Đặc điểm ống răng dưới vùng răng sau trên hình ảnh MSCT

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm của ống răng dưới (ORD) tại vị trí từng răng sau bao gồm cả lỗ cằm, quai cằm và sự khác biệt các đặc điểm nêu trên theo tuổi, giới và giữa hai bên hàm. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, đo đạc trên phần mềm Vitrea 2 hình ảnh ORD trên MSCT 64 tại 366 vị trí chóp chân răng của 67 cá thể với 78 nửa phần hàm xương hàm dưới. Kết quả: 5,1% trường hợp có ORD chẻ đôi. Càng ra sau, ORD có đường kính càng lớn và càng nằm gần vỏ xương trong và các chóp chân răng hơn. Khi khảo sát trên phim hai chiều mà ORD tiếp xúc với chân răng theo chiều đứng thì khả năng ORD tiếp xúc thật sự với chân răng khá cao (64%-100 %). 1,3% trường hợp có thêm một lỗ cằm phụ. Đường kính đứng và ngang trung bình của lỗ cằm lần lượt là 2,93±0,73mm và 3,69±1,07mm. Vị trí phổ biến nhất của lỗ cằm theo chiều ngang là nằm ngay vùng chóp răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới. 79,49% trường hợp có cấu trúc quai cằm với chiều dài khoảng 2,4 mm. Có sự khác biệt về khoảng cách giữa lỗ cằm – bờ dưới xương hàm dưới và chiều dài quai cằm giữa nam với nữ. Các khoảng cách từ ORD so với một số mốc giải phẫu như vỏ xương trong, bờ dưới xương hàm dưới và chóp các chân răng cũng có sự khác biệt theo tuổi và giới. Kết luận: Vì vị trí ORD khá thay đổi và tỉ lệ ống răng dưới nằm gần các chóp chân răng khá cao nên cần xác định chính xác cấu trúc này trên hình ảnh ba chiều trước khi tiến hành các điều trị can thiệp vùng liên quan với các răng sau.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm ống răng dưới vùng răng sau trên hình ảnh MSCT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 193 ĐẶC ĐIỂM ỐNG RĂNG DƯỚI VÙNG RĂNG SAU TRÊN HÌNH ẢNH MSCT Cao Thị Thanh Nhã*, Lê Đức Lánh*, Phan Ái Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm của ống răng dưới (ORD) tại vị trí từng răng sau bao gồm cả lỗ cằm, quai cằm và sự khác biệt các đặc điểm nêu trên theo tuổi, giới và giữa hai bên hàm. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, đo đạc trên phần mềm Vitrea 2 hình ảnh ORD trên MSCT 64 tại 366 vị trí chóp chân răng của 67 cá thể với 78 nửa phần hàm xương hàm dưới. Kết quả: 5,1% trường hợp có ORD chẻ đôi. Càng ra sau, ORD có đường kính càng lớn và càng nằm gần vỏ xương trong và các chóp chân răng hơn. Khi khảo sát trên phim hai chiều mà ORD tiếp xúc với chân răng theo chiều đứng thì khả năng ORD tiếp xúc thật sự với chân răng khá cao (64%-100 %). 1,3% trường hợp có thêm một lỗ cằm phụ. Đường kính đứng và ngang trung bình của lỗ cằm lần lượt là 2,93±0,73mm và 3,69±1,07mm. Vị trí phổ biến nhất của lỗ cằm theo chiều ngang là nằm ngay vùng chóp răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới. 79,49% trường hợp có cấu trúc quai cằm với chiều dài khoảng 2,4 mm. Có sự khác biệt về khoảng cách giữa lỗ cằm – bờ dưới xương hàm dưới và chiều dài quai cằm giữa nam với nữ. Các khoảng cách từ ORD so với một số mốc giải phẫu như vỏ xương trong, bờ dưới xương hàm dưới và chóp các chân răng cũng có sự khác biệt theo tuổi và giới. Kết luận: Vì vị trí ORD khá thay đổi và tỉ lệ ống răng dưới nằm gần các chóp chân răng khá cao nên cần xác định chính xác cấu trúc này trên hình ảnh ba chiều trước khi tiến hành các điều trị can thiệp vùng liên quan với các răng sau. Từ khoá: Ống răng dưới, lỗ cằm, quai cằm, MSCT. