Đánh giá đáp ứng và tái phát trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa điều trị bằng I-131

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đáp ứng, tái phát và các yếu tố nguy cơ tái phát của ung thư tuyến giáp biệt hóa với điều trị diệt giáp bằng I-131. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu. Từ 11/2004 – 11/2005, 258 bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa được điều trị bằng I-131 tại khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy có thời gian theo dõi từ 2 – 5 năm được đưa vào nghiên cứu. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ đáp ứng sau điều trị diệt giáp bằng I-131 là 51,9%, tỉ lệ đáp ứng với liều I-131 ban đầu 30 mCi là 49,3%, với liều I-131 ban đầu 100 mCi là 71%. Ước tính tỉ lệ tái phát sau 5 năm là 26%. Nồng độ Tg máu > 30 ng/mL đo vào thời điểm trước điều trị I-131 là yếu tố nguy cơ cho bệnh tái phát hay bệnh tồn tại. Nhóm bệnh nhân có nồng độ Tg máu > 30 ng/mL có tỉ lệ tái phát là 48,6% so với chỉ 22,1% ở nhóm bệnh nhân có nồng độ Tg máu trước điều trị I-131 < 30 ng/mL (p<0,05).

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đáp ứng và tái phát trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa điều trị bằng I-131, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 249 ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG VÀ TÁI PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA ĐIỀU TRỊ BẰNG I-131 Trần Viết Thắng*, Nguyễn Thy Khuê** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đáp ứng, tái phát và các yếu tố nguy cơ tái phát của ung thư tuyến giáp biệt hóa với điều trị diệt giáp bằng I-131. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu. Từ 11/2004 – 11/2005, 258 bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa được điều trị bằng I-131 tại khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy có thời gian theo dõi từ 2 – 5 năm được đưa vào nghiên cứu. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ đáp ứng sau điều trị diệt giáp bằng I-131 là 51,9%, tỉ lệ đáp ứng với liều I-131 ban đầu 30 mCi là 49,3%, với liều I-131 ban đầu 100 mCi là 71%. Ước tính tỉ lệ tái phát sau 5 năm là 26%. Nồng độ Tg máu > 30 ng/mL đo vào thời điểm trước điều trị I-131 là yếu tố nguy cơ cho bệnh tái phát hay bệnh tồn tại. Nhóm bệnh nhân có nồng độ Tg máu > 30 ng/mL có tỉ lệ tái phát là 48,6% so với chỉ 22,1% ở nhóm bệnh nhân có nồng độ Tg máu trước điều trị I-131 < 30 ng/mL (p<0,05). Từ khóa: ung thư tuyến giáp biệt hóa, tái phát, đáp ứng. ABSTRACT RESPONSE AND RECURRENCE RATE OF RADIOIODINE ABLATION IN PATIENTS WITH DIFFERENTIATED THYROID CANCER Tran Viet Thang, Nguyen Thy Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 248 - 254 Objectives: To assess the response and recurrence rate of radioiodine ablation in differentiated thyroid cancer and to determine predictive factors for recurrence. Methods: retrospective study. From 11/2004 to 11/2005, 258 patients with well differentiated thyroid carcinoma undergone thyroid ablation at Nuclear Department, Cho Ray hospital and followed up for 2 - 5years were included in the study. Results and conclusions: Response rate of remnant ablation was 51.9%. Response rate in patients receiving 30 mCi and 100 mCi I-131 was 49.3% and 71%, respectively. Estimated 5 year recurrence rate was 26%. Pre ablative serum Tg > 30 ng/mL was a risk factor for recurrence. Recurrence rate was 48.6% in patients with pre ablative serum Tg > 30 ng/mL compared with 21.1% in those with pre ablative serum Tg < 30 ng/mL (p <0.05). Keywords: well – differentiated thyroid carcinoma, ablation rate, recurrent rate. