Mục tiêu: Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học ở bệnh nhân nhiễm khuẩn catheter lọc máu tại
khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng: Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân (BN) được đặt catheter tạm thời lọc máu sau đó có sốt, mủ ở
chân catheter và có kết quả cấy vi khuẩn ở đầu catheter dương tính. Tiêu chuẩn loại trừ: đang có nhiễm khuẩn từ
các tiêu điểm khác. Tổng số có 32 BN trong khoảng thời gian từ 2/2009-5/2012 đủ tiêu chuẩn chọn bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu.
Kết quả: Các đặc điểm lâm sàng của BN có nhiễm khuẩn catheter lọc máu: sốt (71,9%), chân catheter có mủ
(56,3%). Cận lâm sàng: tăng bạch cầu trong máu ngoại biên (81,3%). Cấy máu dương tính cùng loại vi khuẩn
với cấy đầu catheter (56,25%) và cấy máu âm tính (40,63%). 87,5% BN có đáp ứng tốt với điều trị và 12,5% có
biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết nặng. Vi khuẩn phân lập được từ đầu catheter theo thứ tự là
Staphylococcus aureus 28,1%, Coagulase-negative staphylococci 40,6%, Klebsiella pneumoniae 9,4%, E. coli
6,3%, Pseudomonas aeginosa 6,3%, Acinetobacter 3,1%, Proteus mirabilis 3,1% và Candida 3,1%. Đối với
chủng coagulase-negative Staphylococci, tỷ lệ đề kháng với kháng sinh vancomycin, oxacillin, ciprofloxacin,
cephalothin và penicillin theo thứ tự là 0%, 38,5%, 46,2%, 0% và 76,9%. Đối với chủng Staphylococcus aureus,
tỷ lệ đề kháng với kháng sinh vancomycin, oxacillin, ciprofloxacin, cephalothin và penicillin theo thứ tự là 0%,
33,33%, 33,33%, 11,11% và 100%.
Kết luận: Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân có nhiễm khuẩn catheter lọc máu tại khoa Thận-Lọc máu, bệnh
viện Thống Nhất chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau: Về lâm sàng và cận lâm sàng: thường gặp sốt và tăng
bạch cầu trung tính. Cấy máu dương tính (nhiễm khuẩn huyết) cùng vi khuẩn phân lập được từ đầu catheter
(56,25%) và 40,63% cấy máu âm tính. Về diễn tiến: 87,5% trường hợp đáp ứng tốt sau rút catheter và kháng
sinh ban đầu. Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn catheter thường gặp nhất staphylococcus aureus 28,1% và
staphylococcus coagulase negative 40,6%. Tỷ lệ cao tụ cầu kháng kháng sinh penicillin, ciprofloxacin và oxacillin,
chưa ghi nhận trường hợp nào kháng vancomycin.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm về lâm sàng và vi khuẩn học ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn sau đặt catheter lọc máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 66
ĐẶC ĐIỂM VỀ LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC
Ở BỆNH NHÂN CÓ NHIỄM KHUẨN SAU ĐẶT CATHETER LỌC MÁU
Nguyễn Bách*, Nguyễn văn Tỉnh*, Lê Ngọc Trân*, Trần Huỳnh Ngọc Diễm**, Trần văn Tiến**,
Nguyễn Thanh Liêm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học ở bệnh nhân nhiễm khuẩn catheter lọc máu tại
khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng: Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân (BN) được đặt catheter tạm thời lọc máu sau đó có sốt, mủ ở
chân catheter và có kết quả cấy vi khuẩn ở đầu catheter dương tính. Tiêu chuẩn loại trừ: đang có nhiễm khuẩn từ
các tiêu điểm khác. Tổng số có 32 BN trong khoảng thời gian từ 2/2009-5/2012 đủ tiêu chuẩn chọn bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu.
