Tinh thần toàn quốc khởi nghiệp đã và đang được lan tỏa rộng khắp cả nước.
Nhà nước đã đưa ra nhiều chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ Doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, góp
phần phát triển kinh tế cả nước, giúp các DNKNST “vươn mình ra biển lớn”. Bài
viết đưa ra hệ thống chính sách và văn bản Nhà nước hỗ trợ DNKNST như Quyết
định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016, Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017
Đồng thời đánh giá về việc thực hiện những chính sách từ góc độ người làm chính
sách cho thấy ba vấn đề lớn. Thứ nhất, hiện nay duy nhất có Quyết định 844 đặt ra
các mục tiêu định lượng cụ thể về phát triển DNKNST Việt Nam tuy nhiên các mục
tiêu này chỉ mang tính định hướng. Thứ hai, các quy định pháp luật và chính sách hỗ
trợ khởi nghiệp tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ, cụ thể và vẫn tồn tại nhiều xung đột,
mâu thuẫn và chủ yếu còn mang tính chung chung. Thứ ba hỗ trợ từ phía cơ quan
nhà nước cho DNKNST còn hạn chế và dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả khiến khả
năng tiếp cận hỗ trợ của doanh nghiệp kém và hiệu quả không cao.
29 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
318
ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Phương Linh
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Tóm tắt
Tinh thần toàn quốc khởi nghiệp đã và đang được lan tỏa rộng khắp cả nước.
Nhà nước đã đưa ra nhiều chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ Doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, góp
phần phát triển kinh tế cả nước, giúp các DNKNST “vươn mình ra biển lớn”. Bài
viết đưa ra hệ thống chính sách và văn bản Nhà nước hỗ trợ DNKNST như Quyết
định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016, Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017
Đồng thời đánh giá về việc thực hiện những chính sách từ góc độ người làm chính
sách cho thấy ba vấn đề lớn. Thứ nhất, hiện nay duy nhất có Quyết định 844 đặt ra
các mục tiêu định lượng cụ thể về phát triển DNKNST Việt Nam tuy nhiên các mục
tiêu này chỉ mang tính định hướng. Thứ hai, các quy định pháp luật và chính sách hỗ
trợ khởi nghiệp tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ, cụ thể và vẫn tồn tại nhiều xung đột,
mâu thuẫn và chủ yếu còn mang tính chung chung. Thứ ba hỗ trợ từ phía cơ quan
nhà nước cho DNKNST còn hạn chế và dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả khiến khả
năng tiếp cận hỗ trợ của doanh nghiệp kém và hiệu quả không cao.
Từ khóa : Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chính
phủ, chính sách hỗ trợ
1. Đặt vấn đề
Thực tiễn phát triển của nhiều nước trên thế giới hiện nay đã chứng minh vai
trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với sự phát triển của nền kinh
tế. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cho phép khai thác tốt
hơn nguồn lao động, nguồn vốn, công nghệ và thị trường. Đặc biệt doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo là môi trường thuận lợi để khai thác tối đa lượng chất xám, tinh thần
làm giàu, ước mơ vươn mình ra thế giới của thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài ra, doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo làm giảm nguy cơ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, thúc đẩy phát triển khoa học công
nghệ cao của quốc gia.
Trong thời gian gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công
nghiệp 4.0) đã trở thành chủ đề được nghiên cứu, phân tích và bàn luận rộng rãi với
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Thực tế đã cho thấy cách mạng công nghiệp 4.0 đã
319
bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam ở những mức độ khác nhau trong các lĩnh vực
của đời sống, kinh tế, chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá về hoạt động khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách ứng phó hiệu
quả để tranh thủ các cơ hội mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại cho Việt Nam là một
nhiệm vụ rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc tham gia vào sân chơi quốc tế chung đã mang lại nhiều cơ
hội, nhưng nó cũng đem đến không ít các thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam
đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Cả nước đang lỗ lực phấn đấu đạt mốc 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào
năm 2020 đây là điều không hề dễ dàng đòi hỏi sự quyết tâm mạnh mẽ của cả nhà
nước, doanh nghiệp và người dân. Một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội
nhập hiện nay là xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo cần phải có cơ sở khoa học, phương pháp luận khoa học và căn
cứ vào tình hình thực tế.
