Những vấn đề chung về đô thị

Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng lãnh thổ trong huyện. (Lê Quang Trí, 1999) Theo điều 3, Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ: - Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. - Có 5 tiêu chuẩn để xác định đô thị: • Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65% • Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị • Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người • Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.

doc126 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chung về đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔ THỊ Định nghĩa đô thị Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng lãnh thổ trong huyện. (Lê Quang Trí, 1999) Theo điều 3, Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ: Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Có 5 tiêu chuẩn để xác định đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65% Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. Những đặc điểm cơ bản của đô thị Đô thị có 3 đặc điểm cơ bản sau: Đô thị như một cơ thể sống: các cấu trúc cơ sở hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - xã hội với tính năng luôn thay đổi và vân động. Nó ảnh hưởng đến sự cân bằng, ổn định và bền vững của đô thị. Đô thị luôn phát triển: mang tính “sống”, biểu thị sự gắn kết giữa đô thị và con người. Thể hiên chữ “đô thị” là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa. Chịu sự ảnh hưởng của quy luật kinh tế - xã hội. Sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được bởi con người. Phân loại đô thị Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Theo điều 4, Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ: 1. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. 2. Cấp quản lý đô thị gồm: a) Thành phố trực thuộc Trung ương; b) Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; c) Thị trấn thuộc huyện. Tiêu chuẩn phân loại đô thị tại Việt Nam Theo quy định từ điều 8 đến điều 14, nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ tiêu chuẩn để phân loại đô thị được quy định như sau Đô thị loại đặc biệt 1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại I 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại II 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại III Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại IV Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại V Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; 2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V) 1. Đối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70% mức tiêu chuẩn quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này. 2. Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với mức quy định; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các đô thị nghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này. Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị Theo mục I, khoản 2 của thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCBCP của Bộ xây dựng và Ban tổ chức cán bộ chính phủ ngày 08/03/2002 quy định: Khi lập đề án phân loại đô thị, cần xác định các yếu tố cấu thành một đô thị như sau: Yếu tố 1: Chức năng của đô thị Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm: a/ Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước - Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia; đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căn cứ vào Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như: hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật, v.v... Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo; đô thị cảng.v.v... Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh, nhưng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước; Phương pháp đơn giản để xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thị trong một hệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hoá tính theo công thức sau: Trong đó: CE: Chỉ số chuyên môn hoá (nếu CE(1 thì đô thị đó là trung tâm chuyên ngành của ngành i) Eij : Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j; Ej : Tổng số lao động các ngành làm việc ở đô thị j Ni : Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét. N : Tổng số lao động trong hệ thống đô thị xét. Trong trường hợp không có đủ số liệu để tính toán chỉ số chuyên môn hoá CE, thì tính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch chung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. b/ Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của đô thị - trung tâm gồm: - Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm không kể thu ngân sách của Trung ương trên địa bàn và ngân sách cấp trên cấp) - Thu nhập bình quân đầu người GNP/người/năm - Cân đối thu, chi ngân sách (chi thường xuyên) - Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%) - Mức tăng dân số trung bình hàng năm (%) - Tỷ lệ các hộ nghèo (%). Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động. - Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá được tính là lao động phi nông nghiệp). - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau: Trong đó: K : Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%); E0 : Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn(người). Et : Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn). Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng đô thị - Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: + Cơ sở hạ tầng xã hội : nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác. + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. - Các chỉ tiêu cơ sở hạ tầng của từng loại đô thị được xác định trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn trên cơ sở Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị được ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và theo các bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị - Quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân tạm trú trên sáu tháng (No) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn; Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn. - Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức sau: Trong đó: N0 : Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người); Nt : Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người); m : Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày) Yếu tố 5: Mật độ dân số - Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị. - Mật độ dân số được xác định theo công thức sau: Trong đó: D: Mật độ dân số (người /km2) N : Dân số đô thị (N = N1 + N0) S : Diện tích đất đô thị (km2) Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp. Các tình huống ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị Theo Lê Quang Trí , 1999 thì: Sự khác biệt lớn đối với các đô thị trên thế giới thường thì tự bản thân cũng cho thấy như: nhỏ, lớn, trung bình, củ hay mới, tăng trưởng hay suy thoái; đông đúc hay còn không gian dự trữ; và được điều hành dưới những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo và văn hóa khác nhau. Có rất nhiều tình huống ảnh hưởng lên sự hình thành đô thị theo không gian, và những tình huống này đã giữ vai trò quan trọng trong việc quy hoạch hoàn chỉnh đô thị. Tình trạng Tình trạng về tính địa lý của Thành phố thì không chỉ quan trọng trong vị trí ban đầu mà còn ảnh hưởng đến chức năng và dạng hình của Thành phố tự nhiên. Tùy theo sự sáng lập ban đầu mà chức năng có thể thay đổi và thay đổi theo vị trí. Vị trí Vị trí là sự quan tâm quan trọng thứ hai trong việc thành lập và phát triển Thành phố. Sự hiện diện của đất dốc xác định mẫu hình thoát nước ngập. Khi độ dốc của khu vực vượt quá phần trăm cho phép thì các hệ thông giao thông trong Thành phố phải được hình thành theo đường đồng cao độ để cho các phương tiện giao thông dễ dàng lưu thông trong di chuyển và cũng có những biện pháp giảm tốc độ trong các khu vực này. Ngoài ra đặc tính địa chất có vị trí cũng ảnh hưởng đến chi phí trong quá trình xây dựng và nền xây dựng. Chức năng Chức năng của Thành phố là nền tảng chính trong các đặc tính ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong việc điều hành và phát triển Thành phố. Nó có thể là nơi thuận tiện cho chế tạo và vận chuyển hàng hóa, hay phục vụ như là trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm giáo dục và nghiên cứu. Chức năng nó có thể là thủ đô của quốc gia hay của vùng, khu nghĩ ngơi, khu quân sự, khu tôn giáo hay khu nghĩ ngơi về hưu cho cộng đồng. Những chức năng khác nhau được trình bày theo cách riêng biệt hay có sự kết hợp với nhau bởi sự định cư của con người. Mục đích ban đầu có thể bị thay đổi và tùy thuộc vào chức năng cơ bản mà nó lệ thuộc nhiều đến tự nhiên và số lượng dân cư. Thông thường thì Thành phố đa chức năng thì sẽ mạnh về kinh tế và ít bị gãy đổ do các hậu quả phát triển không tốt đẹp của một chức năng nào đó. Điều này cho thấy tại sao các Thành phố thường tìm kiếm sự đa dạng hóa trên nền tảng kinh tế. Như vậy khi có một ngành kinh tế bị suy thoái thì không hay ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất hay kinh tế khác. Nói chung, chức năng cơ bản của Thành phố được phản ánh bởi cuộc sống kinh tế, chính trị, xã hội, trong các dặc tính tự nhiên của nó và sự sắp đặt không gian. Lịch sử và văn hóa Lịch sử và văn hóa ảnh hưởng đến những đặc tính về tự nhiên vả về các dặc tính xã hội của