Kết quả: Các đặc điểm lâm sàng của BN có nhiễm khuẩn catheter lọc máu: sốt (71,9%), chân catheter có mủ
(56,3%). Cận lâm sàng: tăng bạch cầu trong máu ngoại biên (81,3%). Cấy máu dương tính cùng loại vi khuẩn
với cấy đầu catheter (56,25%) và cấy máu âm tính (40,63%). 87,5% BN có đáp ứng tốt với điều trị và 12,5% có
biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết nặng. Vi khuẩn phân lập được từ đầu catheter theo thứ tự là
Staphylococcus aureus 28,1%, Coagulase-negative staphylococci 40,6%, Klebsiella pneumoniae 9,4%, E. coli
6,3%, Pseudomonas aeginosa 6,3%, Acinetobacter 3,1%, Proteus mirabilis 3,1% và Candida 3,1%. Đối với
chủng coagulase-negative Staphylococci, tỷ lệ đề kháng với kháng sinh vancomycin, oxacillin, ciprofloxacin,
cephalothin và penicillin theo thứ tự là 0%, 38,5%, 46,2%, 0% và 76,9%. Đối với chủng Staphylococcus aureus,
tỷ lệ đề kháng với kháng sinh vancomycin, oxacillin, ciprofloxacin, cephalothin và penicillin theo thứ tự là 0%,
33,33%, 33,33%, 11,11% và 100%.
Kết luận: Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân có nhiễm khuẩn catheter lọc máu tại khoa Thận-Lọc máu, bệnh
viện Thống Nhất chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau: Về lâm sàng và cận lâm sàng: thường gặp sốt và tăng
bạch cầu trung tính. Cấy máu dương tính (nhiễm khuẩn huyết) cùng vi khuẩn phân lập được từ đầu catheter
(56,25%) và 40,63% cấy máu âm tính. Về diễn tiến: 87,5% trường hợp đáp ứng tốt sau rút catheter và kháng
sinh ban đầu. Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn catheter thường gặp nhất staphylococcus aureus 28,1% và
staphylococcus coagulase negative 40,6%. Tỷ lệ cao tụ cầu kháng kháng sinh penicillin, ciprofloxacin và oxacillin,
chưa ghi nhận trường hợp nào kháng vancomycin.
Từ khóa: tán huyết cấp, nhiễm trùng catheter, tụ cầu khuẩn
ABSTRACT
CLINICAL CHARACTERISTICS AND PATHOGENIC ORGANISMS
OF CATHETER RELATED-INFECTION IN ACUTE HEMODIALYSIS PATIENTS:
A PROSPECTIVE STUDY FROM A CENTER IN VIETNAM
Nguyen Bach, Nguyen Van Tinh, Tran Huynh Ngoc Diem, Le Ngoc Tran, Tran Van Tien,
Nguyen Thanh Liem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 66 - 71
Background: Hemodialysis catheter related-infection (HCRI) is a common complication in hemodialysis
* Khoa Thận- Lọc máu. BV Thống Nhất Tp HCM ** Khoa vi sinh. BV Thống Nhất Tp
HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Bách ĐT. 838640339 ext 409,203 Email: bachnguyen32@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 67
patients inserted temporary catheters, especially in developing countries. Staphylococcus is one of the most
common organisms in patients with HCRI.
Objective: To demonstrate clinical manifestations and to identify pathogenic organisms isolated from
catheter removed due to HCRI in our center.
Patients and methods: Patients: 371 temporary catheters were inserted for hemodialysis patients during
the period of 2/2009-12/2011. In those, 32 patients (8.63%) removed catheters due to presence of suspected
clinical manifestations of infection related to catheter use and positive catheter tip culture were analyzed.
Exclusion criteria: infection from other sources. Method: prospective.
Results: Clinical manifestations of HCRI were fever (71.9%), purulence from exit-site of catheter (56.3%).
