Phổ vi sinh vật trên bàn tay nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện là một trong các vấn đề y tế nghiêm trọng và thu hút nhiều sự quan tâm vì làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, khó điều trị vì kháng thuốc, khó khống chế, gia tăng gánh nặng tài chính cho xã hội. Từ lâu đã khẳng định mối liên hệ giữa bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) như là trung gian lây truyền các mầm bệnh gây NKBV. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để khảo sát phổ vi khuẩn trên bàn tay NVYT đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu mô tả, tiền cứu, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011 tại 5 khoa khác nhau (3 khoa ngoại, 1 khoa nội, 1 khoa hồi sức). Đối tượng tham gia nghiên cứu có nhiều trình độ khác nhau và đang công tác tại nhiều vị trí có đặc điểm hoàn toàn khác nhau (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, học viên, nhân viên hành chính). Mẫu vi sinh bàn tay phải được lấy ngẫu nhiên phân tầng theo các ca làm việc khác nhau (sáng, chiều, tối) và theo các thời điểm khác nhau liên quan đến chăm sóc người bệnh. Phương pháp lấy mẫu vi sinh bàn tay được sử dụng là phương pháp “Glove Juice”, với ưu điểm là có thể lấy trọn vẹn toàn bộ hệ vi sinh vật trên bàn tay. Mẫu vi sinh bàn tay được cấy trải trên thạch tăng sinh không ngăn chặn để đếm CFU, sau đó được cấy phân lập và định danh vi khuẩn theo các quy trình phân lập, định danh thường quy của phòng thí nghiệm.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phổ vi sinh vật trên bàn tay nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 132 PHỔ VI SINH VẬT TRÊN BÀN TAY NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Minh Tuấn*,**, Nguyễn Thanh Bảo*, Nguyễn Vũ Hoàng Yến**, Trịnh Thị Thoa**, Nguyễn Kim Huyền**, Phạm Vũ Bích Ngọc**, Vũ Thị Châm**, Vương Minh Nguyệt** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện là một trong các vấn đề y tế nghiêm trọng và thu hút nhiều sự quan tâm vì làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, khó điều trị vì kháng thuốc, khó khống chế, gia tăng gánh nặng tài chính cho xã hội. Từ lâu đã khẳng định mối liên hệ giữa bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) như là trung gian lây truyền các mầm bệnh gây NKBV. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để khảo sát phổ vi khuẩn trên bàn tay NVYT đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu mô tả, tiền cứu, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011 tại 5 khoa khác nhau (3 khoa ngoại, 1 khoa nội, 1 khoa hồi sức). Đối tượng tham gia nghiên cứu có nhiều trình độ khác nhau và đang công tác tại nhiều vị trí có đặc điểm hoàn toàn khác nhau (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, học viên, nhân viên hành chính). Mẫu vi sinh bàn tay phải được lấy ngẫu nhiên phân tầng theo các ca làm việc khác nhau (sáng, chiều, tối) và theo các thời điểm khác nhau liên quan đến chăm sóc người bệnh. Phương pháp lấy mẫu vi sinh bàn tay được sử dụng là phương pháp “Glove Juice”, với ưu điểm là có thể lấy trọn vẹn toàn bộ hệ vi sinh vật trên bàn tay. Mẫu vi sinh bàn tay được cấy trải trên thạch tăng sinh không ngăn chặn để đếm CFU, sau đó được cấy phân lập và định danh vi khuẩn theo các quy trình phân lập, định danh thường quy của phòng thí nghiệm. Kết quả: Số trung bình CFU của một bàn tay NVYT là 1,85x104, tối đa là 7.68x105CFU (hoặc 4.64x102CFU/cm2, tối đa 1.92x104CFU/cm2). