Đặc điểm tổn thương móng trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012

Mở đầu: Bệnh phong, do Mycobacterium leprae gây nên, ảnh hưởng chủ yếu đến da và thần kinh ngoại biên, nhưng cũng ảnh hưởng đến móng. Tại Việt Nam, phát hiện bệnh phong còn muộn, tỷ lệ tàn tật còn cao. Tổn thương móng trong bệnh phong thường bị bỏ qua, có thể là một dấu hiệu thêm giúp nghĩ đến bệnh, giúp đánh giá những ảnh hưởng của bệnh phong lên thể chất, tâm lý và xã hội của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định được đặc điểm tổn thương móng trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2011 đến 4/2012. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích 185 bệnh nhân phong đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương móng là 88,1%, ở bệnh nhân nhiều khuẩn (91,2%) cao hơn ở bệnh nhân ít khuẩn (75,7%). Bệnh phong nhiều khuẩn có phổ tổn thương móng (29 loại) nhiều hơn bệnh nhân phong ít khuẩn (21 loại). Những bệnh nhân có tổn thương thần kinh ở bàn tay, bàn chân có 3,3 lần nguy cơ bị tổn thương móng hơn những bệnh nhân không tổn thương thần kinh. Có một số tổn thương móng giúp nghĩ đến bệnh phong. Kết luận: Tổn thương móng trên bệnh nhân phong chiếm một tỷ lệ cao, có thể là một dấu hiệu thêm giúp nghĩ đến bệnh phong.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tổn thương móng trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 325 ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG MÓNG TRÊN BỆNH NHÂN PHONG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011-2012 Trương Lê Đạo*, Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh phong, do Mycobacterium leprae gây nên, ảnh hưởng chủ yếu đến da và thần kinh ngoại biên, nhưng cũng ảnh hưởng đến móng. Tại Việt Nam, phát hiện bệnh phong còn muộn, tỷ lệ tàn tật còn cao. Tổn thương móng trong bệnh phong thường bị bỏ qua, có thể là một dấu hiệu thêm giúp nghĩ đến bệnh, giúp đánh giá những ảnh hưởng của bệnh phong lên thể chất, tâm lý và xã hội của bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định được đặc điểm tổn thương móng trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2011 đến 4/2012. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích 185 bệnh nhân phong đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương móng là 88,1%, ở bệnh nhân nhiều khuẩn (91,2%) cao hơn ở bệnh nhân ít khuẩn (75,7%). Bệnh phong nhiều khuẩn có phổ tổn thương móng (29 loại) nhiều hơn bệnh nhân phong ít khuẩn (21 loại). Những bệnh nhân có tổn thương thần kinh ở bàn tay, bàn chân có 3,3 lần nguy cơ bị tổn thương móng hơn những bệnh nhân không tổn thương thần kinh. Có một số tổn thương móng giúp nghĩ đến bệnh phong. Kết luận: Tổn thương móng trên bệnh nhân phong chiếm một tỷ lệ cao, có thể là một dấu hiệu thêm giúp nghĩ đến bệnh phong. Từ khóa: Bệnh phong, móng ABSTRACT CHARACTERISTICS OF NAIL CHANGES IN LEPROSY PATIENTS TREATED IN HCMC HOSPITAL OF DERMATOLOGY IN YEAR 2011-2012 Truong Le Dao, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 325 - 335 Background: Leprosy, a disease caused by Mycobacterium leprae, primarily affects the skin and nerves, but the nails are also involved. In Vietnam, the detection of leprosy was late, leading to high percentage of disability. Nail changes in leprosy are usually overlooked, which might be a sign suggestive of the disease, help to evaluate the effects of leprosy on the physical, psychological