Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng

Mục tiêu: Viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT) là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay tần số mắc bệnh ngày càng nhiều. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, khảo sát độ nhạy của siêu âm và CT trong chẩn đoán và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật điều trị VTTĐT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 41 trường hợp VTTĐT được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 01.01.2007 đến 31.12.2010. Kết quả: Trong 41 trường hợp, có 5 VTTĐT trái và 36 VTTĐT phải. Tuổi trung bình mắc bệnh là 38,8 tuổi (thay đổi 15-80), bệnh nhân VTTĐT phải có tuổi trẻ hơn so với VTTĐT trái (tuổi trung bình là 36,0 so với 58,6). Tỉ lệ nam/nữ là 29/12. Tất cả bệnh nhân nhập viện vì đau bụng: VTTĐT phải thường đau liên tục, VTTĐT trái thường đau quặn cơn trên nền âm ỉ. Độ nhạy của siêu âm là 22,0% và của CT là 69,2%. Chỉ có 26,8% trường hợp được chẩn đoán đúng trước mổ. Phương pháp cắt túi thừa (± cắt ruột thừa) thực hiện trong 75,6% trường hợp và không có trường hợp nào có biến chứng và tử vong. Kết luận: Tần số mắc bệnh VTTĐT ngày càng tăng, trong đó VTTĐT phải chiếm ưu thế và thường bị chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa. Độ nhạy của siêu âm còn thấp, cần thực hiện CT cho những trường hợp nghi ngờ do có độ nhạy và chính xác cao. Phương pháp phẫu thuật VTTĐT rất đa dạng, phẫu thuật cắt túi thừa và cắt ruột thừa kèm theo là một phẫu thuật an toàn, vừa đủ và có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) ngã bụng ở phần lớn trường hợp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 59 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG Lý Minh Tùng*, Nguyễn Văn Hải** TÓM TẮT Mục tiêu: Viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT) là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay tần số mắc bệnh ngày càng nhiều. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, khảo sát độ nhạy của siêu âm và CT trong chẩn đoán và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật điều trị VTTĐT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 41 trường hợp VTTĐT được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 01.01.2007 đến 31.12.2010. Kết quả: Trong 41 trường hợp, có 5 VTTĐT trái và 36 VTTĐT phải. Tuổi trung bình mắc bệnh là 38,8 tuổi (thay đổi 15-80), bệnh nhân VTTĐT phải có tuổi trẻ hơn so với VTTĐT trái (tuổi trung bình là 36,0 so với 58,6). Tỉ lệ nam/nữ là 29/12. Tất cả bệnh nhân nhập viện vì đau bụng: VTTĐT phải thường đau liên tục, VTTĐT trái thường đau quặn cơn trên nền âm ỉ. Độ nhạy của siêu âm là 22,0% và của CT là 69,2%. Chỉ có 26,8% trường hợp được chẩn đoán đúng trước mổ. Phương pháp cắt túi thừa (± cắt ruột thừa) thực hiện trong 75,6% trường hợp và không có trường hợp nào có biến chứng và tử vong. Kết luận: Tần số mắc bệnh VTTĐT ngày càng tăng, trong đó VTTĐT phải chiếm ưu thế và thường bị chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa. Độ nhạy của siêu âm còn thấp, cần thực hiện CT cho những trường hợp nghi ngờ do có độ nhạy và chính xác cao. Phương pháp phẫu thuật VTTĐT rất đa dạng, phẫu thuật cắt túi thừa và cắt ruột thừa kèm theo là một phẫu thuật an toàn, vừa đủ và có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) ngã bụng ở phần lớn trường hợp. Từ khóa: Túi thừa, túi thừa đại tràng, viêm túi thừa đại tràng. ABSTRACT CHARACTERISTICS, IMAGING AND SURGICAL RESULTS OF DIVERTICULITIS Ly Minh Tung, Nguyen