Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
- Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt:Mùa hè Mùa đông.
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng.
- Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5%.
- Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm.
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa phương.Ngoài ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá
19 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6088 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tài nguyên và phương pháp sử dụng lảnh thổ vùng Tây Bắc và vùng bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG LẢNH THỔ VÙNG TÂY BẮC VÀ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
A. Đặc điểm tài nguyên
1.Vùng Tây Bắc
Vị trí vùng Tây bắc
.Tổng quan về vùng tây bắc
1.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên 37.533,8 km2, chiếm 11,33 % diện tích cả nước.
Dân số 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm 2007).
Bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình.
Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp với Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ.
1.1.2.. Địa hình
Đỉnh núi phanxipan
Địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ mạnh…
Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt – Trung…
Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143 m),...
Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt – Lào
Nằm giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – đông Nam. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau
1.1.3.Khí hậu
Hoàn lưu gió mùa
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
- Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt:Mùa hè Mùa đông.
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng.
- Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5%.
- Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm.
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa phương.Ngoài ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá…
1.2. Tài nguyên thiên nhiên:
1.2.1. Tài nguyên nước
-Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Bôi.
-Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), có chiều dài 983 km (trên đất Việt Nam dài 543 km).
-Nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam
-Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng tiềm năng và chưa được khai thác nhiều.
1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Vùng Tây Bắc là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản như than, kim loại đen, kim loại màu v.v…
-Than:có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu của địa phương.
-Niken, vàng:Đến nay đã phát hiện được 4 mỏ niken và hàng chục điểm quặng .Vàng sa khoáng phân bố dọc sông Đà và một số chỉ lưu, trên triền sông và Huyện Mường Tè, Phong Thổ, Quỳnh Nhai, Sìn Hồ, Thuận Châu…
-Đất hiếm:Đất hiếm vùng Tây Bắc có tiềm năng rất lớn với quy mô vào loại lớn nhất của Việt Nam.
-Nước nóng, nước khoáng:Ở Tây Bắc phát hiện được 80 điểm nước nóng và nước khoáng, trong đó có 16 điểm đã được điều tra kỹ và có giá trị sử dụng
Khoáng sản vùng Tây Bắc
1.2.3. Tài nguyên đất và rừng
Ruộng bậc thang
-Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm 9,92 %, đất lâm nghiệp 13,18 %, đất chuyên dùng 1,75 % và đất chưa sử dụng 75,13 %. Ở đây có hai dạng chính là đất đỏ vàng và đất bồi tụ giữa núi cũng như dọc hai bờ thung lũng sông.
- Vùng Tây Bắc có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhờ những cánh đồng rộng, khí hậu thích hợp, đặc biệt là nuôi bò lấy thịt và sữa ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
-Tài nguyên rừng của vùng đã bị khai thác mạnh.
1.3. Tài nguyên xã hội:
1.3.1.Có nền văn hoá đa dạng
Vùng tây bắc có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên vùng có một nền văn hóa rất phong phú ,đa dạng cả về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
-Người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước
-Người Thái chiếm gần 1,3 % dân số của cả nước.
-Ngoài ra còn có người Mông, định cư và hoạt động sản xuất ở các sườn núi với độ cao trên 1.500m sát biên giới phía Bắc đến thượng du Thanh Hoá, Nghệ An. Chiếm khoảng 0,7% dân số cả nước.
-Người Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000 m, tức là thấp hơn độ cao của người Mông ở lưng chừng núi, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với tốc độ đáng lo ngại.
-Cùng sinh sống trên địa bàn này với các dân tộc thiểu số có người Kinh.
1.3.2. Nguồn lao động
-Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 986 nghìn người, trong đó có 878 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 90,7 % tổng số lao động). Như vậy còn 9,3 % số lao động chưa có việc làm. Lao động của khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và dịch vụ chỉ có 23,4 %.
-Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động ước khoảng 163.000 người (chiếm 18,8 % lực lượng lao động).
2.Bắc trung bộ
2.1.Tổng quan về bắc trung bộ
Vị trí địa lý bắc trung bộ
2.1.1. Vị trí địa lý:
Phía bắc giáp với vùng kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng, phía Tây giáp CHDCN Lào, phía nam giáp vùng kinh tế Nam Trung Bộ và phía Đông là biển Đông.
