Chúng tôi làm nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 40 bệnh nhân (ung thư vú) có rối loạn sự thích ứng
với phản ứng hỗn hợp lo âu trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD - 10 điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung bướu Hà
Nội từ tháng 10 năm 2017 đến hết tháng 05 năm 2018 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm
trong rối loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn hợp lo âu trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú. Sau thời gian 6
tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Triệu chứng giảm năng lượng, tăng mệt mỏi gặp nhiều
nhất (82,5%); phần lớn bệnh nhân biểu hiện mất quan tâm thích thú (75%) và khí sắc giảm (55%). Trong các
triệu chứng phổ biến, giảm tính tự trọng, lòng tự tin và nhìn tương lai bi quan hay gặp nhất (80% và 77,5%
tương ứng); giảm tập trung chú ý và ý tưởng bị tội cũng khá thường gặp (70% và 67,5% tương ứng); có 12
bệnh nhân (30%) nghĩ đến cái chết hoặc có ý tưởng tự sát. Đa số bệnh nhân có các triệu chứng cơ thể như
rối loạn giấc ngủ (95%), rối loạn ăn uống (80%), rối loạn chức năng tình dục (75%). Như vậy các triệu chứng
của trầm cảm biểu hiện đa dạng và phong phú với cả các triệu chứng tâm lý và cơ thể trong đó, tỷ lệ bệnh
nhân nghĩ đến cái chết hoặc có ý tưởng tự sát là tương đối cao.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn hợp lo âu trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 115 (6) - 2018 89
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Phạm Phương Mai, Bệnh viên Tâm Thần
Ban ngày Mai Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Email: Maigau7272@gmail.com
Ngày nhận: 05/9/2018
Ngày được chấp thuận: 21/10/2018
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM TRONG RỐI LOẠN
SỰ THÍCH ỨNG VỚI PHẢN ỨNG HỖN HỢP LO ÂU TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
Phạm Phương Mai1, Nguyễn Văn Tuấn2, Nguyễn Văn Phi2
1Bệnh viện Tâm Thần Ban ngày Mai Hương, Hà Nội; 2Trường Đại học Y Hà Nội
Chúng tôi làm nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 40 bệnh nhân (ung thư vú) có rối loạn sự thích ứng
với phản ứng hỗn hợp lo âu trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD - 10 điều trị nội trú tại Bệnh viện Ung bướu Hà
Nội từ tháng 10 năm 2017 đến hết tháng 05 năm 2018 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm
trong rối loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn hợp lo âu trầm cảm ở bệnh nhân ung thư vú. Sau thời gian 6
tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Triệu chứng giảm năng lượng, tăng mệt mỏi gặp nhiều
nhất (82,5%); phần lớn bệnh nhân biểu hiện mất quan tâm thích thú (75%) và khí sắc giảm (55%). Trong các
triệu chứng phổ biến, giảm tính tự trọng, lòng tự tin và nhìn tương lai bi quan hay gặp nhất (80% và 77,5%
tương ứng); giảm tập trung chú ý và ý tưởng bị tội cũng khá thường gặp (70% và 67,5% tương ứng); có 12
bệnh nhân (30%) nghĩ đến cái chết hoặc có ý tưởng tự sát. Đa số bệnh nhân có các triệu chứng cơ thể như
rối loạn giấc ngủ (95%), rối loạn ăn uống (80%), rối loạn chức năng tình dục (75%). Như vậy các triệu chứng
của trầm cảm biểu hiện đa dạng và phong phú với cả các triệu chứng tâm lý và cơ thể trong đó, tỷ lệ bệnh
nhân nghĩ đến cái chết hoặc có ý tưởng tự sát là tương đối cao.