and social patient. Objectives: Identified characteristics of nail changes in leprosy patients treated at the HCMC Hospital of Dermatology from 8/2011 to 4/2012. Method: Descriptive and analysis cross-sectional study of 185 leprosy patients treated at the HCMC Hospital of Dermatology. Results: The proportion of nail changes was 88.1%, in multibacillary leprosy patients (91.2%) was higher in paucibacillary leprosy patients (75.7%). Multibacillary leprosy patients had larger spectrum of nail changes (29 types) than paucibacillary leprosy patients (21 types). Patients with nerve damage in the hands, feet had 3.3 times the risk of nail changes than patients without peripheral neuropathy. There were a number of nail changes suggesting to leprosy. * Lớp chuyên khoa II Da Liễu khóa 2010 - 2012 ** Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drlengocdiep@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 326 Conclusion: Nail changes in leprosy patients accounted for a high proportion, might be a further sign suggesting to leprosy. Keywords: Leprosy, nail MỞ ĐẦU Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính ảnh hưởng chủ yếu đến da, phần phụ da và hệ thần kinh ngoại biên(10) do Mycobacterium leprae gây nên. Bệnh phong không giống bất cứ một bệnh nhiễm trùng nào khác do bệnh phong gây tàn tật, mất sức lao động, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần - kinh tế - xã hội của bệnh nhân. Thành kiến về bệnh phong còn nặng nề, bệnh nhân còn chịu nhiều đau khổ về thể chất lẫn tinh thần. Bệnh phong vẫn còn là một vấn đề sức khỏe quan trọng của Việt Nam, Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Tỷ lệ phát hiện các trường hợp mới giảm rất ít(7). Mặc dù có nhiều cải thiện bệnh trong 25 năm qua, các kiến thức về chẩn đoán, diễn tiến, điều trị và phòng bệnh phong vẫn tiếp tục phát triển. Móng là phần phụ da do keratin biệt hóa. Móng là một phần của đầu ngón, là công cụ linh hoạt nhất và một trong những cơ quan cảm giác quan trọng nhất của con người. Móng bảo vệ ngón, giúp nhặt các vật nhỏ và hoàn thiện cảm giác sờ tinh tế. Bệnh nhân đặc biệt quan tâm đến tổn thương móng vì chúng quan trọng về chức năng và thẩm mỹ. Thay đổi về màu sắc, kết cấu móng cung cấp những kết luận quan trọng về lâm sàng trong chẩn đoán một số bệnh. Trong bệnh phong có một số tổn thương móng như móng trắng, tăng đường cong móng, sống dọc móng, loạn dưỡng móng, ly móng, dấu hiệu lá cờ(6), móng hình thìa, . Theo El Darouti và cs (2010) tổn thương móng ở bệnh nhân phong có tỷ lệ cao đến 86%(6), còn theo Premanshu Bhushan và cs (2011) có khi bệnh nhân phong đến khám do thay đổi móng như là mối quan tâm duy nhất, nhưng lại không quan tâm đến tổn thương da(5). Tại Việt Nam, phát hiện bệnh phong còn muộn, tỷ lệ tàn tật còn cao, có nhiều tỉnh tỷ lệ này cao tới trên 30 - 40% thậm chí 100% như ở Đắc Nông(4). Nhiều tỉnh đã được kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong (tỷ lệ lưu hành dưới 1/10.000 dân số), nhưng bệnh nhân mới vẫn xuất hiện ở thành phố hoặc vùng đồng bằng do sự di dân từ nơi khác đến hoặc đi làm ăn nơi xa về(4). Do đó, việc phát hiện bệnh phong kịp thời rất quan trọng. Tổn thương móng trong bệnh phong có thể là một dấu hiệu thêm giúp nghĩ đến bệnh(5,6), giúp đánh giá những ảnh hưởng của bệnh phong lên thể chất, tâm lý và xã hội của bệnh nhân(3). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và sự hiểu biết thấu đáo về tổn thương móng ở bệnh nhân phong ở nước ta còn hạn chế. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc làm rõ vấn đề này, đề tài “Đặc điểm tổn thương móng trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh Viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012” được thực hiện. Mục tiêu tổng quát Xác định được đặc điểm tổn thương móng trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2011 đến 4/2012. Mục tiêu chuyên biệt Xác định được tỷ lệ của tổn thương móng. Xác định được đặc điểm lâm sàng của tổn thương móng: phổ của các loại tổn thương móng, các yếu tố nguy cơ cho tổn thương móng. Xác định được một số tổn thương móng giúp nghĩ đến bệnh phong. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Bệnh nhân phong đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 327 Dân số chọn mẫu Bệnh nhân phong đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh thỏa tiêu chí đưa vào, đồng ý tham gia nghiên cứu từ 8/2011 đến 4/2012. Cỡ mẫu Áp dụng công thức cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ dân số với độ chính xác tuyệt đối mong muốn: n = Z2 1-α/2 *p*(1- p)/d2 Trong đó: Z 1-α/2 là phân vị của phân phối chuẩn bình thường tại 1-α/2. Với mức tin cậy (1-α) là 95% thì α = 0,05 và Z1-α/2 = Z 0,975 = 1,96. p là tỷ lệ dự kiến tổn thương móng trên bệnh nhân phong: 86%(6). d độ chính xác tuyệt đối mong muốn hay sai số biên 0,05 Do đó, n= (1,96/0,05)2*0,86*(1-0,86) = 185 Vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 185 bệnh nhân phong (BNP). Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào nghiên cứu BNP đang quản lý, bao gồm: BNP mới phát hiện được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, mô học tổn thương da và phiến phết da; BNP đang đa hóa trị liệu; BNP đã hoàn thành đa hóa trị liệu, đang giám sát (3 năm đối với phong ít khuẩn PB, 5 năm đối với phong nhiều khuẩn MB); BNP ngưng giám sát, đang chăm sóc tàn tật, phẫu thuật phục hồi chức năng; đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại khỏi nghiên cứu Biến dạng móng bẩm sinh; tổn thương móng do vi sinh vật, u móng, tai nạn, nhiễm độc; tổn thương móng do bệnh da và tóc khác; tổn thương móng do bệnh nội khoa; bệnh nhân đang sử dụng thuốc khác ngoài thuốc đa hóa trị liệu và corticosteroid. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận lợi: toàn bộ bệnh nhân thỏa mạn tiêu chí chọn bệnh, đồng ý tham gia nghiên cứu, trong thời gian nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân chỉ được chọn một lần trong lần khám đầu tiên. Phân tích dữ kiện Xử lý theo phương pháp thống kê y học, thực hiện bằng phần mềm IBM SPSS phiên bản 19. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tỷ lệ tổn thương móng Trong 185 BNP thỏa mạn tiêu chí nghiên cứu, có 163 BNP có tổn thương móng (TTM) tay chân (88,1%, 95% KTC 83,4% – 92,8%) (KTC: khoảng tin cậy) . Trong 185 BNP có 37 BNP nhóm ít khuẩn (PB), trong đó có 28 BNP có TTM; 148 BNP nhóm nhiều khuẩn (MB), trong đó có 135 BNPTTM, tỷ lệ tổn thương móng ở nhóm PB và MB như bảng 1. Bảng 1: Tỷ lệ tổn thương móng ở nhóm PB và MB Nhóm bệnh phong n % 95% KTC PB (37 BNP) 28 75,7 61,9% - 89,5% MB (148 BNP) 135 91,2 86,7% - 95,8% Đặc điểm lâm sàng tổn thương móng Phổ các loại tổn thương móng chung Trong 185 BNP nghiên cứu có 163 BNP có tổn thương móng tay chân, với 1918 móng tổn thương, 29 loại tổn thương của móng tay chân theo tỷ lệ giảm dần như sau (n; %): liềm móng lớn (361; 18,8%), dày móng (255; 13,3%), móng hình vợt (191; 10%), tăng đường cong móng (184; 9,6%), móng trắng lan tỏa (152; 7,9%), mất móng (135; 7%), móng Terry (95; 5%), loạn dưỡng móng (66; 3,4%), đường Beau (61; 3,2%), sống dọc (61; 3,2%), chấm trắng (39; 2%), dày móng loạn hình (38; 2%), móng sọc đen (37; 1,9%), rãnh ngang (37; 1,9%), móng hình thìa (30; 1,6%), ly móng (28; 1,5%), móng nhám (27; 1,4%), móng mỏ vẹt (20; 1%), nứt móng (17; 0,9%), đường Muehrcke (13; 0,7%), ngón dùi trống (13; 0,7%), móng thô (12; 0,6%), sọc trắng ngang (12; 0,6%), vây lưng móng (10; 0,5%), móng vỡ vụn (8; 0,4%), xuất huyết dưới móng (7; 0,4%), vết rỗ (4; 0,2%), móng trắng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 328 hoàn toàn (3; 0,2%), móng lột (2; 0,1%). Phổ các loại tổn thương móng ở bênh nhân PB Trong số 37 bệnh nhân PB, có 19 bệnh nhân có tổn thương móng tay, 24 bệnh nhân có tổn thương móng chân. Tổn thương móng tay theo tỷ lệ giảm dần như sau (n; %): liềm móng lớn (61; 45,5%), sọc trắng ngang (10; 7,5%), mất móng (10; 7,5%), móng trắng lan tỏa (10; 7,5%), sống dọc (9; 6,7%), tăng đường cong móng (8; 6%), móng Terry (8; 6%), chấm trắng (7; 5,2%), móng sọc đen (6; 4,5%); rãnh ngang, ly móng, dày móng loạn hình, móng hình vợt, móng mỏ vẹt chiếm tỷ lệ như nhau (1; 0,7%). Tổn thương móng chân theo tỷ lệ giảm dần như sau (n; %): móng trắng lan tỏa (30; 21,7%), mất móng (22; 15,9%), móng hình vợt (19; 13,8%), dày móng (14; 10,1%), liềm móng lớn (10; 7,2%), tăng đường cong móng và đường Beau chiếm tỷ lệ bằng nhau (9; 6,5%), sống dọc (8; 5,8%), rãnh ngang (5; 3,6%), nứt móng (4; 2,9%), loạn dưỡng móng (3; 2,2%); móng sọc đen, ly móng, vết rỗ, móng nhám, xuất huyết dưới móng chiếm tỷ lệ bằng nhau (1; 0,7%). Phổ các loại tổn thương móng ở bênh nhân MB Trong số 148 bệnh nhân MB, có 106 bệnh nhân có tổn thương móng tay, 124 bệnh nhân tổn thương móng chân. Tổn thương móng tay theo tỷ lệ giảm dần như sau (n; %): liềm móng lớn (281; 34,4%), tăng đường cong móng (107; 13,1%), móng hình vợt (73; 8,9%), móng Terry (55; 6,7%), móng trắng lan tỏa (50; 6,1%), dày móng (37; 4,5%), mất móng (31; 3,8%), móng sọc đen (22; 2,7%), chấm trắng (21; 2,6%), sống dọc và ly móng đều bằng nhau (20; 2,4%); đường Beau, loạn dưỡng móng, dày móng loạn hình đều nhau (14; 1,7%); đường Muehrcke (11; 1,3%); rãnh ngang và ngón dùi trống bằng nhau (10; 1,2%); móng mỏ vẹt (5; 0,6%); xuất huyết dưới móng (4; 0,5%); vây lưng móng, móng trắng hoàn toàn, móng nhám bằng nhau (3; 0,4%); nứt móng, vết rỗ, sọc trắng ngang bằng nhau (2; 0,2%); móng hình thìa, móng vỡ vụn, móng lột bằng nhau (1; 0,1%). Tổn thương móng chân theo tỷ lệ giảm dần như sau (n; %): dày móng (204; 24,6%), móng hình vợt (98; 11,8%, mất móng (72; 8,7%), móng trắng lan tỏa (62; 7,5%), tăng đường cong móng (60; 7,2%), loạn dưỡng móng (49; 5,9%), đường Beau (38; 4,6%), móng Terry (32; 3,9%), móng hình thìa (29; 3,5%), sống dọc (24; 2,9%), dày móng loạn hình và móng nhám đều bằng (23; 2,8%), rãnh ngang (21; 2,5%), móng mỏ vẹt (14; 1,7%), móng thô (12; 1,4%), chấm trắng và nứt móng đều bằng (11; 1,3%), liềm móng lớn (9; 1,1%); móng sọc đen (8; 1%); vây lưng móng (7; 0,8%), móng vỡ vụn (7; 0,8%), ly móng (6; 0,7%), ngón dùi trống (3; 0,4%), đường Muehrcke (2; 0,2%), xuất huyết dưới móng (2; 0,2%), vết rỗ (1; 0,1%), móng lột (1; 0,1%). Các yếu tố nguy cơ cho tổn