Lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức Đảng là một bộ phận quan trọng trong
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 70năm qua. Trong thời kỳ lịch sử 1930-1945, Đảng ta hoạt động bí mật, ch-a nắm chính quyền do đó việc xây dựng, phát
triển hệ thống tổ chức Đảng các cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành
bại của cách mạng. Khi Đảng đã có đ-ờng lối chính trị đúng đắn, đ-ợc dẫn đ-ờng
bởi hệ t-t-ởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và t-t-ởng Hồ
Chí Minh, thì có thể nói, cùng với tạo dựng đội ngũ cán bộ, công tác xây dựng tổ
chức Đảng là khâu quyết định sức chiến đấu và năng lực chỉ đạo thực tiễn của
Đảng. Chính nhờ xây dựng, phát triển hệ thống tổ chứcĐảng rộng khắp trên mọi
địa bàn, gắn chặt với quần chúng yêu n-ớc và cách mạng, Đảng ta đã biến chủ
tr-ơng, đ-ờng lối cách mạng thành các phong trào đấu tranh sôi động của các
tầng lớp nhân dân, từng b-ớc tạo dựng và đào luyện một đội quân cách mạng
đông đảo để khi thời cơ đến kịp thời phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền thành công vào tháng 8-1945, lập nên n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nghiên cứu Lịch sử Đảng cộng sản ViệtNam, nhất là trong giai đoạn Đảng
lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930-1945, không thể không nghiên cứu
lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng. Viện Lịch sử Đảng chọn đăng ký đề
tài này nhằm góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng,
bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, nhận định sai lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng
trong thời kỳ 1930-1945, góp phần nghiêncứu một mảng trống trong nghiên cứu
Lịch sử Đảng lâu nay, đóng góp thêm một số kinh nghiệm trong công tác xây
dựng, bảo vệ tổ chức Đảng.
338 trang |
Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ trong thời kỳ 1930-1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tổng quan
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2006
Đảng l∙nh đạo CÔNG TáC XÂY DựNG Hệ THốNG Tổ CHứC
đảNG ở bắC kỳ TRONG THờI Kỳ 1930 -1945
Cơ quan chủ trì: Viện Lịch sử Đảng
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn HữU CáT
Th− ký đề tài: THS, TRầN tRọNG tHƠ
6769
28/3/2007
Hà Nội 2007
1
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Hữu Cát
Th− ký đề tài: Ths Trần Trọng Thơ
Danh sách cộng tác viên
TS Khổng Đức Thiêm
Ths. Trần Bích Hải
CN. Vũ Nhai
Ths. D−ơng Minh Huệ
Ths. Nguyễn Thị Xuân
2
Mục lục
Trang
Mở đầu 3
Ch−ơng I: Quan điểm, chủ tr−ơng của Đảng và Hồ Chí Minh về xây
dựng hệ thống tổ chức Đảng, sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác xây
dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945
7
1.1. Quan điểm của Đảng và Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng thời kỳ 1930-1945
7
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930 - 1945.
23
Ch−ơng II: Qúa trình hình thành và phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở
Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945
38
2.1. Hình thành và bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ giai đoạn
1930-1935
38
2.2. Khôi phục hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ giai đoạn 1936-1939 50
2.3. Khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ giai đoạn
1939 -1945
63
Ch−ơng III. Đặc điểm, vai trò, ph−ơng thức và kinh nghiệm xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945
96
3.1. Đặc điểm và vai trò 96
3.2. Ph−ơng thức xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ
1930-1945
108
3.3. Một số kinh nghiệm 112
Kết luận 115
Danh mục tài liệu tham khảo 119
3
Mở đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức Đảng là một bộ phận quan trọng trong
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 70 năm qua. Trong thời kỳ lịch sử 1930-
1945, Đảng ta hoạt động bí mật, ch−a nắm chính quyền do đó việc xây dựng, phát
triển hệ thống tổ chức Đảng các cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành
bại của cách mạng. Khi Đảng đã có đ−ờng lối chính trị đúng đắn, đ−ợc dẫn đ−ờng
bởi hệ t− t−ởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và t− t−ởng Hồ
Chí Minh, thì có thể nói, cùng với tạo dựng đội ngũ cán bộ, công tác xây dựng tổ
chức Đảng là khâu quyết định sức chiến đấu và năng lực chỉ đạo thực tiễn của
Đảng. Chính nhờ xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức Đảng rộng khắp trên mọi
địa bàn, gắn chặt với quần chúng yêu n−ớc và cách mạng, Đảng ta đã biến chủ
tr−ơng, đ−ờng lối cách mạng thành các phong trào đấu tranh sôi động của các
tầng lớp nhân dân, từng b−ớc tạo dựng và đào luyện một đội quân cách mạng
đông đảo để khi thời cơ đến kịp thời phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền thành công vào tháng 8-1945, lập nên n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nghiên cứu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là trong giai đoạn Đảng
lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930-1945, không thể không nghiên cứu
lịch sử xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng. Viện Lịch sử Đảng chọn đăng ký đề
tài này nhằm góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng,
bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, nhận định sai lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng
trong thời kỳ 1930-1945, góp phần nghiên cứu một mảng trống trong nghiên cứu
Lịch sử Đảng lâu nay, đóng góp thêm một số kinh nghiệm trong công tác xây
dựng, bảo vệ tổ chức Đảng.
