Đánh giá độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng bằng carbamide peroxide

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của chất tẩy trắng carbamide peroxide 35% lên độ bền dán của composite resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần và 3 tuần. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro thực hiện trên 30 mẫu men răng được cắt từ 15 răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới. Các mẫu được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: (1) không tẩy trắng, chỉ ngâm trong nước bọt nhân tạo 14 ngày trước khi dán composite; (2) tẩy trắng bằng CP 35%, sau đó ngâm trong nước bọt nhân tạo suốt 1 tuần trước khi dán composite; (3) tẩy trắng bằng CP 35%, các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo 3 tuần trước khi dán composite. Thực hiện dán composite và đo độ bền dán trượt sau 24 giờ. Sử dụng phân tích ANOVA một yếu tố để đánh giá sự khác biệt về kết quả độ bền dán giữa các nhóm. Kết quả: Độ bền dán nhóm 1 là 20,76 ± 3,240 MPa, nhóm 2 là 16,76 ± 4,231 MPa, nhóm 3 là 22,61 ± 3,221 MPa. Độ bền dán nhóm 2 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 1(p=0,049) và nhóm 3 (p=0,003). Độ bền dán nhóm 3 cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm 1 (p=0,49). Kết luận: Carbamide peroxide 35% làm giảm có ý nghĩa độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần, tuy nhiên giá trị độ bền dán trở lại gần với nhóm chứng sau thời gian chờ đợi 3 tuần.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng bằng carbamide peroxide, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 161 ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN DÁN COMPOSITE RESIN TRÊN MEN RĂNG SAU TẨY TRẮNG BẰNG CARBAMIDE PEROXIDE Nguyễn Thị Minh Tâm*, Phạm văn Khoa*, Đinh Thị Khánh Vân* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của chất tẩy trắng carbamide peroxide 35% lên độ bền dán của composite resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần và 3 tuần. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro thực hiện trên 30 mẫu men răng được cắt từ 15 răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới. Các mẫu được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: (1) không tẩy trắng, chỉ ngâm trong nước bọt nhân tạo 14 ngày trước khi dán composite; (2) tẩy trắng bằng CP 35%, sau đó ngâm trong nước bọt nhân tạo suốt 1 tuần trước khi dán composite; (3) tẩy trắng bằng CP 35%, các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo 3 tuần trước khi dán composite. Thực hiện dán composite và đo độ bền dán trượt sau 24 giờ. Sử dụng phân tích ANOVA một yếu tố để đánh giá sự khác biệt về kết quả độ bền dán giữa các nhóm. Kết quả: Độ bền dán nhóm 1 là 20,76 ± 3,240 MPa, nhóm 2 là 16,76 ± 4,231 MPa, nhóm 3 là 22,61 ± 3,221 MPa. Độ bền dán nhóm 2 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 1(p=0,049) và nhóm 3 (p=0,003). Độ bền dán nhóm 3 cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm 1 (p=0,49). Kết luận: Carbamide peroxide 35% làm giảm có ý nghĩa độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần, tuy nhiên giá trị độ bền dán trở lại gần với nhóm chứng sau thời gian chờ đợi 3 tuần. Từ khóa: tẩy trắng, carbamide peroxide, độ bền dán. ABSTRACT INFLUENCE OF CARBAMIDE PEROXIDE ON ENAMEL BOND STRENGTH OF COMPOSITE RESIN AT DIFFERENT POST-BLEACHING TIMES Nguyen Thi Minh Tam, Pham Van Khoa, Dinh Thi Khanh Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 161 - 164 Objective: The aim of this study was to evaluate the effect of 35% carbamide peroxide (CP) on shear bond strength (SBS) of