2. Chính sách và văn bản hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Một là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong những năm qua,
Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNKNST.
Tùy vào từng trường hợp mà các hỗ trợ liên quan đến thủ tục pháp lý, mặt bằng sản
xuất, văn phòng làm việc, công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo lãnh tín dụng, tiếp nhận
vốn từ các quỹ đầu tư, thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại, kết nối đối tác, thuế
thu nhập doanh nghiệp... Các hỗ trợ này được củng cố thêm trong Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/1/2018.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan
trọng, trong đó gần đây là Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp giai đoạn 2016-2020, đặt mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh
nghiệp (hiện nay mới có trên 500.000 doanh nghiệp).
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016
về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025” hướng tới cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp
khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,
mô hình kinh doanh mới; doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá
5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; tổ chức
cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí của Đề án.
320
Ngoài đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025”, Chính phủ còn nhiều các giải pháp, chính sách trọng tâm hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp khác và đã triển khai thường xuyên và rầm rộ các chương trình
hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như Chương trình Đối tác Đổi mới
Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên
cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ
sở ươm tạo Doanh nghiệp...; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday,
HatchFair,Venture Cup, StartupWeekend, Startup Fair Danang
Các văn bản chính sách cấp trung ương và địa phương, đưa ra các định hướng,
mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển DNKNST trong phạm vi toàn quốc
và từng địa phương. Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không
phải quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền
triển khai các hoạt động thực tế. Cụ thể, các chính sách về hỗ trợ DNKNST ở Việt
Nam bao gồm:
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025” (sau đây gọi là Đề án 844). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát
nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với DNKNST của Việt Nam. Đề án được
xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi
bao trùm toàn quốc;
- Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ
phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định
3362/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án
“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là 02 văn
bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ DNKNST thông qua kênh đề tài, đề án, dự
án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Các Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh, các Quyết định, Kế hoạch,
Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phần lớn các văn bản này được ban hành trong
năm 2017, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg. Tính tới 10/2017, đã có 22 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có văn bản chính sách về vấn đề này.
- Ngoài ra, còn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có
liên quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này không có liên hệ nào với Đề án 844 và mục
tiêu đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh
doanh (không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về phạm vi,
321
các hỗ trợ trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phần cho khởi nghiệp
sáng tạo:
+ Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Đây là Đề án
do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, không có liên hệ nào với Đề án 844.
+ Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”
Ngoài các chính sách trên, Chính phủ còn nhiều các giải pháp, chính sách trọng
tâm hỗ trợ DNKNST khác và đã triển khai chúng thường xuyên và rầm rộ các chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như: Chương trình đối tác đổi mới
sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu,
khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm
tạo DNKNST; và các sự kiện cho khởi nghiệp Techfest, Demoday, HatchFair
Hai là các văn bản hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ về DNKNST là một trong các
mục tiêu chính sách về DNKNST nêu trong Đề án 844. Thực hiện mục tiêu này, chế
định về DNKNST đã lần đầu tiên được hình thành trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa (Luật SME), thông qua 6/2017, có hiệu lực từ 1/1/2018.
Tiếp sau Luật này, hiện các cơ quan liên quan đang triển khai xây dựng 04 Dự thảo
Nghị định hướng dẫn Luật này, dự kiến sẽ được thông qua trước ngày 1/1/2018 để có hiệu
lực cùng thời điểm với Luật SME. Cụ thể, các Dự thảo Nghị định này bao gồm:
Thứ nhất, Nghị định hướng dẫn một số Điều của Luật SME (là Nghị định
hướng dẫn chung về phần lớn các nội dung cần hướng dẫn trong Luật SME)
Thứ hai, Nghị định hướng dẫn về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Thứ ba, Nghị định hướng dẫn về Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Thứ tư, Nghị định hướng dẫn về Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho SME vay vốn tại
tổ chức tín dụng khác với Đề án 844, các văn bản pháp luật liên quan tới DNKNST
hiện nay đều phần lớn không phải là văn bản riêng về DNKNST mà là về hỗ trợ SME
và DNKNST được đề cập tới với tính chất là một nhóm SME đặc thù. Theo Luật
SME, các DNKNST đáp ứng các tiêu chí liên quan có thể được hưởng hỗ trợ thuộc
các nhóm sau:
- Nhóm các hỗ trợ dành riêng cho startup (06 biện pháp):
+ Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ
sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử
nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới.
