Đặt vấn đề: Trong ứ nước, ứ mủ bể thận niệu quản, nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài và không được giải quyết thì sẽ dẫn đến tổn thương không hồi phục và mức lọc cầu thận sẽ suy giảm dần theo thời gian đến bệnh thận giai đoạn cuối. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm Mục tiêu: đánh giá chức năng thận ở những bệnh nhân ứ nước, ứ mủ bể thận qua kết quả xạ hình thận và mức lọc cầu thận ước tính theo công thức Cockcroft‐Gault và MDRD. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện tại khoa Thận‐Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/ 2011 đến tháng 8/2012 trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ứ nước, ứ mủ bể thận. Kết quả: Xạ hình thận cho thấy MLCT chung của cả 2 thận thấp với 65,9% bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2. Trong đó 40/41 trường hợp bên thận bị ứ nước, ứ mủ có mức lọc cầu thận giảm thấp trung bình chỉ 11,6 ± 11,2 ml/phút/1,73m2. Công thức MDRD cho kết quả: trong tổng số 44 bệnh nhân có 26 (59,1%) bệnh nhân có MLCT<60 ml/phút/1,73m2 trung bình là 15,8 ± 17,3 ml/phút/1,73m2. Công thức Cockcroft‐Gault cho kết quả có 36/44 bệnh nhân (81,8%) có MLCT <60 ml/phút/1,73m2, trung bình là 23,3 ± 21,2 ml/phút/1,73m2. Như vậy khi so sánh MLCT xác định với 3 phương pháp cho thấy: Số bệnh nhân có MLCT< 60 ml/phút/1,73m2 tính theo công thức Cockcroft‐Gault cao nhất so với 2 cách xác định MLCT theo công thức MDRD và xạ hình thận. Có sự tương đồng khi xác định MLCT theo công thức MDRD và theo kết quả xạ hình thận khi xác định tỷ lệ bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, MLCT ước tính giảm ở tất cả các bệnh nhân bị ứ nước ứ mủ bể thận. Xạ hình thận cho phép đánh giá MLCT chung và riêng rẽ từng thận giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị tốt hơn. Công thức MDRD cho MLCT ước tính tương đối sát với MLCT khi xác định bằng xạ hình thận.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân ứ nước, ứ mủ bể thận qua kết quả xạ hình thận và mức lọc cầu thận ước tính theo công thức Cockcroft‐Gault và MDRD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 168
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN Ứ NƯỚC, Ứ MỦ BỂ THẬN
QUA KẾT QUẢ XẠ HÌNH THẬN VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH
THEO CÔNG THỨC COCKCROFT‐GAULT VÀ MDRD
Vương Tuyết Mai*, Nguyễn Thị Hường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong ứ nước, ứ mủ bể thận niệu quản, nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài và không được giải
quyết thì sẽ dẫn đến tổn thương không hồi phục và mức lọc cầu thận sẽ suy giảm dần theo thời gian đến bệnh
thận giai đoạn cuối. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm
Mục tiêu: đánh giá chức năng thận ở những bệnh nhân ứ nước, ứ mủ bể thận qua kết quả xạ hình thận và
mức lọc cầu thận ước tính theo công thức Cockcroft‐Gault và MDRD.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện tại khoa Thận‐Tiết niệu, bệnh viện Bạch
Mai từ tháng 9/ 2011 đến tháng 8/2012 trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ứ nước, ứ mủ bể thận.
