Mở đầu: Tại Việt Nam, việc kỳ thị và xa lánh người đồng tính (NĐT) vẫn còn nặng nề. Để cải thiện
vấn đề kỳ thị trong xã hội, nhân viên y tế công cộng hơn ai hết cần có thái độ và kiến thức đúng đắn đối với
đồng tính (ĐT). Điều đó thúc đẩy việc tiến hành một nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu quan điểm về
đồng tính của sinh viên Y Tế Công Cộng (SVYTCC).
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là tìm hiểu quan điểm về ĐT (kiến thức,
thái độ, nguyên nhân kỳ thị ĐT), mục tiêu phụ là tìm hiểu trải nghiệm chứng kiến sự kỳ thị và giải pháp
cải thiện sự kỳ thị ĐT của SVYTTC. Từ đó, có cái nhìn khoa học và nền tảng cơ bản để thực hiện những
nghiên cứu sâu hơn về đề tài quan điểm của nhân viên y tế đối với ĐT.
Phương pháp: Nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Mẫu được
chọn theo phương pháp thuận tiện và quả bóng tuyết.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sự thiết sót trầm trọng kiến thức khoa học về ĐT , cũng như thái độ ác
cảm đối với NĐT trong SVYTCC. Nguyên nhân gây nên sự kỳ thị ĐT đến từ nhiều phía, gia đình - bạn bè
- thầy cô - xã hội. Hầu hết SV đã gặp NĐT và chứng kiến sự kỳ thị ĐT xảy ra trong xã hội. Vì vậy họ đều
thống nhất rằng xã hội cần nhanh chóng có giải pháp để cải thiện sự kỳ thị đó, những giải pháp được đưa
ra cần sự phối hợp từ các ngành như giáo dục, truyền thông, pháp luật.
Kết luận: Để cải thiện sự kỳ thị ĐT trong xã hội hiện nay, cần có những giải pháp liên ngành trong
xã hội, cũng như nhiều nghiên cứu đi sâu hơn về đề tài ĐT. Trong đó, SVYTCC là đối tượng chủ chốt góp
phần quan trọng trong việc cải thiện sự kỳ thị ĐT.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm về đồng tính của sinh viên y tế công cộng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 93
QUAN ĐIỂM VỀ ĐỒNG TÍNH CỦA SINH VIÊN Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Tô Minh Ngọc*, Trương Phi Hùng**, Phạm Hằng Hà***
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam, việc kỳ thị và xa lánh người đồng tính (NĐT) vẫn còn nặng nề. Để cải thiện
vấn đề kỳ thị trong xã hội, nhân viên y tế công cộng hơn ai hết cần có thái độ và kiến thức đúng đắn đối với
đồng tính (ĐT). Điều đó thúc đẩy việc tiến hành một nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu quan điểm về
đồng tính của sinh viên Y Tế Công Cộng (SVYTCC).
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là tìm hiểu quan điểm về ĐT (kiến thức,
thái độ, nguyên nhân kỳ thị ĐT), mục tiêu phụ là tìm hiểu trải nghiệm chứng kiến sự kỳ thị và giải pháp
cải thiện sự kỳ thị ĐT của SVYTTC. Từ đó, có cái nhìn khoa học và nền tảng cơ bản để thực hiện những
nghiên cứu sâu hơn về đề tài quan điểm của nhân viên y tế đối với ĐT.
Phương pháp: Nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Mẫu được
chọn theo phương pháp thuận tiện và quả bóng tuyết.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy sự thiết sót trầm trọng kiến thức khoa học về ĐT , cũng như thái độ ác
cảm đối với NĐT trong SVYTCC. Nguyên nhân gây nên sự kỳ thị ĐT đến từ nhiều phía, gia đình - bạn bè
- thầy cô - xã hội. Hầu hết SV đã gặp NĐT và chứng kiến sự kỳ thị ĐT xảy ra trong xã hội. Vì vậy họ đều
thống nhất rằng xã hội cần nhanh chóng có giải pháp để cải thiện sự kỳ thị đó, những giải pháp được đưa
ra cần sự phối hợp từ các ngành như giáo dục, truyền thông, pháp luật.
