN ĐỀ U thần kinh đệm gồm u sao bào, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh và u ống nội tủy; trong đó u sao bào chiếm từ 60% đến 65%. Sự chiếm đa số của u sao bào và u hỗn hợp thần kinh đệm ít nhánh – sao bào đã dẫn đến chẩn đoán lầm giữa u sao bào và u tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Căn cứ vào chẩn đoán lâm sàng – giải phẫu bệnh sai lầm dẫn đến điều trị bổ sung sau phẫu thuật, xạ trị và hóa trị với liều điều trị tương ứng không góp phần giảm được sự phát triển của mô u. Hậu quả là sự tái phát xảy ra rất cao và chất lượng cuộc sống người bệnh giảm rõ rệt. Nhằm góp phần vào sự chẩn đoán chính xác u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 74 trường hợp u tế bào thần kinh đệm ít nhánh theo mục tiêu sau: - Khảo sát đặc điểm dịch tễ – lâm sàng của u tế bào thần kinh đệm ít nhánh. - Xác định mối liên hệ giữa độ mô học của mô u với đặc điểm lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người bệnh được chẩn đoán, điều trị bệnh u não và có kết quả giải phẫu bệnh là u tế bào thần kinh đệm ít nhánh được chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2006 đến 12/2011. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu 74 hồ sơ bệnh án được ghi nhận đầy đủ các thông tin lâm sàng, tuổi, giới, có phim chụp cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng từ. Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm STATA 10 và EXCEL 2003. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tễ lâm sàng Giới Trong 74 ca, có 43 nam mắc bệnh chiếm 58,11% và 31 nữ mắc bệnh chiếm 41,89%. Tỷ lệ Nam/Nữ = 1,38/1. Sự khác biệt về số người mắc bệnh giữa giới nam và giới nữ không có ý nghĩa thống kê với p = 0,162 > 0,05. Tuổi Tuổi thường gặp 30 – 39 tuổi, tuổi trung bình 34,4. Sự khác biệt về độ tuổi mắc bệnh giữa giới nam và giới nữ là không có ý nghĩa thống kê với p = 0,377 > 0,05. Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Thường gặp nhất là đau đầu (87,5% bệnh nhân), nôn ói (32%), hội chứng tháp (28%), rối loạn thị giác và động kinh (19,5%). Biểu đồ 1: Biểu hiện lâm sàng ở người mắc bệnh u tế bào thần kinh đệm ít nhánh 63 23 20 19 14 5 3 3 2 2 1 1 0 10 20 30 40 50 60 70 Đau đầu Nôn ói $ tháp RL thị giác Động kinh RL tri giác RL cảm giác Sa sút trí tuệ $ tiểu não Liệt VII TW Chóng mặt Ù tai Biểu hiện lâm sàng N g ư ờ i Vị trí u Thùy trán, thái dương và đỉnh là 3 vị trí gặp nhiều nhất, với tỉ lệ lần lượt là 50%, 18,9% và 16,2% bệnh nhân. Dưới đồi là vị trí ít gặp nhất, chỉ 1,35% bệnh nhân. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 245 Biểu đồ 2: Sự phân bố u tế bào thần kinh đệm ít nhánh theo vị trí 37 14 12 11 5 3 2 2 1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Trán Thái Dương Đỉnh Não thất bên Chẩm Thể chai Tiểu não Não thất ba Dưới đồi Vị trí S ố b ện h n hâ n Mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và vị trí u Bảng 1: Mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng lâm sàng và vị trí u: Triệu chứng lâm sàng Vị trí u Động kinh Thùy thái dương p = 0,03 < 0,05 χ2 = 4,35 Hội chứng tháp Thùy đỉnh p = 0,02 < 0,05 χ2 = 5,39 Rối loạn thị giác Thùy chẩm p = 0,03 < 0,05 χ2 = 5,95 Hội chứng tiểu não Tiểu não p = 0,000 χ2 = 74 Rối loạn cảm giác Thùy đỉnh p = 0,02 < 0,05 χ2 = 4,76 Sa sút trí tuệ Thùy trán + đỉnh p = 0,000 < 0,001 χ2 = 23,99 Thời gian mắc bệnh Bảng 2: Thời gian trung bình từ lúc khởi phát bệnh tới khi nhập viện Trung bình Ngắn nhất Dài nhất 6,45 tháng 1 ngày 108 tháng Đặc điểm giải phẫu bệnh Biểu đồ 4: Sự phân bố u tế bào thần kinh đệm ít nhánh theo độ mô học 2.7% 2.7% 5.4% 32.4% 56.8% U tế bào thần kinh đệm ít nhánh độ II U hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh - sao bào độ II U hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh - u ống nội tủy độ II U tế bào thần kinh đệm ít nhánh thoái sản độ III U hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh - sao bào thoái sản độ III Bảng 3: Kích thước u trung bình tại thời điểm chẩn đoán Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất 5,19 cm 1,82 cm 10 cm 1 cm Đặc điểm lâm sàng trên cơ sở đối chiếu giải phẫu bệnh Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh Đặc điểm khảo sát Kết quả thống kê Liên quan với giải phẫu bệnh Giới p = 0,280 > 0,05 χ2 = 5,06 Không Tuổi p = 0.352 > 0,05 Không Vị trí u p = 0,99 > 0,05 χ2= 35,37 Không Triệu chứng lâm sàng p > 0,05 Không Kích thước u p = 0,19 > 0,05 Không Thời gian mắc bệnh p = 0,09 > 0,05 Không BÀN LUẬN Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mắc bệnh trung bình 34,4 ± 13,4 tuổi; nhóm tuổi thường gặp là 30 – 39 tuổi ở cả 2 giới. Theo tác giả Harry Greenberg, nhóm tuổi thường gặp từ 40 đến 60 tuổi (2); theo tác giả Liau là 40 – 50 tuổi(4) còn theo tác giả Prayson là 35 – 45 tuổi(7). Tuổi mắc bệnh