White-blood cell > 12.000 mm 3 (81.3%). Blood cultures were detected the same organisms as catheter tip culture
in 56.25% and different organisms in only 3.13%. Blood culture was negative in 40.63%. High propotion of
patients with HCRI responsed well to empiric antibiotics and catheter removal (87.5%). Only 12.5% patients had
severe sepsis. Pathogenic organisms isolated from catheter tips included Staphylococcus aureus 28.1%, coagulase-
negative Staphylococci 40.6%, Klebsiella pneumoniae 9.4%, E coli 6.3%, Pseudomonas aeroginosa 6.3%,
Acinetobacter 3.1%, Proteus mirabilis 3.1% and Candida 3.1%. For coagulase-negative staphylococci, bacterial
resistance to vancomycin, oxacillin, ciprofloxacin, cephalothin and penicillin was 0%, 38.5%, 46.2%, 0% and
76.9% respectively. For Staphylococcus aureus, bacterial resistance to vancomycin, oxacillin, ciprofloxacin,
cephalothin and penicillin was 0%, 33.33%, 33.33%, 11.11% and 100% respectively.
Conclusions: Clinical manifestations of HCRI were fever. Blood cultures were detected the same organisms
as catheter tips culture in 56.25% and blood culture was negative in 40.63%. High propotion of patients with
HCRI responsed well to empiric antibiotics and catheter removal. HCRI were caused mainly by staphylococcies,
especially coagulase negative staphylococcies and its resistance to oxacillin, ciprofloxacin, penicillin was high.
Key words: Acute hemodialysis, Staphylococcus, catheter infection.
MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn (NK) liên quan đến catheter
lọc máu (catheter-related infection) là một thực
tế lâm sàng thường gặp tại các khoa Thận-Lọc
máu và cũng là một biến chứng nặng trong
điều trị làm tăng thêm chi phí điều trị và có thể
dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân (BN) suy thận mạn giai đoạn
cuối, đợt cấp suy thận mạn hoặc suy thận cấp
có thể phải chỉ định đặt catheter làm đường lọc
máu tạm thời. Catheter thường được đặt tại vị
trí tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh
mạch dưới đòn. Đây cũng là lối vào dễ gây
nhiễm khuẩn đặc biệt ở các BN lớn tuổi, đái
tháo đường và suy thận vốn đã giảm sức đề
kháng. Với loại catheter không có đường hầm
này (non-tunneled catheters), vi khuẩn đi vào
máu từ chân catheter hoặc bị nhiễm bẩn vi
khuẩn trong quá trình lọc máu.
Nhiễm khuẩn liên quan đến catheter lọc
máu có thể chỉ NK tại chỗ (localized infection):
vi khuẩn khu trú tại catheter hoặc nhiễm
khuẩn huyết (catheter-related bloodstream
infection). Các biểu hiện lâm sàng thường gặp
của NK liên quan đến catheter rất thay đổi, có
thể không có triệu chứng nào hoặc có các biểu
hiện như sốt, lạnh run, đau nhức tại chân
catheter, chân catheter có mủ và có thể có biểu
hiện toàn thân nặng với biến chứng nhiễm
khuẩn huyết (NKH)(2).
Tụ cầu vàng là vi khuẩn thường gặp nhất gây
NK ở BN lọc máu, đặc biệt là ở BN có đái tháo
đường. Vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể người
bệnh qua lối vào là từ đường mạch máu sử dụng
trong lọc máu: catheter, cầu nối động tĩnh
mạch(5). Theo nhiều nghiên cứu tại Việt Nam, tụ
cầu vàng và tụ cầu có coagulase âm tính thường
gây nhiễm khuẩn bệnh viện, NK sau đặt catheter
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 68
và rất khó điều trị do đề kháng với nhiều loại
kháng sinh(3). Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh
nhân có nhiễm khuẩn liên quan đến catheter lọc
máu.
-Tìm hiểu các đặc điểm về vi khuẩn học của
nhiễm khuẩn liên quan đến catheter lọc máu và
tính kháng kháng sinh của một số chủng vi
khuẩn thường gặp tại khoa Thận-Lọc máu, bệnh
viện Thống Nhất.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN thỏa mãn cả 2 tiêu chuẩn sau đây:
-BN được đặt catheter tạm thời để lọc máu và
sau đó xuất hiện sốt, mủ chân catheter.
-Kết quả cấy vi khuẩn ở đầu catheter dương
tính (xác định được vi khuẩn)(6).