Van Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 59 - 65 Purpose: to describe clinical characteristics, sensitivity of ultrasound and CT scan, and to evaluate the results of surgical treament of colonic diverticulitis. Patients and methods: A retrospective review of 41 patients who underwent operations for colonic diverticulitis from January 2007 to December 2010 at Gia Dinh People Hospital was performed (all diagnosis were confirmed by anapathological results). Result: Thirty-six patients had right diverticulitis (RD) and 5 patients had left diverticulitis (LD). The mean age was 38.8 years (range, 15-80) and patients with RD were significantly younger (mean age 36.0 years vs 58.6 years). The male:female ratio was 29:12. All patients admitted to hospital with abdominal pain. Majority of patients with RD had continuous pain while patients with LD usually had colicky pain. The ultrasound and CT sensitivity of colonic diverticulitis were 22.0% and 69.2% respectively. Only 11 patients (26.8%) had accurate preoperative diagnosis. Diverticulectomy (with/without appendectomy) was performed in 31 patients (75.6%) without any mortality and morbidity.  Bộ môn Ngoại Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Văn Hải. ĐT: 0903602989 Email: bsvanhai@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 60 Conclusion: The incidence of colonic diverticulitis was increasing, RD was predominant and usually misdiagnosed as appendicitis. The ultrasound sensitivity was low, therefore, CT should be performed in case of suspected colonic diverticulitis due to its high sensitivity and accuracy. Among various surgical procedures for colonic diverticulitis, diverticulectomy, which could be performed by laparoscopy in most cases, should be considered as a safe and adequate treatment. Key words: Diverticulosis, diverticulitis, colonic diverticulitis. MỞ ĐẦU Túi thừa đại tràng là một cấu trúc dạng túi trồi ra bất thường từ thành đại tràng. Bệnh túi thừa đại tràng gồm 3 thể bệnh là túi thừa đại tràng không triệu chứng, viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT) và xuất huyết túi thừa đại tràng. VTTĐT chỉ chiếm 15-25% trong bệnh túi thừa đại tràng nhưng có nhiều biến chứng nhất và gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị(23). Bệnh túi thừa đại tràng nói chung và VTTĐT nói riêng rất phổ biến ở các nước phương Tây, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và vị trí túi thừa thường nằm ở đại tràng (ĐT) trái, đặc biệt là đại tràng xích ma(19). Tỉ lệ mắc bệnh VTTĐT ở các nước châu Á thấp hơn, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã cho thấy tần số mắc bệnh ngày càng tăng và đặc điểm của VTTĐT cũng khác so với các nước phương Tây như túi thừa ở ĐT phải chiếm ưu thế và tuổi trung bình mắc bệnh thấp hơn(10,15,20). Hiện nay, VTTĐT ngày càng thường gặp ở nước ta. Tuy nhiên, trong nước hiện chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh VTTĐT. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, đánh giá khả năng chẩn đoán bằng siêu âm, CT và mô tả kết quả điều trị VTTĐT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ của 41 bệnh nhân được chẩn đoán VTTĐT và phẫu thuật tại khoa Ngoại Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong 4 năm từ 01.01.2007 đến 31.12.2010. Tất cả 41 bệnh nhân đều có kết quả giải phẫu bệnh là VTTĐT. Các thông tin được thu thập gồm tuổi, giới, phân bố túi thừa, triệu chứng lâm sàng, công thức bạch cầu, kết quả siêu âm, kết quả CT, chẩn đoán trước mổ, chẩn đoán sau mổ, phương pháp phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, biến chứng và cách xử trí biến chứng, thời gian nằm viện. Số liệu thu thập được thống kê bằng phần mềm SPSS Statistics 17.0. So sánh các số trung bình bằng phép kiểm T-student, so sánh các tỉ lệ bằng phép kiểm chi bình phương. Giá trị P < 0,05 xem như có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm chung và phân bố túi thừa Trong 41 trường hợp, có 36 trường hợp VTTĐT phải (21 ở manh tràng và 6 ở ĐT lên) và 5 trường hợp VTTĐT trái (đều ở ĐT xích ma). Tỉ lệ tương ứng là 87,8% và 12,2%. Tần số mắc bệnh tăng dần theo thời gian. Biểu đồ 1. Tần số mắc bệnh VTTĐT. Tuổi trung bình mắc bệnh là 38,8 ± 14,5 tuổi (15-80 tuổi), lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 31-50 tuổi. Tuổi mắc bệnh trung bình ở VTTĐT trái lớn hơn VTTĐT phải có ý nghĩa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 61 thống kê. Bệnh nhân nam chiếm ưu thế hơn, tỉ lệ nam/nữ là 29/12 (Bảng 1). Bảng 1. Phân bố tuổi và giới tính. VTTĐT phải (n=36) VTTĐT trái (n=5) Giá trị P Tuổi 36 (15-62) 58,6 (44-80) <0,001 Nam:nữ 25/11 4/1 0,627 Đặc điểm lâm sàng Toàn bộ 41 bệnh nhân nhập viện vì triệu chứng đau bụng. Thời gian trung bình từ khi đau bụng đến khi nhập viện là 2,32 ± 1,95 ngày (1-10 ngày). Kiểu đau liên tục chiếm ưu thế ở bệnh nhân VTTĐT phải trong khi kiểu đau bụng quặn cơn trên nền âm ỉ xảy ra ở hầu hết bệnh nhân VTTĐT trái. Sự khác biệt về 2 yếu tố nêu trên khi so sánh giữa 2 nhóm VTTĐT trái và phải có ý nghĩa thống kê. Đề kháng thành bụng có ở 37 bệnh nhân (90,2%). Chỉ 5 bệnh nhân (12,2%) sờ được khối giả u. Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng VTTĐT. VTTĐT phải (n=36) VTTĐT trái (n=5) Giá trị P Thời gian đau (ngày) 1,94 (1-7) 5,0 (1-10) 0,001* Đề kháng 33 (91,7%) 4 (80%) 0,41 Sờ thấy khối u 3 (8,3%) 2 (40%) 0,043* Sốt (≥38 0 C) 21 (58,3%) 2 (40%) 0,439 Nhiệt độ (0C) 38,1 (37-39,6) 37,7 (37-39) 0,291 BC cao (≥10 K/uL) 30 (83.3%) 5 (100%) 0,323 Số lượng BC (K/uL) 13,47 (7,48- 23.8) 15,10 (10,6- 22,5) 0,388 * P<0,05: Có ý nghĩa thống kê. Có 23 bệnh nhân (56,1%) có triệu chứng sốt (≥ 380C), nhiệt độ trung bình là 38,0 ± 0,70C (37- 39,60C). Tỉ lệ bệnh nhân sốt trên 390C chỉ chiếm 14,6%. 35 bệnh nhân có bạch cầu cao (85,4%), số lượng bạch cầu trung bình là 13,67 ± 3,89 K/uL (7,48-23,80 K/uL). Nhiệt độ và số bạch cầu trung bình không khác nhau giữa 2 nhóm VTTĐT trái và phải. Siêu âm và CT Toàn bộ 41 bệnh nhân được thực hiện siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm chỉ chẩn đoán đúng VTTĐT ở 9 trường hợp nên độ nhạy là 22,0%. Trong 32 trường hợp còn lại, siêu âm chẩn đoán VRT 10 trường hợp (24,4%), u ĐT 2 trường hợp (4,9%), không xác định được tổn thương 18 trường hợp (43,8%) và siêu âm bình thường 2 trường hợp (4,9%). CT chỉ thực hiện ở 13 bệnh nhân. CT chẩn đoán đúng VTTĐT trong 8 trường hợp, độ nhạy là 61,5%. 5 trường hợp còn lại được chẩn đoán là: viêm ruột thừa 2 trường hợp (15,4%), u đại tràng 1 trường hợp (7,7%), không xác định được tổn thương 2 trường hợp (15,4%). Có 2 trường hợp siêu âm không xác định được tổn thương nhưng được CT chẩn đoán là VTTĐT. Kết quả phẫu thuật Chỉ 11 bệnh nhân (26,8%) được chẩn đoán đúng trước mổ là VTTĐT. Trong đó, lâm sàng chỉ chẩn đoán được 2 trường hợp, 9 trường hợp còn lại phải nhờ vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Ở các trường hợp chẩn đoán không chính xác, tất cả các trường hợp VTTĐT phải bị chẩn đoán lầm với VRT còn tất cả các trường hợp VTTĐT trái chẩn đoán lầm với u ĐT. Bảng 3. Chẩn đoán trước mổ. VTTĐT phải (n=36) VTTĐT trái (n=5) VTTĐT 8 (22,2%) 3 (60%) VRT 28 (77,8%) U ĐT 0 2 (40%) Về chẩn đoán sau mổ: có 22 trường hợp (53,7%) VTTĐT không biến chứng, 15 trường hợp (36,6%) có biến chứng áp xe và 4 trường hợp (9,8%) có biến chứng VPM. Tất cả các trường hợp VTTĐT trái đều có biến chứng. Trong 22 trường hợp VTTĐT phải không biến chứng có 3 trường hợp có chỉ định mổ do tái phát nhiều lần và 19 (46,3%) trường hợp bị mổ do chẩn đoán lầm là VRT. Đây là số bệnh nhân có thể điều trị nội. Bảng 4. Chẩn đoán sau mổ. VTTĐT phải (n=36) VTTĐT trái (n=5) VTTĐT không biến chứng 22 (61,1%) 0 Áp xe túi thừa 11 (30,6%) 4 (80%) VPM túi thừa 3 (8,3%) 1 (20%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 62 Về phương pháp phẫu thuật, ở 36 trường hợp VTTĐT phải, thực hiện cắt túi thừa (± cắt ruột thừa kèm theo) 30 trường hợp, cắt hồi manh tràng nối tận tận thì đầu 6 trường hợp. Ở 5 trường hợp VTTĐT trái, cắt túi thừa 1 trường hợp, cắt ĐT xích ma nối tận tận 2 trường hợp và làm phẫu thuật Hartmann 2 trường hợp. Có 22 trường hợp thực hiện PTNS: 19 trường hợp cắt túi thừa và 3 trường hợp cắt hồi manh tràng. Không có trường hợp VTTĐT trái nào được thực hiện PTNS. Thời gian phẫu thuật trung bình là 123 phút (35-235 phút) và thời gian nằm viện trung bình là 8,5 ngày (4-16 ngày). Có 2 trường hợp có biến chứng sau mổ: 1 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ sau cắt ĐT xích ma nối tận tận, 1 trường hợp bán tắc ruột sau phẫu thuật Hartmann. Cả hai đều được điều trị nội cho kết quả tốt. Không có ca nào tử vong. Trong các phương pháp, phương pháp cắt túi thừa có thời gian phẫu thuật và nằm viện ngắn nhất (tương ứng là 115,0 phút và 7,8 ngày), không có biến chứng và tử vong. Phương pháp này cũng có thể thực hiện bằng PTNS ở phần lớn trường hợp. BÀN LUẬN Hàng loạt các nghiên cứu gần đây ở những quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển và lối sống giống phương Tây như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan Hongkong cho thấy tần số mắc bệnh VTTĐT ngày càng tăng(7,13,15,20,22). Tương tự các nghiên cứu trên, tần số bệnh VTTĐT trong nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo năm, tần số mắc bệnh ở năm 2010 cao gấp 4 lần so với năm 2007 (17 so với 4). Nguyên nhân tăng tần số mắc bệnh là do phương tiện chẩn đoán ngày càng tiên tiến và ngày càng nhiều người châu Á tiếp cận lối sống và chế độ ăn giống phương Tây với nhiều đạm và ít chất xơ(10). Đối với các nước phương Tây, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh túi thừa ĐT càng nhiều: Tỉ lệ mắc bệnh ở 45 tuổi là 5-10% tăng lên 80% ở 80 tuổi. Trái lại, đa số các nghiên cứu cho rằng tần số mắc bệnh VTTĐT ở châu Á không liên quan với tuổi và tuổi trung bình mắc bệnh thường nhỏ hơn so với phương Tây(7,9). Mặt khác, không chỉ ở châu Á mà cả phương Tây cũng ghi nhận sự khác biệt tuổi giữa hai nhóm VTTĐT phải và trái(10,19). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định trên. Về phân bố giới tính, theo nghiên cứu của chúng tôi, số lượng BN nam nhiều hơn so với BN nữ, tỉ lệ nam/nữ là 2,42. Tỉ lệ này tương tự với các nghiên cứu ở châu Á(7,9,20). Vị trí túi thừa ở ĐT phải là một đặc điểm nổi bật của bệnh VTTĐT ở châu Á. Trong khi tỉ lệ VTTĐT phải ở châu Âu chỉ chiếm khoảng 4%(5) thì ở châu Á, tỉ lệ này lớn hơn 50%. Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này là 87,8%. Theo một số nghiên cứu ở phương Tây, VTTĐT phải thường phát hiện ở người trẻ tuổi và tỉ lệ phát hiện bệnh hàng năm vẫn ổn định (không tăng theo tuổi), nên giả thuyết ở phương Tây cho rằng túi thừa ĐT phải là do nguyên nhân bẩm sinh(19). Theo các nghiên cứu được thực hiện ở Nhật, dù tỉ lệ bệnh túi thừa đại tràng tăng theo thời gian, nhóm ĐT phải vẫn chiếm ưu thế và tăng dần. Do đó, người ta tin rằng ở chủng tộc châu Á dù túi thừa do nguyên nhân mắc phải thì vẫn nằm ở ĐT phải(16). Hiện nay người ta cho rằng ở các nước châu Á, nguyên nhân túi thừa hình thành ưu thế ở ĐT phải là do gen qui định(10). Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều nhập viện vì triệu chứng đau bụng. Thời gian đau trung bình là 2,32 ngày. Sốt có ở 56,1% bệnh nhân. Số liệu này tương ứng với các giả phương Tây, nhưng lại cao hơn so với số liệu của các tác giả châu Á (từ 21 – 35%)(7,11,15). Tỉ lệ bệnh nhân có bạch cầu cao (≥ 10K/ul) chúng tôi ghi nhận được là 85,4% với số bạch cầu trung bình là 13,67 ± 3,89 K/uL. Hầu hết các tác giả đồng ý rằng rất khó phân biệt VTTĐT phải và VRT nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Lee và Shin(11,18) với số liệu bạch cầu trung bình là 10,8 và 10,9 K/uL nhận xét rằng bạch cầu trung bình ở nhóm VTTĐT phải của họ thấp hơn ở nhóm VRT (11,5 – 13 K/mL) và đề nghị xem đó là một gợi ý để chẩn đoán phân biệt. Tác giả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát 63 Chen(2) cho rằng có thể phân biệt VTTĐT phải và VRT dựa vào VTTĐT có triệu chứng đề kháng thành bụng, sốt và số lượng bạch cầu thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi không phản ánh đúng nhận định đó. Siêu âm và CT là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong VTTĐT. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phát hiện những hình ảnh đặc trưng và nhằm đánh giá vai trò của siêu âm trong VTTĐT. Những nghiên cứu gần đây của siêu âm về VTTĐT hướng đến việc xác định những hình ảnh đặc hiệu giúp chẩn đoán phân biệt VTTĐT phải và VRT cấp nhằm nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán bệnh(3). Độ nhạy của chúng tôi so với các nghiên cứu là không cao. Số liệu của chúng tôi là 21,95%. Dù so sánh độ nhạy theo VTTĐT trái hay phải, số liệu của chúng tôi vẫn thấp hơn so với nghiên cứu khác như Chou(3), Hollerweger(6) với số liệu tương ứng là 91,3% và 77%. Độ nhạy thấp có thể do VTTĐT vẫn được xem là một bệnh hiếm ở Việt Nam, nên khả năng bác sĩ siêu âm ít nghĩ đến chẩn đoán VTTĐT. Mặc khác, mẫu của chúng tôi nhỏ và chỉ đánh giá ở những bệnh nhân được phẫu thuật nên có thể số liệu thu được còn nhiều hạn chế. Nếu siêu âm được xem như là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên cần thực hiện ở bệnh nhân nghi ngờ VTTĐT thì CT được xem như là phương tiện chính xác nhất giúp chẩn đoán xác định và đánh giá tổn thương. CT có độ nhạy và độ chính xác là 97% và 99%(1). Độ nhạy của CT theo nghiên cứu của chúng tôi là 69,23%. Tuy số liệu của chúng tôi còn thấp nhưng vẫn gợi ý rằng đây là phương tiện tốt nhất cần thực hiện tiếp theo cho những trường hợp nghi ngờ VTTĐT trên lâm sàng hoặc siêu âm. Theo số liệu của chúng tôi, tỉ lệ chẩn đoán đúng trước mổ chỉ đạt 26,8%. Trong đó, VTTĐT trái được chẩn đoán đúng 60% trong khi VTTĐT phải chỉ đúng 22,2%. Đáng chú ý là có đến 77,8% bệnh nhân VTTĐT phải được phẫu thuật với chẩn đoán trước mổ là VRT cấp. Giảm tỉ lệ chẩn đoán lầm rất có ý nghĩa vì đa số VTTĐT ở nhóm chẩn đoán lầm này chỉ là VTTĐT không biến chứng và có thể điều trị bảo tồn với khả năng thành công là 80-90%. Trong những trường hợp chẩn đoán lầm của chúng tôi, VTTĐT đơn giản chiếm 70%. Nhằm giảm tỉ lệ này, một số tác giả như Leung và Markham(13,14) có đưa ra những gợi ý giúp chẩn đoán phân biệt VTTĐT với VRT cấp như VTTĐT