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF MANDIBULAR CANAL AT THE REGION OF POSTERIOR TEETH: AN EVALUATION OF MULTISLICE COMPUTED TOMOGRAPHY Cao Thi Thanh Nha, Le Duc Lanh, Phan Ai Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 193 - 201 Objectives: Describe characteristics of mandibular canal at the region of posterior teeth included mental foramen and anterior loop. Compare these characteristics in relation to age, gender and between two sides of mandible. Materials and method: Descriptive cross-sectional study, the images of mandibular canal on MSCT 64 were measured by Vitrea 2 at 366 positions of root apices of 67 patients with 78 hemi- mandible. Results: 5.1% cases had bifid mandibular canal. From the second premolar to the third molar, the diameter of mandibular canal increased gradually and located nearer to the inner cortex and root apices. In cases of vertical contact with roots on two-dimension images, the possibility of real contact was relatively high (64-100%). 1.3% cases had one auxiliary mental foramen. Vertical and horizontal diameters of mental foramen were measured at approximatively 2.93±0.73mm and 3.69±1.07mm. The most popular horizontal position of mental foramen was apical of mandibular second premolar. 79.49% cases had anterior loop 2.4mm in length. There was a significant difference of the distance between mental foramen and inferior border of mandible and the length of interior loop in relation to gender. The distances from mandibular canal to some anatomical landmarks such as inner cortex, * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: TS Phan Ái Hùng ĐT: 0903856184 Email: phanaihung@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 194 inferior mandibular border and root apices had significant differences in relation to gender and age. Conclusion: Considering the variable position of mandibular canal and the high percentage of mandibular canal in proximity of root apices, dental practitioners need to identify this anatomical structure precisely by three- dimension images before performing invasive treatment in the region of posterior teeth. Key word: Mandibular canal or inferior alveolar canal, mental foramen, anterior loop, multislice computed tomography. MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực thực hành nha khoa, ống răng dưới, nơi chứa bó mạch thần kinh xương ổ dưới với đầu ra ở lỗ cằm, là một cấu trúc sống thường dễ bị xâm phạm khi tiến hành các điều trị can thiệp ở vùng răng sau hàm dưới như cấy ghép răng (implant)(3), phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới(15,16), phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới(6), điều trị tuỷ(7) và phẫu thuật vùng chóp răng(5). Mặc dù đã được nhắc đến nhiều trong y văn nhưng chấn thương thần kinh xương ổ dưới là một biến chứng nghiêm trọng và khá thường gặp với tỉ lệ từ 49-100% sau phẫu thuật chỉnh hình cắt chẻ dọc xương 2 bên (trong điều trị sai hình xương hàm dưới)(15), từ 17,74 - 40% sau điều trị cấy ghép răng(3) Với mong muốn không những cung cấp những dữ liệu có giá trị về lộ trình đi của cấu trúc giải phẫu quan trọng này ở vị trí từng chân răng trong xương hàm để giảm thiểu nguy cơ tổn thương thần kinh khi điều trị trong các lĩnh vực thực hành lâm sàng răng hàm mặt mà còn góp phần làm phong phú thêm các đặc điểm hình thái giải phẫu giữa các chủng tộc khác nhau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích là mô tả các đặc điểm của ống răng dưới, bao gồm cả lỗ cằm và quai cằm trên hình ảnh MSCT 64 tại vị trí các chân răng sau. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả các đặc điểm ống răng dưới (về sự hiện diện ống răng dưới chẻ đôi, kích thước, vị trí trong không gian 3 chiều so với bờ dưới xương hàm dưới, vỏ xương ngoài, vỏ xương trong và so với các chóp chân răng liên quan). Mô tả các đặc điểm lỗ cằm (về số lượng, hình dạng, kích thước, vị trí theo chiều đứng và chiều gần xa so với bờ dưới xương hàm dưới và so với chóp chân răng lân cận), sự hiện diện và chiều dài của cấu trúc quai cằm. So sánh sự khác biệt các đặc điểm ống răng dưới và lỗ cằm nêu trên theo tuổi, giới, và giữa hai bên hàm. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu thuận tiện gồm những hình ảnh CT xương hàm dưới của 67 cá thể với 78 nửa phần hàm được khảo sát chụp theo chỉ định của bác sĩ điều trị, trong đó đo đạc được 78 lỗ cằm, các đặc điểm ống răng dưới tại tổng cộng 366 chân răng trong đó có 20 chân răng cối nhỏ thứ hai, 78 chân gần răng cối lớn thứ nhất HD, 78 chân xa răng cối lớn thứ nhất HD, 78 chân gần răng cối lớn thứ hai HD, 78 chân xa răng cối lớn thứ hai HD và 34 chân răng cối lớn thứ ba HD. Tiêu chuẩn chọn mẫu Hình ảnh CT xương hàm dưới của người Việt với điều kiện có ít nhất một vùng hàm dưới bên phải hoặc bên trái còn đủ các răng, không kể răng khôn. Các răng khảo sát không có bất thường về vị trí, không có tổn thương vùng chóp răng mà ảnh hưởng đến ống thần kinh hay tiêu ngót chân răng làm ảnh hưởng đến việc đánh giá. Có đủ thông tin về năm sinh, giới tính, ngày chụp. Có thể nhìn thấy được ống răng dưới trên hình ảnh CT ở vị trí các răng sau hàm dưới. Loại trừ nếu có bệnh lý ở xương hàm dưới làm ảnh hưởng đến vị trí ống răng dưới vùng liên quan tới các răng cần khảo sát, có răng mất đã được thay thế bằng Implant, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi. Phương tiện nghiên cứu Máy MSCT 64 Aquilion Toshiba (Nhật). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 195 Máy cone beam CT Rayscan Symphony, Hàn Quốc. Phần mềm Vitrea 2 (Mỹ), máy tính có màn hình phẳng 24 inch để đọc phim. Mẫu xương khô hàm dưới, phần mềm efilm. Thước trượt điện tử độ chính xác 0,01mm, các viên bi sứ có đường kính 1mm. Đĩa CD lưu lại hình ảnh CT của bệnh nhân dưới dạng dữ liệu DICOM. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các bước tiến hành Bước 1: Xác định độ tin cậy và chính xác của phương pháp Để khắc phục sai lệch trong đo đạc, tất cả các số đo đều được đo bởi tác giả dưới sự tập huấn nhận diện ống răng dưới trên hình ảnh CT bởi một BS chuyên về đọc và đo đạc trên hình ảnh CT vùng hàm mặt đã có trên 15 năm kinh nghiệm. Để đánh giá độ kiên định của người đo, chọn ngẫu nhiên 10 phần hàm và đo lặp lại một số khoảng cách. Kết quả cho thấy hệ số tương quan Pearson giữa hai lần đo của tất cả các số đo đều lớn hơn 0,97 chứng tỏ người đo có độ kiên định cao. Để đánh giá độ chính xác của phương pháp đo, so sánh 10 số đo khoảng cách quanh ống răng dưới giữa các viên bi sứ được gắn trên mẫu xương khô khi đo trên 3 phương tiện khác nhau. Kết quả cho thấy đo trên hình ảnh chụp MSCT 64 gần như không khác biệt so với đo trực tiếp trên xương khô và hình ảnh CBCT của mẫu xương khô đó. Bước 2: Đo đạc trên hình ảnh CT của bệnh nhân Chọn những ca đạt chuẩn và lưu vào đĩa CD dưới dạng DICOM và sau đó chuyển vào máy tính có phần mềm Vitrea để đo đạc. Xác định các số đo vùng lỗ cằm Số lượng lỗ cằm: Ghi nhận số lượng lỗ cằm dựa trên hình ảnh tái tạo 3D. Đường kính đứng và ngang lỗ cằm (đo trên mặt phẳng coronal và axial cắt ngang qua lỗ cằm). Xác định hình dạng lỗ cằm theo tiêu chí: Tròn khi hiệu hai đường kính theo chiều đứng và chiều ngang của lỗ cằm bé hơn hay bằng 1 milimet. Bầu dục khi hiệu hai đường kính theo chiều đứng và chiều ngang của lỗ cằm lớn hơn 1 milimet. a b Hình 1: (a) Vị trí lỗ cằm so với chóp các chân răng theo chiều ngang,(b) Đo khoảng cách A (lỗ cằm-bờ dưới XHD) và B (lỗ cằm-chóp chân răng). Xác định vị trí lỗ cằm theo chiều ngang so với chóp các chân răng: So sánh tâm lỗ cằm với 6 đường dưới đây (Hình 1a). Trong đó, đường số 3 là đường chuẩn và các đường còn lại đều song song với đường này: Đường 1 đi qua đỉnh vách xương ổ giữa răng 3 và 4, đường 2 đi qua chóp răng 4, đường 3 (đường chuẩn) đi qua đỉnh vách xương ổ giữa răng 4 và 5, đồng thời nằm giữa hai chóp răng, đường 4 đi qua chóp răng 5, đường 5 đi qua đỉnh vách xương ổ giữa răng 5 và 6, đường 6 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 196 đi qua chóp chân gần R6. Xác định tâm lỗ cằm nằm gần đường nào nhất trong 6 đường kể trên và ghi nhận vị trí lỗ cằm theo chóp chân răng nằm gần nhất. Khoảng cách lỗ cằm-bờ dưới, lỗ cằm-chóp chân răng (Hình 1b). Xác định sự hiện diện và đo chiều dài của quai cằm: Khoảng cách ngắn nhất giữa đường thẳng a (tiếp tuyến với bờ trước lỗ cằm) và đường thẳng b (tiếp tuyến với bờ trước đỉnh quai cằm) là chiều dài quai cằm. Nếu khoảng cách này bằng không nghĩa là không có quai cằm(4). Xác định các đặc điểm ống răng dưới tại vị trí từng chân răng Trên mặt phẳng coronal đi qua điểm thấp nhất của từng chóp răng sau