Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu
(HKTMS) chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính
mức độ III, IV theo Phân loại chức năng của Hiệp Hội Tim Nữu Ước (NYHA‐FC). Khảo sát bằng siêu âm
Doppler tĩnh mạch chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn. Khảo sát siêu âm cả 2 chân.
Kết quả: Tỷ lệ HKTMS chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính mức độ NYHA III/IV là 42,6%
(58/136BN). Tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). Tỷ lệ nữ là 67,2%. Chỉ có 5,2% bệnh nhân có sưng nề chân.
HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân phải và trái. HKTMS ở cả 2 chân là 32,8% (19/58BN), chỉ ở 1 chân
là 67,2% (39/58BN). 100% bệnh nhân có HKTMS đoạn gần (trên gối), có 3 bệnh nhân (5,2%) có thêm huyết
khối ở đoạn xa (dưới gối). Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%), kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM
đùi nông (31%), TM đùi sâu (19%). Ở từng vị trí tĩnh mạch, xác suất huyết khối xảy ra ở chân phải và trái
cũng tương đương nhau. 48,3% (28/58BN) có kèm theo huyết khối tĩnh mạch nông (HKTMN).
Kết luận: Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao bị HKTMS, triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, dễ bị che lấp
bởi các triệu chứng của suy tim mạn tính. Đối với hầu hết bệnh nhân có suy tim sung huyết (ban đầu phải bất
động trên giường), phòng ngừa HKTMS phải luôn được chú trọng
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 117
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI CỦA HUYẾT KHỐI
TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Huỳnh Văn Ân*, Nguyễn Oanh Oanh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và hình thái của huyết khối tĩnh mạch sâu
(HKTMS) chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính
mức độ III, IV theo Phân loại chức năng của Hiệp Hội Tim Nữu Ước (NYHA‐FC). Khảo sát bằng siêu âm
Doppler tĩnh mạch chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn. Khảo sát siêu âm cả 2 chân.
Kết quả: Tỷ lệ HKTMS chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính mức độ NYHA III/IV là 42,6%
(58/136BN). Tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). Tỷ lệ nữ là 67,2%. Chỉ có 5,2% bệnh nhân có sưng nề chân.
HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân phải và trái. HKTMS ở cả 2 chân là 32,8% (19/58BN), chỉ ở 1 chân
là 67,2% (39/58BN). 100% bệnh nhân có HKTMS đoạn gần (trên gối), có 3 bệnh nhân (5,2%) có thêm huyết
khối ở đoạn xa (dưới gối). Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%), kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM
đùi nông (31%), TM đùi sâu (19%). Ở từng vị trí tĩnh mạch, xác suất huyết khối xảy ra ở chân phải và trái
cũng tương đương nhau. 48,3% (28/58BN) có kèm theo huyết khối tĩnh mạch nông (HKTMN).
Kết luận: Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao bị HKTMS, triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, dễ bị che lấp
bởi các triệu chứng của suy tim mạn tính. Đối với hầu hết bệnh nhân có suy tim sung huyết (ban đầu phải bất
động trên giường), phòng ngừa HKTMS phải luôn được chú trọng.
Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu.
ABSTRACT
CLINICAL, MORPHOLOGIC CHARACTERISTICSOF DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT)
OF THE LOWER LIMBS IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE
Huynh Van An, Nguyen Oanh Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 116 ‐ 120
Purpose: Determine the incidence and clinical, morphologic characteristic of Deep Venous Thrombosis
(DVT) of the lower limbs in patients hospitalized with heart failure.
Materials and method: Descriptive, cross sectional and prospective Study. Since April, 2011 to March,
2013, there were 136 patients treated in Nhan Dan Gia Dinh Hospital, HCMC were diagnosed as chronic heart
failure grade III, IV according to New York Heart Association Functional Classification (NYHA‐FC). Research
by using Doppler Ultrasound the lower limbs’ veins from the ankles to the inguinal folds. Ultrasonography
checking were performed in both legs.
