Đakrông là một trong hai huyện miền núi (Đakrông, Hướng Hóa) nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị. Huyện có 14 xã, trong đó xã Húc Nghì là xã có địa hình khá hiểm trở, giao thông đi lại không mấy thuận lợi. Dân cư phân bố cách xa nhau, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô và Vân Kiều. Đời sống của đồng bào dân tộc hết sức khó khăn. Số hộ nghèo chiếm 47,5% tổng số hộ trong toàn xã. Ruộng nước chỉ có 1 ha, do đó dân cư chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy và chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi lợn Cỏ được xem là một thế mạnh của xã. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn Cỏ vẫn còn nhỏ lẻ và chủ yếu là thả rông, năng suất thấp. Theo những nghiên cứu gần đây tại Đakrông cho thấy chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng, đóng góp khoảng 25% sinh kế cho gia đình, nhưng đàn lợn đang giảm mạnh từ 10.893 con (năm 2005) xuống còn 7.030 con (năm 2006), lợn chủ yếu nuôi theo phương thức quảng canh (thả rông) và hơn 50% là giống địa phương (Trần Sáng Tạo, 2007). Lợn Cỏ là giống lợn chính của bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, lợn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường, thịt thơm ngon, nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng (Trần Văn Do, 2005; Lê Viết Ly, 2003). Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi chọn hướng nghiên cứu “Khảo sát tình hình nuôi lợn Cỏ tại xã Húc Nghì”, nhằm có thêm nhận định và cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển giống lợn địa phương này.
5 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn liệu bước đầu về tình hình nuôi lợn cỏ tại xã Húc Nghì - Huyện đakrông - Tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008
DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH NUÔI LỢN CỎ
TẠI XÃ HÚC NGHÌ - HUYỆN ĐAKRÔNG - TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Thị Tường Vy
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Bước đầu điều tra khảo sát tình hình nuôi lợn Cỏ ở xã Húc Nghì, Huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị cho thấy: Lợn Cỏ không thể thiếu trong cơ cấu vật nuôi của xã; tiềm năng chăn nuôi lợn Cỏ của xã theo hướng tập trung nhiều nhất ở thôn Cựp. Lợn cỏ được nuôi theo lối tự nhiên thả rông là chủ yếu, vào thời điểm sinh nở chúng tự kéo nhau vào rừng để làm tổ. Sau khi sinh khoảng 5 - 7 ngày cả đàn tự dẫn về nhà.
I. Đặt vấn đề
Đakrông là một trong hai huyện miền núi (Đakrông, Hướng Hóa) nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị. Huyện có 14 xã, trong đó xã Húc Nghì là xã có địa hình khá hiểm trở, giao thông đi lại không mấy thuận lợi. Dân cư phân bố cách xa nhau, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô và Vân Kiều. Đời sống của đồng bào dân tộc hết sức khó khăn. Số hộ nghèo chiếm 47,5% tổng số hộ trong toàn xã. Ruộng nước chỉ có 1 ha, do đó dân cư chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy và chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi lợn Cỏ được xem là một thế mạnh của xã. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn Cỏ vẫn còn nhỏ lẻ và chủ yếu là thả rông, năng suất thấp. Theo những nghiên cứu gần đây tại Đakrông cho thấy chăn nuôi lợn có vị trí quan trọng, đóng góp khoảng 25% sinh kế cho gia đình, nhưng đàn lợn đang giảm mạnh từ 10.893 con (năm 2005) xuống còn 7.030 con (năm 2006), lợn chủ yếu nuôi theo phương thức quảng canh (thả rông) và hơn 50% là giống địa phương (Trần Sáng Tạo, 2007). Lợn Cỏ là giống lợn chính của bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, lợn có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường, thịt thơm ngon, nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng (Trần Văn Do, 2005; Lê Viết Ly, 2003). Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi chọn hướng nghiên cứu “Khảo sát tình hình nuôi lợn Cỏ tại xã Húc Nghì”, nhằm có thêm nhận định và cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển giống lợn địa phương này.