- Diện tích: khoảng 51552 km2.
- Đơn vị hành chính: gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Dân số: khoảng 10 668.300 người
2.1.2.Địa hình
Một lãnh thổ miền núi có những tài nguyên tương đối đa dạng nhưng sự khai thác gặp không ít những khó khăn.
Bắt đầu từ Thanh Hoá trở xuống đến các tỉnh khác của miền Trung, lãnh thổ nào cũng hầu như gồm 3/4 là đồi núi, khoảng 1/3 diện tích còn lại là đồng bằng.
Nếu nhơ ranh giới phía bắc của Thanh Hoá, dãy núi đá vôi xen lẫn đá phiên từ Tây Bắc xuống còn chạy thành từng dãy song song, trong đó sông Mã đào lòng của mình để ra vịnh Bắc Bộ, thì từ phía nam sông Mã trở xuống, địa hình núi đã trở nên phức tạp hơn.
Các núi ở Thanh Hoá giáp với biên giới Việt Lào đều là những núi cao trung bình và thấp. Do được cấu tạo bởi các loại đá có độ bền vững khác nhau, đồng thời bị chia cắt bởi một mạng lơới sông suối rậm rạp, miền núi phía tây Thanh Hoá thường chỉ đạt độ cao trên dưới 1000m-1500m (Bù Rinh 1291 m, Bù Chó 1563 m).
Miền núi ở Nghệ An - Hà Tĩnh địa đầu của dãy Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam trái lại hiểm trở hơn nhiều. Các núi cao đều nằm ở biên giới Việt Lào. Các con đường giao thông từ đồng bằng lên đều phải men theo các thung lũng sông để đến những đèo thấp.
Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ có diện tích tổng cộng là khoảng trên 6.200 km2, trong đó riêng đồng bằng Thanh Hoá đã chiếm gần một nửa, do đó là đồng bằng rộng nhất của toàn miền Trung. Quang cảnh của đồng bằng Thanh Hoá lặp lại một phần quang cảnh của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhất là ở khu vực Nga Sơn.
Phần chính của đồng bằng Thanh Hoá là do phù sa sông Mã và sông Chu bồi đắp. Cũng như ở đồng bằng sông Hồng, bao quanh đồng bằng phù sa mới là vành đai các bậc thềm phù sa cũ, có độ cao từ 2 đến 15m, bị chia cắt thành những đồi riêng lẻ, không kể rải rác đây đó còn có các núi sót.
Đồng bằng phù sa mới - châu thổ hiện tại của sông Mã, sông Chu cao từ 8 đến 10m ở phía Tây, hạ thấp dần về phía biển xuống đến 1-2m.
Ngơời ta cũng nhận thấy ở đây những "cồn cát duyên hải" nhơ ở đồng bằng sông Hồng, rõ nhất là ở khu vực Nga Sơn. Chúng chạy thành những chuỗi dài chạy theo hướng đông bắc - tây nam dạng xoè nan quạt, càng xuống phía nam của đồng bằng càng thu hẹp về diện tích. Về phía tây nam của các dải cồn cát này, những khu vực đất thấp tạo thành một bề mặt nằm ngang ăn khớp với giới hạn của vụng biển cũ mà châu thổ mới đã lấp đầy, trong đó có những lạch và hồ đầm là những di tích làm chứng.
Đồng bằng Nghệ Tĩnh tuy chạy thành một dải nhơng thực tế là do nhiều mảnh đồng bằng nhỏ hợp lại. Các đồng bằng của Bắc Trung Bộ (và của các đồng bằng miền Trung nói chung) không đơợc phì nhiêu bằng các đồng bằng châu thổ ở Bắc Bộ và Nam Bộ, nhơng chúng vẫn là nơi sinh sống của số đông dân cơ trong vùng.
2.1.3. khí hậu
Hằng năm chịu tác động của nhiều trận bão
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió foehn gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.
