Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai

Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 110 bệnh nhân mang thai được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong vụ dịch năm 2017. Kết quả ghi nhận: độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 28 ± 4,8, thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất 43 tuổi. Tuần thai trung bình là 19,6 ± 10,3. Số ngày sốt trung bình 4,56 ± 5,0 dao động từ 2 - 8 ngày. Xuất huyết dưới da chiếm 79%, xuất huyết âm đạo 11,8%, xuất huyết nội tạng 3,6%, 100% bệnh nhân sống và ra viện. 9,1% biến chứng về sản khoa, trong đó có 5 thai lưu (4,5%), 3 dọa sảy thai (2,7%), 1 sảy thai và 1 đẻ non (0,9%). Nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo 12,7%. Như vậy sốt xuất huyết Dengue trên phụ nữ mang thai cần được theo dõi sát về lâm sàng và xét nghiệm để phòng các biến chứng cho mẹ và thai nhi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 115 (6) - 2018 169 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở PHỤ NỮ MANG THAI Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Kim Thư Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 110 bệnh nhân mang thai được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong vụ dịch năm 2017. Kết quả ghi nhận: độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 28 ± 4,8, thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất 43 tuổi. Tuần thai trung bình là 19,6 ± 10,3. Số ngày sốt trung bình 4,56 ± 5,0 dao động từ 2 - 8 ngày. Xuất huyết dưới da chiếm 79%, xuất huyết âm đạo 11,8%, xuất huyết nội tạng 3,6%, 100% bệnh nhân sống và ra viện. 9,1% biến chứng về sản khoa, trong đó có 5 thai lưu (4,5%), 3 dọa sảy thai (2,7%), 1 sảy thai và 1 đẻ non (0,9%). Nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo 12,7%. Như vậy sốt xuất huyết Dengue trên phụ nữ mang thai cần được theo dõi sát về lâm sàng và xét nghiệm để phòng các biến chứng cho mẹ và thai nhi. Từ khóa: Phụ nữ có thai, sốt xuất huyết Dengue Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Huyền, Trường Đại học Y Hà Nội Email: thuhuyenyhn@gmail.com Ngày nhận: 02/8/2018 Ngày được chấp thuận: 28/8/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Bệnh biểu hiện dưới các thể lâm sàng khác nhau và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong những thập niên gần đây tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue tăng đáng kể trên thế giới. Trên 2,5 tỷ người (chiếm hơn 40% dân số thế giới) sống trong vùng dịch tễ của bệnh, ước tính có khoảng 50 - 100 triệu người nhiễm bệnh hàng năm, 500.000 ca nặng phải nhập viện và 2,5% trong số này tử vong [1]. Tại Việt Nam, bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng, theo thống kê báo cáo của Bộ Y t ế, bệnh sốt xuất huyết Dengue đã lan rộng trên toàn quốc và trở thành dịch hàng năm [2]. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue rất phức tạp và đa dạng, từ sốt đơn thuần đến sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng. Những biểu hiện lâm sàng hay gặp của bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm: sốt, đau đầu, đau nhức hai hố mắt, đau mỏi cơ khớp, các dáu hiệu xuất huyết da, niêm mạc, có thể có sốc suy tuần hoàn, suy tạngW [3]. Sốt xuất huyết Dengue có thể xảy ra trên tất cả mọi đối tượng trong đó có phụ nữ mang thai. Đã có một số báo cáo trên thế giới về tình trạng sảy thai, thai lưu, đẻ nonW khi phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết Dengue [4; 5]. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai. Để góp phần tìm hiểu thêm về các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai nhằm có phương án điều trị kịp thời,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue trên phụ nữ mang thai. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 170 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Các bệnh nhân mang thai được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011 [3] có kết quả vi sinh (Dengue NS1 hoặc Dengue IgM) dương tính được nhập viện và điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 01/06/2017 đến tháng 30/12/2017. 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ đích, tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đều được đưa vào nghiên cứu. Thời gian - địa điểm nghiên cứu: Từ thangs 01/06/2017 đến tháng 30/12/2017 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Các chỉ số được đánh giá bao gồm Thông tin chung của bệnh nhân: tuổi, tuần thaiW các biểu hiện lâm sàng: số ngày sốt, các biểu hiện xuất huyết, triệu chứng tiêu hóa, thần kinhW các xét nghiệm cận lâm sàng: he- matocrit, tiểu cầu, bạch cầu, chức năng gan, thậnW Xử lý số liệu Phương tiện thu thập dữ liệu là bệnh án mẫu có các mục đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Nhập và quản lý số liệu trong epidata. Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Đạo đức trong nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu xuất phát từ mong muốn giúp ích cho cộng đồng, việc nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng không xâm lấn, không ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như diễn biến, chi phí bệnh của bệnh nhân. Thông tin về đối tượng được giữ bí mật. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên 110 bệnh nhân mang thai được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nhập viện điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 01/06/2017 đến ngày 30/12/2017. Biểu đồ 1. Đặc điểm nhóm tuổi Độ tuổi trung là 27,9 ± 4,8. Nhỏ nhất là 18 tuổi và lớn nhất 43 tuổi. Phần lớn bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi 20 - 34 tuổi chiếm 88,2%. TCNCYH 115 (6) - 2018 171 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu đồ 2. Các giai đoạn thai kì Số tuần thai trung bình 19,59 ± 20,5. Tuần thai nhỏ nhất là 4 tuần và lớn nhất 39 tuần. Tỉ lệ mang thai 3 tháng giữa chiếm tỉ lệ cao nhất (46%). 2. Đặc điểm về lâm sàng Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng n % Số ngày sốt trung bình 4,56 ± 5,0 nhỏ nhất 2 ngày và lớn nhất 8 ngày. Xuất huyết Xuất huyết dưới da 87 79,1 Ra máu âm đạo 13 11,8 Chảy máu chân răng 08 7,3 Chảy máu cam 04 3,6 Xuất huyết tiêu hóa 03 2,7 Tiểu máu 01 0,9 Triệu chứng tiêu hóa Buồn nôn 74 67,3 Nôn nhiều 14 12,7 Tiêu chảy 10 9,1 Bụng chướng 02 1,8 Đau vùng gan 01 0,9 Nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo 14 12,7 Phần lớn bệnh nhân có xuất huyết dưới da 79,1%. Ra máu âm đạo chiếm tỉ lệ 11,8% và tỉ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo 12,7%. 172 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Đặc điểm cận lâm sàng Biểu đồ 3. Diễn biến Hematocrit theo ngày của bệnh Diễn biến hematcrit tăng cao vào ngày thứ 6 của bệnh, giá trị trung bình hematocrit ngày thứ 6 là 37,7 % (giá trị lớn nhất 47,0%) sau đó giảm dần. Biểu đồ 4. Diễn biến tiểu cầu theo ngày của bệnh Tiểu cầu bắt đầu giảm rõ rệt từ ngày thứ ngày thứ 4 giảm thấp nhất vào ngày thứ 6 - 7 (giá trị thấp nhất là 12 G/l). TCNCYH 115 (6) - 2018 173 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu đồ 5. Diễn biến bạch cầu theo ngày của bệnh Số lượng bạch cầu thấp nhất vào ngày thứ 5 (4,5 ± 4,2) (giá trị thấp nhất 0,6 G/l) của bệnh sau đó tăng dần. 3. Phân độ lâm sàng và diễn biến của bệnh Bảng 2. Phân độ lâm sàng Phân độ lâm sàng n % Sốt xuất huyết Dengue 81 73,6 Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo 25 22,7 Sốt xuất huyết Dengue nặng 4 3,6 Tỉ lệ bệnh nhân chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue là 73,6%. Bảng 3. Diến biến của bệnh Kết quả điều trị: 100% bệnh nhân sống và ra