composite resin to enamel after various intervals of time (control, one week, three weeks). Methods: 30 enamel specimens of 15 permanent mandibular molars, were randomly divided into 3 groups; (1) no bleaching treatment – composite resin bonded after a storage time of two weeks; (2) bleached with 35% CP – composite resin bonded after a post-bleaching delay of one week, (3) bleached with 35% CP – composite resin bonded after a post-bleaching period of three weeks. The SBS test was performed after 24 hours of immersion in distilled water. The data were analyzed by the SPSS 17.0 statistical program and one-way ANOVA test was applied. Results: There were statistically significant differences in shear bond strength among groups (p=0.004). The group 2 presented significantly lower bond strength than the group1 (p=0.049) and the group 3 (p=0.003). There were no differences between the group 3 and the group1 (p=0.49). Conclusion: 35% carbamide peroxide reduced the bond strength of composite resin to enamel after a post- bleaching delay of one week. However, bond strength returned to values close to those of non-bleached enamel within three weeks following bleaching. * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Minh Tâm ĐT:0986773304, Email: tam_270888@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 162 Key words: bleaching, carbamide peroxide, shear bond strength (SBS) ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi màu răng được xem là mối quan tâm lớn trong nha khoa thẩm mỹ cũng như nha khoa phục hồi. Đã có nhiều biện pháp điều trị nhiễm màu răng như vệ sinh răng miệng, tẩy trắng răng, phục hình dán sứ hay mão sứ, trong đó, tẩy trắng răng được xem là phương pháp điều trị đơn giản, ít xâm lấn nhất và đem lại kết quả thẩm mỹ tốt. Việc sử dụng chất tẩy trắng để cải thiện màu sắc và thẩm mỹ của hàm răng thật sự được phổ biến rộng rãi kể từ khi Haywood và Heymann giới thiệu về kĩ thuật tẩy trắng tại nhà sử dụng carbamide peroxide vào năm 1989(4). Mặc dù các tác nhân tẩy trắng cho kết quả thẩm mỹ cao trong việc cải thiện màu răng nhưng có thể ảnh hưởng đến các phục hồi sẵn có trên răng hay những phục hồi thực hiện sau đó(2,5,6). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được ảnh hưởng của các chất tẩy trắng lên độ bền dán của composite trên bề mặt răng, nhất là men răng; trong đó, đa số tác giả đều ghi nhận được sự giảm có ý nghĩa độ bền dán ngay sau tẩy trắng(3, 6). Nhưng việc dán composite trên men răng một khoảng thời gian sau tẩy trắng có làm giảm thật sự độ bền dán hay không? Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát việc dán composite trên men răng sau tẩy trắng bằng carbamide peroxide 35% 1 tuần và 3 tuần với mục tiêu sau: (1) Đánh giá ảnh hưởng của carbamide peroxide 35% lên độ bền dán của composite resin trên men răng sau 1 tuần và 3 tuần; (2) So sánh độ bền dán giữa các nhóm sau xử lý bằng chất tẩy trắng carbamide peroxide 35% 1 tuần và 3 tuần với nhóm không tẩy trắng. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các răng cối lớn vĩnh viễn hàm dưới có thân răng còn nguyên vẹn, không sâu, không có bất kỳ phục hồi nào, có bề mặt men tương đối phẳng, được ngâm và rửa sạch bằng nước muối sinh lý sau khi nhổ. Chuẩn bị mẫu Các răng ñược cạo vôi làm sạch; cắt bỏ chân răng; sau đó cắt đôi thân răng bằng đĩa cắt kim cương và tay khoan tốc độ chậm dưới vòi nước, tạo thành hai nửa sao cho mỗi nửa ñều có một bề mặt men tương ñối phẳng. Mỗi mẫu men răng ñược chôn trong khối nhựa epoxy có dạng lập phương kích thước 2cm và ñược ngâm trong nước cất ở nhiệt ñộ phòng ñến