Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hẹp ống sống cổ đa tầng

Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố bệnh nhân hẹp ống sống cổ theo nhóm tuổi, giới tính, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang 34 trường hợp hẹp ống sống cổ đa tầng được điều trị tạo hình bản sống tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2012. Kết quả: Trong 34 trường hợp hẹp ống sống cổ, tỉ lệ nam/nữ là 5,8/1, tuổi trung bình là 50  12,044. Bệnh nhân thường nhập viện với lý do yếu và tê tứ chi. Cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính chẩn đoán rõ ràng và chính xác loại hẹp ống sống cổ. Kết luận: Bệnh hẹp ống sống cổ thường gặp ở nam hơn ở nữ, bệnh nhân có dấu hiệu yếu và tê tứ chi nên được chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hẹp ống sống cổ đa tầng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 365 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG Phan Quang Sơn*, Trần Quang Vinh* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố bệnh nhân hẹp ống sống cổ theo nhóm tuổi, giới tính, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang 34 trường hợp hẹp ống sống cổ đa tầng được điều trị tạo hình bản sống tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2012. Kết quả: Trong 34 trường hợp hẹp ống sống cổ, tỉ lệ nam/nữ là 5,8/1, tuổi trung bình là 50  12,044. Bệnh nhân thường nhập viện với lý do yếu và tê tứ chi. Cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính chẩn đoán rõ ràng và chính xác loại hẹp ống sống cổ. Kết luận: Bệnh hẹp ống sống cổ thường gặp ở nam hơn ở nữ, bệnh nhân có dấu hiệu yếu và tê tứ chi nên được chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác. Từ khóa: hẹp ống sống cổ. ABSTRACT CLINICAL AND IMAGING FEATURES OF SOME PATIENTS WITH MULTILEVELS CERVICAL SPINAL STENOSIS Phan Quang Sơn, Trần Quang Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 365 - 369 Objective: To determine the proportion of cervical spinal stenosis based on the ages, sex, some clinical and imaging features. Subjects and methods: A cross-sectional and propective study was done on 34 patients with cervical spinal stenosis at Neurosurgery Department, Cho Ray Hospital from February 2009 to June 2012. Results: The cervical spinal stenosis mainly occurred in men with sex ratio of 5.8/1, mean ages was 50  12.044 years. The weakness and numbness of four limbs accounted for the highest rate for hospitalization Conclusion: The cervical spinal stenosis usually occurred in men. Patients who suspected cervical spinal stenosis, should have MRI and CT Scan taken Keywords: cervical spinal stenosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý thoái hóa cột sống thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh hẹp ống sống cổ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy mức độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh cột sống cổ, có thể biểu hiện bằng các thương tổn thần kinh như giảm cảm giác hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng Nó làm giảm một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm chất lượng sống. Việc điều trị hẹp ống sống cổ nhằm phục hồi các chức năng thần kinh cho bệnh nhân, làm giảm đau, bớt liệt, đưa bệnh nhân về với cuộc sống bình thường với chất lượng