Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ xuất hiện, tính đối xứng, sự phân bố theo giới của hai đặc
điểm này, từ đó so sánh với các dân tộc khác. Xác định đặc điểm răng cửa hình xẻng về sự khác biệt giới tính,
tính đối xứng và đặc điểm Carabelli ở bộ răng người Katu.
Đối tượng và phương pháp: Đặc điểm răng cửa hình xẻng trên răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên
và núm Carabelli trên răng cối lớn 1 và 2 hàm trên được quan sát trên mẫu hàm cuả bộ răng người dân tộc
Katu.
Kết quả: Đặc điểm răng cửa hình xẻng rõ và trung bình chiếm ưu thế. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa về độ sâu hõm lưỡi giữa răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên trên bộ răng người Katu. Tỷ lệ không
biểu hiện đặc điểm Carabelli chiếm ưu thế. Răng cối lớn 1 có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa so
với răng cối lớn 2. Không có sự bất đối xứng giữa hai hàm và không có sự phân biệt giới tính được tìm thấy đối
với cả hai đặc điểm này. Kết quả không cho thấy có sự ảnh hưởng của đặc điểm răng cửa hình xẻng đối với nét
Carabelli.
Kết luận: Bộ răng người Katu mang đặc điểm của bộ răng Mongoloid Á
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm răng cửa hình xẻng và núm Carabelli ở người Katu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 47
ĐẶC ĐIỂM RĂNG CỬA HÌNH XẺNG VÀ NÚM CARABELLI
Ở NGƯỜI KATU
Phan Anh Chi*, Hoàng Tử Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ xuất hiện, tính đối xứng, sự phân bố theo giới của hai đặc
điểm này, từ đó so sánh với các dân tộc khác. Xác định đặc điểm răng cửa hình xẻng về sự khác biệt giới tính,
tính đối xứng và đặc điểm Carabelli ở bộ răng người Katu.
Đối tượng và phương pháp: Đặc điểm răng cửa hình xẻng trên răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên
và núm Carabelli trên răng cối lớn 1 và 2 hàm trên được quan sát trên mẫu hàm cuả bộ răng người dân tộc
Katu.
Kết quả: Đặc điểm răng cửa hình xẻng rõ và trung bình chiếm ưu thế. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa về độ sâu hõm lưỡi giữa răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên trên bộ răng người Katu. Tỷ lệ không
biểu hiện đặc điểm Carabelli chiếm ưu thế. Răng cối lớn 1 có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa so
với răng cối lớn 2. Không có sự bất đối xứng giữa hai hàm và không có sự phân biệt giới tính được tìm thấy đối
với cả hai đặc điểm này. Kết quả không cho thấy có sự ảnh hưởng của đặc điểm răng cửa hình xẻng đối với nét
Carabelli.
Kết luận: Bộ răng người Katu mang đặc điểm của bộ răng Mongoloid Á.
Từ khóa: Răng cửa hình xẻng, độ sâu hõm lưỡi, nét Carabelli, Katu.
ABSTRACT
CHARACTERISTIC MAXILLLARY INCISOR LINGUAL FOSSA DEPTH AND CARABELLI’S TRAIT IN
KATU DENTITIONS
Phan Anh Chi, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 47 - 55
The objectives: Maxilllary incisor lingual fossa depth and Carabelli’s trait in first and second maxillary
molars was measured on casts of Katu dentitions.
Materials and method: This study was conducted to investigate the frequency, side asymmetry and sex
dimorphism of the shovel-shape trait and Carabelli’s trait, the findings are compared with the trait as found in
other populations.
Results: Marked shovel-shape and semi-shovel were found most frequently. The finding of mean lingual
fossa depth to be significantly different in centrals and laterals confirms the finding for Katu population. The
absence of this trait was observed most frequently. The first molar have the Carabelli’trait more significantly than
the nsecond molar. No directional side asymmetry and no sex difference in the shovel-shape and Carabelli trait
was present. Results don’t show the effects of the shovel trait on Carabelli’s trait in Katu population.
Conclusion: Katu dentitions are a characteristic of present Asiatic Mongoloids.
Key words: shovel shaped, lingual fossa depth, Carabelli’s trait, Katu.