Thành phố. Những chứng tích quan trọng như: đền đài, chùa, hay các di tích tôn giáo khác thì thường được bảo vệ cho tính chất lịch sử theo thời gian. Sự trộn lận giữa các sắc tộc với nhau của dân cư Thành phố cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch đô thị toàn diện. Giai đoạn phát triển Như một chức năng động, Thành phố có những giai đoạng phát triển: sinh ra, phát triển, thành niên, chính chắn, tuổi già, lão và chết trong trường hợp cộng đồng bỏ rơi, mà ngày nay được biết như là “Thành phố ma”. Giai đoạn phát triển của Thành phố đại diện cho tình trạng kinh tế, xã hội, tổ chức và kỹ thuật ở những thời gian nhất định trong quá trình phát triển của nó. Cơ chế nền tảng Sự khác nhau có ý nghĩa giữa các Thành phố phải được chú ý là trong việc ảnh hưởng của nó đến sự quy hoạch. Tuy nhiên có những cơ chế nền tảng chung cho việc quy hoạch và quản lý Thành phố và duy trì Thành phố trong từng trường hợp khác nhau như: dạng tổ chức chính quyền và hành chính, hệ thống sản xuất kinh tế, thuế, quản lý tài chính ngân sách, mạng lưới giao thông, chuẩn bị nước, năng lượng, xã hội và các dịch vụ khác; sử dụng đất đai; xử lý khu vực trung tâm và bán trung tâm; phân bố dân cư, sự che phủ và độ cao nhà cao tầng. Đây là công việc của quy hoạch toàn diện để chỉnh đổi những chính sách và mục tiêu của Thành phố để trùng với những tình huống cơ bản của Thành phố và xác định cơ chế Thành phố nào thì thích hợp nhất để áp dụng Những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô đô thị Theo Phạm Ngọc Côn, 1999 thì quy mô các đô thị bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố sau: Ảnh hưởng của tài nguyên khu vực Tài nguyên khu vực là tổng hòa các tài nguyên có thể sử dụng trong môi trường tự nhiên nơi đô thị, nó có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đô thị, chủ yếu là các tài nguyên đất, nước, năng lượng. Tài nguyên đất đai Tài nguyên đất đai có tác dụng chế ước đối với quy mô đô thị nói chung sẽ phát sinh trong hai trường hợp: Thứ nhất, đất đai dùng để mở rộng xây dựng đô thị chịu sự hạn chế của núi cao, sông ngòi, ao hồ xung quanh, hoặc chịu sự hạn chế ở tài nguyên phong cảnh, ruộng lúa cao sản, sân bay, di tích văn hóa vùng phụ cận. Trong tình hình đó đất đai trở thành nhân tố trực tiếp chế ước quy mô đô thị. Các nhân tố này hoặc không thể khắc phục được hoặc phải bằng giá thành tương đối lớn mới có thể khắc phục. Thứ hai, trường hợp quy mô đô thị hóa quá lớn, việc sử dụng đất đai nội bộ doanh nghiệp sẽ căng thẳng, từ đó hạn chế sự phát triển các mặt và mở rộng quy mô dân số của đô thị đó. Trong hai trường hợp trên, tài nguyên đất đai cuat khu vực đô thị có ảnh hưởng nhiều đến quy mô phát triển đô thị. Nhưng nói chung tình hình đất đai đô thị không thể trực tiếp quyết định sự lớn nhỏ của quy mô đô thị, mà thường là sự lớn nhỏ của quy mô dân số đô thị ảnh hưởng đến quy mô sử dụng đất đai đô thị. Tài nguyên nước So với tài nguyên đất đai thì tài nguyên nước có ảnh hưởng càng lớn đến quy mô đô thị, đặc biệt với khu vực khô khan hoặc nữa khô khan, tình hình phong phú của nguồn nước thường trên mức nhất định nó quyết định dung lượng của đô thị. Cái gọi là dung lượng của đô thị là quy mô dân số hợp lý mà một đô thị có thể dung nạp được trong một thời gian, nó được quy định bở các nhân tố điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thực lực kinh tế và kết cấu hạ tầng. Đối với các đô thị khác nhau về tính chất, điều kiện xây dựng và cơ sở xây dựng khác nhai , trình độ phát huy tác dụng của nguồn nước sẽ khác nhau. Tài nguyên năng lượng Tài nguyên năng lượng có sh nhất định đối với quy mô phát triển đô thị, nó chủ yếu gồm có than đá, dầu mỏ, điện lực Đô thị là một cơ thể sống nó cần phải dựa vào cung ứng các nguồn năng lượng để tồn tại và phát triển. Ở thời kỳ đầu của đô thị hóa khi mà nền kinh tế kỹ thuật, giao thông còn chưa phát triển, thường ở những nơi đó có nguồn năng lượng tương đối phong phú, quy mô hình thành đô thị cũng tương đối lớn. Nhưng nguồn năng lượng có tính vận chuyển tương đối mạnh mẽ đặc biệt là năng lượng hiện đại của đô thị lấy điện năng làm chủ lực, giá thành vận chuyển tương đối thấp do vậy nguồn năng lượng không phải là nhân tố hạn chế nghiêm khắc với quy mô đô thị. Ảnh hưởng của vị trí Vị trí giao thông Đô thị là hệ thống mang tính mở cửa, nó chỉ có trao đổi năng lượng với bên ngòai mới duy trì được sự sống còn và phát triển của bản than. Giao thông trở thành phương tiện và môi giới cơ bản để đô thị trao đổi năng lượng với bên ngoài. Dựa vào giao thông vận tải để giải quyết việc bổ sung năng lượng cần thiết cho đô thị, thu dọn các vật phế thải sau khi đô thị tiêu dung năng lượng; cũng như dựa v
Tài liệu liên quan