Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang

Mở đầu: Các tiến bộ khoa học về sinh học, sinh lý học, tâm thần học và da đã làm sáng tỏ các hiểu biết về mối liên quan giữa da và tâm thần trong thực hành lâm sàng. Sự phát triển các mối tương tác của da và hệ thần kinh có liên quan với một tỷ lệ mắc mới cao các rối loạn tâm thể và rối loạn hành vi trong các bệnh cảnh da. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh da có các vấn đề tâm thể, đôi khi bệnh cảnh tâm thần bên dưới giữ vai trò căn nguyên làm phát triển các bệnh cảnh da, các stress cảm xúc có thể làm nặng thêm bệnh da có sẵn. Nghiên cứu về bệnh da trên bệnh nhân tâm thần góp phần xác định mô hình và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người bệnh tâm thần, đề xuất các giải pháp chuyên môn thiết yếu và định hướng các nghiên cứu về bệnh da tâm thần trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang (BVTTTG). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân tâm thần nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011. Kết quả: Tổng cộng có 385 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 41,6%. Tỷ lệ hiện mắc từng loại bệnh da là: chàm 21,3%, bệnh da tâm thần 20,6%, lang ben 19,4%, ghẻ 14,4%, mụn trứng cá 7,5%, nấm da 4,4%, viêm da tiết bã 3,8%, viêm nang lông 2,5%, viêm da mủ 1,9%, bạch biến 1,9%, lichen phẳng 0,6%. Tỷ lệ mắc bệnh da theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phân bố theo khu điều trị không khác biệt nhau. Tỷ lệ mắc các loại bệnh da theo nhóm tuổi, liên quan có ý nghĩa thống kê trong mụn trứng cá (p=0,001), viêm da tiết bã (p=0,001). Tỷ lệ hiện mắc bệnh da tâm thần là 8,6%, chiếm 20,6% trong tổng số bệnh da chung, liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Tỷ lệ hiện mắc từng loại bệnh da tâm thần là: viêm da nhân tạo 10%, chứng trầy xước da do thần kinh 4,4%, mụn trứng cá trầy xước 1,9%, hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng 1,9%, rối loạn sợ biến dạng cơ thể 2,5%; liên quan có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần), hoàn cảnh kinh tế, phân bố theo khu điều trị, bệnh tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần khác không liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cần có sự phối hợp giữa chuyên khoa Da Liễu và Tâm thần trong tầm soát và trị liệu các bệnh da và bệnh da tâm thần trên người bệnh tâm thần và người bệnh da có các rối loạn tâm thần bên dưới, nghiên cứu khoa học về bệnh da tâm thần

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 337 TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH DA TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦNTẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH TIỀN GIANG Nguyễn Khánh Hòa Đồng*, Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Các tiến bộ khoa học về sinh học, sinh lý học, tâm thần học và da đã làm sáng tỏ các hiểu biết về mối liên quan giữa da và tâm thần trong thực hành lâm sàng. Sự phát triển các mối tương tác của da và hệ thần kinh có liên quan với một tỷ lệ mắc mới cao các rối loạn tâm thể và rối loạn hành vi trong các bệnh cảnh da. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh da có các vấn đề tâm thể, đôi khi bệnh cảnh tâm thần bên dưới giữ vai trò căn nguyên làm phát triển các bệnh cảnh da, các stress cảm xúc có thể làm nặng thêm bệnh da có sẵn. Nghiên cứu về bệnh da trên bệnh nhân tâm thần góp phần xác định mô hình và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên người bệnh tâm thần, đề xuất các giải pháp chuyên môn thiết yếu và định hướng các nghiên cứu về bệnh da tâm thần trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang (BVTTTG). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân tâm thần nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011. Kết quả: Tổng cộng có 385 bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 41,6%. Tỷ lệ hiện mắc từng loại bệnh da là: chàm 21,3%, bệnh da tâm thần 20,6%, lang ben 19,4%, ghẻ 14,4%, mụn trứng cá 7,5%, nấm da 4,4%, viêm da tiết bã 3,8%, viêm nang lông 2,5%, viêm da mủ 1,9%, bạch biến 1,9%, lichen phẳng 0,6%. Tỷ lệ mắc bệnh da theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phân bố theo khu điều trị không khác biệt nhau. Tỷ lệ mắc các loại bệnh da theo nhóm tuổi, liên quan có ý nghĩa thống kê trong mụn trứng cá (p=0,001), viêm da tiết bã (p=0,001). Tỷ lệ hiện mắc bệnh da tâm thần là 8,6%, chiếm 20,6% trong tổng số bệnh da chung, liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Tỷ lệ hiện mắc từng loại bệnh da tâm thần là: viêm da nhân tạo 10%, chứng trầy xước da do thần kinh 4,4%, mụn trứng cá trầy xước 1,9%, hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng 1,9%, rối loạn sợ biến dạng cơ thể 2,5%; liên quan có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần), hoàn cảnh kinh tế, phân bố theo khu điều trị, bệnh tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần khác không liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Cần có sự phối hợp giữa chuyên khoa Da Liễu và Tâm thần trong tầm soát và trị liệu các bệnh da và bệnh da tâm thần trên người bệnh tâm thần và người bệnh da có các rối loạn tâm thần bên dưới, nghiên cứu khoa học về bệnh da tâm thần. Từ khóa: bệnh da, bệnh nhân tâm thần, Bệnh viện Tâm thần * Sở Y tế Tiền Giang ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drngocdiep@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 338 ABSTRACT PREVALENCE AND THE RELATED FACTORS OF SKIN DISEASES IN PSYCHIATRIC PATIENTS AT MENTAL HOSPITAL OF TIỀN GIANG PROVINCE Nguyen Khanh Hoa Dong, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 337 - 345 Background: The progress of science of biology, physiology, psychology and dermatology has clarified the connection between skin and psychology in clinical practice. The development of interactions between skin and nervous system is associated with higher incidence rate of psychosomatic disorders and behavioral disorders in skin manifestations Most of patients with skin diseases have psychosomatic problems, sometimes underlying psychiatric manifestations play an important role in development of skin manifestations, the emotional stress can worsen current skin diseases. Study of skin diseases of psychiatric patients contribute to determine the models and related factors of skin diseases in psychiatric patients thus proposing the essential professional solutions and orienting the studies of psychocutaneous disorders in the future. Objectives: To determine the prevalence and related factors of skin diseases in psychiatric patients at Mental hospital of Tiền Giang province. Method: A cross-sectional study. The objective study patients are the in-psychiatric patients in Mental hospital of Tiền Giang province between October 2010 and March 2011. Results: A total of 385 patients were enrolled into the study. The prevalence rate of skin diseases was 41.6%. The prevalence rates of typical skin diseases were: eczema 21.3%, psychocutaneous disorders 20.6%, pityriasis versicolor 19.4%, scabies 14.4%, acne 7.5%, superficial fungal infections 4.4%, seborrheic dermatitis 3.8%, folliculitis 2.5%, pyodermatitis 1.9%, vitiligo 1.9%, lichen planus 0.6%. There was no significant difference among skin diseases with groups of age, sex, cultural levels, occupation, economical