*: Khoa RHM – Đại học Y khoa Huế, **: Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Phan Anh Chi ĐT: 0905678248, Email: anhchitogether@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 48
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân học răng có thể được xem như là sự
gặp gỡ của nhân chủng học, sinh học, cổ sinh
học và khoa học nha khoa. Những thông tin có
được từ bộ răng người là rất đa dạng và phong
phú. Đây là cơ sở nền tảng giúp nghiên cứu, giải
thích hiện tượng di dân, sự đan xen và giao thoa
giữa các nền văn hóa. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh răng và bộ răng thể hiện các giai
đoạn của nền văn minh nhân loại, nhất là các
điều kiện sống, chế độ ăn và các quá trình thích
nghi. Các cơ sở dữ liệu bao gồm: những đặc
điểm mô tả (không đo đạc), đặc điểm đo đạc,
bệnh lý răng, và những cấu trúc thoái bộ của
răng. Hình thái răng, đặc biệt là nghiên cứu về
những đặc điểm mô tả, liên quan đến tính trạng
di truyền còn được sử dụng để so sánh các cộng
đồng cùng chủng tộc và giữa các chủng tộc.
Trong số các đặc điểm mô tả của bộ răng,
răng cửa hình xẻng và núm Carabelli là hai đặc
điểm thu hút nhiều nghiên cứu nhất và đã được
chứng minh là có giá trị phân loại chủng tộc cao.
Với mong muốn góp phần vào nguồn tư liệu
hình thái nhân học răng của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, trên cơ sở tiếp cận phương pháp
nghiên cứu nhân học tộc người, chúng tôi tiến
hành thu thập mẫu hàm và khai thác dữ liệu về
hai đặc điểm mô tả này trên bộ răng của người
dân tộc Katu, một trong những dân tộc thiểu số
có số dân tương đối đông ở vùng núi Thừa
Thiên Huế, nhằm các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả đặc điểm răng cửa hình xẻng về sự
khác biệt giới tính, tính đối xứng ở răng cửa giữa
và răng cửa bên hàm trên.
2. Mô tả đặc điểm núm Carabelli về sự khác
biệt giới tính, tính đối xứng trên răng cối lớn I và
răng cối lớn II hàm trên.
3. Trình bày tương quan giữa đặc điểm răng
cửa hình xẻng và đặc điểm Carabelli ở bộ răng
người Katu.
4. Trình bày đặc điểm bộ răng người Katu về
hình thái nhân học.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng của nghiên cứu
100 bộ mẫu hàm được lấy từ 100 người Katu
trưởng thành từ 18-25 đang cư trú tại xã Hương
Lâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp áp
dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong
nghiên cứu nhân học tộc người:
- Độ sâu của hõm lưỡi được xác định tại
điểm giữa mặt trong răng cửa giữa và răng cửa
bên hàm trên bằng thước trượt có độ chính xác
0,1mm.
Căn cứ vào chiều sâu đo được tại điểm giữa
mặt trong răng cửa giữa và răng cửa bên hàm
trên, có bốn mức độ, tương ứng với nhận xét
nêu trên:
+ Không có hình xẻng: chiều sâu bằng 0mm: 0
+ Có vết hình xẻng (hoặc hình xẻng mờ):
chiều sâu <0,8mm: 1
+ Hình xẻng trung bình (bán xẻng hoặc hình
xẻng vừa): chiều sâu bằng 0,8-1mm: 2
+ Hình xẻng rõ: chiều sâu > 1mm: 3
- Núm Carabelli: Dahlberg (1963) chia 7 mức
độ thể hiện trên răng vĩnh viễn:
+ Không có thể hiện nào của núm Carabelli: 0
+ Có một rãnh: 1
+ Có một hố: 2
+ Có 2 rãnh (có thể giới hạn một núm rất
nhỏ): 3
+ Núm nhỏ: 4
+ Núm trung bình: 5
+ Núm lớn: 6
KÊT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Phân phối đặc điểm răng cửa hình xẻng
Nghiên cứu cho thấy ở cả răng cửa giữa và
răng cửa bên hàm trên, tỷ lệ RCHX rõ chiếm ưu
thế, tỷ lệ vết hình xẻng và không có hình xẻng
rất thấp (Bảng 1 và bảng 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 49
Bảng 1. Tỷ lệ RCHX theo các mức độ và so sánh
giữa hai bên hàm ở răng cửa giữa trên
Răng cửa giữa P*T
0 1 2 3 X2 (df=3) P
P 1 6 16 77
0,711 >0,05
X2 (df=3)=1,489; p<0,001
T 1 8 19 72
X2 (df=3)=1,244; p<0,001
Bảng 2: Tỷ lệ RCHX theo các mức độ ở răng cửa bên
trên
Răng cửa bên P*T
0 1 2 3 X2 (df=3) P
P 1 29 46 24
0,508 >0,05
X2 (df=3)= 41,36; p<0,001
T 1 26 51 22
X2 (df=3)= 50,48; p<0,001
Kết quả ở bảng 1 và bảng 2 còn cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) về đặc
điểm RCHX giữa hai bên hàm của răng cửa giữa
và răng cửa bên hàm trên. Như vậy là có sự đối
xứng giữa hai bên.
Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu
của Monrad(20,21), Gisle Bang(3): không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa răng cửa bên phải và
bên trái.
Còn đối với nghiên cứu của Hdrilicka(13),
Monrad(20), Dahlberg cho rằng sự bất đối xứng
giữa bên phải và bên trái hàm vẫn có thể xảy ra.
Sự bất đối xứng này có thể là do yếu tố di truyền
với hiệu ứng một bên hoặc có thể do những sai
số trong quá trình đo đạc. Tác giả Garn Lewis và
Kerewsky (1965, 1966) cho rằng đặc tính về kích
thước được quy định bởi những gen nằm trên
nhiễm sắc thể X, vì vậy cặp nhiễm sắc thể X
trong các tế bào sinh dưỡng ở nữ giới sẽ làm cho
nữ giới có nhiều bất đối xứng hơn ở nam giới.
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng
sự khác biệt giữa hai bên phải và trái là rất ít và
hiếm khi có ý nghĩa.
So sánh đặc điểm RCHX ở răng cửa giữa
giữa người Katu và một số dân tộc khác
trong nước
Khi so sánh RCHX rõ của người Katu với
dân tộc Việt, Ê đê, Cơ ho cho thấy có sự khác
biệt rất có ý nghĩa (p<0,001) giữa nhóm Katu và
ba nhóm còn lại (Bảng 3): mức độ biểu hiện đặc
điểm RCHX tăng dần theo thứ tự Cơ ho, Ê đê,
Việt và Katu. Sự khác biệt về phân phối đặc
điểm hình thái này giữa các dân tộc Việt Nam
được thể hiện rõ hơn qua bảng 3 và biểu đồ 1.
Bảng 3: So sánh mức độ RCHX rõ giữa người Katu
và một số dân tộc khác trong nước
Cặp so
sánh 0+1+2 3 X
2(df=1) p
Katu 26 74
9,86 <0,001
Việt 42,26 57,74
Katu 26 74
123,526 <0,001
Ê đê 86,57 13,43
Katu 26 74
129,669 <0,001
Cơ ho 88 12
Kinh
Katu
EÂ ñeâ
Cô ho
0
1
2
3
Biểu đồ 1: Phân phối mức độ RCHX của một số dân
tộc trong nước
Điều này càng khẳng định đặc tính chủng
tộc của đặc điểm RCHX: hầu hết răng của chủng
tộc Mongoloid có đặc điểm này rõ rệt trong khi
hầu hết chủng tộc Caucasoid lại thường thiếu
đặc điểm này.
Tuy nhiên việc so sánh với các dân tộc khác
tương đối khó khăn vì thang đánh giá mức độ
biểu hiện đặc điểm RCHX không đồng nhất
giữa các tác giả, do đó việc so sánh này chỉ mang
ý nghĩa tương đối.
Như chúng ta đã biết, RCHX là một trong
những đặc điểm hình thái chủng tộc nổi bật
của bộ răng người, từ lâu, đặc điểm này luôn
được xem là đặc điểm có giá trị nhất để khẳng
định hay bác bỏ yếu tố Mongoloid đối với một
nhóm loại hình hoặc một tiểu chủng(12,13). Do
đó, với kết quả bước đầu này, chúng tôi có thể
khẳng định bộ răng người Katu là một biến thể
từ mẫu cơ bản Mongoloid với biểu hiện đặc
điểm RCHX rất rõ nét (93% có biểu hiện RCHX
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 50
rõ và trung bình ở răng cửa giữa và 70% ở
răng cửa bên hàm trên).
Mức độ biểu hiện đặc điểm RCHX theo
giới
Bảng 4 và bảng 5 cho thấy, ở răng cửa giữa,
và răng cửa bên không có sự khác biệt có ý
nghĩa về RCHX giữa nam và nữ.
Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu
của Gilse Bang và cộng sự(2), Francisco và cộng
sự(7), Hrdlicka(13), Monrad(20): không có sự khác
biệt về giới tính đối với đặc điểm RCHX ở răng
cửa giữa cũng như răng cửa bên hàm trên ở
người Eskimo, người Argentine, Norwegian.