sống cao. Các phương pháp điều trị rất đa dạng từ điều trị bảo tồn đến điều trị phẫu *Khoa ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: ThS. BS Phan Quang Sơn ĐT: 0913727145 Email: drquangson@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 366 thuật tùy theo mức độ hẹp ống sống cổ. Các nghiên cứu về bệnh lý hẹp ống sống cổ tại Việt Nam còn rất ít. Nguyễn Thị Ánh Hồng đã nghiên cứu 300 trường hợp hẹp ống sống cổ đánh giá trên MRI năm 1999. Võ Văn Thành đã báo cáo 64 trường hợp hẹp ống sống, trong đó 13 trường hợp hẹp ống sống cổ nhiều tầng được phẫu thuật đường sau, chỉ có 10 trường hợp được mổ bằng phương pháp tạo hình bản sống và cho kết quả tốt (Hội nghị Việt – Úc về ngoại thần kinh TP Hồ Chí Minh, 25 – 26/03/1999). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: đánh giá các yếu tố dịch tể, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp ống sống cổ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tất cả 34 bệnh nhân với chẩn đoán hẹp ống sống cổ nhiều tầng (ba tầng hoặc hơn) được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp tạo hình bảng sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian: tháng 2/2009 đến 6/2012. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp tiền cứu: mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp ống sống cổ. Thu thập các thông tin về tuổi, giới, các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Xử lý số liệu bằng SPSS 16.0 KẾT QUẢ Tuổi và giới Trong 34 bệnh nhân hẹp ống sống cổ nhiều tầng, có 29 nam và 5 nữ. Tỉ lệ nam/ nữ xấp xỉ 5,8/1. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 41 đến 60. Tuổi trung bình là 50 với độ lệch chuẩn là 12,044. Tuổi trẻ nhất là 26 và tuổi lớn nhất là 76. Phân bố cụ thể theo các nhóm tuổi như sau: Biểu đồ 1: Phân bố theo tuổi Triệu chứng lâm sàng Thời gian khởi phát đến khi nhập viện trung bình là 13,5 tháng, sớm nhất là 1 tháng, trễ nhất là 84 tháng. Trong đó, 27 bệnh nhân chỉ có bệnh lý tủy đơn thuần và 7 bệnh nhân có biểu hiện của cả bệnh lý tủy và bệnh lý rễ. Bảng 1: Triệu chứng bệnh lý tủy và rễ Triệu chứng Số trường hợp Tỉ lệ (%) Bệnh lý tủy 27 79,41 Bệnh lý tủy-rễ 7 20,59 Bệnh lý tủy gồm 5 hội chứng được phân bố như sau: Bảng 2: Các hội chứng tủy Hội chứng tủy Số trường hợp Tỉ lệ (%) Hội chứng tủy trung tâm 3 8,82 Hội chứng tủy cắt ngang 29 85,29 Hội chứng hệ thống vận động 0 0 Hội chứng cắt nửa tủy 1 2,94 Hội chứng tủy trước 1 2,94 Chẩn đoán hình ảnh Các bệnh nhân được chụp X quang qui ước và MRI cột sống cổ trước mổ. Số tầng hẹp Bảng 3: Số tầng hẹp Số tầng hẹp Số trường hợp Tỉ lệ (%) Ba tầng 5 14,71 Bốn tầng 18 52,94 Năm tầng 11 32,35 Tổng số tầng hẹp trên 32 bệnh nhân: 142 tầng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 367 Tầng hẹp nhất Kích thước và vị trí tầng hẹp nhất Bảng 4: Kích thước tầng hẹp nhất. Kích thước tầng hẹp nhất (mm) Số trường hợp Tỉ lệ (%) 3 2 5,88 4 4 11,76 5 3 8,82 6 7 20,59 7 9 26,47 8 7 20,59 9 2 5,88 Bảng 5: Vị trí tầng hẹp nhất Vị trí tầng hẹp nhất Số trường hợp Tỉ lệ (%) C2-C3 2 5,88 C3-C4 10 29,41 C4-C5 17 50 C5-C6 5 14,70 Loại hẹp ống sống cổ Bảng 6: Loại hẹp ống sống cổ Loại hẹp ống sống cổ Số trường hợp Thoái hoá thân đốt sống cổ 25 Vôi hoá dây chằng dọc sau 9 Thương tổn tủy kèm theo Bảng 7: Thương tổn tủy Thương tổn tủy Số trường