Từ khóa: Trầm cảm, rối loạn sự thích ứng, ung thư vú
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất
ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Ở Hoa Kỳ
ước tính năm 2011 có khoảng 230480 trường
hợp mới mắc và 39520 phụ nữ chết vì căn
bệnh này [1]. Tại Việt Nam, theo thống kê giai
đoạn 2011-2015, tỷ lệ mắc ung thư vú ở các
tỉnh phía Bắc là 27,3/100000 dân, đứng đầu
trong các ung thư ở nữ, ở phía Nam tỷ lệ này
là 19,7 /100000 dân, đứng thứ hai sau ung
thư cổ tử cung [2].
Đối mặt với chẩn đoán bệnh ung thư nói
chung và ung thư vú nói riêng, người bệnh sẽ
phải trải qua nhiều căng thẳng và biến động
cảm xúc dẫn đến khủng khoảng tâm lý nghiêm
trọng và có thể có bệnh lý tâm thần đặc biệt là
rối loạn sự thích ứng trong giai đoạn đầu ngay
sau chẩn đoán ung thư. Theo nghiên cứu của
Kissane và cộng sự (1998) thấy rằng trong số
303 bệnh nhân ung thư được nghiên cứu có
tới 45% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm
thần trong đó 42% bị trầm cảm hoặc lo âu,
hoặc cả hai [3]. Các nghiên cứu trên bệnh
nhân ung thư vú cũng đưa ra một tỷ lệ khá lớn
các bệnh nhân có trầm cảm và lo âu sau khi
được chẩn đoán ung thư vú. Tỷ lệ các rối loạn
này thay đổi theo thời gian và theo hình thức
điều trị [4; 5]. Các rối loạn tâm thần như lo âu,
trầm cảm... là một trong các nguyên nhân gây
làm giảm hiệu quả điều trị, giảm chất lượng
cuộc sống, tăng tỷ lệ khuyết tật cho các bệnh
nhân ung thư vú [6; 7].
Các biểu hiện của trầm cảm trên các bệnh
90 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhân rối loạn sự thích ứng cũng rất đa dạng
và có nhiều triệu chứng giống với các triệu
chứng cơ thể của ung thư cũng như các triệu
chứng gây ra do quá trình điều trị bằng thuốc
hoặc hóa chất [5; 8]. Mặc dù trên thế giới đã
có nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên ở
Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu về đặc
điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
vú do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Mô
tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn
sự thích ứng với phản ứng hỗn hợp lo âu trầm
cảm ở bệnh nhân ung thư vú” nhằm nhận biết,
chẩn đoán và tiên lượng tốt hơn các triệu
chứng trầm cảm, có thể góp phần giảm chi phí
điều trị và nâng cao chất lượng sống cho bệnh
nhân ung thư vú.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
40 bệnh nhân ung thư vú chẩn đoán rối
loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn hợp lo âu
trầm cảm theo tiêu chuẩn của bảng phân loại
bệnh quốc tế lần thứ 10 ( ICD - 10) điều trị nội
trú tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ tháng
10 năm 2017 đến hết tháng 05 năm 2018.
Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân không
đồng ý tham gia, không tuân thủ yêu cầu của
nghiên cứu, có di căn lên não, được chẩn
đoán là rối loạn trầm cảm, rối loạn cảm xúc
hoặc rối loạn tâm thần khác trước khi được
chẩn đoán ung thư vú, các rối loạn hỗn hợp lo
âu trầm cảm do các bệnh thực tổn khác.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp nghiên cứu mô tả chùm ca lâm sàng.
Các công cụ nghiên cứu bao gồm: Tiêu chuẩn
chẩn đoán ICD 10 (Bản mô tả lâm sàng và
nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán); bệnh án
nghiên cứu (theo một mẫu bệnh án thống
nhất), thang DASS (Depression Anxiety Stress
Scale)
Các bệnh nhân ung thư vú được chẩn
đoán rối loạn sự thích ứng với phản ứng hỗn
hợp lo âu trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD 10 sẽ
được đưa vào nghiên cứu sau khi thông báo
về mục tiêu nghiên cứu và được sự chấp
thuận từ bệnh nhân và gia đình. Phỏng vấn
trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
về nhân khẩu học, tiền sử cũng như toàn bộ
quá trình diễn biễn bệnh của bệnh nhân, làm
bệnh án nghiên cứu được thiết kế theo mục
tiêu nghiên cứu được thực hiện bởi một bác sĩ
chuyên khoa tâm thần.