Kết luận: Để cải thiện sự kỳ thị ĐT trong xã hội hiện nay, cần có những giải pháp liên ngành trong
xã hội, cũng như nhiều nghiên cứu đi sâu hơn về đề tài ĐT. Trong đó, SVYTCC là đối tượng chủ chốt góp
phần quan trọng trong việc cải thiện sự kỳ thị ĐT.
Từ khóa: Nghiên cứu định tính, quan điểm về đồng tính, sinh viên Y Tế Công Cộng.
ABSTRACT
THE OPION ABOUT HOMESEXUAL IN PUBLIC HEALTH STUDENTS AT UNIVERSITY
OF MEDICAL AND PHARMACY OF HO CHI MINH CITY, 2010
To Minh Ngoc, Truong Phi Hung, Pham Hang Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 93 - 97
Background: In VietNam, the discrimination in homosexual has been still a serious problem. Solving
this problem, public health officers, more over must have the right knowledge and attitude of homosexual. It
is made motivation to lead us to work on a quanlitative research the opinion about homosexual in public
health students.
Objectives: The main objective is students’s opinion about homosexual (knowledge, attitude,
discrimination causes). The secondary objective is the experiences of seeing real homosexual discriminated
* Cử nhân Y tế Công cộng niên khóa 2006-2010
** Bộ môn Tổ chức- Quản lý y tế, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
*** Trung tâm thực hành cộng đồng, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: CN. Tô Minh Ngọc ĐT: 0908088210 Email : minototo@ytecongcong.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 94
situations and the solution to reduce the discrimination in homosexual. When we get the scientific and basic
foundation, we can develop the research deeply about the health officer’s opinion about homosexual.
Method: In this qualitative study, in-depth interview and group discussion, patterns were used to get
the informations. These interviewees were recruited by convenient and snowball methods of sampling.
Results: The research showed a grave lack of scientific informations about homosexual of public health
students, as well as their enmity against homosexual. The reasons caused that discrimination come from
many sources, family – friends – teachers – society. Most students have seen homosexual and also the
discriminated situations in society. Hence, all of them agree that we need the solution to reduce that
discrimination as soon as possible, the solutions are required the coordination from many fields such as
education, communication and laws.
Conclusion: In order to reduce the discrimination to homosexual, comprehensive intervention
programmes which are relevant to many objects and many fields, should be considered together with
proceeding deeper well-conducted reseaches about this problems. Among of them, public health students
have a important role of the movement.
Key words: Qualitative study, opinion about homosexual, public health student.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam,
chương trình điều tra quốc gia năm 2009 đã
công bố tỷ lệ NĐT trong vị thành niên và
thanh niên chiếm từ 2 – 5%. Mặc dù vậy, việc
kỳ thị và xa lánh họ tại Việt Nam vẫn còn
nặng nề, mà hậu quả của sự kỳ thị không chỉ
dừng lại ở mức độ gây thiệt hại tinh thần cho
nạn nhân mà còn dẫn đến những tác hại nặng
nề cho NĐT như bị xa lánh, coi thường, và khi
không chịu nổi sức ép từ gia đình và xã hội,
họ sẽ có những hành động dại dột, thậm chí
là tự sát.(3)
Điều đó đã thúc đẩy thực hiện một nghiên
cứu về đề tài đồng tính, cụ thể hơn là nghiên
cứu quan điểm về ĐT của SVYTCC. Bởi vì
hơn ai hết, chính những nhân viên y tế tương
lai này sẽ góp một phần không nhỏ trong việc
tác động đến định hướng của cộng đồng qua
công tác truyền thông, lập kế hoạch y tế.