Hrdlicka(13), đều cho rằng sự khác biệt về giới
tính này không lớn và cũng không thường quy.
Tuy nhiên đối với nghiên cứu của Edward F.
Harris(10), ông cho rằng nữ giới có biểu hiện đặc
điểm RCHX cao hơn so với nam giới ở các dân
tộc Caucasoid, Asians, American Indian và rõ
nhất là các dân tộc ở các đảo Thái Bình Dương.
Sự khác nhau này có thể là do tính chất mẫu:
kích thước mẫu, sự đồng nhất về chủng tộc
trong mẫu nghiên cứu, nhưng cũng có thể do
ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Monrad lại cho
rằng, sự khác biệt giới tính có thể do yếu tố dinh
dưỡng, môi trường và các yếu tố khác đã ảnh
hưởng đến quá trình hình thành răng(21).
Giả thuyết của Lyon(19) cho rằng một trong
hai nhiễm sắc thể X ở tế bào sinh dưỡng của nữ
giới không được tái phục hồi hoạt động sớm
trong quá trình phát triển, do đó ở cả hai giới
đều chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động trong
mỗi một tế bào sinh dưỡng. Tuy nhiên,
Gruneberg(9) lại đưa ra giả thuyết về nhiễm sắc
thể X-bổ sung, giả thuyết này cho rằng cả hai
nhiễm sắc thể X trong tế bào của người phụ nữ
cùng nhau thực hiện chức năng của nhiễm sắc
thể X đơn lẻ trong các tế bào ở nam giới.
Bảng 4: So sánh mức độ biểu hiện RCHX giữa nam
và nữ của răng cửa giữa
Răng cửa giữa
P X 2(df=3) P
Giới
0 1 2 3
2,397 >0,05Nam 1,0% 2,0% 7,0% 42,0%
Nữ 0,0% 4,0% 9,0% 35,0%
T
Giới Nam 1,0% 3,0% 9,0% 39,0% 2,397 >0,05
Nữ 0,0% 5,0% 10,0% 33,0%
Bảng 5. So sánh mức độ biểu hiện đặc điểm RCHX
giữa nam và nữ của răng cửa bên
Răng cửa bên
P X 2(df=3) P
Giới
0 1 2 3
2,465 >0,05Nam 1,0% 14,0% 22,0% 15,0%
Nữ 0,0% 15,0% 24,0% 9,0%
T
Giới Nam 1,0% 10,0% 9,0% 39,0% 5,162 >0,05
Nữ 0,0% 16,0% 25,0% 7,0%
So sánh mức độ biểu hiện RCHX giữa răng
cửa giữa và răng cửa bên
Bảng 6 cho thấy răng cửa giữa có biểu hiện
đặc điểm RCHX nhiều hơn có ý nghĩa (p<0,001)
so với răng cửa bên ở cả bên phải và bên trái.
Bảng 6. So sánh về mức độ RCHX giữa răng cửa
giữa và răng cửa bên
Bên phải X 2(df=3) p
0 1 2 3
57,442 <0,001RCG 1 6 16 77
RCB 1 29 46 24
Bên trái
RCG 1 8 19 72
50,754 <0,001
RCB 1 26 51 22
Kết quả này cũng tương tự với kết quả
nghiên cứu của Monrad(20,21): răng cửa giữa có
biểu hiện RCHX cao hơn so với răng cửa bên
hàm trên.
Nghiên cứu của Gisle Bang(2), lại cho kết quả
ngược lại: không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
răng cửa giữa và răng cửa bên.
Ở người Âu, hõm lưỡi răng cửa bên thường
sâu hơn răng cửa giữa. Đây được xem là một
đặc trưng chủng tộc(12).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 51
Chủng tộc Mongoloid không có sự khác
nhau nhiều về độ sâu của hõm lưỡi giữa răng
cửa giữa và răng cửa bên so với chủng tộc
Caucasoid.
Bảng 7 và bảng 8 cho thấy có mối liên quan
rất có ý nghĩa (p<0,001) về biểu hiện RCHX giữa
răng cửa giữa và răng cửa bên cả bên phải và
bên trái.
Tương tự, nghiên cứu của Francisco(7) cũng
cho rằng mối tương quan giữa đặc điểm RCHX
của răng cửa giữa và răng cửa bên rất có ý
nghĩa. Điều này gợi ý rằng có thể có cùng một
gen quy định hình dáng cho cả hai loại răng cửa.
