Tỉ lệ bệnh thận mạn ở người lao động tại thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp

Mở đầu: Bệnh thận mạn (CKD) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ mắc gia tăng, kèm với những hậu quả xấu và chi phí điều trị ngày càng cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mắc CKD và một số yếu tố liên quan trên đối tượng người lao động tại TX Sa Đéc, Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu gồm 656 người lao động tuổi từ 18-60 khám sức khỏe định kỳ tại TTYT TX Sa Đéc. Đối tượng được xác định chức năng thận (bằng GFR), tổn thương thận (protein niệu) và phân loại CKD theo phân loại của K/DOQI (dựa trên GFR và protein niệu). Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ mắc CKD là 5,34% (tính riêng nam là 5,66% và nữ 5,62%). Trong số này, 20,00% là CKD giai đoạn 1, 20,00% giai đoạn 2, 60,00% giai đoạn 3. Yếu tố nguy cơ độc lập gồm tuổi ≥35, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có bệnh thận hay bệnh tim mạch. Kết luận: Tỉ lệ mắc CKD trên người lao động trong nghiên cứu này là cao hơn nhiều nghiên cứu khác. Phát hiện và xử trí CKD theo tiêu chuẩn chung mới có thể cải thiện hậu quả xấu của bệnh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ bệnh thận mạn ở người lao động tại thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 496 TỈ LỆ BỆNH THẬN MẠN Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP Phùng Minh Trí*, Trần Ngọc Dũng** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh thận mạn (CKD) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ mắc gia tăng, kèm với những hậu quả xấu và chi phí điều trị ngày càng cao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mắc CKD và một số yếu tố liên quan trên đối tượng người lao động tại TX Sa Đéc, Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu gồm 656 người lao động tuổi từ 18-60 khám sức khỏe định kỳ tại TTYT TX Sa Đéc. Đối tượng được xác định chức năng thận (bằng GFR), tổn thương thận (protein niệu) và phân loại CKD theo phân loại của K/DOQI (dựa trên GFR và protein niệu). Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ mắc CKD là 5,34% (tính riêng nam là 5,66% và nữ 5,62%). Trong số này, 20,00% là CKD giai đoạn 1, 20,00% giai đoạn 2, 60,00% giai đoạn 3. Yếu tố nguy cơ độc lập gồm tuổi ≥35, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có bệnh thận hay bệnh tim mạch. Kết luận: Tỉ lệ mắc CKD trên người lao động trong nghiên cứu này là cao hơn nhiều nghiên cứu khác. Phát hiện và xử trí CKD theo tiêu chuẩn chung mới có thể cải thiện hậu quả xấu của bệnh. Từ khóa: Bệnh thận mạn, CKD, người lao động, GFR. ABSTRACT PREVALENCE OF CHRONIC KIDNEY DISEASE AMONG EMPLOYEES IN SA DEC TOWN, DONG THAP Phung Minh Tri, Tran Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 496 - 502 Background: Chronic kidney disease (CKD) is a worldwide public health problem with an increasing incidence and prevalence, poor outcomes, and high cost. Objectives: To determine the prevalence of CKD and some related factors among employees in Sa Dec town, Dong Thap. Methods: Descriptive, cross-sectional method was used. A total of 656 employees aged 18 to 60 were selected in their periodic examinations at Sa Dec Health Center. Kidney function (GFR), kidney damage (proteinuria), and stages of CKD (GFR and proteinuria) were estimated according to K/DOQI guidelines. Results: The prevalence of CKD was 5.34% (men 5.66% and women 5.62%). Among them, an estimated 