2.2.Tài nguyên thiên nhiên
2.2.1.Tài nguyên khoáng sản
Khai thác thiếc ở quỳ hợp
Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản đa dạng, chiếm khoảng 60% trữ lượng quặng sắt, 80% thiếc, 100% Cronit, 40% đá vôi so toàn quốc. Trong vùng có một số mỏ khoáng sản có giá trị như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ crômit Cổ Định (Thanh Hoá), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An). Xếp theo trữ lượng thì hàng đầu là đá (hoa cương hàng tỷ tấn, đá vôi xi măng hàng tỷ tấn), sắt nửa tỷ tấn, sau đó đến thiếc, cao lanh... dầu mỏ khí đốt có nhiều triển vọng. Đây là cơ sở tốt cho công nghiệp khai khoáng luyện kim, VLXD đưa Bắc trung bộ trở thành vị trí nổi bật về ngành công nghiệp.
2.2.2.Tài nguyên biển
Bãi biển Quảng trị
Bắc Trung Bộ có khoảng 670 km bờ biển, 23 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch và kinh tế tổng hợp biển (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2750 tấn, mực 5000 tấn...).
2.2.3.Tài nguyên về lâm nghiệp
Khu rừng trồng ở bắc trung bộ
Ngành lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ quản lý 3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ 134737 triệu m3 gỗ, 1466,49 triệu cây tre nứa. Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng, song chủ yếu là rừng nghèo. Đất không có rừng 1599,8 ngàn ha (không kể 204011 ha núi đá), đây là đối tượng phát triển kinh doanh nghề rừng.
2.2.4. Tài nguyên sinh vật
Động vật rừng quốc gia bạch mã
Tài nguyên sinh vật tương đối phong phú và đa dạng. Rừng có nhiều lâm sản quí hiếm, nhất là ở vườn quốc gia Bạch Mã (với hệ sinh thái rừng á nhiệt đới miền Trung và một số loài đặc hữu như Trĩ sao, Voọc trà vá) và Phong Nha - Kẻ Bàng (hệ sinh thái rừng với các kiểu rừng miền Trung; loài đặc hữu là Mang lớn, các loại thú linh trưởng cần được bảo vệ). Biển lắm cá
nhiều tôm, nhiều loại hải sản có giá trị được du khách ưa chuộng
2.2.5.Thế mạnh về giao thong vận tải
Là noi lưu thông trong và ngoài nước
Vùng kinh tế Bắc Trung bộ nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (quốc lộ 7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An...) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma...
2.3. Tiềm năng du lịch nhân văn
Vườn quốc gia phong nha kẻ bàng
Trong vùng có nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ…), nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển, hồ, đầm phá. Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước để lại nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc có giá trị (có 144/1221 di tích đã xếp hạng). Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống mang tính văn hoá đặc sắc lành mạnh, tất cả tạo điều kiện tốt để phát triển du lịch. Nhiều dân tộc ít người sinh sống. Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia chiếm 1,7% diện tích lãnh thổ, đang được mở rộng như: Bạch Mã, Bến én, Vũ Quang, Anh Sơn, Tam Quì, Hòn Mê, Thanh Thuỷ, Bù Huống, Ngọc Trạn, Lam Sơn, Kẻ Bàn, đặc biệt là rừng thiên nhiên và động Phong Nha
Các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc
Kinh thành Huế
Trong lịch sử, đây là vùng đất trải qua nhiều biến động phức tạp đã để lại nhiều dấu ấn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Bắc Trung Bộ có khoảng trên 700 di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật (trong đó có khoảng hơn 140 di tích được xếp hạng). Mật độ trung bình 2 di tích/ km2. Tuy nhiên, mật độ và chất lượng di tích có khác nhau. Thừa Thiên - Huế là nơi có số lượng và mật độ di tích lớn nhất và chất lượng cao nhất. Huế thật sự là hạt nhân của Bắc Trung Bộ. Các tỉnh khác, ngoài Quảng Nam - Đà Nẵng với phố cổ Hội An và một số di tích Chàm có giá trị, còn lại các tỉnh khác số di tích không ít nhưng giá trị chưa thật sự cao.