Results: The incidence of DVT of the lower limbs of patients with chronic heart failure grade III, IV by
NYHA‐FC is 42.6% (58/136 patients). The average age is 74 (74.1 ± 11.3). Women is 67.2%. 5.2% patients
have swelling in the lower extremities. The incidence of DVT is similar in the Right and the Left legs (65.5%).
The incidence of DVT in both 2 legs is 32.8% (19/58 patients), in only 1 leg is 67,2% (39/58 patients). 100%
patients have proximal venous thrombosis (above the knee), 3 patients (5.2%) also have distal venous thrombosis
Khoa Hồi sức tích cực ‐ Chống độc BV. Nhân Dân Gia Định. Viện 103.
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Văn Ân. ĐT: 0918674258 Email: anhuynh124@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 118
(below the knee). The most common sites are Popliteal Vein (55.2%), Common Femoral Vein (32.8%), Superficial
Femoral Vein (31%), Deep Femoral Vein (19%), respectively. In each of the above mentioned venous sites, the
incidence of the right and the left legs are similar. 48.3% (28/58 patients) also have Superficial Venous
Thrombosis (SVT).
Conclusion:Patients with heart failure have higher risks of DVT. However, the clinical symptoms are not
easily to be seen as they are easily masked by the symptoms of Chronic Heart Failure. In congestional heart
failure, (patients need to stay in bed during the first period of treatment), prevention of DVT should be considered.
Key words:Deep Venous Thrombosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống tĩnh mạch ở chân được gọi là tĩnh
mạch chi dưới, được chia làm 3 hệ: tĩnh mạch
sâu, tĩnh mạch nông, và tĩnh mạch xuyên.
Các tĩnh mạch (TM) thuộc hệ tĩnh mạch sâu
đi song hành với các động mạch, đưa máu trở về
TM đùi rồi TM chậu, chứa tới 90% lượng máu
của toàn hệ tĩnh mạch.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh
lý thường gặp ở bệnh nhân nằm viện với sự
hình thành huyết khối. Bệnh có thể xảy ra ở các
tĩnh mạch sâu khắp cơ thể, nhưng thường ở tĩnh
mạch sâu của chi dưới, do máu đông đóng
thành khối gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một
phần mạch máu.
HKTMS ở chi dưới có thể theo dòng máu
đến phổi gây tắc động mạch phổi gọi là thuyên
tắc phổi (TTP), là một bệnh lý nặng nề, có thể
dẫn đến tử vong đột ngột. 80% HKTMS không
có triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng
nặng nề là TTP. Bệnh có thể xảy ra ở mọi chủng
tộc và tôn giáo, mọi lứa tuổi, và ở cả 2 giới(3).
Ở Bắc Mỹ và châu Âu, cứ 100.000 người thì
có 160 trường hợp HKTMS và 50 trường hợp
TTP được chẩn đoán qua tử thiết. Nghiên cứu
INCIMEDI, tầm soát HKTMS chi dưới không
triệu chứng trên bệnh nhân nội khoa nhập
viện bằng siêu âm Duplex tại Việt Nam, đã
chứng minh tỷ lệ HKTMS không hiếm gặp ở
nước ta. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22%
bệnh nhân được phát hiện có HKTMS bằng
siêu âm Doppler dù họ không có triệu chứng
gì của bệnh(6).
Bệnh nhân có suy tim thì đặc biệt dễ hình
thành thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
(TTHKTM) và chúng liên quan đến biến chứng
TTP và suy thất phải(12).
Mục tiêu nghiên cứu
Là nhằm tìm hiểu mức độ phổ biến, đặc
điểm lâm sàng và hình thái của HKTMS chi
dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu, đoàn hệ, mô tả.
136 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện
Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011
đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn
tính mức độ III/IV theo Phân loại chức năng của
Hiệp Hội Tim Nữu Ước (NYHA‐FC: New York
Heart Association Functional Classification).
Bảng 1: Phân độ chức năng suy tim theo NYHA.
Độ
I
Không hạn chế – Vận động thể lực thông thường
không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.