circumstances, distribution of therapy departments. There was statistically significant among the proportion of acne (p=0.001) and seborrheic dermatitis (p=0.001) with groups of age. The prevalence of psychocutaneous disorders was 8.6%, accounting for 20.6% in the total skin diseases, associated with statistically significant (p=0.000). The prevalence of typical psychocutaneous disorders were: dermatitis artefecta 10%, neurotic excoriations 4.4%, acne excoriée 1.9%, delusion of parasitosis 1.9%, body dysmorphic disorders 2.5%, assocciated with statistically significant. There was no statistically significant difference among the proportion of psychocutaneous disorders with groups of age, sex, cultural levels, occupation (after acquiring psychiatric diseases), economical circumstances, distribution of therapy departments, schizophrenia diseases and other psychiatric diseases. Conclusion: Necessary to combine Dermato-Venereology and Psychiatry specialities in oder to screen and treat skin diseases and psychocutaneous disorders of psychiatric patients and skin diseases patients with underlying psychiatry disorders as well as performing futher psychocutaneous disorder study. Key words: Skin diseases, Psychiatric patients, Mental hospital ĐẶT VẤN ĐỀ Tầm quan trọng của các yếu tố tâm thần trong các bệnh cảnh ở da ngày càng được quan tâm, bệnh da tâm thần đã được nghiên cứu trên thế giới trong hơn ba mươi năm qua và các tiến bộ khoa học về sinh học, sinh lý học, tâm thần học và da đã làm sáng tỏ hơn các hiểu biết về mối liên quan giữa da và tâm thần trong thực hành lâm sàng cũng như phương thức trị liệu có hiệu quả các rối loạn da trên bệnh lý tâm thần. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh da có các vấn đề tâm thể, đôi khi bệnh cảnh tâm thần bên dưới giữ vai trò căn nguyên làm phát triển các bệnh lý da trên các bệnh nhân mà họ thật sự không có bệnh da. Ở các bệnh nhân khác, các yếu tố tâm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 339 thần như các stress cảm xúc có thể làm nặng hêm bệnh da có sẵn(8). Như vậy, hình thành một vòng lẩn quẩn khép kín “Tâm thần-Da-Tâm thần” gây nên các ảnh hưởng lớn trên sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chính bệnh nhân và tác động lên cả sức khỏe, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Bệnh da là một bệnh cảnh phản ánh tình trạng sức khỏe, môi trường sống, hoàn cảnh sống và các vấn đề liên quan khác trong đời sống con người, trong đó có đời sống tâm lý. Người bệnh tâm thần khác với người bệnh bình thường bởi vì họ có những rối loạn về nhân cách, hành vi, tâm sinh lý khác thường. Vì thế, bệnh da trên người bệnh tâm thần cũng có những khác biệt, có những bệnh da là chung của cộng đồng, nhưng có những bệnh da là đặc thù riêng ở người bệnh tâm thần-đó là bệnh da tâm thần. Bệnh da tâm thần được định nghĩa là các bệnh cảnh do sự tương tác giữa yếu tố tâm thần và da(Error! Reference source not found.). Nghiên cứu về bệnh da trên người bệnh tâm thần nhằm mục đích xác định được mô hình và các mối liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần; qua kết quả có được, góp phần đề xuất các giải pháp chuyên môn cần thiết trong phát hiện và trị liệu nhằm làm giảm lưu hành bệnh da trên bệnh nhân tâm thần, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh tâm thần. Đồng thời từ các dữ liệu ban đầu phân tích được, góp phần định hướng các nghiên cứu sâu hơn về bệnh da tâm thần trong tương lai. Đó cũng chính là những lợi ích mong đợi của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định được tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu chuyên biệt Xác định được tỷ lệ hiện mắc bệnh da trên bệnh nhân tâm thần. Xác định được tỷ lệ hiện mắc của từng loại bệnh da trên bệnh nhân tâm thần. Xác định được các yếu tố liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần. Xác định được các yếu tố liên quan đến bệnh da tâm thần trên bệnh nhân tâm thần. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân tâm thần nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang từ tháng 10 năm 2010 đến hết tháng 03 năm 2011, hội đủ các tiêu chuẩn sau: - Là bệnh nhân tâm thần nằm điều trị nội trú. - Đồng ý tham gia nghiên cứu (do thân nhân hoặc Bệnh viện chấp thuận). - Không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn loại trừ Vắng mặt trong thời gian nghiên cứu; đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh cấp cứu; bệnh nhân (hoặc thân nhân) không đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh Da: dựa vào triệu chứng lâm sàng, khi cần thiết thì làm các xét nghiệm (cạo da, nhuộm Gram, sinh thiết). Các trường hợp bệnh da khó, hội chẩn Bộ môn Da Liễu-Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Bệnh Tâm thần: dựa vào chẩn đoán của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu Công thức tính cỡ mẫu N = Z2 (1-α)/2 P (1- P) / d2 = 385 người - Độ tin cậy 95%, α = 0,05 - d = 0,05 ; Z (1-α) / 2 = 1,96 ; P = 0,5 (do chưa biết tỷ lệ hiện mắc tại Việt Nam). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 340 Các bước tiến hành Các đối tượng được chọn sẽ được khám trực tiếp bệnh da theo từng khoa điều trị (có danh sách lập sẵn) và ghi nhận thông tin vào mẫu bệnh án nghiên cứu (có thiết kế mẫu riêng), tham khảo hồ sơ bệnh án điều trị bệnh tâm thần (để chẩn đoán bệnh tâm thần). Khi phát hiện bệnh da, ghi nhận vào hồ sơ bệnh án ý kiến chẩn đoán và định hướng điêu trị về chuyên khoa da để Bác sĩ bệnh viện có biện pháp điều trị cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh da cần sử dụng các thuốc hướng thần, tham gia ý kiến với Bác sĩ điều trị để có hướng kết hợp điều trị bệnh da song song với điều trị bệnh lý tâm thần hiện mắc. Phân tích số liệu Số liệu được thu thập, mã hóa và xử lý theo chương trình SPSS 11.5 for Window. Kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương (χ2), tỷ số chênh OR và khoảng tin cậy 95% của OR (CI95%); các kiểm định có giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thóng kê. Dùng Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành năm 1994 để phân loại bệnh da và bệnh tâm thần(2). Vấn đề Y đức Tuân thủ chặt chẽ các quy định về Y đức trong nghiên cứu khoa học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 10 năm 2010 đến hết tháng 03 năm 2011, có 385 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn vào dân số nghiên cứu. Một số đặc điểm dịch tễ học - Tuổi từ 15-69 tuổi, tuổi trung bình 38 tuổi, đa số ở nhóm tuổi 30-39 (31,4%), kế đó là 40-49 (30,1%), 20-29 (21,6%). - Giới tính: nam 74%, nữ 26%. - Trình độ học vấn: rất thấp, mù chữ 32%, cấp 1 29%. - Nghề nghiệp: trước khi mắc bệnh tâm thần đa số là lao động chân tay (68,3%), không có nghề nghiệp (27,5%); sau khi mắc bệnh tâm thần 93,2% không cón khả năng lao động. - Tình trạng hôn nhân: 70,4 % độc thân. - Hoàn cảnh kinh tế: 71% thu nhập trung bình, 29% thu nhập thấp. - Phân bố theo khu điều trị: nam giới chiếm đa số trong các khu điều trị. - Phân bố bệnh tâm thần: Tâm thần phân liệt chiếm đa số (76%), trong đó phần lớn là tâm thần phân liệt thể di chứng (61,6%), tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (32,9%). Các bệnh tâm thần khác chiếm 24%, trong đó đa số là rối loạn loạn thần cấp có triệu chứng tâm thần phân liệt (34,4%). Bệnh Da và các mối liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần Tỷ lệ hiện mắc bệnh da Là 41,6% trong dân số nghiên cứu. Các bệnh da được phát hiện trong nghiên cứu Loại bệnh da Số lượng Tỷ lệ / bệnh da (%) n = 160 Tỷ lệ /dân số nghiên cứu (%) n = 385 Chàm (L20) 31 21,3 8,8 Ghẻ (B86) 23 14,4 6 Mụn trứng cá (L70) 12 7,5 3,1 Viêm da tiết bã (L21) 6 3,8 1,6 Sẩn ngứa (L28.1 – L28.2) 3 1,9 0,8 Lichen phẳng (L43) 1 0,6 0,3 Bạch biến (L80) 3 1,9 0,8 Viêm da mủ (L08.0) 3 1,9 0,8 Viêm nang lông (L73.8) 4 2,5 1 Lang ben (B36.0) 31 19,4 8,1 Da tâm thần 33 20,6 8,6 Nấm da (B35) 7 4,4 1,8 Nhận xét: Bệnh chàm, da tâm thần, ghẻ, lang ben chiếm số lượng nhiều trong các loại bệnh da. Các mối liên quan Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố bệnh da theo nhóm tuổi (p=0,15), theo giới tính (p=0,34), theo trình độ học vấn (p=0,89), theo nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 341 (p=0,69), theo hoàn cảnh kinh tế (p=0,83), theo khu điều trị (p=0,50). Trong các loại bệnh da so sánh với nhóm tuổi, liên quan có ý nghĩa thống kê ở mụn trứng cá (p=0,001), viêm da tiết bã (- p=0,001) và bạch biến (p=0,002). Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố từng loại bệnh da theo giới tính (p=0,36), theo trình độ học vấn (p=0,94), theo nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần) (p=0,99), Bệnh ghẻ, lang ben, nấm da tập trung chủ yếu ở khu nội trú nam và nữ; riêng lang ben phân bố đều trong 4 khu điều trị (nội trú nam, dịch vụ nam, nội trú nữ, dịch vụ nữ). Bệnh da tâm thần và các mối liên quan trên bệnh nhân tâm thần Tỷ lệ hiện mắc bệnh da tâm thần Là 8,6% trong dân sô nghiên cứu; bệnh da tâm thần chiếm 20,6% trong tổng số bệnh da chung với mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Các bệnh da tâm thần phát hiện trong nghiên cứu Loại bệnh da tâm thần Số lượng Tỷ lệ /bệnh da chung (%) n = 160 Giá trị p Nhóm viêm da tự tạo (ICD-10: F68.1, L98.1) Viêm da nhân tạo (F68.1, L98.1) 16 10 0,000 Chứng trầy xước da do thần kinh (F63.9) 7 4,4 0,002 Mụn trứng cá trầy xước (F68.1, L70.5) 3 1,9 0,039 Bệnh da do rối loạn hoang tưởng (ICD-10: F22.0) Hoang tưởng nhiễm ký sinh trùng (F22.8) 3 1,9 0,039 Rối loạn sợ biến dạng cơ thể (F22.0) 4 2,5 0,017 Nhận xét: Các loại bệnh da tâm thần phát hiện trong mẫu nghiên cứu liên quan với bệnh da chung có ý nghĩa thống kê. Các mối liên quan Không khác biệt có ý nghĩa thống kê về bệnh da tâm thần theo nhóm tuổi (p=0,84), theo theo giới tính (p=0,27), theo trình độ học vấn (p=0,92), theo nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần) (p=0,78), theo hoàn cảnh kinh tế (p=0,90), theo khu điều trị (p=0,28). Tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần trong các bệnh tâm thần khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,68). Tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần trong các thể bệnh tâm thần phân liệt khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,88). Bệnh da tâm thần tập trung nhiều ở tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (11,5%) và tâm thần phân liệt thể di chứng (8,3%); tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh da tâm thần liên quan không có ý nghĩa thống kê với tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (p=0,20) và thể di chứng (p=0,82). Không khác biệt về phân bố các loại bệnh da tâm thần trong các thể bệnh tâm thần phân liệt. Tỷ lệ bệnh da tâm thần trong các bệnh tâm thần khác không liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,74). Không khác biệt về phân bố các loại bệnh da tâm thần trong các bệnh tâm thần khác. BÀN LUẬN Bệnh da và các mối liên quan đến bệnh da trên bệnh nhân tâm thần Tỷ lệ mắc bệnh da và các