Đặc sắc nhất của vùng du lịch này là những di tích kiến trúc nghệ thuật. Cả nước có 7 di sản thế giới thì vùng du lịch này đã chiếm 5 di sản, trong đó 3 di sản có giá trị kiến trúc nghệ thuật rất cao đó là cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Bắc Trung Bộ cũng là nơi từng chịu nhiều gian nan khốc liệt. Nhiều di tích lịch sử ở đây là bằng chứng ghi dấu tội ác quân thù, là biểu tượng quật cường của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc Bắc Trung Bộ nói riêng. Tiêu biểu là những di tích đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang đường 9 Nam - Lào, khu chứng tích tội ác Sơn Mỹ... Ngoài ra còn có nhiều di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng...
Nhìn chung các di tích ở Bắc Trung Bộ có nhiều thể loại và cấp độ giá trị phục vụ du lịch khác nhau, cần đánh giá đầy đủ và qui hoạch hợp lí để khai thác tối đa giá trị của các di tích, đồng thời có kế hoạch bảo vệ, tôn tạo nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch bền vững.
b. Lễ hội và văn hoá dân gian
* Lễ hội
Lễ hội tế giao
Vùng du lịch này cũng có nhiều lễ hội đặc sắc. Có những lễ hội mang tính cung đình như hội lễ Tế Giao, hội Hổ Quyền (Huế). Những lễ hội dân gian tuy gắn với tập tục, tín ngưỡng nông nghiệp như ở các vùng khác trong cả nước, như lễ hội tưởng nhớ thành hoàng ở Phò Trạch, Thái Dương; lễ hội tưởng niệm vị tổ sư ngành dệt, ngành rèn, ngành kim hoàn... song cũng có những nét riêng. Nếu ở các vùng khác, hội bơi chải thường diễn ra ở vùng sông nước hoặc ven biển là chính thì bơi chải và múa chèo cạn lại là trò vui phổ biến nhất ở Bắc Trung Bộ. Nếu thi vật và đánh đu cũng giống như ở các nơi khác thì hội thả diều lại rất độc đáo chỉ riêng cho vùng này. Có lễ hội tín ngưỡng đã trở thành nổi tiếng trong vùng và cả nước như hội lễ Điện Hòn Chén.
* Ca múa nhạc
Ca múa nhạc của Bắc Trung Bộ cũng mang đậm sắc thái riêng, thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Bắc và Nam, giữa văn hoá Việt và văn hoá Chăm Pa, văn hoá Khơme Nam Bộ. Những điệu hát chòi, hát vè, chèo cạn, các điệu hò... man mác chữ tình mang đậm sắc thái dân gian. Loại hình nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là Di sản của nhân loại.
Hiện nay loại hình ca múa nhạc ở vùng du lịch này đã được khai thác phục vụ du lịch khá hiệu quả (như hình thức múa hát du thuyền trên sông Hương...).
* Nghề thủ công truyền thống
Qua Quảng Bình không thể không nhớ đến nón Ba Đồn và các hàng mây tre đan chau chuốt. Vào Huế không thể không nhớ đến nón bài thơ, các hàng đúc, chạm trổ, điêu khắc tinh vi. Người Hương Trà có nghề dệt vóc, sa, lĩnh, gấm trừu cải hoa, nghề làm mũ với các hình thêu đính các hạt vàng, bạc, hổ phách... Vào Đà Nẵng có thể mua sản phẩm điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn. Hội An với nghề làm đèn lồng, chạm khắc gỗ...
c. Các bảo tàng
Bắc Trung Bộ có một đặc trưng riêng mà những vùng khác ít có. Đó là sự hiện hữu của những khu di tích mà bản thân chúng đã là những bảo tàng lớn, thậm chí là những bảo tàng sống như kiều Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, các làng dân tộc ở A Lưới, hay bảo tàng tự nhiên như vườn quốc gia Bạch Mã...
Ngoài ra vùng du lịch này còn nổi tiếng với Bảo tàng Chàm. Nơi đây còn lưu giữ những tinh hoa đặc sắc nhất của nền nghệ thuật điêu khắc Chàm.