Độ
II
Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi
nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến
mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
Độ
III
Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân
khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận động nhẹ đã có
triệu chứng cơ năng.
Độ
IV
Không vận động thể lực nào mà không gây khó
chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay
khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể lực, triệu chứng
cơ năng gia tăng.
Những bệnh nhân này được khảo sát hệ tĩnh
mạch sâu chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn bằng
siêu âm Doppler tĩnh mạch. Khảo sát siêu âm cả
2 chân.
Huyết khối đoạn gần được xác định khi có
huyết khối bên trong TM khoeo hoặc các tĩnh
mạch bên trên nó (trên gối), còn huyết khối đoạn
xa được xác định khi có huyết khối trong tĩnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 119
mạch bên dưới TM khoeo.
Thời điểm thực hiện khảo sát siêu âm
Doppler tĩnh mạch chi dưới là N5‐N7, hoặc theo
gợi ý trên khám lâm sàng bệnh nhân.
Ghi nhận 58/136 bệnh nhân (42,6%) có
HKTMS chi dưới.
Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình thái học
các trường hợp HKTMS chi dưới.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Sau 24 tháng thực hiện nghiên cứu (4/2011 ‐
12/2013), chúng tôi ghi nhận 58/136 bệnh nhân
(42,6%) có HKTMS chi dưới. Có 19 nam và 39
nữ. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:2. Nữ 67,2%.
Tuổi
58 bệnh nhân có HKTMS có tuổi từ 41 đến
94 tuổi, với tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3).
Bảng 2: Phân nhóm theo tuổi
Nhóm tuổi n = 58 %
41-50 1 1,7
51-60 5 8,6
61-70 14 24,1
71-80 18 31,0
81-90 15 25,9
91-100 5 8,6
Loại ‐ Mức độ Suy tim
Bảng 3: Loại – Mức độ Suy tim
Loại - Độ Độ III Độ IV Tồng
Suy tim Trái 29 23 52 (89,7%)
Suy tim Phải 1 5 6 (10,3%)
Tổng 30 (51,7%) 28 (48,3%) n=58
Rung nhĩ gặp trong 14/58 bệnh nhân
(24,1%).
INR trung bình là 1,25 ± 0,41. Trị số lớn nhất
ghi nhận được là 3,86.
D‐dimer trung bình là 4859,27 ng/mL. Có 1
trường hợp kết quả D‐dimer âm tính (<500
ng/mL).
Số ngày nằm viện đến thời điểm siêu âm xác
định có HKTMS trung bình là 8 (8,4 ± 4,1).
Triệu chứng lâm sàng
Chỉ 3/58 bệnh nhân (5,2%) có sưng nề chân.
Đặc điểm về hình thái
Bảng 4: Phân bố huyết khối theo chân
HKTMS Số bệnh nhân (n=58)
chỉ ở chân phải 19 (32,8%)
chỉ ở chân trái 20 (34,5%)
ở cả 2 chân 19 (32,8%)
Tổng 58 (100%)
HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân
phải và trái. HKTMS ở cả 2 chân là 32,8%
(19/58BN), chỉ ở 1 chân (phải hoặc trái) là 67,2%
(39/58BN).
Bảng 5: Vị trí thường gặp của huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới
HKTMS ở Số bệnh nhân (n=58)
Chân phải 38 (65,5%)
Chân trái 39 (67,2%)
Đoạn gần (trên gối) 58 (100%)
Đoạn xa (dưới gối) 3 (5,2%)
TM đùi chung 19 (32,8%)
TM đùi nông 18 (31%)
TM đùi sâu 11 (19%)
TM khoeo 32 (55,2%)
TM chày trước 1 (1,7%)
TM chày sau 2 (3,4%)
TM mác 0
Kết hợp HKTMN 28 (48,3%)
Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%),
kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM đùi nông
(31%), TM đùi sâu (19%).