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, ca làm việc, thời điểm chăm sóc người bệnh hay giới tính của người tham gia nghiên cứu. Có tổng cộng 11 loại vi khuẩn đã xuất hiện trên bàn tay NVYT trong nghiên cứu này, trong đó các vi khuẩn Staphylococci coagulase âm chiếm tỷ lệ 54,04%, tiếp theo là nấm (19,72%), trực khuẩn gram dương (13,21%), trực khuẩn gram âm không lên men lactose (4,73%). Ngoài ra còn có sự hiện diện của Acinetobacter spp., S. aureus, Enterobacter, Hafnia, Klebsiella, E. coli và Pantoea agglomerans. Một điều đáng lưu ý khác là số bàn tay hiện diện cùng lúc 3 loại vi sinh vật là 6,1%, 2 loại vi sinh vật là 32,7%, 1 loại vi sinh vật là 46,%. Kết luận: Các loại vi sinh vật gây NKBV dễ dàng lây nhiễm vào và tồn tại trên bàn tay của NVYT và từ đó lây truyền qua những người bệnh khác. Cần phải thực hiện vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh. Từ khóa: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV), vệ sinh tay, phổ vi khuẩn trên da bàn tay, CFU/cm2.  Bộ môn Vi sinh, khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM  Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Minh Tuấn. ĐT: 0909349918 Email: huynhtuan@yds.edu.vn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 133 ABSTRACT THE MICROBIAL FLORA ON THE HANDS OF HEALTH CARE WORKER AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER Huynh Minh Tuan, Nguyen Thanh Bao, Nguyen Vu Hoang Yen, Trinh Thi Thoa, Nguyen Kim Huyen, Pham Vu Bich Ngoc, Vu Thi Cham, Vuong Minh Nguyet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 132 - 138 Background: Health care associated infection (HCAI) is currently one of the most serious medical issues and attracted to many interests due to increasing of mortality, extending the length of hospitalization, medicine resistance, difficulty of control, and increasing of financial burden of society. Health-care workers’ hands are confirmed as intermediate factors to spread pathogens that cause hospital infection. Therefore, this research has been carried out in order to survey spectrum of microbial flora on hands of health-care workers who are working at Ho Chi Minh City University Medical Center. Method: The research is designed descriptively and prospectively and spent from January, 2011 to March, 2011. Samples were collected at five different departments (three surgical departments, one medical department, and one intensive care unit). The education level of health-care workers participated in research are different totally, such as: doctors, nurses, students, administrative staff, and public employees. Right-hand bacterial flora samples were taken randomly stratified by different shifts (morning, afternoon and night) and by based on five- moment hand hygiene. Glove-juice method that has advantage that can collect all hand bacterial flora was applied. Then, colony-forming unit (CFU) were determined by proliferation agar. The isolation and identification procedures were applied to identify hand microorganism flora. Results: The average and the maximum CFU per health-care worker’s hand is 1.85x104CFU (or 4.64x102CFU/cm2) and 7.68x105CFU (or 1.92x104CFU/cm2), respectively. No differences are statistically significant among education levels, occupation, shift, point of care, or gender of participants. Also, according to this research, there are eleven types of bacteria presented on hands of health-care workers, in which negative coagulase staphylococci (54.04%), fungi (19.72%), Gram-positive bacilli (13.21%), glucose non-fermenting Gram-negative rods (4.73%). Furthermore, Acinetobacter spp., Staphylococcus aureus, Enterobacter, Hafnia, Klebsiella, E. coli, and Pantoea agglomerans are also identified. One other thing should be noted that there are 6.1%, 32.7%, and 46% hands carrying three, two, one different bacteria (bacterium) at the same time, respectively. Conclusions: Nosocomial microorganism do spread easily, survive on health-care workers’ hands and transmit to others. Therefore, hand hygiene during point of care should be taken. Key words: Health care associated infection (HCAI), Hand hygiene, Hand microbial flora, CFU/cm2. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những vấn đề y tế nóng bỏng và được quan tâm nhiều nhất. NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện, gây ra nhiều biến chứng tàn phế, làm tăng khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, là gánh nặng tài chính cho người bệnh và gia đình, và làm tăng tỷ lệ tử vong. Ở các nước phát triển, tỷ lệ NKBV thay đổi từ 5-15% người bệnh nội trú và từ 9-37% người bệnh điều trị tại các khoa hồi sức tích cực. Ước tính hàng năm có khoảng 5 triệu người mắc NKBV ở châu Âu, làm kéo dài thêm khoảng 25 triệu ngày nằm viện, tiêu tốn 13-24 tỷ Euro và gây ra 135.000 trường hợp tử vong. Còn ở Hoa Kỳ, mỗi năm ước tính có hơn 1,7 triệu người bệnh bị ảnh hưởng, tiêu tốn gần 7 tỷ USD và gây ra 99.000 trường hợp tử vong. Ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi, và ở Việt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 134 Nam chúng ta, việc thống kê tỷ lệ và hậu quả của NKBV còn nhiều hạn chế, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKBV còn rất cao đặc biệt trong khu vực hồi sức hoặc đối với một số bệnh lý cụ thể như viêm phổi liên quan đến thở máy. Về vai trò của bàn tay NVYT làm lan truyền các tác nhân gây NKBV, ngay từ thế kỷ 17, các nghiên cứu của Ignaz Semmelweis ở Vienna, Áo và Oliver Wendell Holmes ở Boston, Mỹ đã cho thấy bàn tay của NVYT là trung gian lan truyền các mầm bệnh trong bệnh viện. Tiếp theo nhiều thập kỷ sau đó, nhiều nghiên cứu đã đưa ra chứng cứ về khả năng lây truyền mầm bệnh qua trung gian bàn tay. Tác nhân vi khuẩn gây bệnh sẽ có thể được lan truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác (hoặc từ người bệnh sang NVYT) thông qua một chuỗi các sự kiện liên tục: (i) vi sinh vật tồn tại trên da của người bệnh, và được thải vào môi trường chung quanh người bệnh, (ii) các vi sinh vật này có khả năng ngoại nhiễm vào bàn tay của NVYT thông qua các hoạt động chăm sóc, đụng chạm trực tiếp vào người bệnh hoặc môi trường xung quanh người bệnh, (iii) nhiều loại vi sinh vật có khả năng sống sót và tồn tại trên bàn tay NVYT vài phút, (iv) không vệ sinh tay hoặc vệ sinh tay không đúng cách hoặc hóa chất sát khuẩn dùng cho vệ sinh tay không có tác dụng, (v) bàn tay ngoại nhiễm của NVYT tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khác hoặc làm lây nhiễm lên một dụng cụ chăm sóc người bệnh khác. Từ đó đã hình thành khái niệm về vệ sinh tay trong cơ sở y tế, những năm của thập kỷ 1980 đánh dấu các tiến bộ vượt bậc về khái niệm và thực hành vệ sinh tay trong cơ sở y tế khi hướng dẫn vệ sinh tay cấp quốc gia đầu tiên ra đời (Hoa Kỳ). Về phổ vi khuẩn trên bàn tay của NVYT, vào năm 1938, kết quả nghiên cứu của Price (1938) và cộng sự cho thấy vi sinh vật phân lập được từ bàn tay được chia thành 2 nhóm, thường trú và