Bảng 7: Mối liên quan về mức độ RCHX giữa răng
cửa giữa và răng cửa bên bên phải
Răng cửa giữa P X
2
(df=9) p
R
ăn
g
cử
a
bê
n
P 0 1 2 3
1,241 <0,001
0 1 0 0 0
1 0 5 10 14
2 0 1 6 39
3 0 0 0 24
Bảng 8: Mối liên quan về mức độ RCHX giữa răng
cửa giữa và răng cửa bên bên trái
Răng cửa giữa T X
2
(df=9) p
R
ăn
g
cử
a
bê
n
T 0 1 2 3
1,254 <0,001
0 1 0 0 0
1 0 7 6 13
2 0 1 13 37
3 0 0 0 22
Phân phối đặc điểm nét Carabelli
Những đặc điểm mô tả răng được xếp vào
loại biến gần như liên tục hoặc được chuyển
Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng bảng
phân loại của Dahlberg (1963) với 7 mức độ,
trong đó ở răng cối lớn I, II hàm trên được thể
hiện qua Bảng 9 và Bảng 10.
Bảng 9: Sự phân phối các mức độ nét Carabelli theo
số lần gặp và tỷ lệ % ở răng cối lớn I
Răng cối lớn I P*T
0 1 2 3 4 5 6 X2 (df=5) P
P 34 23 4 22 8 6 3
1,515 >0,05
X2=60,58 (df=6); p<0,001
T 37 18 3 27 7 6 2
X2=76,4(df=6); p<0,001
Bảng 10: Sự phân phối các mức độ nét Carabelli theo
số lần gặp và tỷ lệ % ở răng cối lớn II
Răng cối lớn II P*T
0 1 2 3 4 5 6 X2 (df=5) P
P 77 13 3 7 0 0 0
6,255 >0,05
X2=146,2 (df=6); p<0,001
T 64 25 2 8 1 0 0
X2=139,5 (df=6); p<0,001
Khi so sánh mức độ biểu hiện núm Carabelli
giữa các nhóm dân tộc bằng pháp kiểm Chi-
bình phương, kết quả cho thấy có sự khác biệt
rất có ý nghĩa (p<0,001) giữa người Katu và
người Việt; có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
giữa người Katu và người Ê đê, nhưng không có
sự khác biệt có ý nghĩa giữa người Katu và
người Cơ ho (Bảng 11 và Biểu đồ 2). Như vậy
đặc điểm hình thái răng của người Katu nằm ở
vị trí trung gian giữa người Việt và người Ê đê,
Cơ ho.
Bảng 11: So sánh mức độ biểu hiện núm Carabelli
giữa người Katu và một số dân tộc khác trong nước
Nhóm 0+1+2+3 4+5+6 X2 p
Katu 84 16
175,015 <0,001
Việt 85,19 14,81
Katu 84 16
6,866 <0,05
Ê đê 71,43 28,57
Katu 84 16
1,581 >0,05
Cơ ho 78,36 21,64
Vieät
Katu
EÂ ñeâ
Cô ho
0
1
2
3
4
5
6
Biểu đồ 2: Phân phối đặc điểm Carabelli ở các dân
tộc trong nước
Theo nghiên cứu của Tsai(30), Huang(15), nét
Carabelli xuất hiện không thường xuyên ở
người Đài Loan, người Trung Quốc, các kết
quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của
chúng tôi.
Nhưng khi so sánh với các nghiên cứu trên
các dân tộc thuộc chủng tộc Caucasoid như
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 52
nghiên cứu của Edward.F. Harris(10) trên người
Mỹ trắng thì thấy có sự khác biệt so với kết quả
nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả ở bảng 9 và bảng 10 còn cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) về biểu
hiện đặc điểm Carabelli giữa hai bên cung hàm
ở cả răng cối lớn I và răng cối lớn II.
Kết quả này cũng tương tự với kết luận của
nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều dân tộc
khác nhau như nghiên cứu của Salako và cộng
sự(25). Các phân tích về cơ chế đối xứng cho
thấy đặc điểm dù có hay không có mặt ở bất
kỳ hình thức nào, nói chung cho thấy một sự
phát triển song phương.