có thời gian đau lâu hơn trong khi triệu chứng nhiễm khuẩn ít rầm rộ hơn, ít nôn ói hơn, bạch cầu ít cao hơn.... Tuy nhiên cho đến nay, những so sánh trên vẫn chưa có bằng chứng có độ tin cậy cao. Kinh nghiệm của tác giả Matsushima(15) (tỉ lệ chẩn đoán lầm là 9,1%) là thực hiện siêu âm kĩ để nâng độ nhạy của siêu âm lên và thực hiện CT khi có nghi ngờ. Nếu theo nghiên cứu của chúng tôi, siêu âm được áp dụng rộng rãi nhưng độ nhạy còn thấp, CT có độ nhạy cao hơn nhưng hiện nay vẫn chưa thể áp dụng rộng rãi vì giá thành còn cao, tỉ lệ chẩn đoán lầm dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao khi tần suất mắc bệnh ngày càng tăng. Hầu hết những khuyến cáo và phác đồ điều trị hiện nay chỉ tập trung giải quyết VTTĐT trái theo kinh nghiệm phương Tây. Sự đồng thuận về điều trị VTTĐT ở châu Á vẫn chưa được thực hiện. Hầu hết các nghiên cứu cho rằng điều trị nội khoa ở những bệnh nhân VTTĐT phải đơn giản giống như khuyến cáo ở ĐT trái vẫn phù hợp(7,15). Tuy nhiên với những trường hợp phát hiện VTTĐT phải trong mổ (với chẩn đoán lầm là VRT), lựa chọn phương pháp mổ thích hợp vẫn còn nhiều bàn cãi. Cắt ĐT phải thì quá lớn, nếu chỉ cắt ruột thừa và điều trị nội khoa thì bệnh nhân vẫn đã phải chịu một cuộc mổ mà chưa giải quyết được tổn thương, khả năng tái phát về sau là 4,3% với tỉ lệ VTTĐT biến chứng của lần 2 là 60%(11,17). Tác giả Fang cho rằng cắt ĐT phải là một điều trị hợp lí vì theo nghiên cứu của ông, những bệnh nhân chỉ cắt túi thừa có tỉ lệ tái phát cao(4). Tuy nhiên theo xu hướng ngày nay, các phẫu thuật viên hướng đến những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và an toàn. Nhiều tác giả đề nghị xem phẫu thuật chỉ cắt túi thừa là phương pháp điều trị đúng mức với VTTĐT phải, đồng ý với quan điểm trên ở châu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 64 Á có tác giả Lee, Tan(12,20) và châu Âu có tác giả Hildebrand, Lane(5,8). Ở số liệu của chúng tôi, tỉ lệ thực hiện phẫu thuật cắt túi thừa chiếm đa số với tỉ lệ 75,6%, trong đó 61,3% được thực hiện bằng PTNS. Tất cả các ca đều được thực hiện an toàn, không có tai biến trong mổ và biến chứng sớm sau mổ với thời gian mổ trung bình là 115 phút. Điều này chứng minh đây là một phương pháp mổ an toàn, góp phần ủng hộ cho những quan điểm trên. Tuy nhiên, do đặc điểm túi thừa đại tràng phải là xuất hiện ở những người trẻ tuổi, thời gian sống còn lại dài làm tăng khả năng tái phát trong tương lai. Đặc biệt ở những bệnh nhân đa túi thừa, thương tổn vẫn còn sau khi phẫu thuật. Do đó, tác giả Lane, Lee và Tan(8,12,21) cho rằng phương pháp cắt túi thừa và cắt ruột thừa kèm theo chỉ nên thực hiện ở những bệnh nhân có túi thừa đơn độc. Tác giả Lee qua các nghiên cứu cũng kết luận đây là một phẫu thuật thích hợp trong cấp cứu hoặc trong trường hợp chẩn đoán lầm là VRT vì là một phẫu thuật khá đơn giản, ít tai biến và biến chứng, tỉ lệ VTTĐT tái phát cũng không cao hơn so với cắt đại tràng phải. Tác giả Lee cũng khuyến cáo không áp dụng phương pháp phẫu thuật này trong trường hợp nghi ngờ tổn thương là khối u ác tính, VTTĐT có biến chứng nặng và có nhiều túi thừa viêm cùng lúc(11,12). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các ca áp dụng phương pháp này đều là phẫu thuật cấp cứu nhưng đều không có biến chứng, trong đó có 26 ca túi thừa đơn độc (89,7%) và 3 ca đa túi thừa (10,3%). Các ca đa túi thừa chỉ có một túi thừa viêm, các túi thừa khác bình thường. Những kết quả thu được của chúng tôi đều ủng hộ quan điểm của tác giả Lee. Tuy nhiên, nghiên cứu c
Tài liệu liên quan