Bảng 6: Huyết khối trong liên quan giữa vị trí tĩnh
mạch và bên chân
HKTMS ở Chân phải Chân trái Cả 2 chân Tổng
TM đùi
chung 8 (42,1%) 9 (47,4%) 2 (10,5%) 19 (100%)
TM đùi
nông 5 (27,8%) 7 (38,9%) 6 (33,3%) 18 (100%)
TM đùi sâu 5 (45,5%) 5 (45,5%) 1 (9,1%) 11 (100%)
TM khoeo 13 (40,6%) 11 (34,4%) 8 (25%) 32 (100%)
TM chày
trước 1 (100%) 0 0 1 (100%)
TM chày
sau 1 (50%) 1 (50%) 0 2 (100%)
TM mác 0 0 0 0
Ở từng vị trí tĩnh mạch, xác suất huyết
khối xảy ra ở chân phải và trái cũng tương
đương nhau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 120
BÀN LUẬN
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ HKTMS chi dưới
ở bệnh nhân suy tim mạn tính mức độ NYHA
III/IV là 42,6% (58/136 bệnh nhân). Tỷ lệ nữ là
67,2%.
Nghiên cứu INCIMEDI thực hiện trên 503
bệnh nhân, tuổi trung bình 66, nam 58%, trong
đó có 102 bệnh nhân suy tim (20%), 93% suy tim
độ NYHA III/IV. Ghi nhận tỷ lệ HKTMS trên
bệnh nhân suy tim là 24,5% (25/102 BN)(6). Theo
y văn nước ngoài, tỷ lệ này là 40%.
HKTMS mắc phải trong bệnh viện có thể xảy
ra > 40% các bệnh nhân không được phòng ngừa
huyết khối, nhất là ở các tĩnh mạch sâu đoạn
gần, làm tăng nguy cơ TTP(9,10). Những bệnh
nhân có bệnh nội khoa cấp tính có nguy cơ đáng
kể đối với TTHKTM: khoảng 10‐30% bệnh nhân
nội khoa tổng quát có thể bị HKTMS hoặc TTP(5).
Bệnh lý nội khoa có nguy cơ đáng kể gồm suy
tim, suy hô hấp cấp, bệnh nhiễm trùng cấp,
bệnh thấp khớp cấp, các bệnh viêm nhiễm
đường ruột, và ung thư(1).
Đặc điểm dân số học
Đa số bệnh nhân (81%) nằm trong độ tuổi
61‐90, với tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,3). Theo y
văn, HKTMS ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng
gặp nhiều ở những người trên 45 tuổi.
Piazza và cộng sự so sánh 1932 bệnh nhân
tuổi >70 có HKTMS với 2554 bệnh nhân trẻ tuổi
hơn có HKTMS. Tuổi trung bình 78,9 ± 6,1 so với
nhóm 51,8 ± 12,9 (P < 0,0001). Nhóm cao tuổi có
tỷ lệ suy tim (20,5% vs 9,9%, P < 0,0001), bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính (18,2% vs 11,7%, P <
0,0001), và tình trạng bất động (50,5% vs 39,6%,
P < 0,0001) cao hơn nhóm trẻ tuổi. Ở nhóm cao
tuổi, tỷ lệ có triệu chứng lâm sàng ở chân (44,4%
vs 60,6%, P < 0,0001) và tỷ lệ di chuyển khó khăn
(8,4% vs 11,2%, P = 0,002) ít hơn nhóm trẻ tuổi(13).
Đa số bệnh nhân của chúng tôi (gần 90%) là
suy tim trái. Tỷ lệ suy tim độ III:IV là 1:1.
Suy tim là yếu tố làm tăng nguy cơ
TTHKTM(1,2,5,14,15). Bệnh nhân có suy tim thì đặc
biệt dễ hình thành TTHKTM(12). Suy tim là yếu
tố nguy cơ đối với TTHKTM (HR, 1,72; 95% CI,
1,52‐1,95)(7).