Tiêu chuẩn loại trừ
Đang có nhiễm khuẩn từ các tiêu điểm khác.
Tổng số có 32 BN trong khoảng thời gian từ
2/2009-5/2012 đủ tiêu chuẩn chọn bệnh được
đưa vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, tiến cứu.
-Ghi nhận các biểu hiện lâm sàng có nghi
ngờ nhiễm khuẩn liên quan đến catheter: sốt (≥
38 0 C) mới xuất hiện > 72 giờ sau đặt catheter và
được xác định không do các bệnh lý khác, rỉ dịch,
mủ chân catheter, đau nhức tại chỗ đặt catheter(2).
-Chỉ định rút bỏ catheter lọc máu: sốt và hoặc
có mủ chân catheter.
-Catheter sau khi rút bỏ được cắt đầu catheter
dài 3-5 cm với dụng cụ vô khuẩn và gửi xuống
khoa vi sinh để xét nghiệm định danh vi khuẩn
và kháng sinh đồ(6).
-Tiêu chuẩn chẩn đoán NK: sốt hoặc hạ
thân nhiệt, có ổ nhiễm khuẩn, bạch cầu >
12.000/mm 3 , đa số là bạch cầu trung tính hoặc
bạch cầu <4000 /mm 3 (6).
-Tiêu chuẩn chẩn đoán NKH: có ≥ 2 tiêu
chuẩn sau: nhiệt độ > 38 0 C hoặc < 36 0 C, nhịp
tim > 90 lần / phút, nhịp thở > 20 lần /phút hoặc
PCO 2 12.000/mm
3 hoặc
<4000 mm 3 , cấy máu có vi trùng gây bệnh(6).
-Tiêu chuẩn chẩn đoán choáng NK: bệnh
cảnh lâm sàng NKH, HA tâm thu < 90 mmHg
cho dù đã bù dịch đầy đủ theo CVP(6).
-Phác đồ xử trí kháng sinh ban đầu (chưa có
kết quả cấy đầu catheter, cấy máu):
cephalosporin kết hợp aminoglycoside hoặc
quinolon(6).
-Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị với
xử trí bước đầu (rút catheter và kháng sinh
phổ rộng).
+ Tốt (hết sốt, bạch cầu giảm về bình thường)
+ Diễn biến còn nặng (còn sốt cao lạnh run,
bạch cầu tăng)
+ Choáng nhiễm khuẩn.
Xử lý số liệu thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 với các thuật
toán thống kê thông thường
KẾT QUẢ
Bảng 1: Các đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên
cứu
Đặc điểm Trị trung bình ±SD / Số BN
(tỷ lệ %)
Tuổi 67,56±11,26 (38-91)
Giới tính, n (%): - Nam
- Nữ
16 (50)
16 (50)
Bệnh lý ĐTĐ kèm theo, n (%) 16 (50)
Chỉ định đặt catheter lọc máu cấp cứu
- Suy thận mạn giai đoạn cuối
- Đợt cấp suy thận mạn
- Suy thận cấp
22 (68,75)
9 (28,13)
1 (3,12)
Tình trạng toàn thân nặng phải
nằm tại giường, n (%)
10 (31,25)
Vị trí đặt catheter, n (%)
- Tĩnh mạch cảnh
- Tĩnh mạch đùi
43 (43,80)
18 (56,20)
Đặt catheter trong tình trạng
cấp cứu, n (%)
29 (90,63)
Thời gian lưu catheter (ngày) 23,32 ± 21,35 (3-90)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 69
Bảng 2: Các đặc điểm của bệnh nhân có nhiễm
khuẩn catheter lọc máu
Đặc điểm lâm sàng Số BN
(n=32)
Tỷ lệ (%)
Sốt 23 71,9
Đau tại chân catheter 9 28,1
Có mủ chân catheter 18 56,3
Tăng bạch cầu trong máu ngoại biên 26 81,3
Cấy máu:
- Dương tính cùng loại vi khuẩn
với cấy đầu catheter
- Dương tính nhưng khác loại vi
khuẩn với cấy đầu catheter
- Âm tính
18
1
13
56,25
3,13
40,63
Đáp ứng điều trị sau rút catheter và sử
dụng kháng sinh ban đầu:
- Hết sốt, bạch cầu giảm
- Còn sốt, lạnh run, bạch cầu còn cao
(nhiễm khuẩn còn nặng)
- Diễn biến choáng nhiễm khuẩn
28
4
0
87,5
12,5
0
Kết quả kháng sinh đồ phù hợp kháng
sinh ban đầu
13 40,6
Bảng 3: Vi khuẩn phân lập được từ cấy đầu
catheter lọc máu (n=32).