thương móng Đa hóa trị liệu và đường Beau Tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa đa hóa trị liệu và đường Beau không có ý nghĩa thống kê p = 0,7 (Fisher's Exact test). Phân tích nguy cơ riêng lẻ Theo bảng 2: tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa tổn thương móng và số năm mắc bệnh phong trên 5 năm là 5,4 (95% KTC 2-14,5) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa tổn thương móng và tổn thương thần kinh là 5 (95% KTC 1,9-13) có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa tổn thương móng và tàn tật là 4,4 (95% KTC 1,7- 11,6) có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa tổn thương móng và thời gian phát hiện bệnh phong trên 1 năm là 3,5 (95% KTC 1,3-9) có ý nghĩa thống kê (p=0,007). Tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa tổn thương móng và nhóm bệnh phong MB là 3,3 (95% KTC 1,3-8,6) có ý nghĩa thống kê (p=0,019). Tỷ số nguy cơ cho sự kết hợp giữa tổn thương móng và giới tính nam là 2,7 (95% KTC 1,1-6,7) có ý nghĩa thống kê (p=0,027). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 329 Phân tích nguy cơ trong mô hình hồi qui logistic nhị phân Thực hiện hồi qui logistic trực tiếp để đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng tổn thương móng. Mô hình chứa 4 biến độc lập (tổn thương thần kinh, thời gian phát hiện bệnh phong trên 1 năm, nhóm bệnh phong MB, giới tính nam) (bảng 3). Mô hình chứa tất cả yếu tố dự đoán có ý nghĩa thống kê, 2 = 19,77 (df=4, n=185), p=0,001, chứng tỏ rằng mô hình có thể phân biệt giữa những bệnh nhân có và không có tổn thương móng. Mô hình có thể giải thích từ 10,1% (Cox và Snell R2) đến 19,6% (Nagelkerke R2) của các biến trong tổn thương móng, phân loại đúng 88,1% trường hợp. Như trong bảng 2 chỉ có biến tổn thương thần kinh có ý nghĩa thống kê trong mô hình và có tỷ số nguy cơ là 3,3. Điều này chứng tỏ rằng những bệnh nhân có tổn thương thần kinh có 3,3 lần nguy cơ (khả năng) bị tổn thương móng hơn những bệnh nhân không tổn thương thần kinh, khi khống chế các yếu tố nguy cơ khác trong mô hình. Bảng 2: Những kết hợp chưa điều chỉnh giữa các yếu tố nguy cơ và tổn thương móng Yếu tố nguy cơ (phơi nhiễm) % tổn thương móng ở nhóm phơi nhiễm % tổn thương móng ở nhóm không phơi nhiễm OR chưa điều chỉnh và 95% KTC Test p . Số năm mắc bệnh phong > 5 năm 94,8 77,1 5,4 (2-14,5) 2 = 12,9 <0,0001 . Tổn thương thần kinh 94,2 76,6 5 (1,9-13) 2 = 12,4 <0,0001 . Tàn tật 94 77,9 4,4(1,7-11,6) 2 = 10,6 0,001 . Thời gian phát hiện > 1 năm 93,5 80,5 3,5 (1,3-9) 2 = 7,2 0,007 . Bệnh nhân MB 91,2 75,7 3,3 (1,3-8,6) Fisher's Exact 0,019 . Giới tính nam 91,5 80 2,7 (1,1-6,7) 2 = 4,9 0,027 . Đơn hóa 97,2 85,9 5,7(0,8-44,2) Fisher's Exact 0,082 . Phản ứng phong 81,1 89,9 0,5 (0,2-1,3) Fisher's Exact 0,158 . Nghề nông 80 89,1 0,5 (0,1-1,6) Fisher's Exact 0,267 . Hút thuốc 91,2 86,3 1,6 (0,6-4,4) 2 = 1,0 0,326 . Uống rượu 84,6 88,7 0,7 (0,2-2,3) Fisher's Exact 0,521 . Lúc mắc bệnh phong <15 tuổi 89,7 87,8 1,2 (0,3-4,4) Fisher's Exact 1 . Đa hóa trị liệu 88,2 87,5 1,1 (0,3-3,4) Fisher's Exact 1 Bảng 3: Hồi qui logistic dự đoán khả năng tổn thương móng B S.E. Wald df OR điều chỉnh 95% KTC OR điều chỉnh p Dưới Trên Tổn thương thần kinh 1,195 0,517 5,335 1 3,304 1,198 9,108 0,021 Thời gian phát hiện 0,891 0,516 2,983 1 2,439 0,887 6,706 0,084 BNP MB 0,692 0,525 1,739 1 1,999 0,714 5,594 0,187 Giới tính nam 0,659 0,500 1,739 1 1,934 