Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. 67 bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay
được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả: Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở tuổi trung niên, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, và thường bị cả
hai bàn tay. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là rối loạn cảm giác bao gồm tê (100%), tê ban đêm
(94,0%), tê khi chạy xe (76,1%), đau bàn tay (70,1%). Hiệu số thời gian tiềm cảm giác của dây giữa so với dây
trụ (dương tính 95,7%) và hiệu số thời gian tiềm vận động ngoại biên của dây giữa so với dây trụ (dương tính
94,0%) là các thông số điện sinh lý nhạy cảm nhất.
Kết luận: Dị cảm da theo vùng phân bố của thần kinh giữa là các triệu chứng nhạy cảm nhất giúp nghĩ đến
hội chứng ống cổ tay. Việc khảo sát đầy đủ các thông số của chẩn đoán điện của thần kinh giữa và thần kinh trụ
là cần thiết để có được chẩn đoán sớm.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
80
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ
CỦA HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Phan Xuân Nam*, Nguyễn Thị Phương Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. 67 bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay
được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả: Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở tuổi trung niên, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, và thường bị cả
hai bàn tay. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là rối loạn cảm giác bao gồm tê (100%), tê ban đêm
(94,0%), tê khi chạy xe (76,1%), đau bàn tay (70,1%). Hiệu số thời gian tiềm cảm giác của dây giữa so với dây
trụ (dương tính 95,7%) và hiệu số thời gian tiềm vận động ngoại biên của dây giữa so với dây trụ (dương tính
94,0%) là các thông số điện sinh lý nhạy cảm nhất.
Kết luận: Dị cảm da theo vùng phân bố của thần kinh giữa là các triệu chứng nhạy cảm nhất giúp nghĩ đến
hội chứng ống cổ tay. Việc khảo sát đầy đủ các thông số của chẩn đoán điện của thần kinh giữa và thần kinh trụ
là cần thiết để có được chẩn đoán sớm.
Từ khóa: hội chứng ống cổ tay, điện sinh lý
ABSTRACT
CLINICAL AND ELECTROPHYSIOLOGIC FEATURES OF CARPAL TUNNEL SYNDROME
Phan Xuan Nam, Nguyen Thi Phuong Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 80 ‐ 84
Objective: The aim of this study was to evaluate clinical and electrophysiologic features of carpal tunnel
syndrome (CTS).
Methods: 67 patients with a diagnosis of CTS were included in the study. All patients underwent clinical
interview, physical examination and electrodiagnostic examination to determine clinical and electrophysiologic
features of CTS.
Results: CTS was a condition of middle‐aged individuals, affects females more often than males. Both hands
were usually involved (74.6% patients). The most common symptoms were sensory disorders in the distribution
of median nerve distal to wrist such as paraesthesia (100%), noctural paraesthesia (94.0%), driving paraesthesia
(76.1%), burning pain (70.1%). Two most sensitive electrodiagnostic parameters were the difference between the
median and ulnar sensory latencies (95.7%) and the difference between the median and ulnar motor latencies
(94.0%).
Conclusion: CTS should be suspected in any patient with paraesthesia in the distribution of median nerve
distal to wrist. Nerve conduction studies should include sufficient measurements of median and ulnar
conductions to get early diagnosis.
Key words: carpal tunnel syndrome, electrophysiologic features
* Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Thị Phương Nga, ĐT: 0908190633, Email: drngatk70@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 81
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel
syndrome) là một trong những bệnh lý thần
kinh do chèn ép thường gặp nhất ở chi trên,
chiếm 90% các bệnh thần kinh do chèn ép.
Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa bị chèn
ép trong đường hầm (ống) cổ tay. Triệu chứng
kinh điển gồm đau về đêm kèm tê vùng phân
bố của thần kinh giữa ở bàn tay. Tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán là các khảo sát dẫn truyền
thần kinh(2).
Sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán điện
sinh lý thần kinh cơ (điện cơ) làm cho việc
chẩn đoán dễ dàng và chính xác. Tuy nhiên, có
rất ít nghiên cứu trong nước về hội chứng này
về đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý. Do đó
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm các
mục tiêu sau:
1. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng OCT.
2. Đặc điểm điện sinh lý của hội chứng OCT.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội
chứng ống cổ tay dựa vào lâm sàng và dấu hiệu
điện sinh lý bất thường phù hợp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bàn tay không khảo sát được đầy đủ
các thông số cần thiết.