Vi khuẩn Số BN (tỷ lệ %)
Staphylococcus
- aureus
- Coagulase negative
9 (28,1)
13 (40,6)
Klebsiella pneumonia 3 (9,4)
E coli 2 (6,3)
Pseudomonas aeginosa 2 (6,3)
Acinetobacter 1 (3,1)
Candida albican 1 (3,1)
Proteus mirabilus 1 (3,1)
Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng và tính kháng kháng sinh
của các chủng tụ cầu gây nhiễm khuẩn catheter
Vi khuẩn
Đặc điểm
Staphylococc
us aureus
(n=9)
Coagulase-
negative
staphylococci
(n=13)
Về lâm sàng
- Sốt
- Có bệnh ĐTĐ
- Tăng bạch cầu
-Diễn biến nhiễm khuẩn nặng
8 (88,89)
5 (55,56)
9 (100)
1 (11,11)
7 (53,8)
5 (38,5)
9 (69,2)
0 (0)
Tính đề kháng kháng sinh
- Vancomycin
- Oxacillin
- Ciprofloxacin
- Cephalothin
- Penicillin
0 (0)
3 (33,33)
3 (33,33)
1 (11,11)
9 (100)
0 (0)
5 (38,5)
6 (46,2)
0 (0)
10 (76,9)
Bảng 5: Đặc điểm của những bệnh nhân nhiễm
khuẩn catheter nặng
Đặc điểm Số BN, tỷ lệ (%)
Có bệnh lý ĐTĐ, n (%) 3 (75)
Cấy máu dương tính, n (%) 3 (75)
Vi khuẩn phân lập được:
- Staphylococcus aureus
- E coli
- Pseudomonas aeginosa
- Proteus mirabilus
1
1
1
1
BÀN LUẬN
Trong khoảng thời gian 03 năm (2009-2012)
tại khoa chúng tôi đặt tổng cộng 371 catheters lọc
máu, trong đó có 32 BN có biến chứng nhiễm
khuẩn catheter, chiếm tỷ lệ 8,63%. Các biểu hiện
thường gặp của nhiễm khuẩn catheter là sốt, chân
catheter có mủ và tăng bạch cầu.
Sốt: trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 71,9%
và chân catheter có mủ 56,3% (bảng 2). Đặc điểm
của sốt trong nhiễm khuẩn catheter là sốt mới
xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi đặt
catheter, không có tiêu điểm nhiễm khuẩn nào
khác gây sốt và sốt thường xảy ra trong lúc lọc
máu. Ở các trường hợp nhẹ sốt chỉ ở mức khoảng
38 0 C, các trường hợp có sốt cao > 38 0 C và lạnh
run thường nặng. 28,1% BN còn lại không sốt có
lẽ liên quan đến độc lực của vi khuẩn hoặc do lớn
tuổi, sức đề kháng giảm và đây cũng là đặc điểm
của nhiễm khuẩn ở BN lớn tuổi. Bảng 4 cho thấy
thêm nhiễm khuẩn catheter do chủng coagulase-
negative staphylococci cũng thường ít gây sốt.
Mủ chân catheter là biểu hiện của nhiễm
khuẩn từ da đặc biệt thường gặp ở người bệnh
ĐTĐ, do sát trùng tại chỗ khi đặt catheter cấp cứu
chưa bảo đảm vô khuẩn hoặc nhiễm bẩn vi
khuẩn trong thời gian lưu catheter.