322
Ví dụ tại Hà Nội, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng, chuyển
giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm. Trong đó, hỗ trợ
100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo. Kinh phí hỗ trợ tối đa
70 triệu đồng/ 1 doanh nghiệp (mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ không quá 1 lần/1
năm). Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách,
chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp
sáng tạo
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hỗ
trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Cụ thể, hỗ trợ
50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ
nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi
năm; Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung gồm: Miễn
phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa; hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/ tháng phí tham gia các cơ sở
ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh
đó, hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất
lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới: Giảm 50%
phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng
gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường; giảm 50% phí thử nghiệm về chất
lượng hàng hoá tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không
quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm
+ Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu
hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, đo lường, chất lượng. Ví dụ tại Hà Nội, Về hỗ trợ chi phí để thực hiện các hoạt
động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo, thành phố sẽ hỗ trợ
50% chi phí đào tạo chuyên sâu về khởi nghiệp sáng tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa khởi nghiệp sáng tạo và các cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp sáng tạo.
Theo đó, mức chi phí hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/1 khóa đào tạo và không
quá 1 khóa đào tạo trên một năm; Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo kiến thức về khởi sự kinh
doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Hỗ trợ 50% chi phí để đào
tạo cho đội ngũ huấn luyện, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo của một số cơ sở giáo dục, cơ
sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp
Về hỗ trợ kinh phí để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, liên kết, kết
nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thành phố sẽ hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho dự
án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn
323
hạn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, thành phố sẽ hỗ trợ 100% chi phí tổ chức các cuộc
thi và thành lập giải thưởng về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ 50% chi phí cho
các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có dự án khởi nghiệp sáng tạo tham gia các cuộc
thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo.
+ Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi
nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể, tại Hà
Nội thực hiện hỗ trợ kinh phí để thực hiện các hoạt động truyền thông khởi nghiệp
sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Trong đó, hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng
chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu
tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công
của Việt Nam.
+ Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Cụ thể đối với DNVVN, hỗ trợ về
đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa: Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo
chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; gọi vốn đầu
tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân
nghiên cứu khoa học nhưng không quá 20 triệu đồng trên một khoá đào tạo và không
quá 01 khoá đào tạo trên năm.
Đồng thời miễn phí gian hàng hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước
và quốc tế; hỗ trợ miễn phí thông tin, truyền thông về kết nối mạng lưới khởi nghiệp
sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; kết nối doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các nhà nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu khoa
học để hoàn thiện sản phẩm thúc đẩy thương mại hoá.
+ Cấp bù lãi suất thông qua các tổ chức tín dụng (tùy quyết định của Chính
phủ từng thời kỳ)
+ Hỗ trợ cho đầu tư vào DNKNST - Nhóm các hỗ trợ chung cho các SME,
trong đó có các DNKNST đáp ứng điều kiện (07 biện pháp)
(1) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
(2) Hỗ trợ thuế, kế toán
(3) Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
(4) Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
(5) Hỗ trợ mở rộng thị trường
(6) Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý
(7) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
324
3. Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo
Một là đánh giá về mục tiêu chính sách
Rà soát nội dung văn bản liên quan cho thấy các chính sách ở trung ương và
địa phương liên quan tới DNKNST, có thể thấy duy nhất có Quyết định 844 đặt ra
các mục tiêu định lượng cụ thể về phát triển DNKNST Việt Nam. Tuy nhiên, tương
tự như các Đề án khác, các mục tiêu này chỉ mang tính định hướng, không ràng buộc
trách nhiệm của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, cũng không có biện pháp xử lý nào trong
trường hợp không đạt được mục tiêu.