Kết quả: Xạ hình thận cho thấy MLCT chung của cả 2 thận thấp với 65,9% bệnh nhân có MLCT < 60
ml/phút/1,73m2. Trong đó 40/41 trường hợp bên thận bị ứ nước, ứ mủ có mức lọc cầu thận giảm thấp trung
bình chỉ 11,6 ± 11,2 ml/phút/1,73m2. Công thức MDRD cho kết quả: trong tổng số 44 bệnh nhân có 26 (59,1%)
bệnh nhân có MLCT<60 ml/phút/1,73m2 trung bình là 15,8 ± 17,3 ml/phút/1,73m2. Công thức Cockcroft‐Gault
cho kết quả có 36/44 bệnh nhân (81,8%) có MLCT <60 ml/phút/1,73m2, trung bình là 23,3 ± 21,2
ml/phút/1,73m2. Như vậy khi so sánh MLCT xác định với 3 phương pháp cho thấy: Số bệnh nhân có MLCT< 60
ml/phút/1,73m2 tính theo công thức Cockcroft‐Gault cao nhất so với 2 cách xác định MLCT theo công thức
MDRD và xạ hình thận. Có sự tương đồng khi xác định MLCT theo công thức MDRD và theo kết quả xạ hình
thận khi xác định tỷ lệ bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2.
Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, MLCT ước tính giảm ở tất cả các bệnh nhân bị ứ nước ứ mủ bể
thận. Xạ hình thận cho phép đánh giá MLCT chung và riêng rẽ từng thận giúp cho việc lựa chọn phương pháp
điều trị tốt hơn. Công thức MDRD cho MLCT ước tính tương đối sát với MLCT khi xác định bằng xạ hình
thận.
Từ khoá: mức lọc cầu thận ước tính (MLCT), ứ nước bể thận niệu quản
ABSTRACT
ESTIMATE THE RENAL FUNCTION IN THE HYDRONEPHROSIS PATIENTS
BY SCINTIGRAPHY OR GLOMERULAR FILTRATION RATE CALCULATED
BY COCKCROFT‐GAULT AND MDRD
Vuong Tuyet Mai, Nguyen Thi Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 168 ‐ 173
Background: In urinary and renal hydronephrosis, if the prolonged congestion was not resolved, it will lead
to irreversible damage and glomerular filtration rate could decline gradually over time to end‐stage renal disease.
We conducted this study with the aim: evaluate the renal function in the hydronephrosis patients by scintigraphy
or glomerular filtration rate calculated by Cockcroft‐Gault and MDRD.
Patients and method: The prospective study was performed at the Neph‐Urology Department, Bach Mai
* Bộ môn Nội tổng hợp ĐH Y Hà Nội. ** Khoa Kỹ thật cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
Tác giả liên lạc: TS. Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email: vuongtuyetmai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 169
Hospital from 9/2011 to 8/2012 on 44 patients who were diagnosed urinary and renal hydronephrosis.
Results: By renal scintigraphy, total GFR of 2 kidneys showed with 65.9% lower than 60 ml/min/1.73m2.
In the damage kidney, there were 40/41 cases with glomerular filtration rate decreased and the mean value was
11.6 ± 11.2 ml/min/1.73m2. MDRD formula results: 26 of 44 patients (59.1%) having eGFR<60 ml/min/1.73m2
with the mean value was 15.8 ± 17.3 ml/min/1.73m2. The results of Cockcroft‐Gault formula: 36/44 patients
(81.8%) with eGFR<60 ml/min/1.73m2, the mean value was 23.3±21.2 ml/min/1.73m2. In the comparison the
results of eGFR identified by three methods: The patients <60 ml/min/1.73m2 calculated by Cockcroft‐Gault
formula was highest number compared to the results of MDRD formula and scintigraphy. There were similarities
when determining eGFR by MDRD formula and the results of renal scintigraphy to determine the proportion of
patients with eGFR <60 ml/min/1.73m2.
Conclusions: In our study, eGFR was decreased in all patients’ urinary and renal hydronephrosis. Renal
scintigraphy allowed assessing separately GFR in each kidney and the total GFR of both two kidneys, so in
general that helped for having accurate treatment. MDRD formula estimated the GFR relatively close to the GFR
as determined by renal scintigraphy.