Có tổn thương dây thần kinh giữa ngoài khu
vực ống cổ tay.
Có biểu hiện tổn thương dây thần kinh trụ.
Có tiền căn phẫu thuật điều trị hội chứng
ống cổ tay.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Mẫu
Các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng
ống cổ tay tại phòng điện cơ khoa Nội thần kinh
BV Thống Nhất từ tháng 3/2012 đến tháng
9/2012. Tổng cộng 67 trường hợp.
Thu thập dữ liệu
Hội chứng ống cổ tay được chẩn đoán khi
có ít nhất 1 triệu chứng lâm sàng kết hợp với 1
triệu chứng điện sinh lý bất thường theo tiêu
chuẩn của Hội điện cơ Hoa kỳ 1997 (American
Association of Electrodiagnostic Medicine).
Các thông số dẫn truyền thần kinh giữa bất
thường khi vượt quá ngưỡng 95% giá trị bình
thường theo thống kê của tác giả Nguyễn Hữu
Công 1997(10).
Các biến số khác: tuổi, giới, triệu chứng lâm
sàng, đặc điểm điện sinh lý, mức độ nặng (tiêu
chuẩn của Hội điện cơ Hoa kỳ 1997)(9).
Xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 11.5. Mức p có ý nghĩa là < 0,05.
Khoảng tin cậy 95% được xem là có ý nghĩa
thống kê khi không chứa 1.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu gồm 67 bệnh nhân. Một số
bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý ở cả hai tay nên
được khảo sát cả hai tay. Tổng cộng có 124 bàn
tay được khảo sát, trong đó có 64 bàn tay phải
và 60 bàn tay trái. Số bàn tay mắc hội chứng ống
cổ tay là 117 bàn tay.
Tuổi trung bình là 52.2 ± 12,2, thấp nhất là
23, cao nhất là 79.
Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Nữ chiếm tỷ
lệ 79.1% (53/67 bệnh nhân), nam giới 20.9%
(14/67 bệnh nhân). Tỉ lệ nữ/nam là 3.8/1.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất
là rối loạn cảm giác bao gồm tê (100%), tê ban
đêm (94,0%), tê khi chạy xe (76,1%), đau bàn tay
(70,1%) (bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng ống cổ tay
Triệu chứng lâm sàng Tỷ lệ (n = 67) Tỉ lệ %
Tê 67 100
Tê ban đêm 63 94,0
Tê khi chạy xe 51 76,1
Đau bàn tay 47 70,1
Đau cổ tay 03 4,5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
82
Triệu chứng lâm sàng Tỷ lệ (n = 67) Tỉ lệ %
Yếu cơ 01 1,5
Teo cơ mô cái 04 6,0
Dấu Tinel (+) 12 17,9
Dấu Phalen (+) 12 17,9
Tỷ lệ bất thường điện sinh lý theo thứ tự là
bất thường hiệu số thời gian tiềm cảm giác giữa‐
trụ (95,7%), bất thường hiệu số thời gian tiềm
vận động giữa 2 dây giữa‐trụ (94,0%), bất
thường thời gian tiềm vận động ngoại vi dây
giữa (80,3%) và bất thường thời gian tiềm cảm
giác dây giữa (79,5%) (bảng 2).
Trong 67 bệnh nhân, 74,6% bị hội chứng ống
cổ tay hai bên, 25,4% bị một bên. Trong 25,4%
bệnh nhân bị một bên thì tỷ lệ bệnh nhân mắc
bệnh tay phải cao hơn tay trái (17,9% so với
7,5%) (bảng 3).
Trong 117 bàn tay mắc bệnh thì tỷ lệ tổn
thương tay phải cao hơn tay trái (lần lượt là
53,0% và 47,0%) (bảng 4) và tỷ lệ bàn tay mắc
bệnh mức độ nặng khá cao (48,8%) (bảng 5).
