Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng (VĐCĐN) ở trẻ
từ 2 – 59 tháng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích 196 trường hợp VPCĐN
tại khoa Hô Hấp bênh viện Nhi Đồng 1 từ 11/2010 đến 04/2011.
Kết quả:Trong 196 bệnh nhi VPCĐN có 40,3% trẻ dưới 12 tháng tuổi,17,3% trẻ bị suy dinh dưỡng, chủ
yếu là dạng nhẹ. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt, ho, thở nhanh, co lõm ngực. X quang phổi thường gặp là
hình ảnh viêm phế quản phổi. Qua phân lập vi khuẩn bằng phương pháp hút dịch khí quản qua đường mũi cho
kết quả: 30 trường hợp dương tính chiếm 16,6% Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn thường gặp chiếm
23,3%, còn nhạy 100% Ceftriaxone, kháng 100% Penicilline.
Kết luận: Viêm phổi cộng đồng nặng cấy đàm dương tính 16,6%, vi khuẩn thường gặp là Streptococcus
pneumoniae, còn nhạy 100% Ceftriaxone, kháng 100% Penicilline.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2-59 tháng tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 76
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI SINH
CỦA VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG NẶNG Ở TRẺ TỪ 2 - 59 THÁNG TUỔI
Huỳnh Văn Tường*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**, Trần Anh Tuấn***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng (VĐCĐN) ở trẻ
từ 2 – 59 tháng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích 196 trường hợp VPCĐN
tại khoa Hô Hấp bênh viện Nhi Đồng 1 từ 11/2010 đến 04/2011.
Kết quả:Trong 196 bệnh nhi VPCĐN có 40,3% trẻ dưới 12 tháng tuổi,17,3% trẻ bị suy dinh dưỡng, chủ
yếu là dạng nhẹ. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt, ho, thở nhanh, co lõm ngực. X quang phổi thường gặp là
hình ảnh viêm phế quản phổi. Qua phân lập vi khuẩn bằng phương pháp hút dịch khí quản qua đường mũi cho
kết quả: 30 trường hợp dương tính chiếm 16,6% Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn thường gặp chiếm
23,3%, còn nhạy 100% Ceftriaxone, kháng 100% Penicilline.
Kết luận: Viêm phổi cộng đồng nặng cấy đàm dương tính 16,6%, vi khuẩn thường gặp là Streptococcus
pneumoniae, còn nhạy 100% Ceftriaxone, kháng 100% Penicilline.
Từ khoá: Viêm phổi cộng đồng; Dịch hút khí quản.
ABSTRACT
CLINICAL AND MICROBIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF SERIOUS COMMUNITY
PNEUMONIAE IN CHLIREN FROM 2- 59 MONTHS OLD
Huynh Van Tuong, Phan Huu Nguyet Diem, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 76 - 80
Objective: Describe clinical and microbiological characteristics of serious community pneumonia in children
from 2-59 months old.
Materials and method: Cross sectional study in 196 cases of serious community pneumonia at Respiratory
department Children’s hospital from 11/2010 to 04/2011.
Results: Among 196 cases, there are 40.3% cases under 12 months, 17.3% cases with malnutrition. Fever,
cough, dyspnea, retraction are principle signs. Infiltrated parenchyme is the most seen images. There are 30
nasotracheal aspiration samples (16,6 %) positive. Streptococcus pneumoniae I spositive in 23.3% of cases. 100%
cases are sensitive with Ceftriaxone, and 100 cases are resistant with penicilline.
Conclusions: 16.6% of cases with serious community pneumonia had positive NTA. Streptococcus
pneumoniae is the most seen etiology. 100% cases are sensitive with Ceftriaxone, and 100% cases are resistant
with penicilline.
* Keywords: Community pneumoniae; Nasotracheal aspiration.
* Bệnh viện Tánh Linh- Bình Thuận ** Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP.HCM.