Key words: eGFR(estimated glomerular filtration rate), urinary and renal hydronephrosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ứ nước, ứ mủ bể thận, hậu quả nặng
nề nhất là sự suy giảm chức năng thận do sự
hủy hoại về cấu trúc do tình trạng tắc nghẽn.
Trong thời gian đầu thận bị ứ nước cấp tính,
chức năng thận có thể vẫn được bảo tồn nếu
tình trạng tắc nghẽn được giải quyết sớm. Tuy
nhiên nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài và
không được giải quyết thì sẽ dẫn đến những
tổn thương không hồi phục và mức lọc cầu
thận sẽ suy giảm dần theo thời gian tiến triển
bệnh mà hậu quả cuối cùng là bệnh thận giai
đoạn cuối và cần phải điều trị bằng các
phương pháp điều trị thay thế thận như lọc
máu, lọc màng bụng và ghép thận. Chính vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:
Mục tiêu
Đánh giá chức năng thận ở những bệnh
nhân ứ nước, ứ mủ bể thận qua kết quả xạ hình
thận và mức lọc cầu thận ước tính theo công
thức Cockcroft‐Gault và MDRD (Modification of
Diet in Renal Disease).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 44
bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định ứ nước,
ứ mủ bể thận tại khoa Thận‐Tiết niệu, bệnh viện
Bạch Mai từ 9/ 2011 đến 8/2012. Bệnh nhân trên
16 tuổi và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Các xét nghiệm theo protocol
Công thức máu; Sinh hóa máu; Đông máu
cơ bản.
Tổng phân tích nước tiểu; Tế bào niệu.
Cấy máu, cấy nước tiểu.
Siêu âm thận tiết niệu.
Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị.
Chụp CT scanner ổ bụng hoặc chụp MRI hoặc
MSCT dựng hình niệu quản khi có chỉ định.
Xạ hình đánh giá chức năng thận
GFR được tính như sau(1,8)
GFR tổng (ml/ phút) = 9.8127 x độ tập trung
của 2 thận – 6.82519.
GFR thận phải = GFR tổng x (số xung của
thận phải/ số xung của 2 thận).
GFR thận trái = GFR tổng x (số xung của
thận trái/ số xung của 2 thận).
GFR hiệu chỉnh, hiệu chỉnh theo diện tích da
của cơ thể (ml/ phút/ m2).
GFR hiệu chỉnh = GFR tổng x 1,73/ S.
1,73 là diện tích da trung bình của người
châu âu tính bằng m2, (chưa có số liệu của người
Việt Nam), S là diện tích da của BN tính bằng m2
theo công thức sau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 170
S = W0,51456 x H0,42246 x 0,0235
(W là trọng lượng cơ thể BN tính bằng kg, H
là chiều cao BN tính bằng cm).
Mức lọc cầu thận ước tính
Được tính theo công thức Cockcroft‐Gault và
công thức sửa đổi chế độ ăn trong bệnh thận
(MDRD‐Modification of Diet in Renal Disease).
Các thông tin thu thập theo mẫu bệnh án
nghiên cứu với các thông số thống nhất. Các số
liệu được mã hóa và xử lý bằng chương trình
SPSS 17.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi mắc bệnh trung bình của các đối tương
nghiên cứu là 55,7 ± 14,5 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân
nữ chiếm 61,4% (n=27) nhiều hơn số bệnh nhân
nam là 17 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 38,6%.
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng
nghiên cứu.
Nhóm tuổi Số bệnh nhân (n = 44) Tỷ lệ %
20 - 40 6 13,6
41 - 60 20 45,5
61 - 80 18 40,9
Tổng 44 100
Nhận xét: Trong 44 bệnh nhân nghiên cứu
nhóm tuổi hay gặp nhất là 41‐ 60 tuổi chiếm tỷ
lệ 45,5% (n = 20), tiếp đến là nhóm bệnh nhân
từ 61 – 80 tuổi chiếm tỷ lệ 40,9% (n=18), chiếm
tỷ lệ thấp nhất 13,6% là nhóm tuổi từ 20 – 40
tuổi (n = 6).