4
II. Tình hình nghiên cứu.
Đây là một vấn đề đã đ−ợc đề cập ở một số công trình lịch sử Đảng cấp
Trung −ơng, cấp địa ph−ơng. ở cấp Trung −ơng, có thể kể đến những công trình
nghiên cứu cơ bản, những chuyên khảo nh−: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(sơ thảo), tập 1 (1920-1954), Nxb Sự thật, 1981; Lịch sử Cách mạng tháng Tám
1945, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995; Đảng Cộng sản Việt Nam, các đại hội và
hội nghị Trung −ơng, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1998... ; những công trình
nghiên cứu về các đồng chí lãnh đạo của Đảng nh−: Trần Phú, Lê Hồng Phong,
Tr−ờng Chinh, Hoàng Văn Thụ, ..; những công trình nghiên cứu về các nhà tù:
Hoả Lò, Sơn La. Viện Lịch sử Đảng cũng đã thực hiện hai đề tài cấp bộ là: ‘Vai
trò của các Xứ ủy trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945”,
(nghiệm thu năm 1997) và “ Hệ thống tổ chức Đảng cấp tỉnh thành” (nghiệm thu
năm 1999).
ở cấp địa ph−ơng, cho đến nay hầu hết các địa ph−ơng đã hoàn thành việc
nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố, huyện,
quận về giai đoạn lịch sử Đảng 1930-1945 trong đó có đề cập đến công tác xây
dựng Đảng của các Đảng bộ.
Trong những năm gần đây, Tạp chí Lịch sử Đảng đã đăng tải một số bài
nghiên cứu về sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ giai đoạn
1939-1945.
Tuy nhiên, ch−a có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ,
toàn diện, có hệ thống cũng nh− rút ra những kinh nghiệm về công tác xây dựng
hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945.
III. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những quan điểm, chủ tr−ơng và quá trình hình thành và phát triển
của hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ và vai trò của nó trong công tác xây dựng
Đảng cũng nh− trong công cuộc vận động cách mạng ở Bắc Kỳ 1930-1945.
5
- Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử
Đảng.
- Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm trong công tác
xây dựng Đảng về mặt tổ chức.
IV. Nội dung nghiên cứu
1. Bối cảnh lịch sử, yêu cầu cách mạng thời kỳ 1930-1945, tác động chi
phối đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ.
2. Quan điểm, chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng và của đồng chí Nguyễn ái
Quốc về công tác xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ, qua các giai đoạn 1930-1935,
1935-1939, 1939-1945.
3. Sự chỉ đạo của Trung −ơng Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ
chức Đảng ở Bắc Kỳ qua các giai đoạn 1930-1935, 1935-1939, 1939-1945.
4. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ
từ Xứ uỷ, Liên tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ – Huyện uỷ, chi bộ Đảng ở Bắc Kỳ (theo các giai
đoạn lịch sử 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945).
5. Đặc điểm, vai trò, ph−ơng thức xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc
Kỳ thời kỳ 1930-1945.
6. Một số kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ thống tổ chức
Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945.
V. Ph−ơng pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng ph−ơng pháp lịch sử và logic, thống kê, so sánh, đối
chiếu.. để nêu bật sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng trong công tác xây dựng hệ
thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ 1930-1945.