***Khoa Hô Hấp-Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Văn Tường ĐT: 0988959084 email: bstuong1970@gmail,com
Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 77
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh tật và tử vong ở trẻ em.Việc chẩn đoán
xác định tương đối dễ dàng dựa vào triệu
chứng lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên
X quang phổi. Tuy nhiên việc xác định chính
xác nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở trẻ em
gặp nhiều khó khan. Do đó, lựa chọn kháng
sinh ban đầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
của người thầy thuốc. Xác định tác nhân gây
bệnh giúp, sử dụng kháng sinh thích hợp
ngay từ đầu giúp làm giảm thời gian mắc
bệnh, giảm độ nặng, giảm tỉ lệ tử vong, và
biến chứng do viêm phổi. Nhưng ngược lại,
sử dụng kháng sinh bừa bãi trong cộng đồng
lại làm tăng tỉ lệ kháng thuốc. Chính vì tầm
quan trọng đó nên chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm mục đích xác định đặc điểm
lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng
nặng ở trẻ từ 2–59 tháng tuổi nhằm giúp
chúng ta sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm bớt
thời gian nằm viện và chi phí trong điều trị.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang, mô tả và
phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả trẻ từ 2 – 59 tháng tuổi bị ho hoặc
khó thở + thở nhanh + rút lõm lồng ngực nhập
vào khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi đồng 1 từ
tháng 11/2010 đến 04/2011.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp đã dùng kháng sinh
bằng đường tiêm trước đó.
Chẩn đoán lúc nhập viện: Lao, viêm tiểu
phế quản, viêm tiểu phế quản bội nhiễm, hen
phế quản bội nhiễm.
Bệnh nhân được chuyển từ khoa phòng
khác trong bệnh viện Nhi đồng 1 đến, từ bệnh
viện khác đến.
Các trường hợp mẫu đàm được đánh giá
không đạt chuẩn, chỉ số Barlett ≤ 0.
Phương pháp nghiên cứu
Cỡ mẫu
Tính theo công thức:
2
2/1
2 )1(
d
PPZ
N
Với α=0,05 → Z=1,96; d=0,07
P là tỷ lệ phần trăm các triệu chứng lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi,
thay đổi từ 0,1 đến 100% với nhiều giá trị
50%.
Chọn p=0,5 để N cực đại → N=196
Vậy cỡ mẫu chọn ít nhất là 196
trường hợp.
Thu thập số liệu
Bằng bệnh án mẫu
Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được mã hoá theo
mẫu và nhập bằng EPI-INFO 3,1và SPSS 11,0
for win.
Đánh giá dinh dưỡng theo tiêu chuẩn
WHO.
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 6,0.
Biến số định tính: tính tỉ lệ phần trăm.
Biến số định lượng: tính trung bình và độ
lệch chuẩn.
So sánh tỉ lệ giữa các nhóm bàng phép
kiểm chi bình phương, so sánh trung bình của
biến định lượng bình thường bằng t-test, so
sánh trung vị của biến không bình thường
bằng phép kiểm Kruskal-Wallis.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Trong thời gian từ 11/2010 đến 04/2011có
tổng cộng 196 trẻ từ 2–59 tháng tuổi nhập
khoa Hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1 vì ho
và/hoặc khó thở + thở nhanh + co lõm ngực.
Trẻ > 12 tháng chiếm tỉ lệ 59,7%, trẻ < 12
tháng chiếm 40,3%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 78
Trẻ suy dinh dưỡng chiếm 17,3%. Trong đó;
10,2% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ; 5,6% trẻ suy dinh
dưỡng vừa; 1,5% trẻ suy dinh dưỡng nặng.
Trong mẫu nghiên cứu có 55 trẻ có bệnh nền
chiếm 28,1%. Trong đó nhiều nhất là trào ngược
dạ dày thực quản (xác định qua siêu âm) 45,6%
trường hợp; kế đến là tim bẩm sinh 28% trường
hợp; bại não 15,7% trường hợp; mềm sụn thanh
quản 5,2%; nhão cơ hoành 3,5%.
Có 59,2% trẻ bị viêm phổi lần đầu; 40,8% trẻ
có ít nhất một lần viêm phổi phải nhập viện
trước đây. Trong số 80 trẻ có tiền căn viêm phổi
phải nhập viện, số trẻ có 1 lần viêm phổi trước
đây chiếm đa số 53,5%; số trẻ có 2 lần viêm phổi
trước đây chiếm 39,5%; số trẻ có 3 lần viêm phổi
trước đây chiếm 7%.
