Mục tiêu: đánh giá hiệu quả phẫu thuật điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐTTL) bằng hệ thống
laser phóng bên
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ 2010 đến nay 50 bệnh nhân bị
PĐTTL được điều trị bằng hệ thống laser phóng bên.
Kết quả: 95,7% BN kết quả điều trị tốt và khá.
Kết luận: Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng hệ thống laser phóng bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 19
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH
TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG HỆ THỐNG LASER PHÓNG BÊN
Nguyễn Viết Thành*, Trần Việt Long*, Phạm Thắng*, Đỗ Thị Khánh Hỷ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả phẫu thuật điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐTTL) bằng hệ thống
laser phóng bên
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ 2010 đến nay 50 bệnh nhân bị
PĐTTL được điều trị bằng hệ thống laser phóng bên.
Kết quả: 95,7% BN kết quả điều trị tốt và khá.
Kết luận: Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn.
Từ khóa: phì đại lành tính tuyến tiền liệt, laser phóng bên.
ABSTRACT
EVALUATING OF THE INITIAL RESULTS OF THE TREATMENT OF BENIGN PROSTATIC
HYPERTROPHY BY SIDE-FIRING LASER SYSTEM
Nguyen Viet Thanh, Tran Viet Long, Pham Thang, Do Thi Khanh Hy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 19 - 23
Objectives: evaluate the effectiveness of treatment benign prostatic hypertrophy (BPH) patient by side-firing
laser system.
Material and methods: cross-sectional, descriptive study on 50 BPH patients treated by side-firing laser
system.
Results: Overall outcome: good and moderate 95.7%.
Conclusions: treatment benign prostatic hyperplasia patient by side-firing laser system is effective and safe.
Key words: Benign prostatic hypertrophy (BPH), side-firing laser
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một bệnh
thường gặp ở nam giới trên 45 tuổi, bệnh gây rối
loạn tiểu tiện (RLTT) kích thích và tắc nghẽn
đường tiểu, cùng các biến chứng làm ảnh hưởng
đến chất lượng sống của BN. Hiện có nhiều
phương pháp để điều trị các rối loạn tiểu tiện do
PĐTTL gây ra, trong đó có phương pháp điều
trị laser phóng bên.
Hệ thống laser phóng bên do hãng
BIOLITEC- CHLB Đức sản xuất, bao gồm máy
phát tia laser, nguồn laser diode bán dẫn xung,
bước sóng 980nm, với thiết bị dẫn truyền laser
theo nguyên lý phóng bên (dây dẫn laser được
trang bị mặt gương tại đầu dây giúp chuyển
hướng tia laser phóng ra cửa sổ bên, với góc
phóng tia là 700 cho phép quan sát phẫu trường
tốt hơn phóng thẳng. Nguyên lý phương pháp
điều trị này là dùng laser can thiệp vào mô tổ
chức bằng cách đốt nóng trực tiếp, gây bay hơi(6)
với ưu điểm là cầm máu rất tốt, ít phù nề, ít xâm
lấn, thời gian lưu xông tiểu ngắn. Sử dụng dung
dịch NaCl 0,9% làm dịch rửa.
Để bước đầu đánh giá hiệu quả của phương
pháp điều trị này và ứng dụng trên đối tượng
* BV Lão khoa trung ương
Tác giả liên lạc: Bs. Nguyễn Viết Thành, ĐT: 0985799957, Email: thanhnig@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 20
người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu
sau: (1) đánh giá hiệu quả bước đầu điều trị PĐTTL
bằng hệ thống laser phóng bên (2) mô tả các tai biến
biến chứng trong điều trị phì đại lành tính tuyến tiền
liệt bằng hệ thống laser phóng bên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh
nhân PĐTTL được điều trị bằng hệ thống bằng
hệ thống laser phóng bên tại bệnh viện Lão khoa
trung ương từ tháng 9 năm 2010.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Có rối loạn tiểu tiện (RLTT) từ trung bình
đến nặng (thang điểm triệu chứng IPSS>=8) ; lưu
lượng đỉnh dòng tiểu =<10ml/s.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thể tích tuyến tiền liệt (TTL) quá to >60 cm3 ;
đang bị nhiễm khuẩn tiết niệu ; có các bệnh kèm
theo: rối loạn đông máu, sỏi bàng quang, u bàng
quang, ung thư TTL, các tổn thương không đặt
được máy soi.
Phương pháp nghiên cứu
Dịch tễ học mô tả cắt ngang có so sánh trước
và sau điều trị.