20.00% had stage 1.20.00% had stage 2.60.00% had stage 3 of CKD. The dependent risk factors included older- 34 age, hypertension, family’s history of kidney or heart diseases. Conclusion: The prevalence of CKD among employees in this survey was higher than that of CKD in others. Classification of CKD using standardized criteria may improve outcomes. Keywords: Chronic kidney disease, CKD, employee, GFR. * Trung tâm y tế Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp, ** Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ liên hệ: ThS. Phùng Minh Trí ĐT: (067)3503030 Email: bs_phmtri@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 497 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn (CKD) là một quá trình sinh lý bệnh do nhiều nguyên nhân, gây ra tổn thất không phục hồi trên chức năng và số lượng nephron. Bệnh đang là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, với tần suất bệnh ngày càng gia tăng, đi kèm với những hậu quả xấu và chi phí điều trị cao(7). Năm 2002, Sáng kiến về chất lượng dự hậu bệnh thận (K/DOQI - Kidney Disease Outcome Quality Initiative) thuộc Quĩ bệnh thận quốc gia Hoa Kỳ (NKF) đưa ra những hướng dẫn lâm sàng để chẩn đoán, phân loại và xử trí CKD (7). Từ đó, nhiều nghiên cứu và khảo sát về CKD đã có một tiêu chuẩn chung về bệnh, làm cơ sở cho việc phát hiện, điều trị CKD từ giai đoạn sớm, phòng ngừa hậu quả của bệnh thận giai đoạn cuối. Những nghiên cứu dịch tễ về CKD theo hướng dẫn của K/DOQI, cho thấy CKD ở mức độ nhẹ và trung bình là rất thường gặp. Tại Mỹ, nghiên cứu NHANES III cho thấy tỉ lệ bệnh thận mạn là 11% dân số (3), tại Iceland là 7% dân số nam và 12,5% dân số nữ, trong nhóm tuổi dưới 60 là 3,68% (12). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về bệnh thận mạn theo hướng dẫn của K/DOQI, do vậy việc đánh giá ban đầu tình hình bệnh thận mạn theo tiêu chuẩn chung là cần thiết để tạo cơ sở cho chiến lược phòng ngừa từ giai đoạn sớm, giúp giảm số lượng bệnh thận giai đoạn cuối trong những năm tiếp theo. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh thận mạn trên đối tượng trên người lao động theo tiêu chuẩn của K/DOQI. Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh. Đề xuất phương pháp thuận tiện và chính xác để ước tính độ thanh lọc cầu thận trên lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu được lấy từ một chương trình sàng lọc CKD (11) với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng là người lao động 18-60 tuổi tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn, đến khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế TX Sa Đéc, loại trừ nữ mang thai. Sử dụng công thức tính cỡ mẫu dựa theo tỉ lệ CKD tham khảo trong nhóm tuổi dưới 60 là 3,68% (12), dự trù 10% mất dấu trong nghiên cứu, chúng tôi có cỡ mẫu ước tính là 545 người. Mẫu nước tiểu được lấy tại chỗ để tìm protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu bằng que nhúng InstaTest 10 thông số (Cortez Diagnostics, Inc., USA). Mẫu máu được lấy để xác định nồng độ creatinine huyết thanh bằng phương pháp Jaffé động. Độ thanh lọc cầu thận (GFR) được ước lượng bằng công thức CKD-EPI (CKD epidemiology collaboration) (9) để phân loại bệnh, và cũng ước lượng bằng công thức Cockcroft-Gault (CG) có hiệu chỉnh theo 1,73m2 diện tích da để so sánh (bảng 1). Bảng 1: Các công thức ước lượng GFR Tên công thức Cách tính CKD-EPI (9) 141×min(SCr/k,1)α×max(SCr/k,1)−1.209 ×0,993tuổi×1,018 (nữ) Cockcroft-Gault (2) (CG) ( ) ( ) ( )nulaneu85,0 SCr72 kgnangcantuoi140 × × ×− Chú thích: - SCr: creatinine huyết thanh, tính bằng mg/dL - k: bằng 0,7 ở nữ và 0,9 ở nam - α bằng -0,329 ở nữ và -0,411 ở nam - min và max chỉ số nhỏ nhất và lớn nhất giữa SCr/k với 1 - Công thức CG tính theo mL/phút (mL/min), hiệu chỉnh theo diện tích da (DTD) về 1,73m2 bằng công thức GFR(/1,73m2) = GFR × 1,73 /DTD - Công thức CDK-EPI tính theo mL/phút/1,73m2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 498 DTD được tính theo công thức Mosteller(13): DTD = 3600 WH × trong đó: W là cân nặng (kg), H là chiều cao (cm), DTD tính bằng m2. Định lượng protein niệu bằng thuốc thử Proteines U.S. (Biolabo, France) trên máy phân tích tự động Hitachi 717, định lượng creatinine niệu bằng phương pháp Jaffé động với độ pha loãng 1/20 để tính tỉ số protein/creatininine niệu (protein/creatinin ratio – PCR). Kết quả PCR niệu được xem là dương tính khi ≥200 mg/g(9). Đối tượng có CKD trong lần tầm soát đầu sẽ được xét nghiệm lại sau 3 tháng để xác định và chia giai đoạn CKD theo hướng dẫn của K/DOQI (7). Hướng dẫn này chia CKD làm 5 giai đoạn, được ký hiệu lần lượt là CKD1, CKD2,, CKD5, dựa trên dấu hiệu tổn thương thận (protein niệu) và GFR ước tính. Nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu được xây dựng riêng bằng chương trình MS Visual Foxpro 9.0 để lưu trữ lâu dài và số liệu được xử lý và thống kê bằng chương trình Stata/SE 8.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm mẫu Tổng số người trong mẫu là 656 người, trong đó nữ: 432 người (65,85%), nam: 224 người (34,15%). Bảng 2. Thống kê mô tả các đặc tính mẫu (SCr: Creatinine huyết thanh) Biến số Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi (năm) 18 60 31,18 9,96 BMI (kg/m2) 13,60 37,30 21,34 3,25 DTD (m2) 1,01 2,20 1,50 0,16 SCr (mg/dL) 0,5 2,55 0,94 0,17 Tỉ lệ bệnh trong dân số nghiên cứu Trong mẫu 656 người nghiên cứu, có 35 bệnh nhân CKD được xác định qua 2 lần khám, chiếm tỉ lệ 5,34%. Tỉ lệ ước lượng trong dân số sẽ là: 5,34 ± 1,72 %, khoảng ước lượng ở độ tin cậy 95% (95%CI) là 3,62%-7,06%. Tỉ lệ CKD theo giai đoạn bệnh CKD1, CKD2, CKD3 lần lượt là 7/656 (1,07%), 7/656 (1,07%), 21/656 (3,20%). Trong số có CKD, tỉ lệ CKD1, CKD2, CKD3 lần lượt là 20,00%, 20,00%, 60,00%, không phát hiện được trường hợp CKD4 và CKD5 nào. Các yếu tố liên quan Nghiên cứu này chỉ khảo sát 7 yếu tố liên quan: giới tính, tuổi ≥35, béo phì, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có bệnh thận hay bệnh tim mạch, hút thuốc lá và hoc vấn thấp. Các yếu tố này được đề cập nhiều trong y văn (4, 7, 9). Tần số mắc CKD trong nhóm có tiếp xúc yếu tố nguy cơ và không tiếp xúc yếu tố nguy cơ được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Bảng tần số CKD và các yếu tố liên quan Có tiếp xúc Không tiếp xúc Yếu tố Có bệnh Không bệnh Có bệnh Không bệnh P (χ2) Giới nữ 23 409 12 212 0,985 Tuổi ≥35 20 213 15 408 0,006 Béo phì 4 166 31 455 0,044 Tăng huyết áp 5 14 30 607 0,0000 Có tiền sử gia đình 6 34 29 587 0,005 Hút thuốc lá* 6 89 6 123 0,585 Học vấn thấp 13 141 22 480 0,0499 . * Hút thuốc chỉ khảo sát nam giới Giới tính và tuổi Trong số mắc CKD, có 12 nam và 23 nữ, như vậy tỉ lệ bệnh trong từng giới lần lượt là 5,66% và 5,62% tương ứng, không có sự khác biệt có ý nghĩa. Về tuổi, chúng tôi chia đối tượng ra 5 nhóm tuổi, qua đó có tần số mắc bệnh trong mỗi nhóm được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Tần số CKD theo giai đoạn