MLCT ước tính qua kết quả xạ hình thận và mức lọc cầu thận ước tính theo công thức
Cockcroft‐Gault và MDRD
Bảng 2. Phân bố mức lọc cầu thận của bệnh nhân theo xạ hình thận
Mức lọc cầu thận ước tính (MLCT) < 60 ml/phút/1,73m2 ≥ 60 ml/phút/1,73m2
Thận bên ứ nước,
ứ mủ
Số bệnh nhân 40 1
Tỷ lệ % 97,6 2,4
X ± SD 11,6 ± 11,2 75,0
Min - Max 0 - 49,4 75,0
Thận bên không ứ nước,
ứ mủ
Số bệnh nhân 37 4
Tỷ lệ % 90,2 9,8
X ± SD 27,4 ± 17,5 66,6 ± 4,1
Min - Max 1,8 - 5,9 60,7 - 69,8
MLCT tổng của cả 2 thận
Số bệnh nhân 27 14
Tỷ lệ % 65,9 34,1
X ± SD 31,2 ± 15,6 81,6 ± 15,6
Min - Max 11,2 - 58,7 60,0 - 107,0
Nhận xét: Trong tổng số 41 bệnh nhân được
làm xạ hình thận thì có 40/41 trường hợp bên
thận bị ứ nước, ứ mủ có mức lọc cầu thận giảm
thấp trung bình chỉ 11,6 ± 11,2 ml/phút/1,73m2.
Với bên thận không ứ nước, ứ mủ thì MLCT<60
ml/phút/m2 cũng chiếm tới 90,2% (37/41 bệnh
nhân) với MLCT trung bình là 27,4 ± 17,5
ml/phút/m2. Điều này lý giải vì sao MLCT chung
của cả 2 thận thấp với 27/41 bệnh nhân (65,9%)
có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2.
Bảng 3. Phân bố mức lọc cầu thận của bệnh nhân
theo công thức MDRD.
Mức lọc cầu thận N = 44 % X ± SD Min - Max
ước tính (MLCT)
< 60 ml/phút/1,73m2 26 59,1 15,8 ± 17,3 2,7 - 58,8
≥ 60ml/phút/1,73m2 18 40,9 82,9 ± 19,0 64,8 - 124,6
Nhận xét: Trong tổng số 44 bệnh nhân có
26(59,1%) bệnh nhân có MLCT < 60
ml/phút/1,73m2 trung bình là 15,8 ± 17,3
ml/phút/1,73m2.
Bảng 4. Phân bố mức lọc cầu thận của bệnh nhân
theo công thức Cockcroft‐Gault
Mức lọc cầu thận
ước tính (MLCT)
Số bệnh
nhân
(n= 44)
Tỷ lệ
% X ± SD Min - Max
< 60 ml/phút/1,73m2 36 81,8 23,3 ± 21,2 2,1 - 59,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 171
≥ 60ml/phút/1,73m2 8 18,2 94,5 ± 22,0 68,6 - 121,8
Nhận xét: Có 36/44 bệnh nhân (81,8%) có
MLCT < 60 ml/phút/1,73m2, trung bình là 23,3 ±
21,2 ml/phút/1,73m2.
So sánh giá trị MLCT ước tính qua kết quả
xạ hình thận và mức lọc cầu thận ước tính
theo công thức Cockcroft‐Gault và MDRD
Bảng 5. So sánh mức lọc cầu thận theo các cách tính:
Xạ hình thận, Cockcroft‐Gault và MDRD.