Tổ chức hội thảo khoa học, toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia...
VI. Lực l−ợng nghiên cứu
6
Để thực hiện mục tiêu đề ra, chủ nhiệm đề tài đã mời một số cán bộ nghiên
cứu của Viện Lịch sử Đảng, một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu thời kỳ
1930-1945 tham gia viết chuyên đề và góp ý bản thảo.
VII. Sản phẩm của đề tài
- Đề tài đã thực hiện 6 chuyên đề chuyên sâu tập hợp thành Kỷ yếu khoa
học gồm 177 trang.
- Bản Tổng quan ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu, bao gồm 3 ch−ơng
và kết luận với tổng số 124 trang.
VIII. Triển vọng ứng dụng
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử Đảng thời kỳ 1930-1945.
Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm vào công tác
lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng.
IX. Kết cấu của Tổng quan
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, tổng quan đ−ợc kết
cấu thành 3 ch−ơng và kết luận
7
Ch−ơng I
quan điểm, Chủ tr−ơng của Đảng và Hồ Chí Minh về
xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, sự chỉ đạo của Đảng
đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở
Bắc Kỳ thời kỳ 1930 - 1945
1.1. Quan điểm, chủ tr−ơng của Đảng và Hồ Chí Minh1 về xây
dựng hệ thống tổ chức Đảng thời kỳ 1930-1945
Khi đề cập đến vấn đề tổ chức và vai trò của nó, những nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tổ chức là “vũ khí” chủ yếu của giai cấp vô sản
trong cuộc đấu tranh giành chính quyền từ tay giai cấp t− sản. Lê nin viết:
“Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí
nào khác hơn là sự tổ chức. Bị phân chia vì sự cạnh tranh vô chính phủ đang
thịnh hành trong thế giới t− bản, bị đè nặng d−ới sự lao động nô lệ cho t− bản,
luôn luôn bị dìm sâu d−ới “ tận đáy” của cảnh khổ cực, của sự cùng quẫn và
của sự thoái hoá, nh−ng giai cấp vô sản vẫn có thể trở thành – và tất nhiên sẽ
trở thành- một lực l−ợng vô địch, chỉ vì một lý do này: sự thống nhất t− t−ởng
của giai cấp vô sản dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác đ−ợc
củng cố bằng sự thống nhất vật chất của tổ chức tập hợp hành triệu ng−ời lao
động thành một đạo quân vô địch của giai cấp công nhân ”2. Sự “ thống nhất
vật chất” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chỉ có thể thực hiện
đ−ợc và biến thành sức mạnh vô địch khi do chính Đảng vô sản kiểu mới của
chủ nghĩa Lênin lãnh đạo. Đảng vô sản theo Chủ nghĩa Lênnin là một đảng có
tổ chức chặt chẽ, đ−ợc xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống
tổ chức là nền tảng cơ bản, quyết định sự tồn tại và sức lãnh đạo của Đảng.
1 Trong cuộc đời hoạt động, Hồ Chí Minh có nhiều danh x−ng, bí danh, bút danh khác nhau. Để
tiện trình bày, chúng tôi dùng danh x−ng Hồ Chí Minh.
2 Lênin Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1978, tr. 490.
8
Quán triệt những nguyên tắc về xây dựng Đảng của chủ nghĩa Lênin,
ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 đến 3-1951 là
Đảng Cộng sản Đông D−ơng) đã xác định công tác xây dựng, củng cố hệ
thống tổ chức Đảng từ Trung −ơng đến địa ph−ơng là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Trong thời kỳ
1930 - 1945, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn lịch sử và điều
kiện cụ thể của từng địa bàn, Đảng và Hồ Chí Minh đã đề ra chủ tr−ơng chỉ
đạo về công tác xây dựng hệ thống tổ chức cho toàn Đảng, cho từng địa
ph−ơng, đảm bảo cho Đảng lãnh đạo thắng lợi công cuộc đấu tranh giành
chính quyền.
Những chủ tr−ơng, nguyên tắc, định h−ớng về công tác xây dựng tổ
chức Đảng đ−ợc thể hiện qua các bản Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam cho
công tác xây dựng, khôi phục, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức cho toàn
Đảng và cho các Đảng bộ.