B. Phương hướng sử dụng lãnh thổ ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
1.Phương hướng phát sử dụng lãnh thổ vùng Tây Bắc
Tây Bắc là địa bàn gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằngvà một số huyện phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An với diện tích tự nhiên 109.245 km2, dân số 11,496 triệu người. Tăng trưởng GDP toàn vùng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt từ 9 - 11%, riêng năm 2010 đạt trên 10%; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 11 triệu đồng/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung đầu tư khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, tổ chức sản xuất hàng hóa để nâng cao hiệu quả.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009-2010
Nhìn vào bức tranh kinh tế của Tây Bắc, hiện nay đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung: chè 86 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấn/năm ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ; vùng cây ăn quả 180 nghìn ha; bước đầu triển khai trồng mới 16 nghìn ha cây cao-su tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, mở ra một hướng đi mới cho các tỉnh trong vùng. Các dự án công nghiệp lớn tiếp tục được triển khai như thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu, Nhà máy luyện đồng Sinh Quyền, Nhà máy xi-măng Yên Bình - Yên Bái... đã và đang phát huy được hiệu quả đề ra.
Tuy nhiên, vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: quy mô nền kinh tế nhìn chung còn nhỏ, hiệu quả thấp, thiếu sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu, nhiều nguồn lực và lợi thế của vùng chưa được khai thác và phát huy tốt; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao, diện cận nghèo và tái nghèo còn lớn; tình trạng di cư tự do và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hoạt động trái pháp luật diễn ra phức tạp... đang là tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Trước tình hình trên, các địa phương trong vùng khẩn trương hoàn thành và tổ chức triển khai tốt quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội đến năm 2020; thúc đẩy sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Những điểm còn chưa hấp dẫn của Tây Bắc chính là sự xa xôi về địa lý, chưa thu hút mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có cả quản lý còn chưa thực sự tốt. Hiện mới có trên 200 dự án FDI, với tổng vốn khoảng 1,4 tỷ USD đầu tư vào Tây Bắc.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp thường gặp phải khi đầu tư lên Tây Bắc là chi phí vận tải, bốc dỡ, kho bãi thường khá tốn kém vì giao thông không thuận tiện, thiên tai thường xuyên gây sạt núi, lở đường, nhiều khi làm ngưng trệ giao thông. Ngoài ra, do địa hình hiểm trở, chia cắt, xa các trung tâm kinh tế xã hội, nhiều tuyến đường lên Tây Bắc đều quá tải hoặc đã cũ, do đó điểm nghẽn lớn nhất ở đây chính là cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, việc cải tạo các tuyến đường quốc lộ và đường giao thông hành lang, đường vành đai biên giới, hoàn thành tuyến đường cao tốc Lào Cai - Yên Bái - Hà Nội, nâng cấp và khai thác tốt các tuyến đường sắt hiện có và đường sông sẽ tạo ra những bước chuyển biến quan trọng thu hút đầu tư lên Tây Bắc.
- Ở Tây Bắc, ngoài Lào Cai với thế mạnh nổi trội nhờ có cửa khẩu quốc tế, còn lại các địa phương còn ít lợi thế.Cần có các giải pháp nhằm giảm thiểu khó khăn cũng như tận dụng tốt thế mạnh của mỗi tỉnh .
Cần có cơ chế hợp tác của các tỉnh trong vùng, ở từng lĩnh vực với lợi thế, khả năng cũng như mỗi quan hệ giữa các tỉnh. Và cơ chế hợp tác từ các cấp chính quyền phải có sự thống nhất.
Ví dụ, Yên Bái và Lào Cai hàng năm đều ký kết thỏa thuận hợp tác, có đánh giá, bổ sung thường xuyên về các vấn đề giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, du lịch, hợp tác về đảm bảo môi trường, quản lý, an ninh... Theo tôi, mô hình này cần được nhân rộng trong vùng. Việc tăng cường quan hệ giữa các địa phương sẽ hỗ trợ nhau một cách tốt nhất, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh.
Cần khắc phục vấn đề về quy hoạch. Cụ thể là kêu gọi