0,726 5,153 0,187 Hằng số 0,065 0,492 0,018 1 1,067 0,895 Một số tổn thương móng giúp nghĩ đến bệnh phong Mối liên hệ giữa từng loại tổn thương móng và vị trí ngón tay Thực hiện phép kiểm 2 hoặc Fisher's Exact cho mối liên hệ giữa từng loại tổn thương móng trong số 29 loại tổn thương móng và vị trí ngón tay có kết quả sau: Mối liên hệ giữa tổn thương liềm móng lớn với vị trí ở ngón tay có ý nghĩa thống kê (p<0,0001), độ mạnh của mối liên hệ trung bình (0,5> Cramer's V = 0,445 > 0,3). Mối liên hệ giữa các loại tổn thương tăng đường cong móng, sống dọc, rãnh ngang, móng Terry, móng trắng lan tỏa, ngón dùi trống với vị trí ngón tay có ý nghĩa thống kê (p<0,05), độ mạnh vừa (0,3>Cramer's V>0,1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 330 Như vậy, các tổn thương móng tay giúp nghĩ đến bệnh phong có độ mạnh giảm dần là: liềm móng lớn, tăng đường cong móng, sống dọc, rãnh ngang, móng Terry, móng trắng lan tỏa, ngón dùi trống. Mối liên hệ giữa từng loại tổn thương móng và vị trí ngón chân Thực hiện phép kiểm 2 hoặc Fisher's Exact cho mối liên hệ giữa từng loại tổn thương móng trong số 29 loại tổn thương móng và vị trí ngón chân có kết quả sau: Mối liên hệ giữa tổn thương dày móng với vị trí ở ngón chân có ý nghĩa thống kê (p<0,0001), độ mạnh của mối liên hệ trung bình (0,5>Cramer's V = 0,360>0,3). Mối liên hệ giữa các loại tổn thương mất móng, tăng đường cong móng, móng hình vợt, sống dọc, dày móng loạn hình, loạn dưỡng móng với vị trí ngón chân có ý nghĩa thống kê (p Cramer's V > 0,1). Như vậy, các tổn thương móng chân giúp nghĩ đến bệnh phong có độ mạnh giảm dần là: dày móng, mất móng, tăng đường cong móng, móng hình vợt, sống dọc, dày móng loạn hình, loạn dưỡng móng. BÀN LUẬN Tỷ lệ tổn thương móng Có vài nghiên cứu về tỷ lệ tổn thương móng ở BNP. Nghiên cứu đầu tiên của Patki và Baran năm 1991 ở Ấn Độ, tìm thấy 64% tổn thương móng ở 357 BNP(12). Sau đó năm 2003, Kaur và cs xuất bản một nghiên cứu về 300 BNP ở Ấn Độ, báo cáo tỷ lệ tổn thương móng chung là 77,3%, nhóm PB là 56%, nhóm MB là 87,3%, ở cư dân bị bệnh phong trong thời gian dài là 96%(9). Vào năm 2010 tại Thổ Nhĩ Kỳ, El Darouti và cs tìm thấy tổn thương móng là 86% trong số 115 BNP, như nhau ở cả hai nhóm phong PB và MB(6). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tổn thương móng chung là 88,1%, ở nhóm PB là 75,7%, ở nhóm MB là 91,2%. Tỷ lệ tổn thương móng ở nhóm MB nhiều hơn PB tương tự kết quả của Kaur và cs, nhưng tỷ lệ cao hơn do trong mẫu nghiên cứu này số BNP chăm sóc tàn tật chiếm 51,4% (95 BNP), số BNP này có thời gian mắc bệnh phong dài. Tổn thương móng trong bệnh phong do nhiều yếu tố(3). Có thể do bệnh lý thần kinh ngoại biên đầu chi như mất cảm giác, rối loạn thần kinh tự trị làm giảm tiết mồ hôi, giảm tiết tuyến bả; chấn thương thứ phát lập lại do mất phản xạ bảo vệ bàn tay, bàn chân khi tiếp xúc vật nóng, chấn thương cơ học; viêm xương, loét thứ phát; suy giảm mạch máu(1,9,12). Tỷ lệ tổn thương móng trong nhóm MB cao hơn nhóm PB do có vai trò đóng góp của bệnh lý thần kinh ngoại biên lan rộng, biến dạng chi nghiêm trọng hơn, u hạt phong xâm lấn vào đốt ngón cuối, phản ứng hồng ban nút phong (ENL) tái phát gây nên viêm nội mạc động mạch miễn dịch. Đặc điểm lâm sàng tổn thương móng Phổ các tổn thương móng Trong nghiên cứu này, trên 185 BNP, có 29 loại tổn thương móng: liềm móng lớn, tăng đường cong móng, móng hình
Tài liệu liên quan