Mức lọc cầu thận ước tính
(MLCT)
< 60
ml/phút/1,73
m2
≥ 60
ml/phút/1,73m
2
Cockcroft-
Gault
Số bệnh nhân 36 8
Tỷ lệ % 81,8 18,2
X ± SD 23,3 ± 21,2 82,9 ± 19,0
Min - Max 2,1 - 59,7 64,8 - 124,6
MDRD
Số bệnh nhân 26 18
Tỷ lệ % 59,1 40,9
X ± SD 15,8 ± 17,3 82,9 ± 19,0
Min - Max 2,7 - 58,8 64,8 - 124,6
Xạ hình
thận
Số bệnh nhân 27 14
Tỷ lệ % 65,9 34,1
X ± SD 31,2 ± 15,6 81,6 ± 15,6
Min - Max 11,2 - 58,7 60,0 - 107,0
Nhận xét: Số bệnh nhân có MLCT< 60
ml/phút/1,73m2 tính theo công thức Cockcroft‐
Gault cao nhất 36/44(81,8 %) so với 2 cách tính
MLCT theo công thức MDRD và xạ hình thận có
sự tương đồng với 26/44 (59,1%) bệnh nhân
(theo công thức MDRD) và 27/41 (65,9%) bệnh
nhân (theo kết quả xạ hình thận) có MLCT < 60
ml/phút/1,73m2.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi là 55,7 ± 14,5 tuổi.
Đây là độ tuổi hay gặp sỏi làm tắc nghẽn đường
bài xuất nhất và đây cũng là độ tuổi có nhiều
biến chứng của bệnh lý sỏi và các bệnh lý khác
có biến chứng ở hệ tiết niệu.
Theo tác giả Nguyễn Văn Xang thì < 60 tuổi
nữ mắc nhiều hơn nam, nhưng sau 60 tuổi nam
mắc bệnh nhiều hơn nữ do liên quan đến các
bệnh lý ác tính vùng chậu. Trong nghiên cứu
của chúng tôi dù ở bất kỳ độ tuổi nào tỷ lệ mắc
bệnh của nữ cũng cao hơn nam, có thể là do số
bệnh nhân nữ trong nghiên cứu nhiều hơn bệnh
nhân nam chứ không phải do đặc thù bệnh theo
tuổi của từng giới(8).
MLCT ước tính qua kết quả xạ hình thận,
theo công thức Cockcroft‐Gault và công
thức MDRD
MLCT theo cả 3 cách tính xạ hình thận,
Cockcroft‐Gault và MDRD đều cho thấy có sự
giảm MLCT ở những bệnh nhân ứ nước ứ mủ
bể thận ở nhiều mức độ khác nhau khi nhập
viện.
Trong số 44 đối tượng nghiên cứu có 41 đối
tượng được làm xạ hình thận khi nhập viện. Kết
quả cho thấy có 5 bệnh nhân (12,2%) có MLCT
dưới 15 ml/phút/1,73m2, tương ứng là nồng độ
Creatinin tăng cao > 900 μmol/l. Cả 5 bệnh nhân
này đều phải lọc máu trước khi làm dẫn lưu.
Các bệnh nhân còn lại đều có giảm MLCT ở các
mức độ khác nhau. Có 10 bênh nhân có MLCT ở
giai đoạn 4 của mức lọc cầu thận (24,4%) và 13
bệnh nhân có MLCT ở giai đoạn 3 của bệnh thận
mạn (31,7%). Những bệnh nhân này đều có tăng
creatinin nhưng chưa có chỉ định lọc máu. Còn
lại 9 bệnh nhân có MLCT ở giai đoạn 2 của bệnh
thận mạn (22%) và chỉ có 4 bệnh nhân có MLCT
> 90 ml/phút/1,73m2 (9,6%). Những bệnh nhân
này không có biểu hiện của suy giảm chức năng
thận trên lâm sàng.
Tình trạng suy giảm chức năng thận cho
thấy là tình trạng thường gặp ở những bệnh
nhân ứ nước, ứ mủ bể thận khi vào viện. Kết
quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên
cứu của Chhith Chhouy làm xạ hình thận cho
15/157 BN thấy có 93,33% (12/15 BN) cho kết quả
GFR > 15 ml/phút/1,73m2 và cả 12 trường hợp
này đều được điều trị bảo tồn không cắt thận. 3
trường hợp kết quả xạ hình có GFR <
ml/phút/1,73m2 thì cắt thận 1 trường hợp, 2
trường hợp còn lại cũng điều trị bảo tồn do chức
năng thận đối diện cũng rất kém(1).