xác định các đặc điểm sau: ống răng dưới chẻ đôi, đường kính ống răng dưới theo chiều đứng (KC1), đường kính ống răng dưới theo chiều ngang (KC2), khoảng cách từ ống răng dưới tới bờ dưới XHD (KC3), khoảng cách giữa ống răng dưới so với chóp chân răng theo chiều đứng (KC4), khoảng cách từ ống răng dưới tới bờ ngoài XHD (KC5), khoảng cách từ ống răng dưới tới bờ trong XHD (KC6), bề dày vỏ ngoài XHD (KC7), bề dày vỏ trong XHD (KC8) (Hình 2). Hình 2: Đo đạc các khoảng cách quanh ống răng dưới ở vị trí từng chân răng. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm STATA phiên bản 10.0. Dùng số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất hay trung vị và khoảng tứ vị để mô tả các biến định lượng. Dùng tần số, tỉ lệ phần trăm để mô tả các biến định tính. Các phép kiểm được sử dụng là t-test, Mann- Whitney, chi bình phương. Tất cả các phép kiểm trên đều được sử dụng với độ tin cậy 95% (nếu p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Ống răng dưới Ống răng dưới chẻ đôi Chiếm 4/78 (5,1%) trường hợp, trong đó có 2 trường hợp chẻ đôi ở vùng răng 8 và 2 trường hợp chẻ đôi ở vùng góc hàm. Mặc dù những biến thể này tương đối hiếm, việc nhận diện chúng lại có vai trò rất quan trọng(14) vì nếu không phát hiện được sẽ làm việc ước tính khoảng xương hiện có phía trên ống răng dưới không đúng, và như vậy dễ xâm phạm đến cấu trúc thần kinh và mạch máu khi tiến hành điều 1 2 3 4 5 6 7 8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 197 trị can thiệp vào vùng này(2). Thêm vào đó, việc thiếu sót trong việc xác định các ống phụ cũng là một nguyên nhân gây thất bại trong gây tê đáng cần được lưu ý(13). Kích thước và vị trí ống răng dưới so với một số mốc giải phẫu Bảng1: So sánh đường kính và vị trí ống răng dưới theo tuổi, giới và giữa hai bên hàm. ðK ống răng dưới tại vị trí từng răng Tổng cộng Tuổi Giới Bên hàm < 50 tuổi ≥ 50 tuổi p Nam Nữ p Phải Trái p CR5 ðK ñứng của ORD 4,15±0,93 4,22±0,87 3,94±1,16 NS 4,15±0,58 4,15±1,21 NS 4,22±1,08 4,08±0,80 NS ðK ngang của ORD 3,37±0,89 3,54±0,92 2,84±0,55 NS 3,58±1,09 3,15±0,61 NS 3,25±0,8 3,48±0,98 NS KC ORD_Bờ dưới 4,20±1,08 6,75±1,38 8,80±2,91 NS 7,41±0,85 7,12±2,77 NS 7,71±2,57 6,82±1,18 NS KC ORD_vỏ xương Ngoài 4,20±1,08 4,07±0,90 4,56±1,58 NS 4,28±1,00 4,11±1,20 NS 4,49±1,28 3,90±0,79 NS KC ORD_vỏ xương Trong 3,15±0,80 2,98±0,79 3,64±0,64 NS 2,92±0,84 3,37±0,73 NS 3,28±0,72 3,01±0,89 NS CR6G ðK ñứng của ORD 4,2±0,91 4,14±0,94 4,33±0,83 NS 4,23±0,93 4,17±0,90 NS 4,25±0,85 4,15±0.96 NS ðK ngang của ORD 3,47±0,75 3,48±0,76 3,45±0,74 NS 3,43±0,76 3,51±0,74 NS 3,43±0,77 3,52±0,74 NS KC ORD_Bờ dưới 5,18±1,41 6,60±1,62 7,41±1,20 * 7,21±1,47 6,22±1,55 NS 6,92±1,58 6,76±1,53 NS KC ORD_vỏ xương Ngoài 5,18±1,41 5,20±1,37 5,13±1,53 NS 5,37±1,25 5,01±1,52 NS 5,40±1,40 4,98±1.41 NS KC ORD_vỏ xương Trong 2,97±0,93 2,71±0,80 3,57±0,96 *** 2,85±1,01 3,07±0,86 NS 2,80±0,73 3,12±1,07 NS CR6X ðK ñứng của ORD 4,44±1,04 4,47±1,09 4,38±0,94 NS 4,52±1,03 4,37±1,06 NS 4,40±0,93 4,48±1,15 NS