Đầu năm 1930, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Nguyễn ái Quốc triệu
tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong n−ớc thành Đảng
Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh c−ơng vắn tắt, Sách l−ợc vắn tắt và
Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Điều lệ vắn tắt quy định hệ thống tổ chức của Đảng nh− sau:
“Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công x−ởng, một
hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đ−ờng phố
Huyện bộ, thị bộ hay là khu bộ:
Huyện bộ gồm tất cả các chi bộ trong một huyện.
Thị bộ gồm tất cả các chi bộ trong một châu thành nhỏ.
Khu bộ gồm tất cả các chi bộ trong khu của một thành phố lớn nh−
“Sài Gòn, Chợ Lớn, Hải phòng, Hà Nội” hay một sản nghiệp lớn nh− mỏ Hòn
Gai.
9
Tỉnh bộ, Thành bộ hay đặc biệt bộ:
Tỉnh bộ gồm các huyện bộ, thị bộ trong một tỉnh.
Thành bộ gồm tất cả các khu bộ trong một thành phố.
Đặc biêt bộ gồm tất cả các khu bộ trong một sản nghiệp lớn.
Trung −ơng”1
Điều lệ trên đặt cơ sở cho sự hình thành hệ thống tổ chức các cấp của
Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi hợp nhất.
Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung −ơng họp Hội nghị lần thứ
nhất tại Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị ra án Nghị quyết về tình hình
hiện tại ở Đông D−ơng và nhiệm vụ cần kíp của Đảng.
Hội nghị nêu những sai lầm, khuyết điểm của Hội nghị hợp nhất, nh−
chỉ lo hợp nhất mà không chú ý đến việc bài trừ những t− t−ởng, hành động
biệt phái của các đảng phái tr−ớc kia, do đó mà Đảng tuy đã hợp nhất nh−ng
t− t−ởng và hành động của các đảng phái ch−a thống nhất; công việc của
Đảng không thảo luận trong các Đảng bộ; các cấp Đảng bộ không có sự liên
lạc mật thiết với nhau; chỉ đạo theo lối mệnh lệnh; Đặc biệt, Hội nghị cho
rằng một trong những sai lầm lớn của Hội nghị hợp nhất là trong hệ thống tổ
chức bỏ mất cấp Xứ bộ, “bắt T. − [t.g] (bảy ng−ời) trực tiếp chỉ huy các tỉnh
bộ, làm cho T. − đã không chu đáo đ−ợc đến mỗi việc ở các tỉnh; mà lại
không còn thì giờ mà lo đến việc quan trọng chung cho toàn thể Đảng nữa”2.
Hội nghị chủ tr−ơng “chỉnh đốn nội bộ, làm cho Đảng Bônsơvích
hoá”; căn cứ vào Điều lệ của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị định ra Điều lệ
Đảng, tổ chức ra các xứ uỷ cho vững vàng để “chỉ huy công việc trong một xứ.
T. − vì có công việc toàn thể Đảng không thể trực tiếp chỉ huy các tỉnh bộ
() các Đảng bộ th−ợng cấp (từ thành và tỉnh uỷ trở lên) phải tổ chức cả các
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H. 2002, tập 2, tr. 7, 8.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr.111.
10
ban chuyên môn nề giới để vận động() Đảng bộ th−ợng cấp và hạ cấp phải
liên lạc mật thiết luôn luôn thì Đảng với quần chúng mới khỏi xa nhau. Phải
tổ chức cho nhiều cách giao thông để cho các cấp đảng bộ xa nhau th−ờng
không tin tức cho mau và chuyên (tỉnh ủy với xứ ủy, xứ ủy với Trung −ơng, xứ
ủy này với xứ ủy khác, Trung −ơng với các đảng huynh đệ nh− Pháp và Tàu,
Trung −ơng với Quốc tế Cộng sản” 1.
án Nghị quyết Hội nghị cũng nêu rõ cần tổ chức nhiều cách giao
thông để quan hệ giữa các cấp bộ Đảng đ−ợc liên tục; tranh thủ phong trào
đấu tranh để phát triển tổ chức, tích cực thu nạp đảng viên mới, lập ra các chi
bộ làng; chú ý lấy phụ nữ, thợ thuyền vào Đảng; tăng c−ờng và nâng cao chất
l−ợng sinh hoạt chi bộ.