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tuyến giáp là ung thư thường gặp nhất của hệ nội tiết, tuy chỉ chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Mặc dù ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt, vẫn có một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân bị tái phát và di căn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các nghiên cứu về tỉ lệ đáp ứng và tái phát ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở Việt Nam không nhiều. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tất cả bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt * Bộ môn Nội tiết ĐHYD TPHCM, ** Bộ môn Nội tiết ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc : Ths. Trần Viết Thắng ĐT: 0958811640 Email: thang.tv@umc.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 250 hóa nhập khoa Y học hạt nhân, bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 11/2004 – 11/2005. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu - Được chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh là ung thư tuyến giáp biệt hóa. - Đã được phẫu thuật cắt tuyến giáp gần trọn và nạo hạch cổ di căn (nếu có). - Kích thước khối u lớn > 1,5 cm hay có di căn hạch và/hoặc có xâm lấn vỏ bao. Tiêu chí loại trừ - Phụ nữ đang mang thai. - Khối u kích thước nhỏ < 1,5 cm không có xâm lấn vỏ bao, không có di căn hạch và không di căn xa. - Có thời gian theo dõi < 2 năm. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả Định nghĩa các biến số Đánh giá đáp ứng sau điều trị diệt giáp (đánh giá 6 – 12 tháng sau liều I-131 đầu tiên để diệt mô giáp còn lại sau mổ) Đáp ứng Khi hết mô giáp còn sót lại. Xạ hình toàn thân bằng I-131 không còn vị trí nào tập trung I-131 mạnh bất thường thành điểm nóng (“hot” spot), được gọi là xạ hình âm tính. Tg máu <10 pg/mL và TgAb <60 IU/mL. Không cần điều trị I-131 tiếp theo trong vòng 12 tháng. Không đáp ứng Mô giáp vùng cổ hoặc mô giáp di căn vẫn còn. Xạ hình toàn thân I-131 còn điểm, vùng tập trung I-131 thành ổ nóng, chứng tỏ còn tế bào tuyến giáp ở vùng đó hoạt động mạnh. Tg máu tăng cao. Bệnh nhân cần liều điều trị I-131 tiếp theo trong vòng 12 tháng. Đánh giá tái phát Không tái phát: khi đã điều trị I-131, đã được xác định là hết bệnh trong các lần theo dõi (hết mô giáp, xạ hình toàn thân âm tính và Tg máu <10 pg/mL và không cần điều trị I-131) cho đến lần tái khám cuối cùng. Tái phát: khi đã điều trị I-131, đã được xác định là hết bệnh trong lần theo dõi (hết mô giáp, xạ hình toàn thân âm tính và Tg máu < 10 pg/mL với TgAb <60 UI/mL) nhưng sau đó lại xuất hiện vị trí tái phát (trên lâm sàng hay xạ hình) tại vùng cổ hoặc di căn xa cần điều trị I-131. Bệnh còn tồn tại: khi đã điều trị I-131 mà vẫn được xác định là chưa hết bệnh trong các lần theo dõi (vẫn còn mô giáp, hạch hay di căn trên xạ hình toàn thân, Tg máu tăng >10 pg/mL và cần điều trị các liều I-131 tiếp theo). Bệnh vẫn còn tồn tại ở lần theo dõi cuối cùng. Kết quả và bàn luận Hình 1: Sơ đồ tuyển chọn bệnh nhân tham gia nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu có 411 bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp biệt hóa được chuyển đến khoa y học hạt nhân để điều trị I- 131, trong đó có 405 bệnh nhân thỏa điều kiện 411 BN được khảo sát 405 BN thỏa tiêu chí nhận bệnh - 2 BN bị loại vì K giáp