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu
chính là tìm hiểu quan điểm về đồng tính,
mục tiêu phụ là trải nghiệm chứng kiến sự kỳ
thị và giải pháp cải thiện sự kỳ thị của
SVYTCC ĐHYD TP.HCM năm 2010.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu định tính – hiện
tượng học, thực hiện việc tìm hiểu và mô tả
thực trạng kỳ thị ĐT trong sinh viên YTCC
ĐHYD TP.HCM. Số liệu được thu thập bằng
phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm, với kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc và
câu hỏi mở. Nghiên cứu được tiến hành tại
khoa YTCC ĐHYD TP.HCM từ tháng 5 – 7
năm 2010, với đối tượng đích là SVYTCC
chính quy và đối tượng liên quan là giảng
viên chủ nhiệm tại khoa.
Các buổi phỏng vấn được ghi nhận với hai
hình thức: thu âm và ghi chép. Công cụ được
sử dụng trong các buổi phỏng vấn là bộ câu
hỏi hướng dẫn phỏng vấn. Sau phỏng vấn,
nội dung ghi âm được chuyển thành dạng văn
bản và được phân tích theo mục tiêu nghiên
cứu đã đề ra. Nghiên cứu được tiến hành
không vi phạm các vấn đề y đức. Các cuộc
phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở tự
nguyện, có sự đồng ý tham gia của người
được phỏng vấn. Các dữ liệu được giữ bí mật
và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 95
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã thực hiện 8 buổi phỏng
vấn sâu (5 buổi đối với sinh viên và 3 buổi đối
với giảng viên), 4 buổi thảo luận nhóm (mỗi
buổi 6 sinh viên).
Thái độ và kiến thức về ĐT
Ý kiến phản đối lấn át những câu trả lời,
với những cái nhìn rất đa dạng. Dù hầu hết
sinh viên đều hiểu ĐT là tình cảm giữa hai
người cùng giới, nhưng đối với một vài sinh
viên, khái niệm này là một căn bệnh. Nguyên
nhân gây bệnh thì rất đa dạng, như người mẹ
mang thai gặp chuyện buồn, biến động hooc
môn tâm lý, một bệnh như viêm gan, lao
Tất cả sinh viên đều cho biết không được học
kiến thức khoa học về ĐT trong trường học.
Nguyên nhân kỳ thị ĐT
Về phía gia đình, điều phổ biến nhất mà
người lớn nói với con mình về ĐT là tránh xa
họ ra, gây nên một ảnh hưởng rõ rệt đến suy
nghĩ của các sinh viên. Về phía bạn bè, nếu cả
nhóm hay bạn bè xung quanh kỳ thị thì sự
ảnh hưởng của đám đông có thể tác động đến
từng cá nhân. Về phía thầy cô, dù không được
trực tiếp nghe thầy cô chia sẻ nhưng nhiều
bạn sinh viên có cảm giác suy nghĩ của thầy
cô nghiêng về phần ác cảm hơn.
Về phía xã hội, sự khác biệt văn hóa Đông
Tây được đề cập đến rất nhiều, như phong
tục, tập quán, truyền thống. Suy nghĩ đóng
khung, quan niệm cổ điền về tình dục phải là
2 người khác giới. Do đó, con người thường
cảm thấy sợ hãi thậm chí ghê tởm với những
gì khác mình, dẫn đến ý muốn trừ khử ĐT ra
khỏi cuộc sống. Khá nhiều bạn có cùng quan
điểm là tâm lý hùa theo đám đông, nên xã hội
không cách nào tiếp cận được NĐT.