Đặc biệt trong việc tính MLCT bằng xạ hình
thận có ưu điểm là giúp đánh giá chức năng
từng bên riêng rẽ của của thận. Do vậy đánh giá
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 172
được chức năng của bên bị bệnh còn bao nhiêu
phần trăm chức năng trong tổng chức năng
thận(3). Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy gần như toàn bộ thận ứ nước ứ mủ đều
có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2, trong đó thậm
chí những trường hợp thận bị ứ nước, ứ mủ có
MLCT thường dưới 15 ml/phút/1,73m2 là chủ
yếu. Chức năng thận suy gảm nhiều thường
phải có thời gian tiến triển bệnh làm phá hủy
cấu trúc thận. Những bệnh nhân trong nghiên
cứu thường đến viện trong 2 tình huống chủ yếu
là: tình cờ phát hiện ra thận bị ứ nước hoặc khi
đã có biểu hiện của bệnh thận mạn tính làm suy
giảm nhiều đến sức khỏe mới đi khám bệnh,
những trường hợp này thường nhập viện trong
tình trạng suy thận ở nhiều mức độ khác nhau.
So sánh giá trị MLCT ước tính qua kết quả
xạ hình thận và mức lọc cầu thận ước tính
theo công thức Cockcroft‐Gault và MDRD
Cả 3 cách tính MLCT đều cho thấy sự suy
giảm MLCT của BN khi nhập viện với nhiều
mức độ khác nhau trong đó cách tính theo công
thức Cockcroft ‐ Gault cho kết quả MLCT thấp
hơn 2 cách còn lại là MDRD và xạ hình thận. Có
36/44 bệnh nhân có MLCT < 60 ml/ phút/1,73m2
theo công thức Cockcroft ‐ Gault, trong khi đó
chỉ có 28/44 bệnh nhân (theo công thức MDRD)
và 27/41 bệnh nhân (theo kết quả xạ hình thận)
là có MLCT < 60 ml/ phút/1,73m2.
Xạ hình thận với DTPA – 99m ‐ Tc
(Diethylene Triamine Penta Acetate Technisium
99m) hiện nay được ứng dụng rộng rãi, nó cho
biết hình ảnh rõ nét của thận, niệu quản và vị trí
tắc nghẽn, quan trọng hơn nó đánh giá được
chức năng thận từng bên một và động lực học
của hệ tiết niệu. Phương pháp này đơn giản,
nhanh chóng và hầu như không có chống chỉ
định, có thể làm cho cả trẻ em. Tuy không thật
đặc hiệu để đóng vai trò quyết định trong chẩn
đoán phân biệt các tổn thương ở thận, nhưng
việc phân tích thận đồ cho thấy hoạt động chức
năng thận qua các pha của thận đồ phù hợp với
tổn thương giải phẫu bệnh của thận. Trong các
trường hợp sỏi thận, sỏi niệu quản thận đồ đồng
vị cho biết chức năng thận nào tốt hơn, mức độ
gây tổn thương thận của sỏi giúp cho hướng chỉ
định điều trị(3,5,6,9).
Xạ hình chức năng thận là 1 kỹ thuật chẩn
đoán đơn giản, dễ tiến hành, rất có giá trị trong
các bệnh lý của thận, không chỉ cung cấp các
thông tin về chức năng riêng rẽ của từng thận
qua phân tích định lượng và định tính mà còn
cho các thông tin về vị trí, kích thước và giải
phẫu thận. Xét nghiệm này cũng rất có ích trong
trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thuốc cản
quang có iod hoặc ure máu cao mà không thể
chụp X quang được.