Theo dữ liệu của National Hospital Discharge
Survey, trong số bệnh nhân nhập viện có suy tim
sung huyết, TTP được xác định trong 0,73% và
HKTMS trong 1,03%. Nguy cơ tương đối của TTP
ở nhóm bệnh nhân có suy tim sung huyết là 2,15;
của HKTMS là 1,21. Nguy cơ tương đối của TTP ở
nhóm bệnh nhân có suy tim sung huyết là lớn
nhất ở những bệnh nhân <40 tuổi (nguy cơ tương
đối 11,72), và nguy cơ tương đối của HKTMS là
5,46. Kết luận, cho thấy nguy cơ tương đối của
TTP, HKTMS, và TTHKTM cao ở nhóm bệnh
nhân có suy tim sung huyết <60 tuổi(4).
Đặc điểm về lâm sàng
Chỉ có 3/58 bệnh nhân (5,2%) có sưng nề
chân. Các triệu chứng khác như đau, sờ thấy
tĩnh mạch, dấu chứng Homans (bóp nhẹ vùng
cơ dép thấy đau) không ghi nhận được. Triệu
chứng lâm sàng không điển hình và bệnh nhân
tuổi cao, suy tim mạn thường có phù chân nên
đã làm triệu chứng của HKTMS ít được chú ý
đến.
Đặc điểm về hình thái
HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân
phải và trái. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ HKTMS ở
cả 2 chân là 32,8% (19/58BN), chỉ ở 1 chân (phải
hoặc trái) là 67,2% (39/58BN). 100% bệnh nhân
có huyết khối tĩnh mạch đoạn gần (trên gối), có
3 bệnh nhân (5,2%) có thêm huyết khối ở đoạn
xa (dưới gối).
Trong nghiên cứu INCIMEDI, huyết khối
phân bố chân trái 60%, chân phải 26,67%, cả hai
chân 13,33%(6). Cũng như huyết khối đều ở đoạn
gần (TM chậu và TM đùi) tỉ lệ100%(11).
Chúng tôi ghi nhận 28/58 BN (48,3%) có kèm
theo Huyết khối tĩnh mạch nông. Trong khi
Hunsaker gặp HKTMS đơn thuần chỉ trong
3,4% (28/829) bệnh nhân(8).
Vị trí thường gặp nhất là TM khoeo (55,2%),
kế đến là TM đùi chung (32,8%), TM đùi nông
(31%), TM đùi sâu (19%). Ở từng vị trí TM, xác
suất huyết khối xảy ra ở chân phải và trái cũng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 121
tương đương nhau.
Chỉ 1 trường hợp có huyết khối ở TM chày
trước (1,7%) bên phải. 2 trường hợp có huyết
khối ở TM chày sau (3,4%), 1 bên phải và 1 bên
trái. Không ghi nhận huyết khối ở TM mác.
Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài cũng
cho thấy vị trí thường gặp huyết khối nhất là
TM đùi như Goldhaber và cộng sự cho thấy
huyết khối tĩnh mạch đùi chiếm tỉ lệ cao nhất
36,5%(2).
Piazza và cộng sự so sánh 685 bệnh nhân có
tiền sử suy tim với 3890 bệnh nhân không có
tiền sử suy tim trong 1 nghiên cứu hồi cứu 5451
bệnh nhân có HKTMS được khẳng định bằng
siêu âm. Bệnh nhân có suy tim có tăng tần suất
các bệnh kết hợp như bệnh thần kinh gồm đột
quỵ (33% vs 26%, p = 0,0002), bệnh phổi cấp
gồm viêm phổi (31% vs 15%, p = 0,01), và hội
chứng mạch vành cấp (11% vs 42%, p <0,0001)
góp phần làm mức độ nặng của bệnh trầm trọng
hơn bệnh nhân không có suy tim. Hơn nữa, các
bệnh nhân có suy tim có khả năng có các yếu tố
nguy cơ TTHKTM của tình trạng bất động (53%
vs 42%, p <0,0001), nhiễm trùng cấp, (33% vs
27%, p = 0,01), và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(29% vs 12%, p <0,0001). Dưới ½ số bệnh nhân
(46%) có suy tim rồi sau đó có hình thành
HKTMS đã được phòng ngừa TTHKTM. Tóm
lại, sự kết hợp của mức độ trầm trọng của bệnh,
tăng tần suất của các yếu tố nguy cơ TTHKTM,
và tỷ lệ phòng ngừa TTHKTM thấp biểu lộ “mối
đe dọa gấp 3” đối với các bệnh nhân có suy
tim(12).