Xử lý số liệu: nhập số liệu, xử lí số liệu
theo phần mềm toán học SPSS 16.0. Các kết
quả được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ
lệ %.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của người
bệnh và người nhà. Đây là nghiên cứu mô tả
lâm sàng, không can thiệp vào các phương
pháp điều trị của bác sĩ. Nghiên cứu giúp công
tác phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh
chính xác giúp nâng cao sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của nhân dân. Nghiên cứu
đã được hội đồng đề cương luận văn Chuyên
khoa II Trường Đại Học Y Hà Nội thông qua
(Theo quyết định số 3208/QĐ-ĐHYHN ngày
18/8/2017).
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
TCNCYH 115 (6) - 2018 91
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n %
Tuổi trung bình 51,38 ± 10,382
Giới nữ 40 100%
Giai đoạn bệnh
Giai đoạn I 2 5%
Giai đoạn II 19 47,5%
Giai đoạn III 15 37,5%
Giai đoạn IV 4 10%
Trong 40 đối tượng nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 51,38 ± 10,382.Tỷ lệ đối tượng nữ ung
thư vú chiếm 100%. Tỷ lệ giai đoạn II, III chiếm chủ yếu là 47,5% và 37,5%.
2. Đặc điểm triệu chứng đặc trưng của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2. Triệu chứng đặc trưng của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng n %
Khí sắc giảm 22 55%
Mất quan tâm, thích thú 30 75%
Giảm năng lượng 33 82,5%
Triệu chứng giảm năng lượng là triệu chứng gặp nhiều nhất trong các triệu chứng đặc trưng
của trầm cảm (82,5%). Mất quan tâm thích thú cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao (75%). Khí sắc
giảm biểu hiện ở 55% đối tượng nghiên cứu.
3. Đặc điểm triệu chứng phổ biến của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. Triệu chứng phổ biến của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng n %
Giảm sút sự tập trung và sự chú ý 28 70%
Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin 34 80%
Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng 27 67,5%
Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan 31 77,5%
Nghĩ đến cái chết 12 30%
Ý tưởng tự sát 3 7,5%
Triệu chứng giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin là triệu chứng phổ biến gặp nhiều nhất (80%).
92 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhìn tương lai ảm đạm bi quan cũng chiếm tỷ lệ cao (77,5%). Có 12 bệnh nhân (30%) nghĩ đến
cái chết trong đó có 3 bệnh nhân (7,5%) có ý tưởng tự sát.
4. Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4. Triệu chứng cơ thể của trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng n %
Rối loạn giấc ngủ
Ngủ ít 35
38
87,5%
95%
Ngủ nhiều 3 7,5%
Rối loạn ăn uống
Chán ăn 30
32
75%
80%
Ăn nhiều 2 5%
Rối loạn đau
Đau đầu 19
28
47,5%
70%
Đau lan tỏa 9 22,5%
Thay đổi cân nặng
Sút cân 21
27
52,5%
67,5%
Tăng cân 6 15%
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh 24
32
60%
80%
Biểu hiện mãn kinh 8 20%
Thay đổi tình dục
Giảm ham muốn 18
30
45%
75%
Thay đổi cảm xúc tình dục 12 30%
Rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất và gặp ở hầu hết các bệnh nhân (95%), Đa số bệnh
nhân có biểu hiện rối loạn ăn uống (80%), rối loạn tình dục (75%). Rối loạn kinh nguyệt chiếm
60%, các triệu chứng đau chiếm 70% trong đó 47,5% là đau đầu.