Bảng 2. Các bất thường điện sinh lý của hội chứng
ống cổ tay
Các bất thường điện sinh lý (n = 117) Tần suất Tỉ lệ %
Bất thường thời gian tiềm vận động
ngoại vi dây giữa (≥ 4,1 ms)* 94 80,3
Bất thường thời gian tiềm cảm giác dây
giữa (≥ 3,2 ms) g 93 79,5
Bất thường hiệu số thời gian tiềm vận
động giữa-trụ (≥ 1,20) 110 94,0
Bất thường hiệu số thời gian tiềm cảm
giác giữa-trụ (≥ 0,79) 115 95,7
Giảm biên độ hoặc mất sóng vận động
dây giữa 29 24,8
Giảm biên độ hoặc mất sóng cảm giác
dây giữa 86 73,5
Các trường hợp mất sóng vận động dây giữa
được tính là bất thường
Các trường hợp mất sóng cảm giác dây giữa
được tính là bất thường
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh một bên và hai
bên
Bệnh nhân
(n = 67) Tay phải Tay trái Hai bên
Tổng
cộng
Tần suất 12 5 50 67
Tỷ lệ % 17,9 7,5 74,6 100
Bảng 4. Tỷ lệ bàn tay mắc bệnh
Bàn tay
(n = 117) Tay phải Tay trái Tổng cộng
Tần suất 62 55 117
Tỷ lệ % 53,0 47,0 100
Bảng 5. Mức độ tổn thương
Mức độ
(n = 117) Nhẹ
Trung
bình Nặng
Tổng
cộng
Tần suất 30 30 57 117
Tỷ lệ % 25,6 25,6 48,8 100
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mắc
bệnh trung bình là 52.2 ± 12,2, thấp nhất là 23,
cao nhất là 79. Tuổi trung bình trong nghiên cứu
của Phan Hồng Minh (2008) là 46(8); Nguyễn Lê
Trung Hiếu (2002) là 47,4(6); Võ Thị Hiền Hạnh
(1997) là 44(10); Stevens J. C. là 51 ở nữ và 50 ở
nam. Như vậy, hội chứng ống cổ tay thường gặp
ở tuổi trung niên.
Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ 79.1%,
nam 20.9%). Kết quả này phù hợp với ghi nhận
của hầu hết các nghiên cứu trước đây của de
Krom M. C. và cs (1992), Atroshi I. và cs (1999),
Stevens J. C (1988)(7,), Phan Hồng Minh (2008)(8);
Nguyễn Lê Trung Hiếu (2002)(6).
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất
là rối loạn cảm giác, trong đó 2 triệu chứng có độ
nhạy cao nhất là tê (100%) và tê ban đêm
(94,0%). Triệu chứng tê trong hội chứng ống cổ
tay được định nghĩa là dị cảm (tê, đau rát, cảm
giác như kim châm) ở vùng da thuộc chi phối
của dây thần kinh giữa gồm ngón 1, 2, 3 và nửa
ngón 4 của bàn tay. Các triệu chứng cảm giác là
các triệu chứng nhạy cảm nhất giúp nghĩ đến
hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng tê có tỷ lệ
95,7% theo Kendall W. và cs (1988); 92,5% theo
Nora D. B. (2004)(2,8). Dị cảm bàn tay là triệu
chứng sớm và thường gặp nhất (tỷ lệ 72.7% ở độ
1, gần 100% ở độ 2 và 3) theo Nguyễn Lê Trung
Hiếu (2002)(6). Thức dậy ban đêm vì tê và đau là
cũng một trong những dấu hiệu hay gặp nhất,
chiếm tỷ lệ 94,0% trong nghiên cứu của chúng
tôi, 51%‐ 77% theo Katz J. N. và cs (2002)(4).
Aroori S. và cs (2008) nhận thấy dị cảm về đêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 83
có độ nhạy cao nhất trong các triệu chứng lâm
sàng (51% ‐ 91%)(2). Tê khi tỳ đè (ví dụ như khi
chạy xe máy) cũng thường gặp, chiếm 76,1%
trong nghiên cứu của chúng tôi, 55,56% trong
nghiên cứu của Phan Hồng Minh (2008)(8).
Yếu cơ và teo cơ ô mô cái ít gặp và là biểu
hiện muộn khi tổn thương dây thần kinh giữa
nhiều và lâu dài(2). Tỷ lệ yếu cơ và teo cơ mô cái
của chúng tôi lần lượt là 1,5% và 6,0%; của Phan
Hồng Minh là 3,70% và 1,85%(8). Nguyên nhân là
do sự chèn ép ảnh hưởng trước tiên lên bao
myelin sau một thời gian mới ảnh hưởng đến
sợi trục gây teo cơ.