dạng tủy - 3 BN bị loại vì quá chỉ định phẫu thuật (xạ hỗ trợ) - 1 BN bị loại vì đã điều trị xạ trước đó ở Hà Nội 147 BN bị loại (có thời gian theo dõi < 2 năm) 258 BN được đưa vào nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 251 nghiên cứu. Có 258 bệnh nhân (63,7%) có thời gian theo dõi từ 2 đến 5 năm được đưa vào nghiên cứu. So với bệnh nhân tham gia nghiên cứu, các bệnh nhân bị loại có tuổi lớn hơn, có giai đoạn bệnh nặng hơn và có tỉ lệ ung thư di căn xa nhiều hơn. Bảng 1: Đặc điểm chung của BN nghiên cứu* Giới nữ 213/258 82,6 % Tuổi (trung bình, ĐLC) (năm) 41,0 12,6 Bướu giáp đơn nhân (số BN,%) Hạch cổ 150/212 10/212 70,8 % 4,7 % Kích thước u (trung bình, ĐLC) (cm) Phân loại u (số BN, %) <1 cm 1 - 4 cm 2,6 7/173 124/173 1,6 4,1% 71,7 % > 4 cm 42/173 24,3 % Xâm lấn vỏ bao (số BN, %) 129/144 89,6 % Di căn hạch (số BN, %) 119/251 47,4 % Di căn xa (số BN, %) 13/258 5,0% Số lần phẫu thuật (số BN, %) 1 lần ≥ 2 lần 145/225 80/225 64,4 % 35,6 % Phân loại mô học sau mổ (số BN, %) Ung thư dạng nhú Ung thư dạng túi tuyến 241/258 16/258 93,4 % 6,2 % Thời gian theo dõi (trung vị, thời gian tối thiểu, tối đa) (tháng) 39,8 24 – 57,8 Do dữ liệu không đầy đủ nên số liệu được trình bày dưới dạng số bệnh nhân/ tổng số bệnh nhân có dữ liệu. Hình 2: Tỷ lệ đáp ứng với điều trị diệt giáp Trong nghiên cứu của chúng tôi có 51,9% bệnh nhân đáp ứng với điều trị diệt giáp (được đánh giá sau 6 – 12 tháng sau điều trị I-131). Hơn phân nửa bệnh nhân có điều trị I-131 tăng 258 BN được diệt giáp bằng I-131 51,9% đáp ứng 227 BN dùng liều I- 131 đầu tiên 30 mCi 49,3% đáp ứng 31 BN dùng dùng liều I-131 đầu tiên 100 mCi 71,0% đáp ứng 92 BN không điều trị I-131 tăng cường 37/92 40,2% đáp ứng 73 BN điều trị I-131 tăng cường 30 mCi 34/73 46,6% đáp ứng 62 BN điều trị I-131 tăng cường từ 100–150 mCi 41/62 66,1% đáp ứng 28 BN không điều trị I-131 tăng cường 20/28 71,4% đáp ứng 3 BN điều trị I-131 tăng cường từ 30–100 mCi 2/3 66,7 % đáp ứng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 252 cường trong vòng 2 – 6 tháng sau liều I-131 diệt giáp đầu tiên, có thể là do phần lớn bệnh nhân không đạt nồng độ TSH cần thiết để điều trị I- 131 hiệu quả ngay từ liều đầu tiên. Trong một nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu so sánh tỉ lệ đáp ứng với điều trị diệt giáp bằng I-131, Hackshaw(2) nhận thấy tỉ lệ đáp ứng với điều trị diệt giáp rất khác nhau ở các nghiên cứu, dao động từ 50 – 100% tùy thuộc vào phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có triệt để hay không, điều trị I- 131 liều thấp hay liều cao, có di căn hạch hay di căn xa không. Khi so sánh giữa các liều điều trị diệt giáp với tỉ lệ đáp ứng, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ đáp ứng tương đối thấp nếu chỉ điều trị I-131 bằng liều 30 mCi đơn độc (40,2%) hay tăng cường thêm với liều 30 mCi (46,6%). Ngược lại, tỉ lệ đáp ứng với điều trị diệt giáp bằng I-131 cao hơn nếu điều trị diệt giáp bằng I-131 liều cao ngay từ đầu với liều 100 mCi đơn độc (đáp ứng 71%) hoặc điều trị I-131 tăng cường 100 – 150mCi sau điều trị I-131 liều đầu 30 mCi (đáp ứng 66,1%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đáp ứng với liều I-131 ban đầu 30 mCi thấp hơn hẳn có ý nghĩa so với liều I-131 ban đầu 100 mCi (p=0,001). Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cảnh(6) cho thấy ở nhóm có TSH ≥ 30 µU/mL, tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn khi điều trị diệt giáp liều 30 mCi I-131 là 61,1% và khi điều trị liều 100 mCi I-131 là 84,0% (p=0,054); ngược lại ở nhóm có TSH ≤ 17 µU/mL, tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn với liều 30 mCi và tăng cường 30 mCi sau 1,5 tháng chỉ là 48,1%, tỉ lệ đáp ứng với liều 30 mCi và tăng cường 100 mCi là 66,7% (p=0,18). Nghiên cứu của Arslan(1) cho thấy tỉ lệ diệt giáp thành công sau 2 năm ở nhóm điều trị liều thấp 50 mCi là 57%, ở nhóm dùng liều cao 100 mCi là 96%. Một nghiên cứu mới đây của Kuna(5) so sánh tỉ lệ đáp ứng khi điều trị diệt giáp giữa các liều diệt giáp khác nhau cho thấy tỉ lệ đáp ứng khi dùng liều diệt giáp thấp (24 mCi và 40 mCi) là 75% và khi dùng liều trung bình và cao (50 và 120 mCi) là 90%. Bảng 2: So sánh các đặc điểm ở BN có đáp ứng và không đáp ứng Đáp ứng Không đáp ứng p Tuổi * (năm) 42,8 (12,6) 39,1 (12,4) 0,019 Giới nữ 87,9% 76,4% 0,015 Kích thước khối u * (cm) 2,4 (1,8) 2,8 (1,8) 0,11 Di căn hạch 44,9% 53,6% 0,188 Điều trị I-131 tăng cường 53,6% 44,9% 0,18 Liều I-131 (mCi) *# 86,2 (49,3) 66,5 (49,1) 0,0003 TSH > 25 µU/mL 39,5% 32,2% 0,23 Nồng độ Tg trước điều trị I-131 (ng/mL) **# 17 (1 - 642) 20 (1 - 400 ) 0,109 * Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình, độ lệch chuẩn, ** số liệu được trình bày dưới dạng trung vị, trị số tối thiểu, tối đa, các khác biệt được so sánh bằng phép kiểm chi bình phương hay t test. # dùng phép kiểm Wilcoxon rank sum test để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. So với nhóm đáp ứng với điều trị diệt giáp, nhóm không đáp ứng với điều trị diệt giáp có tuổi nhỏ hơn, giới nam nhiều hơn (nữ ít hơn), ít được điều trị I-131 tăng cường hơn, liều điều trị I-131 trung bình thấp hơn. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bên cạnh đó, nhóm không đáp ứng với điều trị diệt giáp có kích thước nhân giáp trung bình lớn hơn, di căn hạch nhiều hơn, tỉ lệ TSH < 25 µU/mL cao hơn và nồng độ thyroglobuline trước điều trị I- 131 cao hơn cho dù sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Arslan(1) cho thấy không có sự khác biệt về tuổi, kích thước nhân giáp, giai đoạn ung thư, nồng độ TSH trước điều trị I- 131 ở nhóm đáp ứng với điều trị diệt giáp so với nhóm không đáp ứng, tỉ lệ nam ở nhóm không đáp ứng cao hơn ở nhóm đáp ứng và nồng độ thyroglobulin cũng cao hơn ở nhóm không đáp ứng. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cảnh(6) cho thấy nhóm có nồng độ TSH máu trước điều trị ≥ 30 µU/mL có tỉ lệ đáp ứng với điều trị diệt giáp cao hơn hẳn so với nhóm có nồng độ TSH máu ≤ 17 µU/mL. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 253 Bảng 3: So sánh đặc điểm ở BN không tái phát, tái phát, bệnh còn tồn tại Không tái phát Tái phát Bệnh còn tồn tại p Số bệnh nhân, % 188 (72,9%) 39 (15,1%) 31 (12,0%) Tuổi 41,2 (12,0) 41,6 (14,1) 39,2 (14,8) 0,679 Tuổi > 45 43,1% 46,2% 35,4% 0,653 Giới nam 14,9% 30,8% 16,1% 0,058 Kích thước u (cm) 2,5 (1,5) 2,9 (1,6) 3,0 (2,4) 0,274 Kích thước > 4 cm 23,4% 22,5% 36,8% 0,426 Di căn hạch 42,9 % 64,1% 66,7% 0,063 Điểm MACIS 5,4 (1,1) 5,7 (1,6) 5,9 (2,0) 0,137 Đáp ứng với điều trị diệt giáp 59,0% 56,4% 0,76 Nồng độ Tg trước điều trị I-131 > 30ng/mL* 38,7% 66,7% 64,7% 0,009 Thời gian theo dõi (tháng) 38,5 (10,5) 43,9 (5,8) 36,5 (11) 0,003 Số liệu được trình bày dưới dạng % hay trung bình, độ lệch chuẩn. Phép kiểm Chi bình phương và ANOVA được dùng để so sánh tỉ lệ và trung bình giữa các nhóm. * không bao gồm bệnh nhân có nồng độ anti Tg > 60 ng/mL Tỉ lệ tái phát và bệnh tồn tại trong nghiên cứu của chúng tôi (27,1%) thấp hơn nghiên cứu của Trần Trọng Kiểm trên 122 bệnh nhân được điều trị I-131 cho thấy tỉ lệ tái phát sau 5 năm là 36,3%(9). Ngược lại, nghiên cứu của Trịnh Thị Minh Châu(10) cho thấy tỉ lệ tái phát sau 5 năm chỉ là 3,8%. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân theo dõi được của nghiên cứu này tương đối thấp, chỉ 106 trong số 1005 bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi trong 5 năm. Nghiên cứu của Tanaka(4) cho thấy tỉ lệ tái phát trong thời gian theo dõi 20 năm là 10,1%. Nghiên cứu ở Mayo Clinic(3) cho thấy tỉ lệ tái phát sau thời gian theo dõi 5 năm là 8% và có thể tăng lên đến 17% sau 30 năm. Điều này cho thấy việc theo dõi lâu dài bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp là cần thiết vì ung thư có thể tái phát sau 10, 15 năm hay thậm chí 30 năm sau khi đã lành bệnh. Bảng 4: Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ bệnh tái phát,tồn tại OR Độ tin cậy 95% p Tuổi > 45 0,9 0,5 – 1,6 0,811 Giới nam 1,8 0,9 – 3,7 0,08 Kích thước nhân giáp > 4cm 1,3 0,6 – 2,8 0,539 Bướu giáp đa nhân 1,0 0,5 – 2,3 0,986 Di căn hạch 2,5 1,4– 4,4 0,002 TNM giai đoạn III, IV 1,3 0,7 – 2,3 0,448 MACIS nhóm 3,4 4,7 1,6 – 13,6 0,004 Nồng độ Tg trước điều trị I- 131 trên 30 ng/mL 3,1 1,5 – 6,4 0,003 Các yếu tố nguy cơ bệnh tái phát trong phân tích đơn biến là di căn hạch, nồng độ thyroglobuline (Tg) trước điều trị I-131 và phân loại giai đoạn bệnh theo MACIS nhóm 3, 4. Bảng 5: Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ bệnh tái phát,tồn tại OR Độ tin cậy 95% p Nồng độ Tg trước điều trị I-131 2,9 1,1 – 7,7 0,03 MACIS nhóm 3,4 3,4 0,6 – 18,5 0,162 Di căn hạch 1,4 0,5 – 3,6 0,527 Yếu tố nguy cơ bệnh tái phát hay tồn tại trong phân tích đa biến là nồng độ thyroglobuline máu trước điều trị I-131 > 30 ng/mL. Phân tích đơn biến cho các yếu tố nguy cơ bệnh tái phát hay tồn tại, chúng tôi nhận thấy các yếu tố nguy cơ là di căn hạch, phân loại giai đoạn bệnh theo MACIS là nhóm 3, 4 và nồng độ thyroglobulin trước điều trị I-131 > 30 ng/mL (p <0,05). Phân tích đa biến cho các yếu tố nguy cơ bệnh tái phát, chúng tôi nhận thấy chỉ có nồng độ thyroglobuline trước điều trị I-131 > 30 ng/mL là yếu tố tiên đoán cho bệnh tái phát hay tồn tại. Nghiên cứu của Trần Trọng Kiểm cho thấy kích thước khối u ở giai đoạn T4, di căn hạch, xâm lấn vỏ bao là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ tái phát(9). Nghiên cứu của Palme và cộng sự(7) cho thấy giới nam, phân loại TNM giai đoạn III, IV và điều trị cắt tuyến giáp trọn là các yếu tố tiên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 254 lượng tái phát. Nghiên cứu của Tanaka(4) cũng cho thấy các yếu tố tiên lượng tái phát bao gồm tuổi > 50, kích thước khối u và di căn hạch. Toubeau(8) nhận thấy nồng độ thyroglobuline trước điều trị I-131 > 30 ng/mL và di căn hạch là những yếu tố tiên lượng bệnh tồn tại. Hình 3: Ước tính thời gian tái phát bằng đường cong Kaplan Meier Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ ước đoán bệnh tái phát trung bình sau 5 năm là 26%. Tỉ lệ này cao hơn hẳn các nghiên cứu ở Mayo Clinic(3) cho thấy tỉ lệ tái phát sau thời gian theo dõi 5 năm là 8%. Sở dĩ tỉ lệ tái phát cao trong thời gian theo dõi tương đối ngắn (5 năm) theo chúng tôi có thể là do phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp không triệt để và đa số bệnh nhân được điều trị điều trị diệt giáp liều thấp (30 mCi). Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu với thiết kế phù hợp hơn để làm rõ giả thuyết này. Nồng độ thyroglobuline trước điều trị I-131 là một yếu tố nguy cơ của tái phát, với những bệnh nhân có nồng độ Tg < 30 ng/mL, tỉ lệ tái phát ước tính sau 5 năm chỉ khoảng 15%. Tỉ lệ này tăng lên đến gần 50% nếu bệnh nhân có nồng độ Tg trước điều trị I-131 > 30 ng/mL. Nghiên cứu của Toubeau(8) cho thấy nồng độ Tg > 30 ng/mL trước điều trị I-131 là yếu tố tiên đoán bệnh còn tiếp diễn, với tỉ lệ sống sót sau 10 năm là 87% ở nhóm có Tg < 30 ng/mL, tỉ lệ này giảm xuống còn 42% ở nhóm có Tg > 30 ng/mL. Một nhược điểm trong nghiên cứu của chúng tôi là chỉ có 63,7% bệnh nhân thỏa tiêu chí nhận bệnh có thời gian theo dõi hơn 2 năm được đưa vào nghiên cứu. Việc có đến 36,3 % bệnh nhân có thời gian theo dõi dưới 2 năm cho thấy tỉ lệ mất theo dõi tương đối cao, đặc biệt là nhóm bệnh nhân bị mất theo dõi này có bệnh ở giai đoạn nặng hơn, tỉ lệ di căn xa nhiều hơn nên tỉ lệ bệnh tái phát hay tồn tại trong thực tế có thể còn cao hơn. Một nhược điểm khác là nghiên cứu của chúng tôi chỉ đánh giá được tiên lượng tái phát mà không thể đánh giá tiên lượng tử vong ở những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Vì đây là nghiên cứu hồi cứu, các dữ liệu về tử vong không có trong hồ sơ nghiên cứu, phần lớn địa chỉ liên lạc của bệnh nhân là ở tuyến tỉnh và chúng tôi không phải là những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nên việc thu thập dữ liệu tử vong không thể thực hiện được. Đây cũng là nhược điểm chung của đa số nghiên cứu ở Việt Nam. KẾT LUẬN Tỉ lệ đáp ứng sau điều trị diệt giáp bằng I- 131 là 51,9%, tỉ lệ đáp ứng với liều I-131 ban đầu 30 mCi là 49,3%, với liều I-131 ban đầu 100 mCi là 71%. Nồng độ Tg máu > 30 ng/mL đo vào thời điểm trước điều trị I-131 là yếu tố nguy cơ cho bệnh tái phát hay bệnh tồn tại. Ước tính tỉ lệ tái phát sau 5 năm là 26%. Nhóm bệnh nhân có nồng độ Tg máu > 30 ng/mL có tỉ lệ tái phát là 48,6% so với chỉ 22,1% ở nhóm bệnh nhân có nồng độ Tg máu trước điều trị I-131 < 30 ng/mL. 0.0 0.2 0.5 0.7 1.0 0 20 4 60 Thời gian theo dõi (tháng) Ước tính tái phát bằng Kaplan Meier p = 0.0001 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 0 10 20 30 40 50 Thời gian theo dõi Tg trước xạ 30 ng/mL Ước tính tái phát bằng Kaplan Meier Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 255 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arslan N, Ilgan S, et al (2001). "Post-surgical ablation of thyroid remnants with high-dose (131)I in patients with differentiated thyroid carcinoma". Nucl Med Commun 22: 1021-7. 2. Hackshaw A, Harmer C, et al (2007). "I-131 activity for remnant ablation in patients with differentiated thyroid cancer: A systematic review". J Clin Endocrinol Metab 92: 28-38. 3. Hay ID, Thompson GB, et al (2002). "Papillary thyroid carcinoma managed at the Mayo Clinic during six decades (1940-1999): temporal trends in initial therapy and long-term outcome in 2444 consecutively treated patients". World J Surg 26: 879-85. 4. Katsuhiro Tanaka HS, Mai Hirono et al (2005). "Retrospective Analysis of Predictive Factors for Recurrence After Curatively Resected Papillary Thyroid Carcinoma". Surg Today 35: 714 - 9. 5. Kusacic KS, Samardzic T, et al (2009). "Thyroid remnant ablation in patients with papillary cancer: a comparison of low, moderate, and high activities of radioiodine". Nucl Med Commun 30: 263-9. 6. Nguyễn Xuân Cảnh (2005). Hiệu quả của liều I-131 diệt giáp trong điều trị hỗ trợ sau mổ ung t
Tài liệu liên quan