khi tiến hành nghiên cứu. Hình 1: Các khối nhựa epoxy có chôn răng được ngâm trong nước cất Các mẫu men răng được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 10 mẫu. Nhóm 1 (nhóm chứng): các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo suốt 14 ngày ở nhiệt độ phòng trước khi dán composite. Nhóm 2: thoa một lớp mỏng Opalescence PF 35% CP trên bề mặt men trong một giờ ở nhiệt độ phòng, sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy nhẹ trong 15 giây. Bảo quản các mẫu trong nước bọt nhân tạo ở nhiệt độ phòng giữa các lần thực hiện. Quá trình tẩy trắng thực hiện 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Sau khi kết thúc, các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo suốt 1 tuần trước khi dán composite. Nhóm 3: thực hiện tẩy trắng như nhóm 2 nhưng sau khi kết thúc, các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo 3 tuần trước khi dán composite. Qui trình dán Trước khi tiến hành dán, bề mặt men ở tất cả các mẫu phải được rửa sạch dưới vòi nước và thổi khô. Xoi mòn men bằng acid phosphoric 36% trong 15 giây rồi rửa sạch bằng nước và hơi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 163 trong 10 giây. Thoa keo dán Prime & Bond NT (Dentsply) trong 20 giây, chiếu đèn 10 giây. Đặt composite Ceram X Mono (Dentsply) vào khuôn hình trụ (cao 4 mm, đường kính 2,78 mm), đặt vuông góc bề mặt men, với mỗi lớp khoảng 2 mm cho đến khi đầy khuôn, mỗi lớp chiếu đèn 20 giây; sau đó, tháo bỏ khuôn, ngâm trong nước cất 24 giờ trước khi đem đo độ bền dán. Đo độ bền dán – phân tích số liệu Sử dụng phương pháp đo độ bền dán trượt, người đo không biết mẫu đo thuộc nhóm nào. Quá trình đo được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer, đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Hình 2: Đo và ghi nhận giá trị lực làm bong dán Ghi nhận số liệu cho từng mẫu đo, qui đổi ra giá trị độ bền dán của mỗi mẫu: Độ bền dán (MPa) = Lực làm bong dán (N)/diện tích dán (mm2.) Sử dụng phân tích ANOVA một yếu tố thuộc phần mềm SPSS 17.0 để đánh giá sự khác biệt về kết quả độ bền dán giữa các nhóm. KẾT QUẢ Bảng 1: Kết quả đo độ bền dán composite của 3 nhóm Nhóm ðộ bền dán (MPa) Giá trị trung bình (MPa) ðộ lệch chuẩn (MPa) Giá trị nhỏ nhất (MPa) Giá trị lớn nhất (MPa) 1 20,76 3,240 17,04 27,86 2 16,76 4,231 9,28 21,99 3 22,61 3,221 18,25 26,69 Độ bền dán composite resin trên men răng ở nhóm 1 là 20,76 ± 3,240 MPa, nhóm 2 là 16,76 ± 4,231 MPa, nhóm 3 là 22,61 ± 3,221 MPa. Sử dụng phân tích Anova 1 yếu tố cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ bền dán giữa 3 nhóm (p=0,004); nhóm 2 có độ bền dán thấp nhất, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p=0,049) và với nhóm 3 (p=0,003); nhóm 3 có độ bền dán cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p=0,490). BÀN LUẬN Tẩy trắng răng đã được sử dụng phổ biến từ nhiều thập niên qua nhưng ảnh hưởng của các chất tẩy trắng lên độ bền dán composite trên men răng vẫn được xem là mối quan tâm lớn của các nhà thực hành lâm sàng. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng độ bền dán giữa composite và men răng giảm sau tẩy trắng. Nghiên cứu này ghi nhận độ bền dán composite trên men răng sau tẩy trắng bằng CP 35% một tuần giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p=0,049) và nhóm dán sau ba tuần (p=0,003). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như Cavalli, Borges AB, El – Seoud HKA (2001, 2007, 2008)(1,2 ,3). Sự giảm độ bền dán composite sau tẩy trắng có thể liên quan đến sự thay đổi thành phần hoá học, cấu trúc vi thể của men răng. Các phản ứng oxy hóa của các tác nhân tẩy trắng trên bề mặt men có thể làm thay đổi tính chất cơ học lớp men bề mặt như gia tăng lỗ rỗ bề mặt men, mất cấu trúc các trụ men hay mất thành phần khoáng của men răng; ngoài ra, tẩy trắng răng còn làm thay đổi các khuôn hữu cơ trong men răng. Do đó, các đuôi nhựa có thể bị giảm số lượng và ngắn hơn trên bề mặt men được tẩy trắng, các răng được tẩy trắng có giao diện dán thưa và không liên tục giữa nhựa và men răng, không tạo được một liên kết dán bền vững giữa composite và men răng đã xoi mòn. Sự hiện diện của các gốc oxy còn sót lại trên bề mặt men được tẩy trắng cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự giảm độ bền dán composite resin sau tẩy trắng (1, 5). Các gốc oxy này có thể ngăn cản sự thâm nhập sâu của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 164 các đuôi nhựa vào trong các lõm vi thể được tạo ra nhờ xoi mòn, đồng thời chúng còn làm giảm khả năng trùng hợp của các monomer tại bề mặt dán. Việc dán composite trên men răng được tiến hành càng lâu sau tẩy trắng thì càng ít bị ảnh hưởng. Chính vì thế, hầu hết các tác giả đều cho rằng nên chờ một thời gian sau tẩy trắng trước khi thực hiện dán composite trên men răng để có thể loại trừ hết các gốc oxy tự do còn sót trên bề mặt răng. Kết quả nghiên cứu này cũng ghi nhận được độ bền dán composite trên men răng sau tẩy trắng CP 35% ba tuần có giá trị không khác biệt thống kê so với nhóm không tẩy trắng (p=0,49). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Borges AB và cs(1). Việc ngâm các mẫu men răng đã được tẩy trắng trong nước bọt nhân tạo có thể loại bỏ được ảnh hưởng của các gốc oxy còn sót lại và giúp cho các giá trị độ bền dán trở về gần giống với các giá trị ban đầu khi không tẩy trắng. Hydrogen peroxide không ổn định khi có sự hiện diện của nước hay nước bọt, nên tác dụng oxy hóa của nó sẽ giảm dần theo thời gian do tác dụng pha loãng của môi trường lưu giữ. Như vậy, thời gian bảo quản sau tẩy trắng giúp loại trừ hết các tác nhân peroxide còn sót trên men răng – một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng dán của vật liệu trên men răng sau tẩy trắng. Hay nói cách khác, việc thực hiện dán composite càng lâu sau tẩy trắng thì độ bền dán càng được cải thiện. KẾT LUẬN Carbamide peroxide 35% làm giảm có ý nghĩa độ bền dán composite resin trên men răng sau tẩy trắng 1 tuần, tuy nhiên giá trị độ bền dán trở lại gần với nhóm chứng sau thời gian chờ đợi 3 tuần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Borges AB, Rodrigues JB, Luiz A, Borges S, Marsilio AL (2007). The influence of bleaching agents on enamel bond strength of a composite resin according to the storage time. Revista de Odontologia da UNESP, 36(1): 77-83. 2. Cavalli V, Reis AF, Giannini M, Ambrosano GMB (2001). The effect of elapsed time following bleaching on enamel bond strength of resin composite. Operative dentistry, 26(6): 597- 602. 3. El – Seoud HKA, Ibrahim MA, Hafez R (2008). Proper timing of bonding composite resin to bleached enamel. Cairo Dental Journal, 24(3): 437-446. 4. Haywood VB, Heymann HO (1989). Nightguard vital bleaching. Quint Int, 20: 173-176. 5. Metz MJ, Cochran MA, Matis BA, Gonzalez C, Platt JA, Pund MR (2007). Evaluation of 15% Carbamide Peroxide on the Surface Microhardness and Shear Bond Strength of Human Enamel. Operative Dentistry, 32(5): 427-436. 6. Unlu N, Cobankara FK, Ozer F (2008). Effect of elapsed time following bleaching on the shear bond strength of composite resin to enamel. Journal of Biomedical Materials Research Part B: Applied Bio materials, 84B(2): 363-368.
Tài liệu liên quan