bệnh và theo nhóm tuổi Nhóm tuổi (n) Loại bệnh 18-25 26-35 36-45 46-55 56-60 Cộng CKD1 5 1 1 7 CKD2 4 1 1 1 7 CKD3 1 3 6 8 3 21 Không có CKD 232 192 147 40 10 621 Cộng 242 197 155 48 14 656 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 499 Khi tách mẫu thành 2 nhóm tuổi, chúng tôi thấy trong số 213 đối tượng ≥35 tuổi có 20 đối tượng có CKD, chiếm tỉ lệ 9,39%, khác biệt có ý nghĩa với nhóm <35 tuổi (p=0,006). Béo phì Phân loại béo phì dành cho người châu Á chia 5 nhóm theo chỉ số khối cơ thể (BMI): gầy, bình thường, nguy cơ béo phì, béo phì độ I và béo phì độ II. Chúng tôi gộp nhóm nguy cơ béo phì vào nhóm béo phì, gọi chung là nhóm có béo phì và thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ bệnh trong nhóm có béo phì (2,35%) và không có béo phì (6,38%) (p=0,044), cũng như giữa các mức BMI kể trên (p=0,012). Tăng huyết áp Sử dụng phân loại tăng huyết áp theo JNC7(6), chúng tôi có số đối tượng có tăng huyết áp là 19, trong đó có 5 đối tượng có CKD chiếm tỉ lệ 26,32%. Tỉ lệ này cao hơn nhóm không có tăng huyết áp (p=0,0000). Tiền sử gia đình Tiền sử gia đình trong nghiên cứu này được xác định khi có các bệnh lý nguy cơ với CKD: tăng huyết áp hay bệnh tim mạch khác và đái tháo đường, bệnh thận,và nếu có được xếp chung vào nhóm “có tiền sử gia đình”. Kết quả có 40 đối tượng có tiền sử gia đình có bệnh, trong đó có 6 đối tượng có CKD. Tỉ lệ này khác biệt so với nhóm tiền sử gia đình không có bệnh (p=0,005). Hút thuốc lá Khi khảo sát riêng nam giới thành 3 nhóm theo mức độ hút: không hút, hút ít (từ 0,1 - 4,9 gói-năm) và hút nhiều (≥5 gói-năm), không tìm thấy sự khác biệt giữa có CKD hay không CKD giữa nhóm có hút và không hút, cũng như giữa các mức độ hút thuốc khác nhau. Học vấn thấp Nghiên cứu này xem các đối tượng có học vấn từ cấp 1 (lớp 5) trở xuống là nhóm học vấn thấp, theo đó có tỉ lệ bệnh trong nhóm là 8,44% (13/154), có khác biệt so với nhóm học vấn cao hơn (p<0,05). Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan Nhằm “định lượng” vai trò của các yếu tố liên quan CKD, chúng tôi thực hiện hồi qui logistic đơn biến và đa biến. Kết quả OR theo phương pháp hồi qui được trình bày trong bảng 6, theo đó chúng tôi xác định được 3 yếu tố nguy cơ độc lập của CKD gồm: tuổi ≥35; tăng huyết áp và tiền sử gia đình có bệnh. Bảng 5. Kết quả OR các yếu tố liên quan CKD bằng phương pháp hồi qui logistic. Các giá trị OR có p<0,05 được in nghiêng OR (95%CI) Yếu tố Đa biến Đơn biến Giới nữ 0,74 (0,34-1,64) 0,99 (0,48-2,04) Tuổi ≥35 2,90 (1,34-6,29) 2,55 (1,28-5,09) Béo phì 0,19 (0,06-0,59) 0,35 (0,12-1,02) Tăng huyết áp 4,84 (1,34-17,49) 7,23 (2,44-21,38) Có tiền sử gia đình 4,73 (1,67-13,42) 3,57 (1,39-9,19) Học vấn thấp 2,34 (1,08-5,08) 2,01 (0,99-4,10) Kết quả phân tích OR phân tầng yếu tố tuổi tác cho thấy nếu so với nhóm <26 tuổi (cho OR=1) thì OR tăng dần kể từ nhóm 36-45 tuổi, khác biệt có ý nghĩa từ nhóm tuổi 46-55 (OR=4,64; p=0,001) và đạt OR=9,28 ở nhóm tuổi >55. Theo nhóm tuổi, OR=1,91 cho mỗi 10 tuổi tăng thêm. Chúng tôi cũng phân tích sự kết hợp ba yếu tố nguy cơ trên so với đối tượng không có yếu tố nguy cơ nào (OR=1). Kết quả: OR=2,94 khi có 1/3 yếu tố nguy cơ (p=0,004), OR=7,93 khi có 2/3 yếu tố nguy cơ (p=0,0000), OR=34,91 khi có 3/3 yếu tố nguy cơ (p=0,0001). Kết quả ước lượng GFR bằng 2 công thức Bảng 6 trình bày các giá trị thống kê của GFR khi ước lượng bằng 2 công thức. Theo đó, GFR trung bình khi ước lượng bằng công thức CKD- EPI cao hơn công thức CG (p=0,006). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 500 Bảng 6. Kết quả GFR ước lượng bằng hai công thức (mL/min/1,73m2) Biến số Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn CKD-EPI 33 153 92,93 18,69 Cockcroft- Gault 35 199 90,29 19,49 BÀN LUẬN Về tỉ lệ bệnh Trong nghiên cứu này, tỉ lệ CKD là 5,34%, trong đó, tỉ lệ các giai đoạn CKD1, 2, 3 lần lượt là 20%, 20%, 60% (không có trường hợp CKD4, CKD5), khác với phân bố theo “phần nổi tảng băng”. Nghiên cứu AusDiab Kidney (2003)(1) cho thấy có đến 16% dân số người trưởng thành ở Australia có CKD, GFR<60 mL/min/1,73m2 chiếm 11,2%. Điều đó cho thấy, bệnh thận mạn ở các giai đoạn đầu thường âm thầm, không được phát hiện sớm và nếu không sử dụng công cụ ước tính GFR, những bệnh nhân này chỉ sẽ được phát hiện khi có biểu hiện biến chứng trên lâm sàng. Cũng trong nghiên cứu AusDiab Kidney, không có một trường hợp nào có GFR<60 mL/min/1,73m2 ở lứa tuổi <44, trong khi chúng tôi có một tỉ lệ là 9/576, tức 1,56% so trong nhóm. Cũng ở nhóm tuổi này, tỉ lệ CKD của nghiên cứu AusDiab là 2,50%, trong khi của chúng tôi là 3,82% (22/576), khác biệt có ý nghĩa về thống kê (p<0,05). Viktorsdottir (2005), nghiên cứu ở dân số ≥35 tuổi ở Iceland (12) cho thấy trong nhóm tuổi <45, tỉ lệ CKD là 57/319 (1,79%), so với chúng tôi (7/163 - 4,29%) cũng khác biệt rất có ý nghĩa (p<0,0001). Như vậy có thể thấy, tỉ lệ CKD ở người lớn trong nghiên cứu này là cao hơn ở nhiều nước, rõ nhất ở nhóm tuổi trẻ hơn. Về các yếu tố liên quan Chúng tôi chưa thấy thuốc lá là yếu tố nguy cơ CKD, còn với hai yếu tố nguy cơ là tăng huyết áp và tuổi 35 đã được đề cập trong nhiều hướng dẫn CKD. Yếu tố nguy cơ khác mà chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này là tiền sử gia đình có bệnh thận hay tim mạch chưa thấy tác giả nào đề cập. Sự tương tác trong phân tích đa biến như với yếu tố béo phì (vai trò như yếu tố bảo vệ) hay yếu tố học vấn thấp gợi ý có nhiều yếu tố tham gia với vai trò yếu tố bảo vệ hay gây nhiễu. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu phân tích với cỡ mẫu lớn hơn để có thể khẳng định các yếu tố nguy cơ. Một nghiên cứu đoàn hệ tại Thái Lan (5) cho thấy: nhóm có GFR<90 mL/min/1,73m2 có nguy cơ tương đối gấp 2,95 lần nhóm có GFR≥120 mL/min/1,73m2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong 621 đối tượng không có CKD chỉ có 59 đối tượng (9,50%) có GFR≥120 mL/min/1,73m2 trong khi có đến 274 (44,12%) đối tượng có GFR <90 mL/min/1,73m2. Có thể thấy đây là một nguy cơ tiềm ẩn CKD trong cộng đồng. Về các công thức sử dụng trong sàng lọc và chẩn đoán Sử dụng các công thức ước tính GFR đã được khẳng định trong tất cả các khuyến cáo về bệnh thận mạn. Tuy nhiên, sử dụng công thức nào là tùy vào đặc điểm cụ thể của dân số nghiên cứu. Các khuyến cáo đều cho rằng nên sử dụng một công thức đã “địa phương hóa” phù hợp(7). Thực tế lâm sàng trong nước cho thấy, công thức CG được sử dụng nhiều hơn cả, tuy vậy, nếu có hiệu chỉnh diện tích da về 1,73m2 theo K/DOQI thì việc tính GFR sẽ thật sự phức tạp. Trong hoàn cảnh chưa có một công thức riêng cho người Việt Nam, công thức CKD-EPI, được xem là thích hợp cho người châu Á, sẽ là công thức phù hợp hơn cả(8). Công thức này còn có ưu điểm là cho phép ghi con số GFR cụ thể trong trường hợp GFR ≥90 mL/min/1,73m2 (thay vì ghi “GFR ≥90 mL/min/1,73m2” như các công thức khác, và là công thức nên được sử dụng thường qui trong lâm sàng(8,14). Dù kết quả GFR trung bình có khác biệt, nhưng kết quả chẩn đoán CKD khi sử dụng công thức CKD-EPI trong nghiên cứu này là tương đương với công thức CG có hiệu chỉnh(10), với số CKD phát hiện là như nhau (35 trường hợp) và số CKD3 cũng như nhau (21 trường hợp). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 501 Công thức này không sử dụng cân nặng của bệnh nhân, đơn giản hóa cho việc tính kết quả tự động. Dựa trên công thức này, chúng tôi lập ra hai bảng tính sẵn các giá trị GFR cho nam (phụ lục 1) và nữ (phụ lục 2). Các bảng tính sẵn này sẽ thuận tiện cho các thầy thuốc lâm sàng khi ước lượng GFR cho bệnh nhân tại đơn vị điều trị. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên mẫu 656 người lao động trên địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi có kết quả: tỉ lệ mắc bệnh thận mạn (phù hợp với hướng dẫn của K/DOQI) trên đối tượng công nhân tại thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp là 5,34%, với tỉ lệ ước lượng trong dân số sẽ là: 5,34±1,72 %, khoảng ước lượng ở độ tin cậy 95% là 3,62%-7,06%. Nếu chia theo giai đoạn CKD1, 2, và 3 thì tỉ lệ bệnh lần lượt là 1,07%, 1,07% và 3,20% tương ứng; không có trường hợp CKD4, CKD5 nào. Trong các yếu tố liên quan CKD mà chúng tôi khảo sát, có 3 yếu tố được cho là nguy cơ độc lập của CKD gồm: tuổi ≥35, tăng huyết áp, tiền sử gia đình có bệnh có bệnh thận hay tim mạch. Kể từ tuổi 36 trở lên, cứ mỗi 10 tuổi tăng thêm sẽ tăng nguy cơ CKD thêm 91%. Sự kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ kể trên càng làm tăng nguy cơ mắc CKD. Dựa trên tính tiện dụng và hợp lý, chúng tôi thấy nên tầm soát phát hiện tổn thương thận bằng que nhúng đa thông số, ước tính GFR bằng công thức CKD-EPI hay công thức Cockcroft- Gault có hiệu chỉnh diện tích da, hoặc tiện lợi nhất là sử dụng bảng tính sẵn để tra cứu. Chỉ có phát hiện sớm và xử trí đúng bệnh thận mạn theo những tiêu chuẩn chung mới có cơ hội giảm số bệnh nhân cần điều trị thay thế thận cũng như giảm gánh nặng cho tuyến điều trị bệnh thận giai đoạn cuối trong tương lai. PHỤ LỤC Phụ lục 1. GFR ước đoán (mL/phút/1,73m2) theo creatinine huyết thanh – giới nam (SCr: mg/dL) Tuổi SCr 20 30 40 50 60 70 80 0,7 136 127 118 110 103 96 89 0,9 123 114 106 99 93 86 80 1,1 96 90 84 78 73 68 63 1,3 79 73 68 64 59 55 52 1,5 66 62 57 54 50 46 43 1,7 57 53 49 46 43 40 37 1,9 50 46 43 40 37 35 33 2,1 44 41 38 36 33 31 29 2,3 39 37 34 32 30 28 26 2,5 36 33 31 29 27 25 23 2,7 32 30 28 26 25 23 21 2,9 30 28 26 24 22 21 20 3,1 27 26 24 22 21 19 18 3,3 25 24 22 21 19 18 17 3,5 24 22 21 19 18 17 16 3,7 22 21 19 18 17 16 15 3,9 21 19 18 17 16 15 14 4,1 20 18 17 16 15 14 13 4,3 18 17 16 15 14 13 12 4,5 18 16 15 14 13 12 11 4,7 17 15 14 13 13 12 11 4,9 16 15 14 13 12 11 10 5,1 15 14 13 12 11 11 10 5,3 14 13 12 12 11 10 9 5,5 14 13 12 11 10 10 9 5,7 13 12 11 11 10 9 9 Phụ lục 2. GFR ước đoán (mL/phút/1,73m2) theo creatinine huyết thanh – giới nữ (SCr: mg/dL) Tuổi SCr 20 30 40 50 60 70 80 0,5 139 130 121 113 105 98 91 0,7 125 116 108 101 94 88 82 0,9 92 86 80 75 69 65 60 1,1 72 67 63 58 55 51 47 1,3 59 55 51 48 45 42 39 1,5 50 46 43 40 37 35 33 1,7 43 40 37 35 32 30 28 1,9 37 35 32 30 28 26 24 2,1 33 31 29 27 25 23 22 2,3 30 28 26 24 22 21 19 2,5 27 25 23 22 20 19 18 2,7 24 23 21 20 18 17 16 2,9 22 21 19 18 17 16 15 3,1 21 19 18 17 16 15 14 3,3 19 18 17 15 14 13 13 3,5 18 17 15 14 13 13 12 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 502 Tuổi SCr 20 3
Tài liệu liên quan