Hội nghị thông qua Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông D−ơng, quy
định rõ hệ thống tổ chức Đảng có 6 cấp: Trung −ơng, Xứ bộ, Tỉnh bộ hoặc
Thành bộ, Huyện bộ, Tổng bộ và Chi bộ, gồm:
“a, Chi bộ: Mỗi cái sản nghiệp, nhà buôn, hoặc đ−ờng phố, làng, trại
lính có ban cán sự chi bộ chỉ huy.
b, Tổng bộ (ở nhà quê) có một ban tổng ủy chỉ huy.
c, Huyện bộ (ở các tỉnh), khu bộ (các thành phố, các vùng đồn điền, các
vùng mỏ) có một ban huyện ủy hay khu ủy chỉ huy.
d, Tỉnh bộ hoặc thành bộ (thành bộ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh - Bến
Thủy, Huế, Tourane [Đà Nẵng- TG] Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Vang) hoặc đặc
biệt bộ các địa ph−ơng đồn điền, mở rộng nh− một tỉnh) có ban tỉnh, thành ủy,
hoặc đặc ủy chỉ huy.
đ, Xứ bộ (Trung, Nam, Bắc, Cao Miên, Lào) có Ban Xứ ủy chỉ huy.
e, Trung −ơng”2.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, sđd, tr.113-114.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, sđd, tr. 120-121.
11
Điều lệ chỉ rõ: chi bộ là tổ chức căn bản của Đảng. Do đó, nơi nào có
ba đảng viên trở lên thì đ−ợc tổ chức một chi bộ mới. Nơi nào chỉ có một, hai
đảng viên thì phải vào chi bộ gần đó. Còn những đảng viên khác nh− thủ công
nghiệp, trí thức, ng−ời đi ở thì phải lấy địa ph−ơng mình làm gốc mà tổ chức
ra chi bộ đ−ờng phố, ở nhà quê có công x−ởng nhỏ thì đ−ợc tổ chức ra chi bộ
riêng.
Điều lệ quy định trong các tỉnh (thành, đặc biệt) bộ có ban th−ờng vụ
để làm việc hàng ngày. Trong những tr−ờng hợp cụ thể, Xứ uỷ đóng ở thành
phố nào thì chỗ ấy không cần có thành uỷ. Công việc chỗ ấy do Xứ uỷ trực
tiếp chỉ huy.
Đặc biệt, Điều lệ Đảng Cộng sản Đông D−ơng (10-1930) còn vận dụng
sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản để lập ra Đảng đoàn trong các tổ chức cách
mạng nh− Công hội, Nông hội)
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng hệ thống
tổ chức Đảng, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt
động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của Đảng theo chủ
nghĩa Lênin. Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, nguyên tắc tập trung càng cần
đ−ợc Đảng nhấn mạnh và chú trọng. Điều lệ Đảng Cộng sản Đông D−ơng (10-
1930) ấn định rõ:
a) Đảng Cộng sản Đông D−ơng cũng nh− các chi bộ của Quốc tế Cộng
sản phải tổ chức theo lối dân chủ tập trung, nghĩa là:
- Đảng bộ hạ cấp cho đến th−ợng cấp do các Đảng bộ hội nghị và Đảng
Đại hội cử ra.
- Các Đảng bộ mỗi cấp cử ủy viên thì phải báo cáo là th−ợng cấp.
- Đảng bộ hạ cấp thì phải nhất định thừa nhận Nghị quyết của th−ợng
cấp, phải giữ kỷ luật Đảng, phải chấp hành các Nghị quyết của Quốc tế Cộng
sản và các cơ quan chỉ huy của Đảng một cách thiết thực và mau mắn.
12
- Cơ quan chỉ huy một địa ph−ơng tức là th−ợng cấp các bộ phận trong
địa ph−ơng đó.