Phương pháp đánh giá kết quả
- Đánh giá mức độ RLTT tiện qua thang
điểm triệu chứng IPSS (International prostate
symptom score) và thang điểm chất lượng sống
(quality of life- QoL) tại thời điểm trước điều trị
(ĐT) và sau ĐT 1, 3 tháng. Theo thang điểm
IPSS, chia ra làm 3 mức độ RLTT: nhẹ:0-7; trung
bình: 8-19; nặng:20-35 điểm.
- Đo lưu lượng đỉnh dòng tiểu (Qmax) bằng
máy Urospec trước phẫu thuật, trước khi ra viện
và sau 1, 3 tháng.
- Siêu âm đánh giá thể tích TTL, thể tích
nước tiểu tồn dư (NTTD) trước và sau ĐT 1, 3
tháng.
- Đánh giá sự thay đổi huyết động, điện giải
đồ trước và ngay sau phẫu thuật: công thức
máu, điện giải đồ.
- Mô tả tỷ lệ các tai biến và khó chịu của
bệnh nhân trong và sau điều trị.
- Đánh giá kết quả chung điều trị chia ra 3
mức (1) kết quả tốt: IPSS sau ĐT =<7 điểm, thể
tích TTL giảm nhiều, Qmax >= 10mml/s, không
còn NTTD; (2) kết quả khá: IPSS sau ĐT 8-19
điểm, Qmax >= 10mml/s, thể tích TTL và NTTD
có giảm nhỏ đi so với ban đầu; (3) kết quả kém:
không cải thiện các triệu chứng RLTT, Qmax,
thể tích TTL và NTTD không thay đổi (1,2,3).
Phương pháp xử lý số liệu: xử lý số liệu theo
phương pháp thống kê y học bằng chương trình
SPSS 10.0. Kiểm định test T-student và X2.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình 72,4± 8,37(55-92).Thời gian
mắc bệnh trung bình là 3,6 năm, có 44 BN (88%)
đã dùng thuốc nội khoa trước đó thường là
nhóm chẹn alpha1 và dutasteride, thời gian
dùng thuốc trung bình là 3,5 tháng. 8BN được
phẫu thuật nội soi hoặc mở dẫn lưu bàng quang
trên xương mu trước đó. Có 35 BN (70%) mắc
kèm theo 1 đến 4 bệnh. Thời gian lưu ống thông
niệu đạo trung bình 27 giờ (16-120).
Bảng 1: Nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số BN (n) Tỷ lệ (%)
55-69 9 18
>=70 41 82%
Tổng số (n) 50 100%
Chủ yếu là các bệnh nhân tuổi cao trên 70 tuổi
Bảng 2: Các bệnh khác kèm theo
Các bệnh khác kèm theo Số BN (n) Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp 30 60
Tai biến mạch não 7 14
Suy tim, suy vành 8 16
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 9 18
Suy thận mạn 2 4
Có bệnh mắc kèm 35 70
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 21
Bảng 3: xét nghiệm công máu và điện giải đồ máu
trước và ngay sau phẫu thuật
Xét nghiệm công
thức máu Trước
Sau phẫu
thuật P
Số lượng hồng cầu
(triệu/ml)
4,09 0,411 3,81 0,499 >0,05
Hemoglobin (g/l) 135,72 11,82 130,30 10,50 >0,05
Hematocrit (l/l) 0,44 0,038 0,400,031 >0,05
Số lượng tiểu cầu 241,94 45,30 231,35 46,04 <0,05
Na+ 136,876,41 135,65 6,79 >0,05
K+ 3,710,511 3,3 0,515 >0,05
Xét
nghiệm
điện giải
đồ máu Cl- 99,343,55 98,75 4,01 >0,05
Số BN (n) 50 50
Nhận thấy không có sự thay đổi đáng kể
trong các chỉ số xét nghiệm công thức máu
và điện giải đồ máu trước và ngay sau khi
phẫu thuật.
Hiệu quả điều trị
Triệu chứng rối loạn tiểu tiện theo thang điểm
IPSS, QoL trước và sau điều trị.
Bảng 4: So sánh mức độ RLTT, tổng điểm trước và
sau điều trị theo thang IPSS
Mức độ rối loạn theo
IPSS
Trước ĐT
(n)
Sau
1tháng (n)
Sau 3
tháng (n)
RL nhẹ 0 30 40
RLTB 1 16 5
RL nặng 49 2 2
Tổng số BN (n) 50 48 47
Tổng điểm IPSS (X SD) 29 5,07 10,175,17 6,62,67
P<0,01
Có sự thay đổi rõ rệt mức độ rối loạn tiểu
tiện sau điều trị. Tổng điểm thang điểm IPSS
cũng giảm đáng kể sau ĐT 3 tháng, với p<0,01.