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng thực thể+ cơ năng
Triệu chứng cơ năng
+ Triệu chứng thực thể
Tần số Tỉ lệ(%)
Ho 169 86,2
Sốt 127 64,7
Nôn 42 21,6
Biếng ăn, bú ít 166 49,1
Không uống được hoặc bỏ bú 10 5,1
Li bì khó đánh thức 38 19,3
Triệu chứng cơ năng
+ Triệu chứng thực thể
Tần số Tỉ lệ(%)
Tím 19 9,6
Phập phồng cánh mũi 16 8,1
Co lõm ngực 196 100
Ran ẩm/nổ 196 100
Ran ngáy/rít 60 34,6
Triệu chứng khác 94 47,9
Hình ảnh tổn thương trên X quang phổi
Viêm phế quản phổi là kiểu tổn thương gặp
chủ yếu trên X quang phổi chiếm đến 82,7%; kế
đến là viêm phổi thùy chiếm 15,9%; viêm phổi
mô kẽ chỉ chiếm 1,4%.
Đặc điểm vi sinh
Chúng tôi thực hiện hút dịch khí quản qua
đường mũi cho 196 trường hợp kết quả như sau:
Bảng 2: Số điểm Barrlet các mẫu đàm
Điểm Barlett Số mẫu Tỷ lệ
+3
+2
+1
<+1
40
100
40
16
20,4%
51%
20,4%
8,2%
Có 180/196 mẫu đàm có điểm Barrlett ≥ +1,
có giá trị khảo sát vi khuẩn, chiếm 91,8%.
Chúng tôi chỉ khảo sát vi khuẩn 180 mẫu đàm
có điểm Barrlet ≥1 kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm soi nhuộm Gram đàm, dịch hút khí quản
Vi khuẩn Đơn thuần Phối hợp Tổng cộng
Cocci Gram (+) 51 Bacille Gram (+) 40
Coccobacille Gram (-) 21
112 (48,5%)
Bacille Gram (-) 39 Cocci Gram (+) 40 79 (33,2%)
Coccibacille Gram (-) 19 Cocci Gram (+) 21 40 (17,3%)
Trong 180 mẫu đem cấy đàm có 30 mẫu
dương tính chiếm tỉ lệ 16,6%.
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm cấy đàm dịch hút khí
quản
Vi khuẩn Trường hợp Tỉ Lệ
Streptococcus pneumoniae 7 23,3%
Hemophilus influenzae 6 20%
Escherichia coli ESBL (-) 5 16,6%
Vi khuẩn Trường hợp Tỉ Lệ
Morganella morganii 4 13,3%
Klebsiella pneumomiae 3 10%
Acinobacter 2 6,6%
Stapphylococcus aureus 2 6,6%
Proteus mirabilis 1 3,3%
Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 79
Bảng 5: Tỉ lệ nhạy cảm và đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh
Vi khuẩn
A
m
p
ic
il
li
n
C
e
fo
ta
x
im
e
C
e
ft
ri
a
x
o
n
e
C
e
ft
a
zi
d
im
e
C
h
lo
ra
m
p
h
e
n
i
C
ip
ro
fl
o
x
a
c
in
S
u
fa
/T
ri
m
e
th
o
G
e
n
ta
m
y
c
in
P
o
ly
m
y
c
in
B
E
y
th
ro
m
y
c
in
V
a
n
c
o
m
y
c
in
P
e
fl
o
x
a
c
in
P
e
n
ic
il
li
n
e
R
if
a
m
p
ic
in
Streptococcus
pneumoniae
S
100
R
71
R
85
R
80
S
100
R
90
S
100
Hemophilus
influenzae
R
100
S
67
I
33,3
S
75
S
100
R
83,3
S
100
S
100
R
90
Escherichia coli
R
80
S
60
R
60
S
80
I
50
R
60
S
100
S
80
Morganella
morganii
R
100
S
75
S
75
S
75
Klebsiella
pneumoniae
R
100
S
100
S
100
S
100
Acinobacter
S
100
S
100
S
100
Streptococcus
aureus
S
100
R
100
S
100
R
100
R
100
Proteus mirabilis
R
100
S
100
S
100
S
100
S
100
S
100
S
100
BÀN LUẬN
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có
40, 3% trẻ dưới 12 tháng; 59,7% trẻ từ 12–59
tháng. Kết quả này theo nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Phước Trương Nhật Phương là:
19,4% trẻ dưới 12 tháng; 80,6% trẻ từ 12–59
tháng(6). Trong khi đó, theo nghiên cứu của tác
giả Lê Hoàng Sơn trẻ dưới 12 tháng là 54,8%;
từ 12–36 tháng là 45,3%(8). Sự khác biệt này có
thể do tiêu chí chọn mẫu, tiêu chí loại trừ, địa
điểm và thời gian nghiên cứu khác nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ suy
dinh dưỡng chiếm 17,3%, cao hơn nhiều so
với tỷ lệ chung trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng của thành phố Hồ Chí Minh là 7,46%(7).