IV. BÀN LUẬN
Chúng tôi thấy rằng mệt mỏi là triệu chứng
chủ quan phổ biến nhất trong các triệu chứng
đặc trưng của nhóm bệnh nhân ung thư vú
chiếm tỷ lệ 82,5%. Tuy tỷ lệ thay đổi tùy
nghiên cứu nhưng các nghiên cứu đều thấy
mệt mỏi là triệu chứng rất thường gặp trên
các bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư
vú nói riêng. Theo nghiên cứu năm 2012 tiến
hành trên bệnh nhân ung thư vú thấy rằng
mệt mỏi xuất hiện trên 87% bệnh nhân [5].
Theo nghiên cứu năm 2009 cũng cho kết quả
tương tự với 76% bệnh nhân ung thư vú có
triệu chứng mệt mỏi [9]. Triệu chứng mệt mỏi
cũng là triệu chứng thường gặp của ung thư
nói chung liên quan đến sự ảnh hưởng của
bệnh cũng như quá trình điều trị nên đôi khi
dễ bị bỏ qua trong việc đánh giá triệu chứng
này với vai trò là một triệu chứng của trầm
cảm [10; 11]. Mệt mỏi do trầm cảm khiến bệnh
nhân giảm hiệu xuất công việc và luôn không
hoàn thành chức trách so với trước khi bị
bệnh [11]. Cùng với mệt mỏi thì sự mất quan
TCNCYH 115 (6) - 2018 93
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tâm thích thú cũng chiếm tỷ lệ cao. Ngay sau
khi nhận được chẩn đoán ung thư, bệnh nhân
thường giảm quan tâm đến các thích thú từ
đó dẫn đến giảm đáng kể về tổng số và
cường độ các hoạt động và thể thao giải trí
so với trước chẩn đoán [12]. Biểu hiện khí
sắc giảm là triệu chứng đặc trưng cũng hay
gặp. Thay đổi khí sắc, lo lắng, đau buồn và
mệt mỏi là những triệu chứng quan trọng để
nhận biết trầm cảm trên bệnh nhân ung thư.
Mức độ giảm khí sắc thường kéo dài và vượt
quá sự phản ứng của tâm lý bình thường với
bệnh tật [8].
Nghiên cứu chúng tôi thấy rằng trong
nhóm đối tượng nghiên cứu biểu hiện giảm
sút tính tự trọng, lòng tự tin và bi quan về
tương lai chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm các
triệu chứng thường gặp. Mắc bệnh ung thư
với tỷ lệ tử vong cao nó có thể được xem như
là một sự trừng phạt khiến bệnh nhân chán
nản và tuyệt vọng bởi đa số họ tin rằng bị ung
thư đồng nghĩa với đau đớn, sợ hãi, sự bất
lực, yếu đuối, cô độc và tuyệt vọng, tương lai
trước đây có thể có vẻ chắc chắn, bây giờ trở
nên không chắc chắn, một số giấc mơ và kế
hoạch có thể bị mất mãi mãi [13]. Chính sự
mất niềm tin của bệnh nhân vào tương lai là
một trong các yếu tố góp phần làm giảm hiệu
quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Trong nghiên cứu này, có 30% có ý
nghĩ đến cái chết và trong số đó 3 bệnh nhân
có ý tưởng tự sát. Nhiều bệnh nhân ý nghĩ
đến cái chết hoặc có ý tưởng tự sát xuất phát
những ý tưởng bị tội và không xứng đáng khi
cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình,
mình bất kỳ giá trị gì, hoặc mình đang bị trừng
phạt xuất hiện ở phần lớn bệnh nhân. Nghiên
cứu năm 2013 cũng chỉ ra tỷ lệ khá cao bệnh
nhân ung thư vú có ý tưởng tự sát sau 1 tuần
và sau 1 năm phẫu thuật. Các ý tưởng tự sát
được cho rằng có liên quan đến trầm cảm, lo
âu, thiếu sự trợ giúp, sự khuyết tật về cơ thể
hoặc sự tiến triển của bệnh [13].