- Các đảng viên đối với các vấn đề trong Đảng chỉ có quyền thảo luận
trong Đảng bộ mình khi các vấn đề ấy ch−a có Nghị quyết ra. Các Nghị quyết
của Quốc tế Đại hội hoặc Đảng Đại hội, hoặc của các cơ quan chỉ huy thì các
Đảng bộ phải nhất định chấp hành, dầu có một bộ phận đảng viên hoặc mấy
địa ph−ơng Đảng bộ không đồng ý với Nghị quyết ấy cũng cứ phải chấp hành.
b) Trong hoàn cảnh bí mật, khi cần kíp thì th−ợng cấp cơ quan có quyền
chỉ định hạ cấp cơ quan. Nếu đ−ợc th−ợng cấp cơ quan phê cho thì có phép chỉ
định ủy viên mới gia vào Đảng bộ ủy viên.
c) ở trong phạm vi Nghị quyết Quốc tế và Đảng thì Đảng bộ địa
ph−ơng nào có quyền giải quyết các vấn đề trong địa ph−ơng ấy.
d) Cơ quan cao nhất của các cấp Đảng bộ là toàn hội chi bộ hoặc hội
nghị của các cấp ấy hoặc Đảng Đại hội.
Điều lệ Đảng Cộng sản Đông D−ơng (10-1930) cũng xác định chi bộ là
nền tảng của Đảng, là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ
chức và trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Điều lệ nêu ra rằng:
a) Căn bản tổ chức của Đảng là chi bộ (lò máy, mỏ, công sở, nhà buôn,
tr−ờng học v.v..). Tất cả đảng viên làm ở chỗ ấy đều phải vào chi bộ. Nơi nào
có ba đảng viên trở lên, đ−ợc tổ chức một chi bộ mới, nh−ng phải do cơ quan
chỉ huy kề đó chuẩn y.
b) Nơi nào chỉ có một, hai đảng viên ở trong một chỗ, thì những đảng
viên ấy phải vào chi bộ gần đó, hoặc cùng với đảng viên trong một, hai sở gần
đó mà tổ chức ra chi bộ. Còn những đảng viên khác nh− thủ công nghiệp, trí
thức, ng−ời đi ở thì phải lấy địa ph−ơng mình ở làm gốc mà tổ chức ra chi bộ
đ−ờng phố, ở nhà quê mà có công x−ởng nhỏ thì đ−ợc tổ chức ra chi bộ riêng.
Điều lệ cũng ấn định rõ nhiệm vụ của chi bộ:
- Tuyên truyền và cổ động cộng sản một cách có kế hoạch, thực
13
hành khẩu hiệu và nghị quyết của Đảng trong quần chúng công nông cho
họ theo Đảng.
- Phải lấy lực l−ợng của Đảng mà tham gia các cuộc chánh trị và kinh
tế của công nông, phải lấy ý nghĩa cách mạng giai cấp tranh đấu mà thảo
luận những điều yêu cầu của họ mà tổ chức hành động cách mạng của quần
chúng để giành lấy quyền lãnh đạo. Phải ra sức làm việc để đem công nông
tham gia vào các cuộc tranh đấu cách mạng của vô sản giai cấp ở xứ mình
và trong thế giới.
- Tìm thêm và huấn luyện đảng viên mới; phát đồ tuyên truyền của
Đảng, huấn luyện đảng viên và công nông về mặt văn hóa và chính trị.
Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung −ơng (3-1931) bàn sâu về
công tác tổ chức. Hội nghị nhấn mạnh: “Công việc tổ chức là một phần công
việc rất quan trọng của Đảng. Nếu công việc đó làm không đúng thì nguy hại
cho Đảng rất lớn”1.
Nghị quyết Hội nghị nêu rõ các nguyên tắc của việc củng cố, phát
triển hệ thống tổ chức Đảng cho các xứ uỷ, các đảng bộ thực hiện là: Đảng
phải có kỷ luật sắt; phải lấy công nhân làm lực l−ợng căn bản; phải tổ chức
theo cách dân chủ, tập trung; gắn công tác tổ chức với đáu tranh
Về nguyên tắc tập trung dân chủ, Nghị quyết Hội nghị viết: “Đảng
Cộng sản là một đội tiền phong lãnh đạo hành động cách mạng chớ không
phải là một hội thảo luận nghiên cứu suông, cho nên Đảng không phải là một
bầy bè phái, Đảng phải thành một đoàn thể có t− t−ởng và hành động thống
nhất () Đảng tổ chức theo cách dân chủ tập trung. Dân chủ trong Đảng
nghĩa là các cơ quan chỉ huy từ d−ới lên trên đều do đảng viên cử ra, các
đảng bộ ở các địa ph−ơng có quyền tự trị về việc địa ph−ơng, nghĩa là trong
phạm vi nghị quyết chung của Đảng thì các đảng bộ địa ph−ơng có thể phát
sinh hết sáng kiến