Điều này được giải thích là do trẻ suy dinh
dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nói
chung và nhiễm khuẩn hô hấp nói riêng.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước
Trương Nhật Phương, tỷ lệ trẻ có bệnh nền là
6,0% thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi là 28,1%. Sự khác biệt như vậy là do
tiêu chí loại trừ của tác giả Nguyễn Phước
Trương Nhật Phương là những trường hợp có
bệnh tim bẩm sinh, nhiễm HIV, di tật bẩm sinh
tại phổi, loạn sản phế quản phổi, kén phổi.
Trong khi đó, tim bẩm sinh chiếm đến 28%
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Phước Trương Nhật Phương, tỷ lệ trẻ có bệnh
nền là 6,0% thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
của chúng tôi là 28,1%. Sự khác biệt như vậy
là do tiêu chí loại trừ của tác giả Nguyễn
Phước Trương Nhật Phương là những trường
hợp có bệnh tim bẩm sinh, nhiễm HIV, di tật
bẩm sinh tại phổi, loạn sản phế quản phổi,
kén phổi. Trong khi đó, tim bẩm sinh chiếm
đến 28% trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi.
Tiêu chuẩn chọn mẫu của chúng tôi là trẻ
có thở nhanh theo tuổi kèm theo thở co lõm
ngực và có hình ảnh tổn thương trên X quang
phổi. Vì vậy, 100% trẻ trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi có dấu hiệu thở nhanh theo
tuổi, thở co lõm ngực và có tổn thương trên X
quang phổi. Theo nghiên cứu của tác giả
Shamo’on H, và cs năm 2004, thở nhanh là
triệu chứng thực thể nhạy nhất (99%) và đặc
Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 80
hiệu nhất (88%) trong chẩn đoán viêm phổi(4),
Singhi S, cũng ghi nhận thở nhanh có độ đặc
hiệu là 61% và độ nhạy là 99%, do đó là triệu
chứng quan trọng nhất để chẩn đoán viêm
phổi(5). Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho
thấy thở nhanh đáng tin cậy hơn nghe phổi
trong chẩn đoán viêm phổi(2). Do đó, tiêu
chuẩn loại trừ viêm phổi tốt nhất là trẻ không
có thở nhanh(1). Một nghiên cứu ở Brazil kết
luận rằng sự phối hợp các triệu chứng cơ
năng có giá trị chẩn đoán tốt hơn triệu chứng
thực thể, và cũng quan trọng như X quang
trong chẩn đoán viêm phổi(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm phế
quản phổi chiếm đa số 80,1%; kế đến là viêm
phổi thùy chiếm 15,8%; viêm phổi mô kẽ chỉ
chiếm 1,5%. Kết quả này ở nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Phước Trương Nhật Phương lần
lượt là viêm phế quản phổi chiếm 62,31%; viêm
phổi thùy là 37,31%; viêm phổi mô kẽ là 0,37%.
Sự khác biệt giữa nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Phước Trương Nhật Phương và chúng
tôi có thể được giải thích là do tuổi trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Phước Trương Nhật
Phương lớn hơn trong nghiên cứu của chúng
tôi.