Với các triệu chứng cơ thể, nghiên cứu
chúng tôi thấy rằng rối loạn giấc ngủ là một
trong những triệu chứng thể chất thường gặp
nhất (trong đó mất ngủ 87,5%). Trầm cảm có
liên quan với các loại thay đổi tiêu cực về giấc
ngủ ở bệnh nhân ung thư, biều hiện nhiều vấn
đề rối loạn giấc ngủ như ít giờ ngủ, tỉnh giấc
sớm vào buổi sáng, tỉnh giấc vào ban đêm và
buồn ngủ ban ngày nhiều hơn [14]. Rối loạn
ăn uống cũng khá thường gặp trên nhóm
bệnh nhân trầm cảm, phổ biến là chán ăn.
Bệnh nhân thường mất cảm giác thèm ăn và
ăn không ngon miệng (chiếm 75%). Bệnh
nhân có rối loạn ăn uống dẫn tới suy dinh
dưỡng thứ phát, sút cân khó hồi phục ảnh
hưởng đến tình trạng chung của cơ thể
(chiếm 52,5%). Tuy nhiên một số bệnh nhân
có tăng cân chiếm 15% mặc dù bệnh nhân
không ăn nhiều. Tăng cân là do bệnh nhân
trầm cảm, bệnh nhân tăng thời gian nằm tại
giường, giảm hoat động thể chất. Trên bệnh
nhân ung thư vú, một nghiên cứu năm 2012
xếp hạng các triệu chứng cơ thể của trầm
cảm thường gặp theo thứ tự mệt mỏi, mất
ngủ, chán ăn [5]. Chức năng tình dục là khá
tồi tệ ở nhóm bệnh nhân trầm cảm. Rối loạn
chứng năng tình dục xuất hiện ở 75% bệnh
nhân đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Biểu
hiện của rối loạn chức năng tình dục thường
là bệnh nhân mất ham muốn tình dục, khó
khăn hơn trong kích thích tình dục, trong vấn
đề thư giãn, thưởng thức quan hệ tình dục và
khoái cảm. Điều trị ung thư vú làm mất đi sự
tự tin về giới tính, về vẻ đẹp hình thể dẫn đến
sự miễn cưỡng của một người phụ nữ trong
quan hệ tình dục và có thể dẫn đến rối loạn
chức năng tình dục. Nhiều nghiên cứu cũng
94 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chỉ ra tỷ lệ cao bệnh nhân bị rối loạn chức
năng tình dục trên bệnh nhân ung thư vú. Rối
loạn chức năng tình dục được cho là do sự
thay đổi về ngoại hình, thể chất, hormon, trầm
cảm cũng như do sự ảnh hưởng của quá trình
điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hóa chất, xạ
trị...[15].
V. KẾT LUẬN
Các triệu chứng của trầm cảm biểu hiện
đa dạng và phong phú ở cả ba nhóm triệu
chứng (nhóm triệu chứng chính, nhóm triệu
chứng phổ biến và nhóm triệu chứng cơ thể)
trong đó nhiều triệu chứng trùng lặp với các
triệu chứng của ung thư và hậu quả của điều
trị ung thư. Tỷ lệ bệnh nhân nghĩ đến cái chết
hoặc có ý tưởng tự sát là tương đối cao.
Lời cám ơn
Chúng tôi xin chân trọng cám ơn Bộ môn
Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh
viện Ung bướu Hà Nội đã cho phép và giúp
đỡ chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này không
trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và
thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan, đã được xác
nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carol, D., Rebecca, S., Priti, B et al
(2011). Breast cancer statistics, 2011. CA: A
Cancer Journal for Clinicians, 61(6), 408 -
418.
2. Lê Trần Ngoan, Nguyễn Thị Lụa, Lại
Thị Minh Hằng (2007). Cancer mortality pat-
tern in Viet Nam. Asian Pacific journal of can-
cer prevention. APJCP, 8(4), 535 - 538.