Chúng tôi chỉ đề cập hai nghiệm pháp kinh
điển hỗ trợ chẩn đoán là Tinel và Phalen với tỷ
lệ dương tính đều là 17.9%. Tỷ lệ dương tính của
nghiệm pháp Tinel và Phalen theo Nguyễn Lê
Trung Hiếu (2002) lần lượt là 55,7% và 36,1%. Tỷ
lệ dương tính của nghiệm pháp Tinel theo
Nguyễn Hữu Công (1997) là 34,8%(6,8,10). Dấu
Tinel và Phalen có nhiều yếu tố ảnh hưởng, có
độ nhạy thấp và rất thay đổi theo các nghiên
cứu. Theo một tổng quan gần đây, dấu Tinel có
độ nhạy 8% ‐ 100%, dấu Phalen có độ nhạy 10%
‐ 73%(6). Các nghiệm pháp này cũng có độ đặc
hiệu không cao (55% ‐ 88% đối với nghiệm pháp
Phalen và 55% ‐ 87% đối với nghiệm pháp
Tinel(3)). Do đó các nghiệm pháp này âm tính
không loại trừ chẩn đoán, và dương tính không
quyết định chẩn đoán.
Trong 117 bàn tay mắc hội chứng ống cổ tay,
tỷ lệ bất thường điện sinh lý theo thứ tự là hiệu
số thời gian tiềm cảm giác giữa‐trụ (95,7%), hiệu
số thời gian tiềm vận động giữa 2 dây giữa‐trụ
(94,0%), thời gian tiềm vận động ngoại vi dây
giữa (80,3%) và thời gian tiềm cảm giác dây giữa
(79,5%).
Các tác giả đều nhận thấy các thông số cảm
giác của thần kinh giữa bị ảnh hưởng sớm hơn
nhiều so với các thông số vận động(2). Người ta
cho rằng thời gian tiềm cảm giác là thông số
nhạy cảm nhất trong chẩn đoán bệnh lý này.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Công (1997) thì hiệu
số giữa thời gian tiềm cảm giác của dây giữa (bị
tổn thương) với của dây trụ (không bị tổn
thương) là một thông số còn nhạy cảm hơn(10).
Thật vậy, chúng tôi nhận thấy hiệu số thời gian
tiềm cảm giác giữa – trụ có tỷ lệ dương tính cao
nhất (95,7%) so với các thông số khác. Kết quả
này phù hợp nhận định của các tác giả Nguyễn
Hữu Công 1997 (tỷ lệ này là 98,9%) (10) Murthy J.
M., 2007 (tỷ lệ này là 100%)(5); Nguyễn Lê Trung
Hiếu, 2002 (độ nhạy của thông số này là
93,34%)(6). Phan Hồng Minh (2008) báo cáo
thông số này thường gặp hàng thứ hai sau bất
thường thời gian tiềm cảm giác dây giữa
(62,96% và 68,52%)(8). Thông số nhạy cảm thứ
nhì là hiệu số thời gian tiềm vận động giữa – trụ
(tỷ lệ dương tính 94,0%). Kết quả của chúng tôi
tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Hữu
Công (tỷ lệ này là 95,5%) và Nguyễn Lê Trung
Hiếu (độ nhạy của thông số này là 91,80%)(6,10).
Như vậy, các tác giả thống nhất rằng mặc dù hội
chứng ống cổ tay chỉ gây tổn thương thần kinh
giữa nhưng nếu chỉ khảo sát dây giữa mà không
khảo sát thêm dây trụ thì sẽ bỏ sót một số
trường hợp bệnh lý(10).
Theo các tác giả, dẫn truyền vận động
thường chỉ bị ảnh hưởng trong những trường
hợp khá nặng(2). Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bất
thường của thời gian tiềm vận động và thời gian
tiềm cảm giác của dây giữa tương đương nhau
(80,3% và 79,5%). Nguyễn Hữu Công (1997)
cũng nhận thấy hai thông số này có độ nhạy
tương đương nhau (80% và 79%) và đứng hàng
thứ 3 và 4 sau hiệu số thời gian tiềm cảm giác
giữa – trụ và hiệu số thời gian tiềm vận động
giữa – trụ(10). Theo Aminoff M. J. (1998), một số
người có đáp ứng cảm giác bình thường trong
khi thời gian tiềm vận động ngoại vi bị ảnh
hưởng rõ(1). Chúng tôi nhận thấy có trường hợp
các thông số cảm giác bình thường trong khi
một số thông số vận động bất thường.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn
bệnh nhân (74,6%) bị hội chứng ống cổ tay hai
bên. Tỷ lệ mắc 2 tay theo Stevens J. C (1988) là
58%, Phan Hồng Minh (2008) là 48,15%; theo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