Có 180 mẫu đàm có điểm Barrlett ≥ + 1,
chiếm tỉ lệ 91,8%. Trong nghiên cứu của tác
giả Ông Kim Thành(9) tỉ lệ phần trăm mẫu
đàm có điểm Barrlett ≥+1 là 67,9%. Còn ở tác
giả Nguyễn Ngọc Tường Vy(10) tỉ lệ mẫu đàm
đáng tin cậy lấy bằng phương pháp (NTA) là
63,5%. Sự khác biệt này phụ thuộc vào kỷ
thuật lấy và thời gian vận chuyển mẫu đàm
tới phòng Vi sinh.
Kết quả soi tươi Cocci Gram (+) chiếm ưu
thế với tỉ lệ 48, 5%, kế đến là Bacille Gram (-)
chiếm 34, 2%; Coccibacille Gram (-) chiếm 17, 35.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30 mẫu
đàm (30/180) cấy cho kết quả dương tính, chiếm
tỉ lệ 16,6%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Ngọc Tường Vy tỉ lệ cấy dương tính ở trẻ viêm
phổi nặng là 44,2%. Còn ở tác giả Ông Kim
Thành tỉ lệ cấy đàm dương tính ở trẻ viêm phổi
tim bẩm sinh là 38, 5%. Như vậy tỉ lệ cấy đàm
dương tính của 2 tác giả trên cao hơn chúng tôi
là do tiêu chuẩn chọn của 2 tác trên lấy mẫu
đàm ở những trẻ đã nằm viện nên khả năng
nhiễm khuẩn bệnh viện cao. Còn chúng tôi chọn
trẻ viêm phổi nặng trong cộng đồng và lấy mẫu
đàm trước khi vào điều trị nội trú.
KẾT LUẬN
Viêm phổi cộng đồng nặng các dấu hiệu
thường gặp ho và hoặc khó thở + thở nhanh + co
lõm ngực.
Kết quả soi vi khuẩn tác nhân thường gặp là
Cocci Gram (+) và cấy đàm thường gặp
Streptococcus pneumoniae, còn nhạy 100% với
Ceftriaxone, kháng 100% Penicilline.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bloomfield D (2002), “Tachypnea,” Pediatrics in review;23(8):294
– 299.
2. Dai Y (1995), “Respiratory rate and signs in
roentgenographically confirmed pneumonia among children in
China”, Pediatric infectious disease journal;14(1):48–50,71
3. Lê Hoàng Sơn (2005) Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên
nhân, điều trị viêm phổi cấp tính trẻ em từ 0 - 3 tuổi tại Cần Thơ,,
Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội; tr.60 – 108.
4. Nguyễn Ngọc Tường Vy, Lê Quốc Thịnh, và cs (1994), “Liên
quan giữa lâm sàng và vi trùng học trong viêm phổi ở trẻ dưới 5
tuổi-nghiên cứu trên 1134 bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đồng I”,
Kỷ yếu công trình nghiên cứu nhi khoa trong hội nghị nhi khoa khu
vực phía Nam 11/1994, 127-14
5. Nguyễn Phước Trương Nhật Phương (2007), “Nhận xét về kết
quả đáp ứng kháng sinh trị liệu trong viêm phổi cộng đồng ở trẻ
từ 2 - 59 tháng tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng I năm 2006
– 2007”, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh, tr.49 – 98.
6. Pereira JC, et al (1998), “The importance of clinical symptoms
and signs in the diagnosis of community – acquired
pneumonia,” Journal of tropical pediatrics; 44(1):18 – 24.
7. Shamo’on H, Hawamdah A, Haddadin R, Jmeian S (2004),
“Detection of pneumonia among children under six years by
clinical evaluation”, Eastern Mediterranean Health Journal; 10
(4):482 – 487.
8. Singhi S (1994), “Validity of clinical signs for the identification of
pneumonia in children”, Annals of tropical paediatrics, 14 (1):53 –
61.
9. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (2009), Tình trạng sức khỏe
nhân dân, 2008, www.medinet.hochiminhcity.
gov.vn/tintuc/default.asp of WHO clinical signs: a
systematic review”, Trop Med Int Health; 14 (10):1173-1262.
10. Trần Thị Thanh Tâm (1991) “Góp phần nghiên cứu vi trùng gây
bệnh viêm phổi nặng ở trẻ em bằng phương pháp chọc phổi xuyên
da”, Đại học Y Dược TPHCM. Luận văn tốt nghiệpbác sĩ nội trú
Nhi, tr 10-11.