II. Nội dung và phương pháp
1. Nội dung nghiên cứu
Điều tra, khảo sát bước đầu về nguồn gốc, điều kiện hình thành, số lượng và sự phân bố, tập quán chăn nuôi, khả năng sản xuất của lợn Cỏ tại xã Húc Nghì, Huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Điều tra, khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi theo bảng câu hỏi của phiếu điều tra;
2.2. Phân tích các tài liệu đã có tại địa phương và các nghiên cứu trước đây nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi và sức sản xuất của lợn Cỏ
Xã Húc Nghì có 4 thôn, mỗi thôn chọn mẫu 20 hộ để điều tra. Mẫu lựa chọn theo danh sách thiết lập và chọn ngẫu nhiên.
III. Kết quả và thảo luận
1. Tình hình chăn nuôi lợn cỏ tại xã Húc Nghì
Khảo sát tại 4 thôn thuộc xã Húc Nghì về tình hình chăn nuôi lợn Cỏ, kết quả trình bày trên bảng 1.
Bảng 1: Tình hình chăn nuôi lợn cỏ ở các hộ điều tra
STT
Thôn
Tổng số hộ
Số hộ điều tra
Số hộ nuôi lợn cỏ
1
Húc Nghì
91
20
5
2
La Tó
60
20
7
3
Cựp
58
20
15
4
37
33
20
6
Cộng
242
80
33
Từ bảng 1 cho thấy, khảo sát 80 hộ trong tổng số 242 hộ (30%) thuộc xã Húc Nghì, chỉ có 33 hộ có nuôi lợn và đều là giống lợn Cỏ (41%), không có hộ nào nuôi lợn Móng Cái hoặc giống khác đưa từ vùng đồng bằng lên. Kết quả này cho thấy sau nhiều năm thay đổi cơ cấu giống vật nuôi, chủ trương đưa các giống lợn năng suất cao lên vùng cao đã không mang lại kết quả như mong đợi và khẳng định thêm vai trò lợn Cỏ trong chăn nuôi ở vùng núi là không thể thay thế được. Tình hình chăn nuôi lợn Cỏ ở xã Húc Nghì phát triển chưa đều, thôn Cựp có đàn lợn đông hơn cả. Quy mô chăn nuôi nhỏ, không có hộ nuôi theo mô hình trang trại...
Theo nghiên cứu của Trần Sáng Tạo (2007) hơn 50% đàn lợn của huyện Đakrông là lợn Cỏ. Nghiên cứu của Trần Văn Do (2005) chỉ ra có 161 hộ trong tổng số 428 hộ (chiếm 36%) thuộc 8 thôn của hai xã Tà Rụt và KrôngKlang (Huyện Đakrông) với tổng số 469 con lợn Cỏ và chỉ có 58 hộ trong tổng số 543 hộ (chiếm 16,5%) có nuôi lợn với 293 con lợn Cỏ ở 6 thôn thuộc xã Pài và các xã Hướng Tân, Hướng Linh (huyện Hướng Hóa). Kết quả khảo sát của chúng tôi tại xã Húc Nghì khẳng định thêm tình trạng đáng báo động về sự tồn tại của giống lợn địa phương này.
2. Nguồn gốc và sự phân bố
Lợn Cỏ được bà con các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô nuôi từ lâu đời, nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra nguồn gốc của nó. Khi nghiên cứu về lợn địa phương A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả Nguyễn Ngọc Huy (2005) nhận định có hai nhóm lợn hiện có ở A Lưới, một trong số đó do bà con dân tộc từ Quảng Trị di cư đưa vào, nhóm còn lại có từ lâu ở A Lưới. Lợn Cỏ được sưu tầm và nghiên cứu gần đây ở Quảng Nam cũng có những đặc điểm mô tả tương tự như lợn Cỏ Quảng Trị. Tuy vậy, giữa các nhóm lợn địa phương hiện nay thuộc phía đông dãy Trường Sơn có cùng nguồn gốc hay không, mối quan hệ về nguồn gốc với các giống lợn khác của nước ta ra sao cần nghiên cứu sâu về di truyền học phân tử để xác định.