Triệu chứng đau tại chỗ chân catheter ít gặp
hơn và không điển hình nhưng đây là triệu
chứng gây sự chú ý của thầy thuốc và bệnh nhân,
giúp phát hiện sớm.
Bảng 2 cho thấy phản ứng tăng bạch cầu
trung tính trong máu ngoại biên trong nhiễm
khuẩn catheter cũng thường gặp (81,3%) và cao
hơn so với Suzan (66%)(4). Do vậy ở BN khi lưu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 70
catheter có xuất hiện sốt cần xét nghiệm công
thức máu ngoại biên. Tăng bạch cầu chủ yếu
neutrophile ở BN có công thức bạch cầu bình
thường trước khi đặt catheter.
Theo hướng dẫn xử trí nhiễm khuẩn catheter
ở BN lọc máu của Châu Âu, khuyến cáo nên cấy
đầu catheter và cấy máu(6). Áp dụng theo khuyến
cáo này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ cấy máu dương
tính có cùng chủng vi khuẩn với vi khuẩn phân lập
được ở đầu catheter là 51,61%. Có 40,63% BN
nhiễm khuẩn catheter có kết quả cấy máu âm
tính (bảng 2). Nghiên cứu của một số tác giả cũng
cho thấy khẳ năng phân lập vi khuẩn từ đầu
catheter cao hơn so với từ máu do vi khuẩn
thường cư trú tại đầu catheter(2).
Về đáp ứng với điều trị sau rút catheter và
kháng sinh ban đầu: kết quả của bảng 2 cho thấy
87,5% BN hết sốt, bạch cầu giảm về bình thường.
Trong khi đó chỉ có 40,6% BN được sử dụng
kháng sinh kinh nghiệm ban đầu phù hợp với
chủng vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ. Điều
này cho thấy trong xử trí nhiễm khuẩn catheter
lọc máu thì yếu tố rút catheter là rất quan trọng
và cũng nên thay đổi phác đồ sử dụng kháng
sinh kinh nghiệm, nên sử dụng kháng sinh có
hiệu quả đối với chủng vi khuẩn thường gặp (tụ
cầu). Nghiên cứu này ghi nhận có 4 BN (12,5%)
còn nhiễm khuẩn nặng sau xử trí ban đầu với
biểu hiện sốt cao (39-40 0 C), lạnh run, bạch cầu
tăng cao (> 12.000/ mm 3 ), có 3 trong số 4 BN này
có cấy máu dương tính cùng loại với vi khuẩn
phân lập được từ đầu catheter. Các BN này sau
đó đều đáp ứng tốt với kháng sinh đặc hiệu theo
kháng sinh đồ. Các vi khuẩn phân lập được từ
đầu catheter ở 4 BN này là Staphylococcus aureus,
E. coli, pseudomonas aeginosa, Proteus mirabilus.
Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng
choáng nhiễm khuẩn có lẽ các BN này nằm viện
điều trị nội trú nên được theo dõi phát hiện và
điều trị kịp thời.
Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn catheter
thường gặp nhất trong đó Staphylococcus aureus
28,1% và Staphylococcus coagulase negative
40,6% (bảng 3). Đặc biệt thường gặp nhất là tụ
cầu coagulase negative, chủ yếu là epidermidis
có lẽ do BN trong nghiên cứu lớn tuổi
(67,56±11,26), có bệnh nền là đái tháo đường
(50%) với hệ thống miễn dịch suy yếu nên dễ
xảy ra nhiễm khuẩn. Kết quả này gợi ý nguyên
nhân nhiễm khuẩn catheter có thể khi đặt
catheter cấp cứu và trong quá trình sử dụng
catheter lọc máu chưa đảm bảo vô khuẩn, bị
nhiễm bẩn vi khuẩn (contamination). Điều này
cũng nhấn mạnh để phòng chống nhiễm khuẩn
bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn catheter
nói riêng cần chú trọng đặc biệt đến quy trình
vô khuẩn, ý thức phòng chống nhiễm khuẩn của
chính nhân viên y tế từ khâu sát trùng, đeo khẩu
trang, gant vô khuẩn và điều kiện vệ sinh môi
trường trong phòng lọc máu Ngoài ra để
phòng chống nhiễm khuẩn mắc phải trong điều
trị các BN suy thận có lọc máu cấp cứu cần chú
ý đến khâu chăm sóc điều dưỡng, vệ sinh cá
nhân, chế độ dinh dưỡng nâng đỡ tổng trạng.