mối liên quan Tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 41,6% trong dân số nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc này cao hơn so với tỷ lệ hiện mắc bệnh da tại một số quốc gia như Vương quốc Anh 23%, Hoa Kỳ 31%, Mexico 50%, Brazil 37%, Pakistan 36% (theo tác giả H.C. Williams, “Epidemiology of skin disease”, Rook Textbook of Dermatology 2010, Wiley-Blacwell, 8th edition, vol.1, chap. 6), Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh 20-25% (2007), có thể do cỡ mẫu nhỏ (n=385), nhưng có thể đại diện cho quần thể bệnh nhân nằm nội trú trong các cơ sở khám-chữa bệnh tâm thần có quy mô bệnh viện loại II tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ mắc bệnh da theo từng nhóm tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,15). So với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 342 nghiên cứu tương tự của tác giả Maria Kuruvila và cs. (Mangalore, Ấn Độ) năm 2004 (n=300), 66,33% bệnh da nằm ở nhóm tuổi 30-50 tuổi(8); nghiên cứu của chúng tôi thì nhóm 30-39 chiếm 54,5%, nhóm 40-49 chiếm 36,2%. Bệnh da xảy ra trong các độ tuổi này là phù hợp với độ tuổi mắc bệnh tâm thần; điều này cho thấy rằng bệnh da cũng là một bệnh cảnh rất thường gặp trên bệnh nhân tâm thần. Tỷ lệ mắc bệnh da theo giới tính, theo trình độ học vấn, theo nghề nghiệp (sau khi mắc bệnh tâm thần), theo hoàn cảnh kinh tế khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này do tất cả bệnh nhân cùng sinh hoạt trong một môi trường sống như nhau. Tỷ lệ mắc bệnh da ở các khu điều trị không khác nhau, thay đổi từ 35-45%. Do đặc tính tập trung đông người, cùng sống và sinh hoạt trong một môi trường như nhau, cùng chịu tác động của một tình trạng vệ sinh như nhau nên các bệnh da phát sinh qua trung gian các vi sinh vật có nhiều cơ hội phát triển. Tỷ lệ mắc từng loại bệnh da và các yếu tố liên quan Có sự hiện diện giống nhau các loại bệnh da thường gặp trên bệnh nhân tâm thần như chàm, sẩn ngứa, viêm da mủ, nấm da, lang ben, ghẻ, bệnh da tâm thần trong nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Maria Kuruvila(6). Nhóm viêm da và eczema (ICD-10: L20-L30): - Bệnh chàm (L20): chiếm 21,3% các loại bệnh da và 8,8% trong dân số nghiên cứu. Không có mối liên quan của chàm theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (sau mắc bệnh tâm thần). Điều này cho thấy hoặc là chàm đã có từ trước, nhưng bệnh nhân vì mắc bệnh tâm thần nên không quan tâm, hoặc chàm xảy ra từ một bệnh da có sẵn không điều trị và bệnh diễn tiến dai dẳng theo đời sống của họ. Chàm phân bố nhiều ở khu điều trị nội trú nam và nữ, là những nơi bệnh nhân nằm điều trị dài ngày, có sự tác động của các yếu tố môi trường kết hợp với tình trạng rối loạn tâm thần, nên chàm càng có điều kiện diễn tiến mạn tính. - Viêm da tiết bã (L21): chiếm 3,8% các loại bệnh da và 1,6% trong dân số nghiên cứu. Không có mối liên quan của viêm da tiết bã theo giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (sau mắc bệnh tâm thần); điều này được giải thích do tất cả bệnh nhân đều sinh hoạt trong một hoàn cảnh như nhau. Bệnh tập trung nhiều ở nhóm tuổi 50-60 với mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p=0,001), điều này được đề cập trong y văn do là độ tuổi về già, nên dễ có những tác động của các stress cảm xúc(4). - Sẩn ngứa (L28.1-L28.2): chiếm 1,9% các loại bệnh da và 0,8% trong dân số nghiên cứu. Không có mối liên quan của sẩn ngứa theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp (sau mắc bệnh tâm thần); điều này được giải thích cùng một lý do với viêm da tiết bã. Sẩn ngứa chiếm 4,3% các bệnh nhân nữ, phù hợp với y văn; bệnh phân bố ở
Tài liệu liên quan