của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả khác, nhưng trong y văn thế giới vẫn chưa thống nhất về tuổi mắc bệnh thường gặp, có thể những khác biệt về chủng tộc, địa dư, môi trường sống đã tác động đến tuổi mắc bệnh của u tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Giới Trong nghiên cứu của chúng tôi nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới theo tỷ lệ 1.38/1 (43/31). Tác giả Chin HW 1980, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ thay đổi từ 1.5 đến 2. Tác giả Roger E. MacLendon 2006, tỷ lệ nam/nữ thay đổi từ 1.33 đến 2(6). Rõ ràng có sự tương tự kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh giữa các giới. Thời gian từ lúc khởi phát bệnh tới khi nhập viện Theo nghiên cứu của chúng tôi là 6,5 tháng. Tác giả Prayson báo cáo 2001, bệnh sử kéo dài trung bình từ 1 – 5 năm(7). Theo tác giả Reifenberger 2007, đa số bệnh sử kéo dài hơn 5 năm(1). Kết quả của chúng tôi là ngắn hơn, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 246 nhưng có thể giải thích bởi những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh gần đây đã rút ngắn thời gian tìm ra chẩn đoán. Vị trí u Thứ tự thường gặp ở các thùy: thùy trán (50% bệnh nhân), thùy thái dương (19%), thùy đỉnh (16%), Theo tác giả R. Prayson, thứ tự thường gặp là chất trắng thùy trán, đỉnh, thái dương, chẩm(7). Theo tác giả Liau, u thường gặp ở chất trắng 2 bán cầu đại não, đặc biệt thùy trán và thái dương(4). Nhìn chung có sự thống nhất giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên thế giới. Triệu chứng lâm sàng và mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với vị trí u Trong nghiên cứu của chúng tôi, 87,5% bệnh nhân có nhức đầu, 19,5% bị động kinh, ngoài ra còn có nôn ói, rối loạn thị giác, sa sút trí tuệ, hội chứng tiểu nãoTriệu chứng lâm sàng liên quan với vị trí u, p <0,05. Theo tác giả M. Greenberg, động kinh chiếm 57% và nhức đầu là 22%(3). Theo tác giả H. Greenberg, động kinh là triệu chứng khởi đầu trong 50 – 75% trường hợp, kế đến là đau đầu chiếm từ 9 đến 48%(2). Kết quả của chúng tôi khác những nghiên cứu khác, vì vậy, có lẽ, triệu chứng lâm sàng tùy thuộc vào vị trí, kích thước u và thời điểm khám bệnh sớm hay muộn. Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm. Đặc điểm giải phẫu bệnh Chúng tôi gặp đa số là u tế bào thần kinh đệm ít nhánh độ II, kế đến là u hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh – sao bào độ II. U thoái sản độ III chỉ chiếm 8%, trong đó 2/3 là u hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh – sao bào, phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Minh Thông 2011 (8). Trong 74 bệnh nhân, 1/3 là u hỗn hợp, trong đó u hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh – sao bào chiếm đa số so với u hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh – tế bào ống nội tủy. Đặc điểm lâm sàng trên cơ sở đối chiếu giải phẫu bệnh Không có mối liên quan giữa chẩn đoán mô học với giới, tuổi, vị trí u, kích thước u, thời gian mắc bệnh và triệu chứng lâm sàng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới. KẾT LUẬN U thường gặp ở 30 – 39 tuổi, nam nhiều hơn nữ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Thời gian mắc bệnh trung bình 6,5 tháng. U thường gặp ở hai bán cầu đại não theo thứ tự giảm dần là trán, thái dương, đỉnh. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là nhức đầu, nôn ói, hội chứng tháp, rối loạn thị giác, động kinh, liên quan có ý nghĩa với vị trí u nhưng không liên quan mô học. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh độ II và u hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh – sao bào độ II chiếm đa số. U thoái sản độ III chỉ chiếm 8%, phần lớn là u hỗn hợp tế bào thần kinh đệm ít nhánh – sao bào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berger MS, Prados M (2005). Oligodendroglial Tumors. Textbook of Neuro-Oncology (1st ed.). Elsevier Saunders. 2. Greenberg H, Chandler WF, Sandler HM (1999). Oligodendroglioma and Oligo-astrocytoma. Brain Tumors. Oxford University Press. 1st edition. 3. Greenberg, M. S. (2006). Handbook of Neurosurgery (6th ed.). Thieme Inc. 4. Liau LM, Becker DP, Cloughesy TF (2001). Brain Tumors Immunotherapy (1st ed.). Humana Press. 5. Louis D, Ohgaki H, Wiestler OD. (2007). Oligodendroglial Tumours. WHO Classification of Tumours of the Central Nervous System (4th ed.). International Agency for Research on Cancer. 6. Maclendon R, Bigner D (2006). Russell & Rubinstein’s Pathology of Tumours of the Nervous System (7th ed.). Holder Arnold. 7. Prayson RA (2001). Oligodendroglial Neoplasms. Neuropathology review (1st ed.). Humana Press. 8. Trần Minh Thông. (2011). Đặc điểm Giải phẫu bệnh 152 trường hợp u thần kinh đệm ít nhánh hệ thần kinh trung ương. Tập chí Y Học.