hợp Nhũn tủy 15 Bị chèn ép 19 BÀN LUẬN Tuổi và giới Giới tính Biểu đồ 2: Tỉ lệ giới tính của một số tác giả Về giới tính, đa số các tác giả đều cho rằng số lượng các bệnh nhân nam chiếm phần lớn trong số bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch có khác nhau. Theo Kawai và cộng sự (n=130), tỉ lệ này là 3,6: 1, còn Itoh và Tsuji (n=30), tỉ lệ này là 3,3: 1, Yue (n=37), tỉ lệ là 8,3: 1. Phân bố theo tuổi Các tác giả đều cho rằng thoái hoá cột sống cổ gặp nhiều ở lứa tuổi từ 40 đến 60. So sánh với tác giả Praharaj và cộng sự, kết quả của nghiên cứu gần tương đương. Biểu đồ 3: So sánh phân bố theo tuổi Triệu chứng lâm sàng Thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện trước 6 tháng là sớm đủ cho phẫu thuật mang lại kết quả tốt(3). Ở nghiên cứu này, đa số bệnh nhân nhập viện trễ, trung bình là 13,5 tháng, trễ nhất là 84 tháng. Tất cả bệnh nhân đều có bệnh lý tủy, chỉ có 7 trường hợp có kèm thêm bệnh lý rễ. Hẹp ống sống cổ gây bệnh lý tủy là chỉ định cổ điển của tạo hình bảng sống. Khi có thêm triệu chứng của bệnh lý rễ, khả năng mổ tiếp bằng đường trước có thể xảy ra sau tạo hình bảng sống. Tuy nhiên, gần đây một số tác giả đã nghiên cứu điều trị bệnh lý rễ hoạc thoát vị đĩa đệm mềm bằng tạo hình bảng sống thành công(2,13). Có 29 bệnh nhân với hội chứng tủy cắt ngang, 3 bệnh nhân có hội chứng tủy trung tâm, chỉ 1 bệnh nhân có hội chứng cắt nửa tủy, và 1 bệnh nhân có hội chứng tủy trước. Không trường hợp nào có hội chứng hệ thống vận động. Hiện tượng này phù hợp với y văn, hội chứng tủy trung tâm và hội chứng cắt nửa tủy chỉ chiếm khoảng 5%, và sẽ diễn tiến đến hội chứng cắt ngang trong một thời gian ngắn(1,7,10). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 368 Hai hội chứng còn lại cực kỳ hiếm chỉ chiếm khoảng 1%. Dấu hiệu cận lâm sàng Tất cả 34 bệnh nhân đều được chụp X quang quy ước. Đây là phương pháp giá thành rẻ nhưng có thể giúp thầy thuốc phát hiện các thương tổn ở cột sống cổ như hình ảnh gai xương, vôi hóa dây chằng dọc sau, hay sự thay đổi độ cong của cột sống cổ. Tuy nhiên, sự chính xác trong chẩn đoán đòi hỏi các phương tiện chẩn đoán cao hơn. Đó là CT Scan và MRI. CT Scan cho thấy rõ ràng loại vôi hóa dây chằng dọc sau, đường kính trước sau của ống sống cổ. MRI có thể cho thấy tủy bị chèn ép, bị nhũn tủy, hay bị thoát vị đĩa đệm cổ nhiều tầng. Do đó, bệnh nhân có dấu hiệu tủy và/ hoặc rễ nên được chỉ định MRI và CT Scan nếu cần thiết. Kích thước tầng hẹp nhất từ 3mm đến 9mm. Con số này cho thấy mức độ chịu đựng của bệnh nhân rất cao. Tuy nhiên, tủy lại kém dung nạp với chèn ép nhiều và lâu dài, thường dẫn đến thoái hoá myelin. Khi đó, mức độ hồi phục sau mổ có thể không cao(4,5). Chỉ có hai loại hẹp ống sống trong nhóm nghiên cứu với 25 trường hợp do thoái hoá thân đốt sống cổ và 9 trường hợp vôi hoá dây chằng dọc sau. Kết quả này phù hợp với các tác giả Việt Nam và trên thế giới nhưng khác của các tác giả người Nhật (p<0,05)(8,12,14). Biểu đồ 4: Loại hẹp ống sống cổ nhiều tầng Thương tổn tủy kèm theo có 15 trường hợp bị nhũn tủy. Kohno và cộng sự cho rằng sự thoái hóa và teo của tủy sống (được mô tả như là tăng tín hiệu trên T2 của cộng hưởng từ) đi kèm với sự hồi phục không hoàn toàn. Nhưng theo Lee và cộng sự, không có mối liên hệ giữa sự thay đổi tín hiệu tủy sống trước mổ và kết quả điều trị(6,8). KẾT LUẬN Hẹp ống sống cổ là bệnh lý thoái hoá thường gặp, diễn tiến đến bệnh lý tủy, và dần dần đến bẹnh lí tủy mãn tính. Đây là một biến chứng nặng của bệnh lý. Để hạn chế những trường hợp nặng như vậy, chúng ta cần chẩn đoán sớm bệnh lý tủy do hẹp ống sống cổ. Một bệnh nhân có triệu chứng tê bì ở đầu các ngón tay kèm với rối loạn dáng đi nên được chẩn đoán hình ảnh để phát hiện bệnh sớm. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có được một số kết luận sau: Hẹp ống sống cổ chủ yếu gặp ở nam (85,29%), độ tuổi bị bệnh trung bình là 50  12,044. Nguyên nhân thường gặp là thoái hóa thân đốt sống (73,52%). Bệnh nhân thường nhập viện với triệu chứng yếu và tê tứ chi do bệnh lý tủy, các dấu hiệu khác như rối loạn cơ vòng ít gặp hơn. Trên phim X quang quy ước có thể thấy một số hình ảnh của hẹp ống sống nhưng chưa đầy đủ và rõ ràng. Vì vậy cần chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính thêm để khẳng định chẩn đoán TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Greenberg MS (2010). Cervical spinal stenosis. In: Greenberg Mark, Handbook of Neurosurgery, seventh edition: 213-217, Thieme, New York. 2. Herkowitz HN (1988). A Comparison of Anterior Cervical Fusion, Cervical Laminectomy, and Cervical Laminoplasty for the Surgical Management of Multiple Level Spondylotic Radiculopathy. Spine, Vol 13, Num 7: 774-780. 3. Hirabayashi K, Watanabe K, Wakano K (1983). Laminoplasty for Cervical Spinal Stenotic Myelopathy. Spine, Vol 8, Num 7: 693- 699. 4. Kokubun S, Sato T (1998). Cervical myelopathy and its management. Current Orthopaedics, 12: 7-12. 5. Kokubun S, Tanaka Y(1995). Types of cevical disc herniation and relation to myelopathy and radiculopathy. Journal of Back and Musculoskeletal Rehabilitation, 5: 145-154. 6. Lê Thị Hồng Liên, Võ Văn Thành (1999). Đặc điểm lâm sàng và điều trị học của TVĐĐ và hẹp ống sống cổ thoái hóa. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 3, số 1: 59-62 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 369 7. Marvel JP (1971). The Clinical Syndrome of Cervical Disc Disease, Orthopedic Clinic of North America, Vol 2, No 2: 419-433. 8. Nguyễn Thị Anh Hồng (1999). Hẹp ống sống cổ: giá trị MRI qua khảo sát 300 trường hợp. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 3, số 1: 56-58. 9. Praharaj SS, Anandh B (2000). Laminoplasty. An Evaluation of 24 Cases. Neurol India, 48: 249-254. 10. Võ Xuân Sơn (2000). Thoát vị đĩa đệm cổ: triệu chứng lâm sàng, phân bố và kết quả phẫu thuật. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 11. Võ Văn Thành (1999). Điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ, Hội nghị Việt – Úc về ngoại thần kinh. TP Hồ Chí Minh 25-26/3/1999. 12. Võ Văn Thành (2001). Điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ. Tạp chí Y học Việt Nam 2001, Vol 261, số 7: 29-43. 13. Yoshida M, Tamaki Y (1998). Indication and clinical result of laminoplasty for cervical myelopathy caused by disc herniation with the developmental canal stenosis. Spine, Volume 23, number 22: 2391-2397. 14. Yue WM, Tan CT (2000). Results of Cervical Laminoplasty and a Comparision Between Single and Double Trap-Door Techniques. Journal of Spinal Disorders, Vol 13, No 4: 329-335.
Tài liệu liên quan