Nhìn chung các văn bản chính sách về DNKNST đều nhắc đến các biện pháp
hỗ trợ thuộc 09 nhóm chính. Về phạm vi, có những nội dung chỉ đề cập trong Đề án
844 do là vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của trung ương (ví dụ các vấn đề về ưu
đãi thuế), có những vấn đề về chi tiết mang tính thủ tục, thường chỉ nêu trong chính
sách của các địa phương (ví dụ cải cách hành chính, tư vấn hỗ trợ về thủ tục). Về tính
chi tiết, văn bản cấp địa phương mang tính hướng dẫn nên có nhiều biện pháp cụ
thể hơn Đề án 844, tuy nhiên cũng có trường hợp văn bản cấp địa phương chỉ đơn
thuần là lựa chọn và nhắc lại một số nội dung của Đề án 844. Về nội dung, các nhóm
hỗ trợ được đề cập trong Đề án 844 cũng như ở các địa phương gần tương tự với
các biện pháp hỗ trợ DNKNST mà nhiều nước đang áp dụng, bao gồm cả các nước
được đánh giá là có hệ sinh thái hiệu quả cho DNKNST như Ấn Độ, Malaysia,
Singapore, Hàn Quốc.
Hai là đánh giá hệ thống pháp lý và chính sách
Như đã đề cập, Quyết định 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” là văn
bản đầu tiên, cũng là nền tảng cho hệ thống chính sách đối với DNKNST ở Việt Nam.
Đề án này được thông qua cho thấy vấn đề DNKNST đã nhận được sự quan tâm của
Chính phủ, các định hướng và công cụ hỗ trợ cũng đã được nhận diện. Hơn thế nữa,
sau khi Đề án được thông qua, một loạt các tỉnh, thành triển khai rầm rộ thông qua
các văn bản cấp địa phương như với Đề án này. Đây là điều khá hiếm thấy ở Việt
Nam và là dấu hiệu khả quan cho thấy chủ đề khởi nghiệp đang thực sự trở thành mối
quan tâm chung, một phong trào kinh tế có triển vọng ở Việt Nam.
Các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam còn
thiếu đồng bộ, cụ thể và vẫn tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn. Các quy định chủ yếu
còn mang tính chung chung như hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tham gia mua sắm, cung
ứng dịch vụ công, hỗ trợ đào tạo Phần lớn các chính sách này có phạm vi đối tượng
rộng, dàn trải với đối tượng được hỗ trợ là gần như toàn bộ các DNNVV mà chưa có
sự định hướng riêng cho nhóm đối tượng đặc thù, đặc biệt là các DNKNST.
325
Cho tới hiện tại chưa có đủ căn cứ để cho rằng DNKNST đã trở thành một ưu
tiên của Chính phủ hay một mục tiêu mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế
Việt Nam thời gian tới bởi:
- Ở cấp trung ương, Chính phủ có nhiều Đề án tương tự trong nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Vấn đề DNKNST vì vậy không phải nhiệm
vụ đặc biệt, cũng không có quy mô hay phạm vi ưu tiên so với các nhiệm vụ khác.
Về phía Đơn vị chủ trì (Bộ Khoa học và Công nghệ), mặc dù hiện Bộ đã có
các văn bản hướng dẫn triển khai Đề án nhưng chưa có tổng kết kết quả thực hiện; về
mặt nội dung thì việc triển khai cũng gần tương tự như các Đề án khác của Bộ, chưa
thấy có khác biệt nào đáng kể. Ngoài ra, một Bộ quan trọng trong triển khai Đề án là
Bộ Tài chính (với trách nhiệm hướng dẫn về kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các
hoạt động hỗ trợ DNKN thuộc Đề án và bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các
nội dung Đề án) hiện chưa có văn bản nào về việc này.
Các Bộ, cơ quan, tổ chức khác được giao nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hỗ
trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng năm và 5 năm trên cơ sở Đề án cũng chưa có
hoạt động nào cụ thể để triển khai Đề án.
- Ở cấp địa phương, mặc dù đối với Đề án này, các địa phương tỏ ra khá sốt
sắng trong việ