ðK ngang của ORD 3,46±0,71 3,44±0,72 3,49±0,70 NS 3,51±0,70 3,43±0,72 NS 3,27±0,62 3,64±0,74 * KC ORD_Bờ dưới 5,91±1,43 6,36±1,59 7,35±1,33 * 7,06±1,41 6,30±1,65 * 6,69±1,66 6,62±1,52 NS KC ORD_vỏ xương Ngoài 4,74±1,78 6,07±1,38 5,50±1,49 NS 6,19±1,19 5,66±1,58 NS 5,98±1,45 5,84±1,42 NS KC ORD_vỏ xương Trong 2,80±0,97 2,49±0,81 3,55±0,92 *** 2,59±0,98 2,99±0,93 NS 2,71±0,93 2,89±1,00 NS CR7G ðK ñứng của ORD 4,50±1,09 4,55±1,15 4,39±0,60 NS 4,43±0,66 4,57±1,37 NS 4,55±1,44 4,46±0,67 NS ðK ngang của ORD 3,69±0,72 3,65±0,69 3,80±0,79 NS 3,67±0,79 3,72±0,66 NS 3,61±0,80 3,77±0,63 NS KC ORD_Bờ dưới 6,42±1,51 6,50±2,00 7,79±1,89 * 7,26±1,76 6,56±2,23 NS 6,81±2,42 6,95±1,66 NS KC ORD_vỏ xương Ngoài 6,17±1,56 6,34±1,39 6,61±1,77 NS 6,63±1,29 6,24±1,67 NS 6,38±1,42 6,46±1,60 NS KC ORD_vỏ xương Trong 2,80±1,45 2,66±1,60 3,13±0,93 NS 2,46±0,81 3,09±1,78 * 2,94±1,92 2,67±0,82 NS CR7X ðK ñứng của ORD 4,72±2,58 4,80±3,01 4,51±0,94 NS 5,26±3,65 4,25±0,80 NS 4,30±0,86 5,09±3,44 NS ðK ngang của ORD 3,72±0,73 3,80±0,71 3,53±0,73 NS 3,83±0,76 3,63±0,69 NS 3,62±0,73 3,81±0,72 NS KC ORD_Bờ dưới 6,17±1,56 6,78±2,10 8,14±2,00 ** 7,36±1,95 7,03±2,33 NS 7,23±2,51 7,14±1,81 NS KC ORD_vỏ xương Ngoài 6,42±1,51 6,08±1,53 6,40±1,65 NS 6,41±1,54 5,97±1,58 NS 6,21±1,44 6,14±1,68 NS KC ORD_vỏ xương Trong 2,68±0,93 2,42±0,71 3,30±1,09 ** 2,47±0,87 2,86±0,95 NS 2,48±0,98 2,87±0,84 NS CR8 ðK ñứng của ORD 4,86±0,82 4,92±0,87 4,63±0,62 NS 4,95±1,03 4,80±0,69 NS 4,98±0,82 4,74±0,83 NS ðK ngang của ORD 3,97±0,63 3,96±0,67 3,98±0,46 NS 4,08±0,74 3,90±0,55 NS 3,66±0,61 4,28±0,48 ** KC ORD_Bờ dưới 4,74±1,78 9,56±2,85 9,86±1,83 NS 9,85±2,24 9,49±2,92 NS 9,68±2,82 9,57±2,56 NS KC ORD_vỏ xương Ngoài 5,91±1,43 4,54±1,82 5,54±1,46 NS 4,46±1,99 4,92±1,66 NS 4,47±1,91 5,02±1,64 NS KC ORD_vỏ xương Trong 2,54±1,19 2,43±1,18 2,97±1,23 NS 2,01±0,88 2,88±1,26 * 2,59±1,27 2,49±1,15 NS CR5: Răng cối nhỏ thứ hai HD; CR6G, CR6X: chân gần, chân xa răng cối lớn thứ nhất HD; CR7G, CR7X: chân gần, chân xa răng cối lớn thứ hai HD, CR8: chân răng khôn nằm gần ống răng dưới nhất. KC: khoảng cách. ORD: ống răng dưới. Kiểm định t cho hai mẫu độc lập. Về vị trí ống răng dưới so với bờ dưới XHD Khoảng cách này khá khác nhau giữa các nghiên cứu do việc chọn các mốc đo khác nhau chi phối không nhỏ đến các kết quả đo đạc được giữa các nghiên cứu. Về ý nghĩa, việc ước tính khoảng cách từ ống răng dưới đến vỏ xương ở bờ dưới rất hữu ích khi tạo đường cắt trong phẫu thuật tạo hình cằm (genioplasty) mở rộng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 198 ra phía sau đến vùng răng cối nhỏ(8). Về vị trí ống răng dưới so với vỏ xương ngoài Theo kết quả nghiên cứu này thì khoảng cách từ ống răng dưới đến vỏ xương ngoài lớn nhất tại vị trí răng cối lớn thứ hai. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nagadia (2011)(8), Nguyen (2008)(9). Điều này một lần nữa khẳng định mạnh mẽ quan điểm phẫu thuật chỉnh hình nhô XHD tạo đường cắt ở mặt ngoài đi qua ngay vùng răng 7 là an toàn nhất vì nơi đây ống răng dưới nằm xa vỏ xương ngoài nhất. Về vị trí ống răng dưới so với vỏ xương trong Nghiên cứu cho thấy ống răng dưới nằm khá gần vỏ xương trong, kết luận này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Ylikontiola (2002)(16) và đây cũng là một lưu ý cho các nhà lâm sàng khi hoạch định hướng cắm implant sao cho không xâm phạm đến cấu trúc thần kinh trong ống. Vị trí ống răng dưới so với chóp chân răng Nghiên cứu cho thấy tất cả các trường hợp ống răng dưới đều nằm cao ở 1/3 trên hoặc nằm trung bình ở 1/3 giữa của khoảng cách từ chóp chân răng đến bờ dưới. Càng ra sau, tỉ lệ ống răng dưới nằm gần chân răng càng tăng. Đặc biệt tại vị trí chóp chân răng khôn thì có tới 94,12% trường hợp ống nằm cao. Điều này giúp lý giải vì sao chấn thương thần kinh sau nhổ răng khôn luôn là một biến chứng đáng e ngại sau nhổ răng tiểu phẫu. Khoảng cách ống răng dưới - chóp chân răng Khoảng cách này tại chân răng 5, chân gần răng 6, chân xa răng 6, chân gần răng 7, chân xa răng 7 và chân răng 8 có giá trị trung vị và khoảng tứ vị lần lượt là 4,95 (1,1-6,95) mm; 6,05 (4,7-7,5) mm; 5,35 (4-6,9) mm; 2,95 (1,4-5,1) mm; 2,6 (1,3-4,4) mm; 1,75 (0-3,2) mm. Khi so sánh theo tuổi, có sự khác biệt về khoảng cách này tại vị trí chân xa của răng 6 và răng 7 (p<0,05) trong đó khoảng cách này ở nhóm tuổi lớn hơn 50 cao hơn so với ở nhóm dưới 50 tuổi. Không có sự khác biệt khoảng cách này theo giới và giữa 2 bên hàm (p>0,05). Ống răng dưới tiếp xúc với chân răng Tỉ lệ này tại vị trí chóp chân răng 5, răng 6 gần, răng 6 xa, răng 7 gần, răng 7 xa và răng 8 lần lượt là 5/20 (25%), 3/78 (4%), 6/78 (8%), 7/78 (9%), 11/78 (14%), 16/22 (47%) (Biểu đồ 1). Như vậy trừ răng 5, tỉ lệ này tăng dần từ trước ra sau và cao nhất ở răng khôn, và khi đó khả năng tổn thương các cấu trúc trong ống răng dưới do nhổ răng là rất lớn, cần chuẩn bị tâm lý bệnh nhân thật chu đáo và dự trù những biến chứng cũng như phương pháp xử trí và điều trị sau can thiệp nhổ răng(10). 0 10 20 30 40 50 CR5 CR6G CR6X CR7G CR7X CR8 25 4 8 9 14 47 % Biểu đồ 1: Tỉ lệ phần trăm ống răng dưới tiếp xúc với chân răng ở từng vị trí chóp chân răng. CR5: Răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới; CR6G, CR6X: chân gần, chân xa răng cối lớn thứ nhất hàm dưới; CR7G, CR7X: chân gần, chân xa răng cối lớn thứ hai hàm dưới, CR8: chân răng khôn nằm gần ống răng dưới nhất. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 199 Lỗ cằm Qua nghiên cứu các đặc điểm hình thái và đo đạc của 78 lỗ cằm trên hình ảnh MSCT của các nửa cung hàm dưới, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: Số lượng, hình dạng, kích thước Về số lượng, 77/78 (98,7%) trường hợp chỉ có một lỗ cằm, duy nhất một trường hợp (1,3%) có một lỗ cằm chính đi kèm với một lỗ phụ nhỏ hơn. Về hình dạng, dạng tròn chiếm đa số với 47 ca (60,26%) so với dạng bầu dục là 31 ca (31,79%). Về kích thước, đường kính đứng trung bình là 2,93±0,73 mm, đường kính ngang trung bình là 3,69±1,07 mm. Theo Sing
Tài liệu liên quan