Bảng 5 : So sánh thang điểm chất lượng sống (QoL)
trước và sau ĐT
Trước ĐT 1tháng 3 tháng
Số BN (n) 50 48 47
QoL (X
SD)
4,790,90 2,661,03 2,120,75
P<0,01
Thang điểm chất lượng sống giảm so với
thước khi điều trị, với p<0,01.
Thể tích NTTD, TTL trên siêu âm trước và sau
điều trị
Bảng 6: So sánh thể tích TTL, NTTD trên siêu âm,
Qmax trước và sau điều trị
Trước ĐT 1 tháng 3 tháng P
n 50 48 47
V TTL
X±SD(cm3)
37,23 16,34 23,17
13,12
21,9 12,17
V NTTD
X±SD (cm3)
50,1228,12 10,549,7 11,326,7
Qmax X±SD
(ml/s)
5,86 3,92 11,3
3,34
13,0 2,4
P<0,01
Có sự cải thiện rõ lưu lượng dòng tiểu đỉnh,
thể tích nước tiểu tồn dư và thể tích tuyến tiền
liệt sau khi điều trị, với p<0,01.
Kết quả điều trị chung
Bảng 7: Kết quả chung sau điều trị 1 tháng, 3 tháng
Sau 1 tháng 3 tháng Kết quả điều trị
n % n %
Tốt 30 62,5 40 85,1
Khá 16 33,3 5 10,6
Kém 2 4,1 2 4,3
Tổng số 48 100% 47 100%
Số bệnh nhân đạt kết quả tốt tăng thêm ở
thời điểm tháng thứ 3 sau điều trị
Các tai biến, khó chịu trong và sau điều trị
Bảng 5: Các biến chứng, khó chịu trong và sau điều trị
Trong ĐT 1tháng 3tháng Các biến chứng, khó chịu
của BN n % n % n %
Chảy máu 1 2 2 4 0
Hội chứng nội soi 0 0
Nhiễm khuẩn tiết niệu 3 6
Tình trạng kích thích niệu
đạo 3 6
Bí đái dài ngày > 1 tuần 2 4
Đái khó sau rút xông tiểu 4 8
Xơ chít hẹp cổ bàng quang 0 0 0 0 0 0
Tử vong 0 0 0 0 0 0
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
- Tuổi trung bình của BN trong nhóm
nghiên cứu cao hơn so với báo cáo của trên 106
BN điều trị bằng hệ thống laser nội tuyến Indigo
830e, trong đó có BN cao tuổi nhất là 92 tuổi,
chủ yếu là nhóm tuổi già trên 70 tuổi chiếm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Thận Niệu 22
82%(1).
- Bệnh lý phối hợp: người tuổi cao thường
mắc kèm nhiều bệnh lý, 70% BN có mắc kèm
theo ít nhất là 1 bệnh, người nhiều nhất là 4
bệnh kèm theo. Bệnh lý phối hợp nhất là các
bệnh tim mạch, phổi thường là yếu tố nguy cơ
cao gây tử vong trong điều trị can thiệp
PĐTTL(2).
- Thời gian lưu xông tiểu trung bình 27
tiếng, đa số BN cần lưu xông tiểu 18 tiếng là
ngắn hơn so với phương pháp điều trị laser nội
tuyến(1), do phương pháp phẫu thuật này ít chảy
máu, ít phù nề nên khả năng hồi phục nhanh
hơn.
- Các xét nghiệm công thức máu và điện giải
đồ thay đổi không đáng kể trước và ngay sau
phẫu thuật chứng tỏ lượng máu mất và dịch hấp
thu trong phẫu thuật không đáng kể.
- Tất cả 50 BN được điều trị bằng hệ thống
laser phóng bên đều không phải truyền máu
hay dung dịch thay thế máu.
Hiệu quả điều trị
- Sau điều trị có cải thiện rõ rệt tỷ lệ BN có
RLTT mức độ nặng giảm đi, tỷ lệ BN RLTT mức
độ nhẹ tăng lên theo thời gian. So sánh phương
pháp điều trị bằng hệ thống laser nội tuyến thấy
cải thiện tốt hơn về tỷ lệ RLTT mức độ nhẹ(1).
- Có sự giảm đáng kể tổng điểm IPSS sau
điều trị, có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tương
tự như các báo cáo trên thế giới của Wendt-
Nordahl G, Ning Wu (2007) Davis. S. Turk
(2006) điều trị PĐTTL bằng hệ thống laser
phóng bên(5,7,8).