KẾT LUẬN
Bệnh nhân suy tim có nguy cơ cao bị
HKTMS, triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, dễ bị
che lấp bởi các triệu chứng của suy tim mạn
tính. Đối với hầu hết bệnh nhân có suy tim sung
huyết (ban đầu phải bất động trên giường),
phòng ngừa HKTMS phải luôn được chú trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ageno W, Turpie AG (2002). Deep venous thrombosis in the
medically ill. Curr Hematol Rep. 2002 Sep;1(1):73‐8.
2. Anderson FA Jr, Spencer FA (2003). Risk factors for venous
thromboembolism. Circulation. 2003 Jun 17;107(23 Suppl 1):I9–
16.
3. Beckman MG, Hooper WC, Critchley SE, Ortel TL (2010).
Venous thromboembolism: a public health concern. Am J Prev
Med. 2010 Apr;38(4 Suppl):S495‐501.
4. Beemath A, Stein PD, Skaf E, Alesh I (2006). Risk of Venous
Thromboembolism in Patients Hospitalized With Heart Failure.
The American Journal of Cardiology. Volume 98, Issue 6, 15
September 2006, Pages 793–5.
5. Cohen AT, Alikhan R, Arcelus JI, Bergmann JF, Haas S, Merli
GJ, Spyropoulos AC, Tapson VF, Turpie AG (2005). Assessment
of venous thromboembolism risk and the benefits of
thromboprophylaxis in medical patients. Thromb Haemost. 2005
Oct;94(4):750‐9.
6. Đặng Vạn Phước, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn
Văn Trí, Đinh Thị Thu Hương (2010). Huyết khối tĩnh mạch
sâu: Chẩn đoán bằng siêu âm Duplex trên Bệnh nhân Nội khoa
nhập viện. Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam, Số 56 ‐ 12/2010: 24‐
36.
7. Edelsberg J, Hagiwara M, Taneja C, Oster G (2006).Risk of
venous thromboembolism among hospitalized medically ill
patients. Am J Health Syst Pharm. 2006 Oct 15;63(20 Suppl 6):S16‐
22.
8. Hunsaker AR, Zou KH, Poh AC, Trotman‐Dickenson B,
Jacobson FL, Gill RR, Goldhaber SZ (2008). Routine pelvic and
lower extremity CT venography in patients undergoing
pulmonary CT angiography. AJR Am J Roentgenol. 2008
Feb;190(2):322‐6.
9. Huỳnh Văn Ân, Ngô Văn Thành (2009). Huyết khối tĩnh mạch
sâu ở bệnh nhân nội khoa tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU) Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ
bản Số 6 ‐ 2009: 127‐133.
10. Ortel TL (2008). Prevention and treatment of deep venous
thrombosis. Vascular. 2008 Mar‐Apr;16 Suppl 1:S64‐70.
11. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Thị Phương Lan (2010). Khảo sát
Huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi
sức tích cực ‐ Chống độc Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương. Y
học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản Số 4 ‐ 2010: 46‐50.
12. Piazza G, Seddighzadeh A, Goldhaber SZ (2008). Heart Failure
in Patients With Deep Vein Thrombosis. Am J Cardiol. 2008 Apr
1;101(7):1056‐9. Epub 2008 Jan 28.
13. Piazza G, Seddighzadeh A, Goldhaber SZ (2008).Deep‐vein
thrombosis in the elderly. Clin Appl Thromb Hemost. 2008
Oct;14(4):393‐8. Epub 2008 Jul 1.
14. Prandoni P (2006). Acquired risk factors of venous
thromboembolism in medical patients. Pathophysiol Haemost
Thromb. 2006;35(1‐2):128‐32.
15. Shively BK (2001). Deep venous thrombosis prophylaxis in
patients with heart disease. Curr Cardiol Rep. 2001;3:56–62.
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/9/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013