tạm trú. Nhóm vi khuẩn thường trú chủ yếu là Staphylococcus epidermidis, với đặc tính kháng rất cao với oxacillin, đặc biệt là các vi khuẩn phân lập được từ bàn tay NVYT. Các loại vi khuẩn thường trú khác là S. hominis và các tụ cầu không sản xuất coagulase (Coagulase- negative staphylococci = CNS). Ngoài ra, còn có các loại vi khuẩn khác là propionibacteria, corynebacteria, dermobacteria, and micrococci. Loại nấm hiện diện nhiều nhất là Pityrosporum (Malassezia) spp. Đối với NVYT, những vi khuẩn tạm trú thường phát hiện được trên da bàn tay bao gồm S. aureus, các trực khuẩn gram âm, hoặc nấm men. Những vi khuẩn này thường lây qua các tiếp xúc trực tiếp giữa bàn tay của NVYT với chất tiết đường hô hấp, quần áo, tả, hoặc da của người bệnh. Nghiên cứu cũng cho thấy số lượng các loại vi khuẩn trên da người: da đầu > 106CFU/cm2, da vùng nách khoảng 5x106CFU/cm2, da vùng bụng khoảng 4x106CFU/cm2, da vùng cẳng tay khoảng 4x104 CFU/cm2, trên toàn bộ bàn tay dao động từ 3.9x104 đến 4.6x106 CFU/cm2, trên đầu ngón tay dao động từ 0 đến 300 CFU khi lấy mẫu bằng phương pháp chạm trực tiếp vào thạch. Các nghiên cứu của Price và cộng sự và các nghiên cứu sau đó cũng cho thấy rằng mặc dù số lượng và loại vi khuẩn trên da thay đổi từ người này sang người khác, nhưng thường là hằng định đối với một cá nhân nhất định. Tại Việt Nam, số liệu khoa học về vấn đề này còn rất ít, do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định: số lượng vi khuẩn (chính xác hơn là số đơn vị tạo khuẩn lạc CFU = Colony Forming Unit) trên đơn vị cm2 da bàn tay; các loại vi khuẩn và tần suất xuất hiện trên bàn tay của NVYT; nhằm tạo một bức tranh với hình ảnh và số liệu cụ thể về sự thật trên bàn tay NVYT, nhằm giúp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đối với vệ sinh bàn tay trong chăm sóc người bệnh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 135 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu mô tả, tiền cứu, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2011 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng Tổng cộng chúng tôi đã thu thập mẫu vi sinh bàn tay phải của 379 người nghề nghiệp khác nhau (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, học viên, nhân viên hành chính), có cả nam và nữ, ở 5 khoa khác nhau (3 khoa ngoại, 1 khoa hồi sức, và 1 khoa nội). Mẫu được lấy ngẫu nhiên phân tầng theo nhiều thời điểm khác nhau: theo ca làm việc (sáng, chiều, tối) và theo các thời điểm khác nhau liên quan đến chăm sóc người bệnh (trước khi tiếp xúc người bệnh, trước khi thực hiện thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc người bệnh, sau khi tiếp xúc máu và dịch tiết người bệnh, sau khi chạm vào vùng chung quanh người bệnh). Bảng 1. Phân bố mẫu theo khoa làm việc. Khoa Số lượng Tỷ lệ % Ngoại 1 72 19,0 Ngoại 2 64 16,9 Ngoại 3 79 20,8 Hồi sức 83 21,9 Nội 80 21,1 Bảng 2. Phân bố mẫu theo nghề nghiệp. Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % Bác sĩ 57 15,5 Điều dưỡng 252 66,5 Hộ lý 21 5,5 Học viên 36 9,5 Nhân viên hành chính 10 2,6 Bảng 3. Phân bố mẫu theo ca làm việc. Ca làm việc Số lượng Tỷ lệ % Sáng 102 26,9 Chiều 155 40,9 Tối 119 31,4 Bảng 4. Phân bố mẫu theo thời điểm liên quan đến chăm sóc người bệnh. Thời điểm Số lượng Tỷ lệ % Trước khi tiếp xúc người bệnh 49 12,9 Trước khi thực hiện thủ thuật vô khuẩn 1 0,3 Sau khi tiếp xúc máu và dịch cơ thể người bệnh 8 2,1 Sau khi chăm sóc người bệnh 201 53,0 Sau khi chạm vào khu vực chung quanh người bệnh 