Khi so sánh mức lọc cầu thận khi đánh giá
qua xạ hình thận với việc đánh giá MLCT ước
tính theo các công thức tính mức lọc cầu thận.
Công thức tính mức lọc cầu thận theo công
thức sửa đổi chế độ ăn trong bệnh thận
(MDRD) cho thấy kết quả gần tương đương
với kết quả MLCT tổng thu được khi làm xạ
hình thận.
Công thức Cockcroft Gault(2) cho số lượng
bệnh nhân có MLCT<60ml/phút/1,7m2 chiếm tỷ
lệ khá cao 36/44 bệnh nhân so với MLCT ước
tính của hai 2 công thức 28/44 bệnh nhân (theo
công thức MDRD) và 27/41 bệnh nhân (theo kết
quả xạ hình thận). Theo nghiên cứu của
Wieneke Marleen Michels và cộng sự khi thực tế
lâm sàng này so sánh Cockcroft‐Gault, MDRD,
và CKD‐EPI công thức trong một thử nghiệm
lâm sàng cho thấy sai số trung bình tổng thể là
nhỏ nhất cho công thức MDRD. Độ chính xác
cao nhất đạt được với MDRD là cho phép ước
tính MLCT gần nhất với đo trực tiếp MLCT ở
bệnh nhân có MLCT từ 15‐29 ml/phút/1,73 m2 (7).
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy cho thấy
có sự sai số tương đối nhiều trong xác định
MLCT ở bệnh nhân bênh thận giai đoạn 2 và
giai đoạn 3 với công thức Cockcroft‐Gault(4,10).
KẾT LUẬN
Như vậy với phương pháp xạ hình thận
không chỉ cho biết MLCT chung của cả 2 thận
mà còn cho biết MLCT riêng rẽ của từng thận từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 173
đó cho phép bác sỹ lựa chọn phương pháp điều
trị tiếp theo cho bệnh nhân một cách hiệu quả và
an toàn. Theo nghiên cứu của chúng tôi cách
tính MLCT ước tính theo công thức MDRD cho
thấy có độ chính xác cao hơn và gần với kết quả
làm xạ hình thận hơn nên khi không có điều
kiện làm xạ hình thận thì việc xác định MLCT
nên tính bằng công thức MDRD.
Lời cảm ơn: Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban chủ
nhiệm, các bác sỹ, kỹ thuật viên và điều dưỡng Khoa Thận‐
Tiết niệu và Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai đã
tạo điều kiện cho quá trình thực hiện nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chhouy C (2003). Góp phần nghiên cứu chẩn đoán thận ứ
nước do tắc nghẽn đường tiết niệu trên ở người lớn tại bệnh
viện Việt Đức. Luận văn thạc sỹ ĐH Y Hà Nội.
2. Cockcroft DW and MH Gault (1976), Prediction of creatinine
clearance from serum creatinine, Nephron 16, pp. (1): 31–41.
3. Đào Bích Thủy (1989), Phối hợp thận đồ đồng vị và ghi hình
thận trong chẩn đoán bệnh thận tiết niệu. Tạp chí Y học thực
hành 2 (279): Tr. 24 – 5.
4. Froissart M, Rossert J, Jacquot C, Paillard M, Houillier P:
(2005) Predictive performance of the Modification of Diet in
Renal Disease and Cockcroft‐Gault equations for estimating
renal function. J Am Soc Nephrol 16: 763–773, 2005.
5. Hà Hoàng Kiệm (2010), Các phương pháp chẩn đoán bệnh
thận bằng đồng vị phóng xạ. Nhà xuất bản y học: Tr.278 – 87.
6. Mai Trọng Khoa (2009), Xạ hình chức năng thận.
www.bmir.vn.hom.thận tiết niệu.
7. Michels WM, Grootendorst DC, Verduijn M, Elliott EG,
Dekker FW, Krediet RT. (2010) Performance of the Cockcroft‐
Gault, MDRD