Trong khi đó một số tác giả khác lại cho kết
luận hoàn toàn ngược lại: không có sự đối xứng
giữa hai bên hàm. Trong nghiên cứu của
Towsend (1992) thì sự đối xứng diễn ra rất ít, chỉ
một vài trường hợp, trong khi đó trong số
những người có biểu hiện sự bất đối xứng thì
cũng không có bằng chứng cho thấy một bên
luôn luôn lớn hơn hoặc nhỏ hơn bên kia, không
có sự nhất quán trong chiều hướng bất đối xứng.
Mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli theo
giới
Không có sự khác biệt về giới tính trong biểu
hiện nét Carabelli ở nghiên cứu của chúng tôi ở
cả răng cối lớn thứ I cả hai bên hàm và răng cối
lớn thứ II cả hai bên hàm (Bảng 11 và 12).
Kết quả này cũng tương tự với nhiều nghiên
cứu trên thế giới như nghiên cứu của Towsend
và cộng sự, đều đưa ra cùng một kết luận. Điều
này cho thấy tính lưỡng hình giới tính của đặc
điểm này không có sự phân biệt giữa chủng tộc
Mongoloid và chủng tộc Caucasoid.
Tuy nhiên một vài nghiên cứu lại cho thấy
có sự khác biệt về giới tính có ý nghĩa đối với
đặc điểm này: nam giới có tỷ lệ mức độ biểu
hiện núm Carabelli cao hơn so với nữ giới như
nghiên cứu của Tsai và cộng sự(30), Hrdlicka(13).
Điều này gợi ý rằng hiện tượng lưỡng giới của
đặc điểm thay đổi giữa các dân tộc.
Bảng 12: Đặc điểm Carabelli theo các mức độ, so
sánh giữa nam và nữ ở răng cối lớn I
Răng cối lớn I phải
0 1 2 3+4+5+6 X2 (df=3) p
Nam 13 14 4 21
7,051 >0,05
Nữ 21 9 0 18
Răng cối lớn I trái
Nam 18 9 1 24
1,059 >0,05
Nữ 19 9 2 18
Bảng 13: Đặc điểm nét Carabelli theo các mức độ, so
sánh giữa nam và nữ ở răng cối lớn II
Răng cối lớn II phải
0 1 2 3+4+5+6 X2 (df=3) p
Nam 38 8 1 5
2,168 >0,05
Nữ 39 5 2 2
Răng cối lớn II trái
Nam 35 10 1 6
2,406 >0,05
Nữ 29 15 1 3
So sánh mức độ biểu hiện đặc điểm Carabelli
giữa răng cối lớn I và răng cối lớn II
Răng cối lớn I bên phải và bên trái đều có
biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý
nghĩa so với răng cối lớn II (Bảng 14).
Bảng 14: So sánh biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa
răng cối lớn I và răng cối lớn II
Bên phải X2 (df=5) p
0 1 2 3 4 5 6
44,337 <0,001RCL I 34 23 4 22 8 6 3
RCL II 77 13 3 7 0 0 0
Bên trái
RCL I 37 18 3 27 7 6 2
31,372 <0,001
RCL II 64 25 2 8 1 0 0
Mối tương quan về mức độ biểu hiện đặc
điểm núm Carabelli giữa răng cối lớn I và
răng cối lớn II
Biểu đồ 3 và 4 cho thấy mối tương quan
thuận có ý nghĩa giữa răng cối lớn I và răng cối
lớn II (r=0,384; p<0,01) ở bên phải và (r=0,477;
p<0,01) ở bên trái.
Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên
cứu của Iztok Stamfelj và cộng sự (2006)(27).
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu rất ít khi
nghiên cứu đặc điểm hình thái này trên răng cối
lớn II vì thường ở răng này tỷ lệ có biểu hiện đặc
điểm rất thấp, có khi là không có răng cối lớn II
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 53
có biểu hiện đặc điểm. Sự khác nhau về biểu
hiện đặc điểm này giữa răng cối lớn I và răng cối
lớn II rất khó được đánh giá thống kê do số răng
cối lớn II có đặc điểm này là rất nhỏ.
r=0,384; p<0.01
0
1
1
2
2
3
3
4
0 1 2 3 4 5 6 7
Raêng coái lôùn I P
R
aên
g
co
ái l
ôùn
II
P
Biểu đồ .3: Tương quan về mức độ biểu hiện đặc
điểm Carabelli của răng cối lớn I và II bên phải
r = 0,477; p<0,01
0
1
1
2
2
3
3
4
4
5
0 1 2 3 4 5 6 7
Raêng coái lôùn I T
R
aên
g
co
ái l
ôùn
II
T
Biểu đồ 4: Tương quan về mức độ biể