- Có sự giảm rõ tổng điểm QoL sau điều
trị, có ý nghĩa thống kê với p<0,01. So với điều
trị phẫu thuật nội soi thì mức giảm này kém
hơn(3). Tuy nhiên cỡ mẫu còn nhỏ nên khó so
sánh với phương pháp điều trị bằng hệ thống
laser nội tuyến hoặc so với phương pháp
phẫu thuật khác(1,2).
- Có sự giảm rõ thể tích NTTD, có ý nghĩa
thống kê với p<0,01.
- Kết quả chung sau điều trị trong nghiên
cứu này: tốt và khá tăng dần tại thời điểm 3
tháng là 95,7%. So với điều trị nội khoa(3,4) thì tỷ
lệ cho kết quả tốt và khá cao hơn. Tương tự như
các báo cáo trên thế giới của Wendt-Nordahl G,
Ning Wu (2007), Davis. S. Turk (2006) điều trị
PĐTTL bằng hệ thống laser phóng bên(5,7,8). So
với phương pháp điều trị laser nội tuyến thì tỷ
lệ kết quả chung đạt mức tốt cao hơn, tuy nhiên
cỡ mẫu bé hơn.
- Các tai biến của phương pháp điều trị laser
phóng bên như chảy máu trong phẫu thuật 1
BN, chảy máu trong khi phẫu thuật 1 BN do lúc
đầu chưa nhiều kinh nghiệm trong điều trị. BN
này được khắc phục bằng kéo nơ 3 tiếng đồng
hồ và rửa bàng quang nhỏ giọt liên tục, không
phải truyền máu.
+ Đái máu sau phẫu thuật 2BN, đái máu số
lượng ít, có biểu hiện viêm nhiễm khuẩn kèm
theo. Hết sau khi điều trị kháng sinh.
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu 3BN, các BN này
được điều trị kháng sinh,
+ Các khó chịu của BN như kích thích đường
tiểu 2BN, đái khó tạm thời sau rút xông tiểu 4
BN.
+ Có 2 BN bí đái kéo dài trên 1 tuần trong đó
1BN bí tiểu cấp dẫn lưu ra trên 1lít nước tiểu, 1
BN có tình trạng kali máu thấp kèm theo.
+ Chưa thấy BN nào bị xơ chít hẹp cổ bàng
quang và niệu đạo, cần theo dõi và đánh giá dài
hạn hơn.
KẾT LUẬN
- Phương pháp điều trị phì đại lành tính
tuyến tiền liệt bằng laser phóng bên có hiệu
quả tốt trong điều trị, giúp cải thiện triệu
chứng rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS,
QoL, tăng tốc độ lưu lượng đỉnh dòng tiểu,
giảm thể tích TTL và NTTD. 95,7% bệnh nhân
đạt kết quả điều trị tốt và khá.
- Phương pháp này là phương pháp an toàn,
ít có các tai biến nghiêm trọng trong và sau điều
trị, phù hợp với bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều
bệnh phối hợp.
- Cần có chỉ định chặt chẽ hơn do phương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 23
pháp không lấy được mẫu bệnh phẩm giải phẫu
bệnh sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Thành, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2008) Đánh giá kết quả
điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng hệ thống laser nội
tuyến Indigo 830e-Tạp chí nghiên cứu y học 55(3)-2008, tr. 82-86
2. Nguyễn Bửu Triều (2001)Kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến
tiền liệt bằng cắt nội soi trong 15 năm (6/1981-6/1996) tại bệnh
viện Việt Đức
ố 4,5,6.
3. Nguyễn Thị Tuyết (1997)Góp phần đánh giá những thay đổi về
lâm sàng và cận lâm sàng trong điều trị U tiền liệt tuyến bằng
Tadenan tại viện bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi- Luận văn thạc sỹ
y học- ĐHY Hà Nội- 1997
4. Trần Đức Thọ (2005) Đánh giá tác dụng của viên nang trinh nữ
hoàng cung trong điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt- Đề tài
cấp Bộ -2005
5. Turk D. (2007). Using the Evolved 980nm laser for treatment of
BPH in the Office Setting wth local anesthesia
6. Vũ Công Lập-Trần Công Duyệt-Đỗ Kiên Cường (1999). Đại
cương về Laser y học và Laser ngoại khoa- Nhà xuất bản y học
12/1999, tr.13-23
7. Wendt-Nordahl G (2007). 980-nm Diode laser: a novel laser
technology for vaporization of the prostate. - Eur Urol - 01-
DEC-2007; 52(6): 1723-8
8. Wu N. (2007). Evole for treating BPH-Win-Win proposition for
both patient and physician www.biolitec-us.com/.../ Ning-
_Wu_EVOLE for treating _BPH.pdf