Những trải nghiệm chứng kiến sự kỳ
thị ĐT
Ấn tượng của sinh viên về NĐT là những
người có những hành vi thái quá nơi công
cộng. Tuy thiểu số, nhưng cái nhìn tốt đẹp,
bình thường đối với người đồng tính vẫn hiện
diện. Những tình huống NĐT bị kỳ thị xảy ra
trong cuộc sống hằng ngày, được các sinh
viên chia sẻ, như NĐT bị bạo lực thể chất, bị
hăm dọa, sỉ nhục bằng miệng, bị trêu ghẹo, bị
lánh xa cô lập. Những tình huống khác: Ánh
mắt thù hằn, khinh bỉ hay cấm kết hôn đồng
tính cũng được xem các sinh viên xem như kỳ
thị NĐT.
Giải pháp cải thiện sự kỳ thị ĐT
Về mặt truyền thông, thực hiện một phim
phóng sự do chính NĐT thực hiện để cải
thiện xu hướng khép kín của họ hiện nay. Về
mặt giáo dục, đưa kiến thức ĐT vào trường
học như học kỹ năng sống, giáo dục sức khỏe
hay giáo dục giới tính. Giáo dục trong học
đường, qua góc truyền thông của bác sĩ, tư
vấn qua điện thoại là những giải pháp khác.
Về mặt luật pháp, không nên cấm người đồng
tính kết hôn, cho phép chuyển đổi giới.
BÀN LUẬN
Hầu hết sinh viên trả lời phỏng vấn đều
hiểu ĐT là tình cảm giữa hai người cùng giới.
Những câu trả lời rành mạch về ĐT cho thấy
khái niệm ĐT hiện nay không còn là một điều
quá xa lạ với họ. Tuy nhiên điều đó chưa nói
lên được là sinh viên YTCC có một nền tảng
kiến thức khoa học vững chắc và đúng đắn về
đồng tính. Ý kiến phản đối hầu như lấn át
trong những câu trả lời, với những cái nhìn
rất đa dạng. Không thích, không dám đến
gần, rất ghét, rất ghê tởm là những câu trả
lời theo khuynh hướng ác cảm của sinh viên
YTCC. Vấn đề giới trẻ chạy theo trào lưu
đồng tính gặp thái độ phản đối kịch liệt. Và
đó cũng là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất,
thường xuyên nhất trong những buổi phỏng
vấn. Có thể nói chính trào lưu đồng tính này
đã gây sóng gió một thời gian trong xã hội ta,
khi mà hàng loạt những bài báo đồng loạt
đăng tải rất nhiều thông tin về đời sống ĐT.
Vô hình trung đã tạo nên những ấn tượng rất
không tốt đẹp về hai chữ “đồng tính” trong
tiềm thức của xã hội, và càng khiến cho cán
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 96
cân đồng tình – chống đối đối với NĐT lệch
về phía tiêu cực. (2)
Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quan
điểm về ĐT có rất nhiều hướng. Từ gia đình
cho đến xã hội, mỗi một cá nhân, mỗi hành
động đều có thể tác động đến suy nghĩ của
các bạn sinh viên. Qua kết quả thu được, điều
phổ biến nhất mà người lớn nói với con mình
về NĐT là tránh xa họ ra. Thái độ ác cảm từ
phía gia đình hầu như chiếm gần hết các câu
trả lời. Những điều đó gây nên một ảnh
hưởng rõ rệt đến suy nghĩ của các sinh viên
đối với NĐT. Đối với sinh viên thì sự ảnh
hưởng từ bạn bè là gần gũi nhất. Điều này cho
thấy một hướng tiếp cận mới trong truyền
thông cải thiện thái độ kỳ thị đối với ĐT là
thông qua nhóm bạn bè. Suy nghĩ hay cách
ứng xử của thầy cô cũng có tầm ảnh hưởng
nhất định đến học trò. Điều này được các bạn
sinh viên khẳng định. Tuy nhiên qua phỏng
vấn, hầu hết sinh viên cho biết chưa từng
nghe giảng viên chia sẻ về vấn đề này, cũng
như chưa hề có buổi thảo luận nào về ĐT.