3. Kissane, D.W., Clarke, D.M., Ikin, J et
al (1998). Psychological morbidity and quality
of life in Australian women with early-stage
breast cancer: a cross-sectional survey. The
Medical journal of Australia, 169(4), 192 - 196.
4. Fann, J.R., Thomas-Rich, A.M., Katon,
W.J et al (2008). Major depression after
breast cancer: a review of epidemiology and
treatment. General Hospital Psychiatry, 30(2),.
112 - 126.
5. Reyes-Gibby, C.C., Anderson, K.O.,
Morrow, P.K et al (2012). Depressive Symp-
toms and Health-Related Quality of Life in
Breast Cancer Survivors. Journal of Women's
Health, 21(3), 311 - 318.
6. Badger, T.A., Braden, C.J., Mishel,
M.H et al (2004). Depression burden, psycho-
logical adjustment, and quality of life in women
with breast cancer: Patterns over time. Re-
search in Nursing & Health, 27(1), 19 - 28.
7. Brown, L.F., Kroenke, K., Theobald,
D.E et al (2010). The Association of Depres-
sion and Anxiety with Health-Related Quality
of Life in Cancer Patients with Depression
and/or Pain. Psycho-oncology, 19(7), 734 -
741.
8. Valdes-Stauber, J., Vietz, E.,Kilian, R.,
(2013). The impact of clinical conditions and
social factors on the psychological distress of
cancer patients: an explorative study at a con-
sultation and liaison service in a rural general
hospital. BMC Psychiatry, 13(1), 226.
9. Fu, O.S., Crew, K.D., Jacobson, J.S et
al (2009). Ethnicity and persistent symptom
burden in breast cancer survivors. Journal of
cancer survivorship: research and practice, 3
(4), 241 - 250.
10. Bardwell, W.A., Ancoli-Israel, S.,
(2008). Breast Cancer and Fatigue. Sleep
medicine clinics, 3(1), 61 - 71.
TCNCYH 115 (6) - 2018 95
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
11. Curt, G.A (2000). The impact of fatigue
on patients with cancer: overview of FATIGUE
1 and 2. Oncologist, 5(2), 9 - 12.
12. Irwin, M.L., Diane, C., Anne, M et al
(2003). Physical activity levels before and after
a diagnosis of breast carcinoma. Cancer, 97
(7), 1746 - 1757.
13. Jae-Min, K., Ji-Eun, J., Robert, S et al
(2013). Determinants of suicidal ideation in
patients with breast cancer. Psycho-Oncology.
22(12), 2848 - 2856.
14. Palesh, O.G., Collie, K., Batiuchok, D
et al (2007). A longitudinal study of depres-
sion, pain, and stress as predictors of sleep
disturbance among women with metastatic
breast cancer. Biological Psychology. 75(1),
37 - 44.
15. Boswell, E.N.,Dizon, D.S (2015).
Breast cancer and sexual function. Transla-
tional Andrology and Urology, 4(2), 160 - 168.
Summary
CLINICAL FEATURES OF DEPRESSION
AMONG BREAST CANCER PATIENTS
A case series study was done at Hanoi Oncology Hospital from 10/2017 to 5/2018 to describe
the clinical features of depression among breast cancer patient. Included in the study were 40
breast cancer patients diagnosed with adjustment disorder with mixed anxiety and depression.
After six months, the following characteristics were observed: 75% of patients reported loss of
interest; 55% patients experienced reduction in energy and decreased self-esteem and
pessimistic views accounted for 80% and 77.5%, respectively. Reduced concentration and
inappropriate guilt were quite common (70% and 67.5% respectively); 12 patients (30%) had
recurrent thoughts of death or suicide. Most patients had sleep disturbances (95%), change in
appetite (80%) and sexual dysfunction (75%). After this research it was concluded that clinical
features of depression among breast cancer patients are diverse, in which thoughts of death or
suicide are common.
Key words: Adjustment disorder, breast cancer, depression