Lợn Cỏ (được gọi là lợn Vân Pa, Quảng Trị) phân bố dọc theo dải Trường Sơn, tập trung ở 32 xã thuộc hai huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và 3 xã của huyện Vĩnh Linh, Do Linh (Trần Văn Do, 2006), số lượng không nhiều, đang bị khai thác quá mức và đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng, nếu không có giải pháp kịp thời để bảo tồn và phát triển nó. Tại xã Húc Nghì, đàn lợn Cỏ tập trung nhiều ở thôn Cựp (46% đàn lợn của xã).
3. Điều kiện chăn nuôi và tập tính của lợn Cỏ
Lợn Cỏ ở thôn Húc Nghì sống gần như hoang dã. Lợn được nuôi thả hoàn toàn, hoặc chỉ có chuồng tạm bằng những cành cây gỗ ghép lại với nhau, không đủ giữ lợn ở tại chuồng. Lợn tự tìm thức ăn trong tự nhiên là chính, việc cho ăn thêm thức ăn chỉ là phụ. Thức ăn là rau cỏ, rễ cây, chuối rừng, giun đất, côn trùng ven sông suối, các loại củ quả như sắn, khoai Lợn nái thường vào rừng làm ổ đẻ, sau 7-10 ngày mới dẫn đàn con về nhà. Tác động của con người vào quá trình sinh sản, phát triển của lợn hầu như chưa có. Vì vậy năng suất của lợn Cỏ còn thấp. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận xét của các nghiên cứu đã tiến hành trước đây.
4.Đặc điểm ngoại hình và một số chỉ tiêu về sinh sản
Lợn cỏ đang nuôi ở Húc Nghì có thân ngắn, lông dày, màu lông đen, hơi sáng bạc, đầu nhỏ, trán hẹp, mõm dài hơi hếch lên phía trên, tai đứng, lưng ít võng, sườn dốc và hẹp, mông nhọn, đùi kém phát triển, bốn chân cao, nhỏ, bụng gọn, thường có 8 vú. Theo mô tả và ảnh chụp ngoại hình lợn của Nguyễn Ngọc Huy (2005) và lợn Cỏ đang nuôi tại Quảng Nam, thì lợn cỏ trong nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng.
Khảo sát 35 hộ nuôi lợn nái về một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Cỏ ở xã Húc Nghì, kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn Cỏ nuôi tại xã Húc Nghì
STT
Chỉ tiêu nghiên cứu
Đơn vị tính
X m
CV%
1
Số con sơ sinh /lứa
con
7,141,56
21,78
3
Số con còn sống sau cai sữa
con
4,801,08
22,48
4
Thời gian cai sữa
ngày
56,205,17
9,19
5
Số lứa đẻ trong năm
lứa
1,910,28
14,84
Qua bảng 2 cho thấy rằng lợn nái Cỏ ở xã Húc Nghì có số con đẻ ra /lứa khá cao (7,14 1,56), nhưng số lợn con còn sống đến cai sữa lại quá thấp (4,80 1,08). Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa chỉ là 67%. Theo kết quả công bố của Trần Văn Do (2006), số lợn con đẻ ra là 8,5/lứa (điều tra) và 6,5 con/lứa (nuôi theo dõi); số lợn con còn sống đến cai sữa là 6,0 con (điều tra).