56 14,8 Khác (công việc hành chính) 63 16,6 Bảng 5. Phân bố mẫu theo giới tính. Giới Số lượng Tỷ lệ % Nam 51 13,5 Nữ 322 85,0 Vị trí lấy mẫu Bàn tay phải. Phương pháp lấy mẫu Áp dụng phương pháp “Glove Juice”, là một phương pháp dùng để khảo sát hệ vi sinh vật trên bàn tay rất hiệu quả. Đối tượng khảo sát được mang găng tay vô khuẩn, sau đó 10ml dung dịch môi trường Trypticase Soy Broth (TSB) vô khuẩn (hay nước muối sinh lý vô khuẩn) được cho vào khe hở giữa găng và bàn tay. Một dây thun được quấn trên cổ tay của bàn tay đeo găng để cố định găng và tránh trào ngược gây ngoại nhiễm. Tiếp theo người thu mẫu xoa bóp nhẹ nhàng bàn tay, ngón tay để hòa các vi sinh vật vào dung dịch môi trường TSB (hay nước muối sinh lý). Sau đó dung dịch TSB được thu nhận lại bằng pipet vô khuẩn (01 pipet/mẫu), 2mL huyền phù dung dịch được lấy ra và cho vào 2 eppendrof vô khuẩn 1mL/eppendrof. Mẫu được phân tích ngay hoặc được lưu ở nhiệt độ 4 – 80C trong khoảng thời gian 30 phút trước khi phân tích. So với phương pháp dùng các miếng gạc để quét trên bàn tay thì phương pháp Glove Juice giúp thu nhận vi sinh vật hiệu quả hơn. Thử nghiệm vi sinh Mẫu được cấy trải trên môi trường tăng sinh không ngăn chận để xác định số CFU/ml mẫu; Sử dụng các quy trình định danh thường quy để định danh cầu khuẩn, trực khuẩn, vi khuẩn đường ruột. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 136 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số đơn vị tạo khuẩn lạc trung bình trên toàn bộ da bàn tay 1,85x104CFU, tối thiểu: 0, tối đa: 7.68x105CFU. Theo cm2 da bàn tay: trung bình 4,64x102 CFU/cm2, tối đa là 1.92x104 CFU/cm2. Theo phương pháp tính diện tích da bị bỏng của Blokhin và Glumov (1953) thì diện tích một gan bàn tay (tính từ lằn cổ tay đến đầu các ngón tay) của bệnh nhân bằng 1% diện tích da toàn cơ thể người đó. Suy ra diện tích da một bàn tay chiếm 2% diện tích da toàn cơ thể. Các nhà khoa học ước tính diện tích da bao phủ cơ thể một người trung bình khoảng 2m2. Do đó, diện tích da của một bàn tay là 0,04m2 (400cm2). Kết quả của nghiên cứu cho thấy trung bình một bàn tay chứa khoảng 1,85x104CFU khá phù hợp với các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố trong y văn. Chúng tôi cũng đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo nhiều thời điểm khác nhau, nhiều khoa khác nhau, và nhiều NVYT với trình độ và công việc khác nhau. Các bảng dưới đây trình bày chi tiết số trung bình CFU trên toàn bộ da một bàn tay. Phân tích theo ca làm việc Bảng 6. Trung bình CFU theo ca làm việc. Ca làm việc CFU/cm 2 da bàn tay CFU/toàn bộ da bàn tay (x104) Sáng 54,27 2,17 Chiều 39,74 1,59 Tối 45,94 1,84 Phân tích theo khoa Bảng 7. Trung bình CFU theo khoa. Khoa CFU/cm2 da CFU/toàn bộ da bàn tay (x104) Ngoại 1 67,92 2,72 Ngoại 2 59,55 2,38 Ngoại 3 32,62 1,30 Hồi Sức 36,93 1,48 Nội Tổng Hợp 40,41 1,62 Phân tích theo giới Bảng 8. Trung bình CFU theo giới. Giới CFU/cm 2 da CFU/toàn bộ da bàn tay (x10 4 ) Nam 42,35 1,69 Nữ 46,48 1,86 Phân tích theo nghề nghiệp Bảng 9. Trung bình CFU theo nghề nghiệp. Nghề CFU/cm 2 da CFU/toàn bộ da bàn tay (x10 4 ) Bác sĩ 48,43 1,94 Điều dưỡng 51,00 2,04 Hộ lý 38,38 1,54 Học viên 20,38 0,82 Nhân viên hành chính 27,70 1,11 Phân tích theo thời điểm liên quan đến chăm sóc người bệnh Bảng 10. Trung bình CFU theo thời điểm chăm sóc người bệnh. Thời điểm CFU/cm 2 da CFU/toàn bộ da bàn tay (x 104) Trước khi tiếp xúc người bệnh 46,69 1,87 Sau khi chăm sóc người bệnh 43,56 1,74 Sau