Kết quả về vi khuẩn học trong nghiên cứu này
còn gợi ý nên chọn sử dụng kháng sinh kinh
nghiệm đáp ứng tốt với các chủng tụ cầu như
vacomycin hoặc cephalothin. So sánh kết quả về
vi khuẩn học với nghiên cứu của các tác giả Kais
Hasn(1) và Suzan Sanavi(4) chúng tôi nhận thấy có
điểm phù hợp là tỷ lệ cao gặp tụ cầu, các vi
khuẩn khác cũng ít gặp hơn như E. coli,
Klebsiella, Pseudomonas. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu của các tác giả này có điểm khác với
nghiên cứu của chúng tôi là chủ yếu gặp chủng
tụ cầu vàng và ít gặp chủng coagulase negative
hơn. Theo số liệu tại Mỹ, ở BN lọc máu, nhiễm
khuẩn máu do tụ cầu chiếm 32% các trường hợp
nhiễm khuẩn máu do đặt catheter(5).
Tính kháng kháng sinh của tụ cầu: đối với
tụ cầu kể cả Staphylococcus aureus và coagulase
negative, nghiên cứu này chưa ghi nhận
trường hợp nào kháng với vancomycin có lẽ
do chiến lược hạn chế sử dụng kháng sinh
nhóm này. Tỷ lệ tụ cầu kháng với kháng sinh
ciprofloxacin và oxacillin cao (30-45%) do sử
dụng rộng rãi các kháng sinh này trong cộng
đồng và cả tại bệnh viện.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 71
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân có nhiễm
khuẩn catheter lọc máu tại khoa Thận-Lọc máu,
bệnh viện Thống Nhất chúng tôi rút ra một số
đặc điểm sau:
Về lâm sàng và cận lâm sàng: thường gặp
sốt và tăng bạch cầu trung tính. Cấy máu dương
tính (nhiễm khuẩn huyết) cùng vi khuẩn phân
lập được từ đầu catheter 56,25% và 40,63% cấy
máu âm tính. Về diễn tiến: 87,5% trường hợp
đáp ứng tốt sau rút catheter và kháng sinh ban
đầu.
Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn catheter
thường gặp nhất trong đó Staphylococcus aureus
28,1% và Staphylococcus coagulase negative
40,6%. Tỷ lệ cao tụ cầu kháng kháng sinh
penicillin, ciprofloxacin và oxacillin, chưa ghi
nhận trường hợp nào kháng vancomycin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Altaee KHA, Theeb OA (2007). Outcome and survival of
temporary hemodialysis catheters: a prospective study from a
single center in Iraq. Saudi J Kidney Transplant, vol 18(3): pp.
370-377.
2. Canaud B (1999). Hemodialysis catheter-related infection: time
for action. Nephrol Dial Transplant, vol 14: pp. 2288-2290.
3. Lê Văn Phủng (2009). Tụ cầu.Vi khuẩn y học. NXB giáo dục Việt
Nam. tr. 45-62.
4. Sanavi S, Ghods A (2007). Catheter associated infections in
hemodialysis patients. Saudi J Kidney Transplant, vol 18(1): pp.
43-46.
5. Stefaan J, Vandecasteele, Johan R, Boelaert and An S. De Vriese
(2009). Staphylococcus aureus infections in hemodialysis: What a
nephrologist should know. Clin J Am Soc Neprol, vol 4: pp.
1388-1400
6. Vanholder R, Canaud B, Fluck R et al (2010). Catheter-related
blood stream infections (CRBSI): a European view. Nephrol Dial
Transplant, vol 25: pp. 1753-1756