viện. Số ngày nằm viện trung bình: 5,36 ± 2,28 Diễn biến của bệnh n % Không có biến chứng sản khoa 100 90,9 Có biến chứng sản khoa 10 9,1 100% bệnh nhân sống và ra viện. 174 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 4. Các biến chứng sản khoa Biến chứng sản khoa n % Thai lưu 5 4,5 Dọa sảy thai 3 2,7 Sảy thai 1 0,9 Đẻ non 1 0,9 Có 10 bệnh nhân có biến chứng về sản khoa chiếm tỉ lệ 9,1% trong đó có 5 thai lưu, 3 dọa sảy thai, 1 sảy thai và 1 đẻ non. IV. BÀN LUẬN Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 110 bệnh nhân mang thai được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nhập viện điều trị nội trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhận thấy: Đa số bệnh nhân nằm trong độ tuổi sinh đẻ (20 - 34 tuổi) chiếm 88,2%. Độ tuổi trung bình mang thai là 27,9 ± 4,8. Độ tuổi có nguy cơ cao khi mang thai và sinh đẻ ≥ 35 tuổi và < 20 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 11,8%. Trong đó bệnh nhân nhỏ nhất mang thai là 18 tuổi và lớn nhất là 43 tuổi. Tương tự như trong nghiên cứu của Feitoza HAC ở Brazil từ năm 2000 - 2012 trên 200 bệnh nhân mang thai bị sốt xuất huyết Dengue, tuổi trung bình 24,8 và nhỏ nhất là 14 tuổi và lớn nhất 44 tuổi [4]. Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue trong ba tháng giữa tăng nhẹ 45,5%. Tương tự như nghiên cứu ở Pháp của Carles tỉ lệ phụ nữ mang thai 3 tháng giữa cao hơn 40,9% [5]. Thời gian sốt trung bình 4,56 ± 5,0 nhỏ nhất 2 ngày và lớn nhất 8 ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sốt trong sốt xuất huyết Dengue thường kéo dài từ 2 - 7 ngày [1]. Xuất huyết dưới da gặp nhiều hơn với tần suất là 79,1%. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu nguy hiểm ở người phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết Dengue chiếm tỉ lệ 11,8 % (13 bệnh nhân). Trong đó có 9 bệnh nhân ra máu âm đạo vào ngày thứ 5 và 4 bệnh nhân vào ngày thứ 6 của bệnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận tiểu cầu giảm thấp nhất vào ngày thứ 6 của bệnh. Tiểu cầu là một yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu do đó cho thấy tiểu cầu thấp có liên quan với ra máu âm đạo. 100% bệnh nhân trong nghiên cứu có kết quả điều trị sống và ra viện. Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu không có biến chứng về sản khoa chiếm tỉ lệ 90,9% và có 10 bệnh nhân có biến chứng sản khoa chiếm 8,9%. Trong nghiên cứu có 5 bệnh nhân có thai chết lưu (4,5%) và 3 bệnh nhân có thai dọa sảy (2,7%) 1 bệnh nhân sảy thai và 1 bệnh nhân đẻ non. Trong đó có 8 bệnh nhân trong 3 tháng đầu, 1 bệnh nhân ba tháng giữa, 1 bệnh nhân ba tháng cuối. Như vậy cần theo dõi sát tình trạng mẹ và thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ để phòng biến chứng cho mẹ và thai nhi. Trong nghiên cứu ở Brazil từ năm 2007 - 2012 trên 200 thai phụ bị sốt xuất huyết Dengue có tỉ lệ thai lưu là 1,5% và đẻ non là TCNCYH 115 (6) - 2018 175 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2,9% và có 2 trường hợp tử vong mẹ [4]. Bệnh sốt xuất huyết của thai phụ có liên quan đến thai lưu, Sự thoát huyết tương xảy ra trong bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn thai nhi và dẫn đến tử vong thai nhi [7]. Ismail và cộng sự báo cáo thai lưu trong tử cung liên quan đến sốt xuất huyết Dengue trong số 16 phụ nữ mang thai ở Malaysia [8]. Năm 2009, ở Guiana thuộc Pháp Basurko và cộng sự tìm thấy tỷ lệ thai lưu 3,8% trong số 53 phụ nữ mang bị sốt xuất huyết Dengue [9] và một loạt trường hợp ở Rio de Janeiro tìm thấy tỷ lệ 7,7% [10]. Phụ nữ có thai có suy giảm miễn dịch nên có thể mắc phối hợp các nhiễm khuẩn khác đặc biệt là nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ phụ nữ có thai có nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo chiếm tỉ lệ 12,7%. Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể kéo dài thời gian sốt, tăng các nguy cơ nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn huyếtW cho thai phụ. Do đó, việc tầm soát các nhiễm khuẩn tiết niệu trên phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết Dengue là rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. V. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu 110 bệnh nhân mang thai bị sốt xuất huyết Dengue,chúng tôi nhận thấy số ngày sốt trung bình là 4,56 ± 5,0 kéo dài từ 2 ngày đến 8 ngày, xuất huyết âm đạo chiếm tỉ lệ 11,8%. Có 10 bệnh nhân có biến chứng sản khoa chiếm 8,9% trong đó 5 bênh nhân có thai chết lưu (4,5%) và 3 bệnh nhân có thai dọa sảy (2,7%) 1 bệnh nhân sảy thai và 1 bệnh nhân đẻ non (0,9%), tỉ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo 12,8%. VI. KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: 1. Cần theo dõi sát tình trạng thai, xuất huyết âm đạo để phát hiện sớm và phòng các biến chứng cho mẹ và cho thai nhi. 2. Tầm soát các nhiễm khuẩn tiết niệu trên phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết Dengue để điều trị kịp thời. Lời cám ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo bệnh viện và các cán bộ nhân viên tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã giúp đỡ cho chúng tôi có điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHảO 1. World Health Organization (2009). Dengue guideline for diagnosis, treatment, prevention and control. New edition, WHO, Geneva 2. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. Ban hành theo quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Helena Albuquerq Cataox Feitoza, Sergio Koifman, Rosalina Jorge Koifman et al (2017). Dengue infection during pregnancy and adverse maternal, fetal, and infant health outcomes in Rio Branco, Acre State, Brazil, 2007 - 2012. Cad. Saúde Pública, 33(5), 3 - 5. 4. Basurko C, Carles G, Youssef M, Guindi WEL (2009). Maternal and foetal consequences of dengue fever during preg- nancy. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 147, 29 - 32. 5. Waduge GNR, Malavige GN, Pradee- pan M et al (2006). Dengue infections dur- ing pregnancy: a case series from Sri Lanka and review of the literatur. J Clin Virol, 37, 27 - 33. 176 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 6. Ismail NA., Kampan N., Mahdy ZA., Jamil MA., Razi ZRM (2006). Dengue in preg- nancy. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 37, 1 - 3. 7. Basurko C., Carles G., Youssef M., Guindi WEL (2009). Maternal and foetal consequences of dengue fever during preg- nancy. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 147, 29 - 32. 8. Alvarenga CF., Silami VG., Brasil Pet al (2009). Dengue during pregnancy: a study of thirteen case. Am J Infect Dis, 5, 298 - 303. Summary CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES IN DENGUE HEMORRHAGIC FEVER IN PREGNANCY A cross-sectional study was conducted on 110 pregnant patients diagnosed with Dengue hem- orrhagic fever at the National Hospital for tropical disease in 2017. The age of the patients ranged from 18 - 43 years old with a mean age of 28 ± 4.8. The average gestation was 19.6 ± 10.3 weeks. The days of averaged fever were from 2 - 8 days with a mean of 4.56 ± 5.0 days. There was 79% Petechiae, 11.8% vaginal bleeding, 3.6% internal bleeding.The results showed 100% recovery, 0% mortality, 9.1% obstetric complications (5 stillbirths, 3 threatened miscarriages, 1 miscarriage, 1 premature birth), 12.7% patients had accompanied urinary tract infections. Dengue hemorrhage fever in pregnancy should be closely monitored in clinical and laboratory test to pre- vent maternal and fetal complications. Key words: Pregnancy, Dengue hemorrhagic fever
Tài liệu liên quan