84
Nguyễn Lê Trung Hiếu (2002) là 82,87%; Padual
L. và cs (1998) là 87%(8,6,10).
Chúng tôi nhận thấy trong 117 bàn tay mắc
bệnh thì tỷ lệ tổn thương tay phải cao hơn tay
trái (lần lượt là 53,0% và 47,0%). Nguyễn Lê
Trung Hiếu (2002) cũng ghi nhận tỷ lệ tổn
thương bàn tay phải cao hơn bàn tay trái có ý
nghĩa thống kê (6); Nguyễn Hữu Công (1997)
thấy trong tổng số 89 bàn tay mắc bệnh có 51
bàn tay phải và 38 bàn tay trái(10). Người ta cho
rằng tay phải thường là tay thuận nên chịu đựng
sức nặng, tác động rung và hoạt động gấp duỗi
cổ tay nhiều hơn, vốn là các yếu tố nguy cơ của
bệnh, nên dễ mắc bệnh hơn.
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bàn tay mắc bệnh
mức độ nặng khá cao (48,8%). Ở mức độ này,
trên lâm sàng thường có teo cơ mô cái và giảm
cảm giác vùng phân bố của thần kinh giữa. Bàn
tay có mức độ tổn thương nặng có chỉ định phẫu
thuật trong khi có thể điều trị nội khoa với các
mức độ tổn thương nhẹ hơn. Điều này có thể do
bệnh mới được đề cập trong khoảng 15 năm gần
đây từ khi phát triển kỹ thuật điện cơ giúp chẩn
đoán xác định; từ đó dẫn đến nhận thức của
người dân chưa cao về bệnh; một tỷ lệ không
nhỏ các bác sĩ không nghĩ đến bệnh này để cho
chỉ định khảo sát điện cơ trước một bệnh nhân
than phiền tê bàn tay.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã khảo sát 124 bàn tay của 67
bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay và rút ra
một số kết luận sau:
1. Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở tuổi
trung niên, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, và
thường bị cả hai bàn tay.
2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
nhất và sớm nhất là rối loạn cảm giác bao gồm
tê, tê ban đêm, tê khi chạy xe, đau bàn tay.
3. Hiệu số thời gian tiềm cảm giác của dây
giữa so với dây trụ là thông số nhạy cảm nhất
(tỷ lệ dương tính 95,7%), và hiệu số thời gian
tiềm vận động ngoại biên của dây giữa so với
dây trụ là thông số nhạy cảm thừ nhì (tỷ lệ
dương tính 94,0%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aminoff MJ (1998). Median Neurophathies. In
Electromyography in Clinical Practice, 3rd editon, Churchill
Livingston, USA, p399‐418.
2. Aroori S, Spence RAJ et al (2008). Carpal tunnel syndrome.
Ulster Med J; 77 (1) 6‐17
3. Bland JDP (2007). Carpal tunnel syndrome. BMJ ;335:343‐6
4. Katz JN, Simmon BP (2002). Carpal tunnel syndrome. NEJM;
346:1807‐ 1812.
5. Murthy JM, Meena AK (1999). Carpal tunnel syndrome ‐
electrodiagnostic aspects of fifty seven symptomatic hands.
Neurol India. 1999 Dec;47(4):272‐5
6. Nguyễn Lê Trung Hiếu (2002). Khảo sát điện sinh lý thần
kinh cơ và lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay. Y học thành
phố Hồ Chí Minh; Tập 7, Phụ bản Số 1:95‐101
7. Palmer KT (2011). Carpal tunnel syndrome: The role of
occupational factors. Best Pract Res Clin Rheumatol. February ;
25(1): 15–29.
8. Phan Hồng Minh (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay. Tài liệu khoa học, sinh
hoạt khoa học kỹ thuật lần 2, Hội Thần kinh khu vực Hà Nội:16‐21
9. Stevens JC (1997). AAEM Minimonograph #26: The
electrodiagnosis of carpal tunnel syndrome. Muscle & Nerve,
p1877‐1486.
10. Võ Thị Hiền Hạnh, Nguyễn Hữu Công (1997). Hội chứng ống
cổ tay: Một số tiêu chuẩn chẩn đoán điện. Tài liệu khoa học,
sinh hoạt khoa học kỹ thuật lần 2, Hội Thần kinh khu vực thành phố
Hồ Chí Minh:16‐21
Ngày nhận bài báo 01‐7‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10‐7‐2013
Ngày bài báo được đăng: 01‐8‐2013