Trong những ảnh hưởng từ phía xã hội, có
thể nói cốt yếu xoay quanh vấn đề truyền
thông trong xã hội. Xét mặt tích cực, việc các
báo liên tục đăng tải vấn đề này đã cung cấp
cho bạn đọc hiểu biết nhất định về NĐT. Tuy
nhiên, vẫn còn cả những thông tin chưa thực
chuẩn xác, ảnh hưởng đến cái nhìn về NĐT
cũng như cộng đồng của họ. Trước tiên phải
xác định đây là vấn đề khoa học, xã hội, sau
đó là truyền thông.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu
được những vấn đề sau:
Mục tiêu Kết luận
Khái niệm về
ĐT
Hầu hết SV đều có hiểu biết về
khái niệm ĐT
Kiến thức về
ĐT
Thiếu trầm trọng kiến thức khoa
học về ĐT
Thái độ
và kiến
thức
Thái độ đối
với ĐT Kỳ thị, ác cảm chiếm đa số
Mục tiêu Kết luận
Vấn đề ĐT
thật giả SV kịch liệt phản đối ĐT theo mốt
Từ gia đình Người lớn không chấp nhận ĐT
Từ bạn bè
Nam ác cảm với ĐT hơn nữ
Chơi với NĐT bạn bè sẽ nghĩ
mình bị ĐT
Từ thầy cô Chưa được chia sẻ nhiều, sinh viên không biết rõ Nguyên
nhân kỳ
thị
Từ xã hội
1/ Văn hóa, truyền thống 2/
Nguyên nhân gây Aids 3/ Xã hội
không tiếp cận được NĐT 4/ Thiếu
kiến thức về ĐT 5/ Tâm lý đám
đông kỳ thị 6/ Người lớn khó chấp
nhận đồng tính 7/ Đồng tính là trái
lẽ tự nhiên 8/ Một phần nhỏ NĐT
có lối sống gây phản cảm
Ấn tượng từ
NĐT
Khác thường, phản cảm, hành
động thái quá Những
trải
nghiệm Chứng kiến
sự kỳ thị
4 hình thức kỳ thị đều có
Diễn ra trong đời sống thường
ngày
Giáo dục Đưa kiến thức ĐT vào giảng dạy trong nhà trường
Truyền
thông
Dùng phim ảnh tác động
Báo chí đăng tin khách quan về
NĐT
Giải
pháp
cải
thiện
Luật pháp
Quy định pháp luật bảo vệ NĐT
khỏi sự kỳ thị
Cho phép kết hôn cùng giới
Qua đó có thể nêu ra các đề xuất nhằm cải
thiện sự kỳ thị ĐT, có thể áp dụng tại trường
học và cho cộng đồng. Cần đưa kiến thức
khoa học về ĐT vào giáo dục nhà trường.
Tránh việc truyền thông kêu gọi hãy cảm
thông và xem đó như một căn bệnh. Tách rời
sự kết nối ĐT khỏi tệ nạn xã hội bằng cách
tránh những thông tin giật gân tiêu cực về
NĐT. Bên cạnh đó, việc thực hiện những
nghiên cứu nhằm phân tích sâu hơn về chủ đề
này là hết sức cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Deirdre Conner.2009. Discrimination against GLBT
individuals widespread in Jacksonville. Jacksonville.com.
pages/studiesbyyear.html
(21 tháng 5 năm 2010)
2. Daniel J. Marcelle.2005. The Center for Advanced Research
in Phenomenology.
(22 tháng 5 năm 2010)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 97
3. Viện iSEE.2009.Bài viết nghiên cứu mới nhất về người đồng
tính của viện nghiên cứu iSee.Devilicious
Magazine.
388363812 (21 tháng 5 năm 2010)
4. Vương Văn Việt.2009. Thay đổi cách nhìn về người đồng
tính.Người lao động.
nguoi-dong-tinh/20096/141495.laodong (19 tháng 5
năm 2010.