Đánh giá hiện trạng nước dưới đất và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý để cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Long An

Tỉnh Long An nằm sát với thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), là cửa ngõ nối liền các tỉnh của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TP. HCM, thuộc vùng kinh tế năng động nhất trong cả nước. Long An có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi tạo nên một tiềm năng to lớn cho sự phát triển, tạo sức đẩy nhanh chóng cho quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Long An đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của ĐBSCL. Tỉnh Long An có 1 thành phố và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM), địa hình trũng thấp, bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ với diện tích tự nhiên là 298.243 ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng nước dưới đất và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý để cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
867 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ ĐỂ CẤP NƢỚC SINH HOẠT CHO TỈNH LONG AN PGS. TS. Huỳnh Phú, KS. Phạm Tuấn Sang Bộ môn Kỹ thuật Môi trường  Viện Khoa học Ứng dụng Hutech, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh TÓM TẮT Tỉnh Long An nằm sát với thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), là cửa ngõ nối liền các tỉnh của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TP. HCM, thuộc vùng kinh tế năng động nhất trong cả nước. Long An có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi tạo nên một tiềm năng to lớn cho sự phát triển, tạo sức đẩy nhanh chóng cho quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Long An đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của ĐBSCL. Tỉnh Long An có 1 thành phố và 13 huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM), địa hình trũng thấp, bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ với diện tích tự nhiên là 298.243 ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và đa dạng. Từ khóa: Nước dưới đất; Long an; Hiện trạng; Đánh giá; Công nghệ xử lý. 1. GIỚI THIỆU Nguồn nước dưới đất ở tỉnh Long An đã được nghiên cứu và đánh giá một cách có hệ thống phục vụ công tác quản lý và khai thác nguồn nước dưới đất bởi các cơ quan chuyên ngành. Các kết quả điều tra, nghiên cứu đáng chú ý đối với địa chất thuỷ văn khu vực tỉnh Long An tập trung vào đánh giá trữ lượng khai thác, phục vụ cấp nước các khu đô thị và dân cư. 2. HIỆN TRẠNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT CỦA TỈNH LONG AN 2.1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn Tỉnh Long An, nước dưới đất tồn tại chủ yếu trong các trầm tích Kainozoi có tuổi từ Miocen thượng đến Holocen, phân bố rộng trên toàn vùng. Chiều dày của trầm tích từ trên mặt đất đến độ sâu 337m ở phía Đông, Đông Bắc và đến hơn 400m ở phía Nam, Tây Nam. Đất đá chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi, đôi chỗ xen ít cát bột, sét bột trong đó thành phần hạt thô là chủ yếu. Khả năng chứa nước của chúng khá phong phú (trừ trầm tích Holocen và các lớp hạt mịn, bột, bột sét). Độ giàu nước của đất đá trong vùng được chia ra làm 3 cấp: cấp giàu nước với tỷ lưu lượng q > 1 l/sm; trung bình q = 0,2-1 l/sm và nghèo nước với q < 0,2 l/sm. Nước dưới đất ở dạng này có đặc điểm thủy hóa khá phức tạp: phần trên thường bị phèn và mặn, phần dưới có chất lượng tốt hơn. Tổng độ khoáng hóa của nước biến đổi từ nhạt M 3 g/l. Mực nước dao động theo mùa, phần nào chịu ảnh hưởng của thủy triều, song biên độ dao động thường nhỏ, thường từ 0,1-0,3 m. Nước có hướng vận động từ Bắc- Tây Bắc xuống 868 Nam- Tây Nam. Nguồn bổ cập cho những tầng chứa nước bên trên là từ nước mặt, nước mưa, còn những tầng bên dưới được bổ cập từ xa, nơi có diện lộ và bề mặt tiếp xúc với đá gốc ở ngoài vùng nghiên cứu. Theo đặc điểm địa chất, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dạng tồn tại của nước dưới đất và tính chất thủy hóa tỉnh Long An có các đơn vị chứa nước sau: – Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen thượng (qp3). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trung-thượng (qp2-3). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen hạ (qp1). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trung (n2 2 ). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen hạ (n2 1 ). Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen thượng (n1 3 ). 2.2. Tầng chứa nƣớc Holocen (qh) Các tầng chứa nước tại tỉnh Long An các trầm tích Holocen phân bố trên hầu hết diện tích tỉnh, trừ phần nhỏ diện tích phía Bắc và Tây Bắc thuộc các huyện: Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng không tồn tại các trầm tích này. – Thành phần đất đá chủ yếu gồm: Bột, bột sét, bột cát, bùn sét màu xám đen, nâu đen, vàng loang lổ..., nhiều nơi lẫn mùn thực vật có màu xám đen hay đen có nguồn gốc Sông, sông- đầm lầy, biển, sông - biển hỗn hợp. Chiều dầy tầng chứa nước biến đổi khá lớn từ 3,8 – 32 m, trung bình 15,9 m. Bề dày có xu hướng tăng dần từ Bắc, Tây Bắc xuống Nam, Đông Nam (từ 2- 5 m), phía Nam, Đông Nam (18-32 m). – Động thái của tầng chứa nước: nước dưới đấ trong trầm tích Holocen là nước không áp, mực nước thường cách mặt đất từ 0,73 - 5,60 m. Theo tài liệu quan trắc nước dưới đất trạm 326 Tân Trụ, động thái của nước dao động theo mùa, mùa mưa mực nước dâng cao từ 0,80 -2,60 m, mùa khô mực nước hạ thấp từ 0,91-5,89 m, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thủy triều ngày lên xuống hai lần, biên độ dao động từ 0,38 - 1,05 m. 3. ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƢỚC DƢỚI ĐẤT 3.1. Nguồn nƣớc dƣới đất Theo các tài liệu nghiên cứu thì nước dưới đất phân bố rộng khắp các khu vực trong tỉnh Long An. Các tầng chứa nước chính có khả năng khai thác công nghiệp là tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trên (N2 2 ) và tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (N2 1 ). Trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn tỉnh Long An nước nhạt khoảng 1.458.500 m3/ngày và nước mặn khoảng 895.600 m3/ngày, tổng cộng 2.354.100 m3/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ khai thác so với lượng nước đến còn phụ thuộc vào cách bố trí công trình khai thác, đặc tính thấm của tầng chứa nước và đặc biệt sự nhiễm bẩn/nhiễm mặn tới tầng công trình khai thác. 3.2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ nƣớc dƣới đất tỉnh Long An Khai thác, sử dụng nguồn NDĐ và nguồn nước mặt hợp lý, phù hợp với đặc điểm và khả năng khả năng khai thác nguồn nước của từng vùng, từng khu vực để bảo đảm cung cấp nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ổn định, bền vững lâu dài; b) Ưu tiên khai thác nguồn nước dưới đất để cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt, phát triển sản xuất các ngành, lĩnh vực sản xuất ít tiêu tốn nước; hạn chế khai thác nước dưới đất có chất lượng tốt để cấp nước tưới, cấp nước cho các ngành, lĩnh vực có suất tiêu thụ nước lớn, nhất là ở những vùng, khu vực có thể khai thác, sử dụng nguồn nước mặt; c) Việc bố trí phát triển các công trình khai thác NDĐ mới phải bảo đảm không vượt quá trữ lượng có thể 869 khai thác của từng vùng, từng tầng chứa nước và phải được xem xét toàn diện trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh, từng vùng, từng khu vực và trong mối quan hệ chung với các địa phương liên quan. Bảng 1. Tổng hợp một số chỉ tiêu thành phần hóa học tầng Holocen Loại nƣớc M (g/l) Min-max Thƣờng gặp pH min-max thƣờng gặp Cl(mg/l) Min-max Thƣờng gặp Độ cứng (mg/l) Min-max Thƣờng gặp Loại hình hoá học nƣớc Mặn 3.25-9.08 4-6 5.96-7.63 6-7.5 1754.78-4569.19 2000-3000 5.50-27.70 10-20 Cl.Na Điều tra, đánh giá hiện trạng nước ngầm tỉnh Long An - Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam Hình 1. Hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL đến 2050 Nguồn: Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện BĐKH 870 4. ĐỀ XUẤT NGUỒN NƢỚC SỬ DỤNG CHO QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ TỈNH LONG AN Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước dưới đất PA 1 Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước dưới đất PA 2 – Màng RO: Là một màng mỏng làm từ vật liệu Cellulose Acetate, Polyamide hoặc màng TFC có những lỗ nhỏ tới 0.001 micron. Tất cả các màng này đều chịu áp suất cao nhưng khả năng chịu pH và chlorine không giống nhau. – Quá trình lọc: Với tốc độ và áp lực cực lớn, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt của màng RO. Một phần trong số những phân tử nước “chui” qua được những lỗ lọc. Các tạp chất bị dòng nước cuốn Nước thô từ các trạm bơm giếng Tháp oxy hóa Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Trạm bơm Cấp II (lắp biến tần) Bãi chôn lấp bùn Nước rửa lọc Mạng lưới ống chuyển tải và phân phối Clo Nước sau lắng Ra HTTN chung Bùn Nước thô từ các trạm bơm giếng Tháp oxy hóa Lọc thẩm thấu ngược bậc 1, 2 Bể chứa nước sạch Trạm bơm Cấp II (lắp biến tần) Bãi chôn lấp bùn Nước rửa lọc Mạng lưới ống chuyển tải và phân phối Clo Nước sau lắng Ra HTTN chung Bùn Hồ lắng nước thải Sân phơi bùn Hồ lắng nước thải Sân phơi bùn 871 trôi và “thải” bỏ ra ngoài. Với cách thức này, bề mặt của màng RO liên tục được rửa sạch và có tuổi thọ tới 2 - 5 năm. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Việc quản lý, khai thác các nguồn cấp nước được coi trọng, chất lượng nước sinh hoạt tại các đô thị không ngừng được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một tầm nhìn tổng thể về phát triển hệ thống cấp nước trong một thời gian dài, với dự báo quy hoạch tương ứng với thời gian thực hiện của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An. Qua đó, giúp các cơ quan chức năng tham mưu cho lãnh đạo tỉnh các kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước và gắn liền với phát triển kinh tế xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2012. [2] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật trong cấp nước và VSMTNT. [3] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Tạp chí Nước sạch và VSMTNT số 43. [4] Bộ Y tế (2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. [5] Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Long an đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 [6] Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long an (2016). Báo cáo Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An [7] International Water and Sanitation Center (1998). Management for sustainability in Water supply and Sanitation Programmes. [8] World Bank (5/2012). Economic Assessment of water and sanitation interventions in Vietnam.
Tài liệu liên quan