Tỷ lệ sống của lợn Cỏ ở xã Húc Nghì thấp là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Lợn nái hầu như sinh sản theo lối tự nhiên. Hầu hết lợn nái đều có tập tính làm tổ trước khi sinh. Đến trước ngày sinh chúng tự di chuyển đến tổ. Tổ thường được làm ở nơi ít có người lui tới. Theo người chăn nuôi cho biết, lợn nái chủ yếu sinh ở trong rừng. Sau khoảng 5 - 7 ngày chúng tự dẫn con về nhà. Như vậy, chính người nuôi cũng chưa thể biết được chính xác số lượng con đẻ ra, số lượng con còn sống sau 24h và vị trí tổ của chúng. Ngoại trừ một số nông hộ nuôi nhốt tại nhà.
- Số lượng con chết trong giai đoạn bú sữa tương đối nhiều do việc phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức, chăm sóc sau đẻ chưa được chú ý. Đợt rét kéo dài từ tháng 12/2007-tháng 2/2008 cũng là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lợn con chết hàng loạt. Lợn con sống theo đàn, lợn mẹ dẫn đi ăn, do vậy, điều kiện môi trường hầu như hoàn toàn quyết định đến sự sống sót của lợn con. Tuy nhiên, khả năng chống chịu của lợn sau khi tách đàn khá cao.
- Lợn được thả rông trong từng nông hộ nên thời gian bú sữa của lợn con khá dài, chỉ khi nào lợn mẹ bắt đầu mang thai lần tiếp theo chúng mới chịu cai sữa. Ngoài ra, hiện tượng giao phối cận huyết giữa lợn mẹ với lợn con thường xuyên xảy ra. Nếu quá trình này cứ tiếp tục có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
IV. Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
- Từ những kết quả điều tra và khảo sát ban đầu chúng tôi nhận thấy: Lợn Cỏ không thể thiếu được trong cơ cấu vật nuôi của bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở xã Húc Nghì nói riêng và của hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa nói chung. Chăn nuôi lợn Cỏ vẫn còn được duy trì theo lối tự nhiên đó là thả rông, nên sức sản xuất thấp, rủi ro cao. Thôn Cựp là thôn duy nhất của xã có phát triển nghề lúa nước, đàn lợn Cỏ có số lượng nhiều hơn cả, có thể chọn lọc, nuôi giữ giống tại đây để bảo tồn và phát triển giống lợn Cỏ Quảng Trị.
2. Đề nghị
Cần có nghiên cứu toàn diện về nguồn gốc, điều kiện hình thành, số lượng, sự phân bố và kỹ thuật chăn nuôi để bảo tồn và phát triển giống lợn Cỏ như là tư liệu sản xuất cho bà con dân tộc Vân Kiều, Pa kô phía đông dải Trường Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Văn Do. Sinh trưởng phát triển của lợn VânPa tại Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tóm tắt đề tài NCKH; Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị (2005).
Nguyễn Ngọc Huy. Đặc điểm lợn Cỏ A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế; trích từ Luận văn thạc sỹ sinh học, ĐHKH Huế (2005).
Phùng Thăng Long. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ trọng điểm (2004-2005). Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn phù hợp với điều kiện chăn nuôi miền Trung (2005).
Lê Viết Ly. Chuyên khảo Bảo tồn nguồn gen động vật nuôi ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp (tập 1 và 2) (2004).
Phạm Khánh Từ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ trọng điểm 2004-2005. Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn vốn gen động vật nuôi bản địa khu vực Thừa Thiên Huế, (2005) 57-68.
Trần Sáng Tạo. Tình hình chăn nuôi của Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; Kỷ yếu hội nghị khoa học Truờng ĐH Nông lâm Huế 4/2008
INVESTIGATING THE SITUATION OF THE PIG CO IN HUC NGHI COMMUNE, DAKRONG DISTRIC, QUANG TRI PROVINCE
Nguyen Thi Tuong Vy
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
At the first step of investigating the situation of the pig in Huc Nghi commune, Dakrong district, Quang Tri province, we defined the potential of raising pigs at Huc Nghi commune, most concentrated in Cup hamlet. The pig were essentially raised in naturally enviromental conditions. Prepairing for dropping, they got to the forest. They brought the heard of swine back after that.