khi chạm vào khu vực xung quanh người bệnh 36,74 1,47 Khác (Hành chính) 59,54 2,38 Chúng tôi đã sử dụng các phép kiểm thống kê t test và kiểm định ANOVA để so sánh trung bình CFU ở từng nhóm khác nhau, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó, cho thấy số lượng vi sinh vật cư ngụ trên bàn tay của NVYT không phụ thuộc vào loại công việc đang làm, vào trình độ học vấn hay là những yếu tố khác, và rõ ràng là một NVYT, cho dù làm công việc văn phòng trong bệnh viện, hay là đang thực hiện các công việc đơn giản như lấy mạch hoặc đo nhiệt độ người bệnh đều có nguy cơ ngoại nhiễm các loại vi sinh vật là các mầm bệnh vào bàn tay của mình. Loại vi khuẩn và tần suất xuất hiện Trong 379 bàn tay NVYT được khảo sát vi sinh, có 507 lần vi khuẩn thuộc 11 loại được xướng tên. Trong đó, các vi khuẩn Staphylococci coagulase âm chiếm tỷ lệ 54,04%, tiếp theo là nấm (19,72%), trực khuẩn gram dương (13,21%). Ngoài ra còn có sự hiện diện của các loại trực Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 137 khuẩn gram âm không lên men lactose, Acinetobacter spp., S. aureus, Enterobacter và các loại vi khuẩn khác (xem hình 1) Khi xem xét về số lượng và chủng loại vi khuẩn xuất hiện trên bàn tay của NVYT, cho thấy kết quả khá tương đồng với các nghiên cứu khác. Trong một nghiên cứu, Ayliff và cộng sự (1988) công bố kết quả cho thấy 15% điều dưỡng công tác tại khu vực cách ly có bàn tay nhiễm trung bình 104 CFU vi khuẩn S. aureus, 29% điều dưỡng làm việc tại bệnh viện đa khoa có trung bình 3,8x103CFU vi khuẩn S. aureus, và 78% nhân viên ở bệnh viện da liễu có trung bình 14,3x106CFU trên bàn tay. Cũng trong nghiên cứu trên cho thấy 17-30% có trực khuẩn gram âm trên bàn tay với số CFU trung bình là 3,4x103 đến 3,8x104. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Daschner (1988) cho biết S. aureus được tìm thấy trong 21% NVYT đang làm việc tại ICU và 21% bác sĩ và 5% điều dưỡng có hơn 103CFU trên bàn tay. Ngoài ra, trong những nghiên cứu khác, Casewell & Phillips (1977) cho thấy bàn tay của người điều dưỡng có thể bị ngoại nhiễm từ 100- 1000CFU vi khuẩn Klebsiella spp., qua các động tác chăm sóc được xem là “sạch” như là: nhấc người bệnh ngồi lên, lấy mạch, huyết áp và nhiệt độ, hoặc chạm vào tay, vai, vùng đùi của người bệnh. Còn Ehrenkranz và cộng sự (1991) cho kết quả ngoại nhiễm vi khuẩn P. mirabilis vào bàn tay của người điều dưỡng sau khi chạm vào vùng bẹn của người bệnh là 10-600CFU/ml dung dịch mẫu (theo phương pháp glove juice). Trong một nghiên cứu về ngoại nhiễm bàn tay của NVYT trước và sau tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, chăm sóc vết thương, vệ sinh hô hấp, Pittet và cộng sự (1999, 2005) cho kết quả từ 0-300CFU ngoại nhiễm vào các đầu ngón tay. Các nghiên cứu trên cho thấy các động tác đụng chạm trực tiếp vào người bệnh và các động tác trong thăm khám hoặc chăm sóc đường thở gây ra ngoại nhiễm nhiều nhất. Trực khuẩn gram âm chiếm 15% và S. aureus chiếm 11% các trường hợp, và thời gian cho các hoạt động chăm sóc người bệnh càng dài thì mức độ ngoại nhiễm càng cao. Trong một nghiên cứu tương tự, kết quả cho thấy việc sử dụng găng không bảo vệ được NVYT không ngoại nhiễm bàn tay mà ngược lại còn có số CFU trung bình cao hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy các vi khuẩn thường gây ngoại nhiễm bàn tay (hoặc găng tay) NVYT trong thực hiện các thủ thuật “sạch” hoặc đụng chạm trực tiếp vào vùng da lành của người bệnh là các t
Tài liệu liên quan