Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân nhỏ trong điều trị bỏng mắt do hóa chất

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân (HTTT) nhỏ mắt trong quá trình liền vết thương giác mạc sau bỏng hóa chất độ II, III. Phương pháp: Nghiên cứu thăm dò: 27 mắt của 22 bệnh nhân bỏng mắt do kiềm độ II, độ III, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm nhỏ huyết thanh tự thân 14 mắt và nhóm nhỏ sanlein 13 mắt, trong 3 tuần. So sánh sự liền biểu mô giác mạc, tỉ lệ bệnh nhân liền biểu mô hoàn toàn, và độ phù giác mạc của 2 nhóm Kết quả: Tốc độ liền biểu mô của nhóm nhỏ HTTT nhanh hơn nhóm nhỏ sanlein có ý nghĩa thống kê ở thời điểm ngày thứ 6 (p <0,05). Tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn sau 3 tuần của nhóm nhỏ HTTT là 12/14 của nhóm nhỏ salein là 10/13. Độ phù giác mạc của 2 nhóm không khác biệt trong suốt 3 tuần điều trị. Kết luận: HTTT nhỏ giúp liền biểu mô giác mạc nhanh hơn sanlein trong điều trị phối hợp điều trị bỏng mắt do hóa chất.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân nhỏ trong điều trị bỏng mắt do hóa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 110 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HUYẾT THANH TỰ THÂN NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT Nguyễn Ngọc Anh*, Vũ Anh Lê** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân (HTTT) nhỏ mắt trong quá trình liền vết thương giác mạc sau bỏng hóa chất độ II, III. Phương pháp: Nghiên cứu thăm dò: 27 mắt của 22 bệnh nhân bỏng mắt do kiềm độ II, độ III, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm nhỏ huyết thanh tự thân 14 mắt và nhóm nhỏ sanlein 13 mắt, trong 3 tuần. So sánh sự liền biểu mô giác mạc, tỉ lệ bệnh nhân liền biểu mô hoàn toàn, và độ phù giác mạc của 2 nhóm Kết quả: Tốc độ liền biểu mô của nhóm nhỏ HTTT nhanh hơn nhóm nhỏ sanlein có ý nghĩa thống kê ở thời điểm ngày thứ 6 (p <0,05). Tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn sau 3 tuần của nhóm nhỏ HTTT là 12/14 của nhóm nhỏ salein là 10/13. Độ phù giác mạc của 2 nhóm không khác biệt trong suốt 3 tuần điều trị. Kết luận: HTTT nhỏ giúp liền biểu mô giác mạc nhanh hơn sanlein trong điều trị phối hợp điều trị bỏng mắt do hóa chất. Từ khóa: huyết thanh tự thân, bỏng mắt do kiềm. ABSTRACT THE EFECTS OF AUTOLOGOUS SERUM EYE DROPS ON THE CORNEALWOUND HEALING ATER CHEMICAL BURN Nguyen Ngọc Anh, Vu Anh Le * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 110 - 116 Objectives: to evaluate the efects of autologous serum eye drops on the corneal wound healing after chemical burn. Methods: This is pilot study. 27 eyes of 22 patients who had alkali- burned eyes grade II, III, randomizely selected into 2 groups: 14 eyes treated with autologous serum, 13 eyes dropped salein for 3 weeks. Compare the wound healing of corneal epithelium, the rate of complete epithelial healing, and the corneal edema between two groups. Results: The speed of the wound healing of corneal epithelium in autologous serum eye drops is faster than the speed in salein group at the sixth day of the course. After 3 weeks of treating, the rate of complete epithelial healing in autologous serum group and salein group was 12/14 and 10/13 in turn. The corneal edema between two groups was not significantly diffrent. Conclusions: Autologous serum eye drops leads to faster healing of corneal epithelium in alkali-burned eye compare to sanlein drops. Key words: Autologous serum eye drops, alkali-burned eye. ĐẶT VẤN ĐỀ Bỏng mắt do hóa chất là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực nghiêm trọng thường gặp. Hàng năm, tại khoa Chấn Thương Bệnh viện Mắt Tp.HCM, tỷ lệ bệnh nhân bị bỏng mắt do tai nạn lao động hoặc * Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,** Khoa Chấn Thương - Bệnh viện Mắt Tp. HCM Tác giả liên lạc: BS. CKI. Nguyễn Ngọc Anh; Email: vohoangnhan@pnt.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 111 sinh hoạt chiếm khoảng 10%. Trong số đó, những biến chứng nặng nề về lâu dài như: loét nhuyễn giác mạc, khuyết biểu mô dai dẵng, tróc biểu mô tái phát...chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thúc đẩy quá trình biểu mô hóa của bề mặt nhãn cầu ngay trong những ngày đầu của bỏng là một trong 3 bước tiếp cận quan trọng (cùng với thúc đẩy tái tạo nhu mô và kiểm soát phản ứng viêm) trong điều trị bỏng mắt. Trong các dược chất dùng để thúc đẩy quá trình biểu mô hóa được nghiên cứu, fibronectin và yếu tố phát triển ngoại bì (EGF) đã cho thấy nhiều triển vọng nhất. Về phương diện nghiên cứu cơ bản, đã có nhiều báo cáo chứng minh EGF và Fibronectin, vốn có nhiều trong huyết thanh tự thân (HTTT), có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liền biểu mô giác mạc. HTTT nhỏ đã được sử dụng để trị những bệnh lý khó của bề mặt nhãn cầu(14,15), và cũng mang lại những thành công có mức độ đối với các bệnh lý như khuyết biểu mô dai dẵng (bảng 7), hội chứng tróc biểu mô tái phát, khô mắt khó trị Như vậy, ý tưởng dùng fibronectin và các yếu tố phát triển có trong HTTTđể thúc đẩy sự liền biểu mô sau bỏng mắt do hóa chất là một đề nghị hợp lý. Hơn nữa, việc sử dụng huyết thanh tự thân tiêm dưới kết mạc để điều trị những trường hợp bỏng được áp dụng từ lâu ở Viện mắt Trung ương và BV Mắt thành phố HCM nhưng vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu lâm sàng. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả việc sử dụng huyết thanh tự thân nhỏ mắt trong quá trình liền biểu mô giác mạc sau bỏng hóa chất độ II, III. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Đây là một nghiên cứu pilot, gồm 27 mắt của 22 bệnh nhân bỏng mắt do hóa chất độ II, III (bảng 1), điều trị tại khoa Chấn thương, bệnh viện Mắt Tp HCM, từ tháng 5/2009 – 10/2009. Tất cả đều được rửa dẫn lưu bề mặt, rửa tiền phòng sao cho pH đo tại cùng đồ dưới và tiền phòng là 7-7,5. Loại trừ các trường hợp bỏng độ I, độ IV, cũng như những bệnh nhân có một trong các test: HbsAg, Elisa, VDRL, HCV dương tính. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Qui trình thực hiện Bệnh nhân bị bỏng mắt do hoá chất thoả các điều kiện trên sẽ được chọn ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm nhỏ HTTT 14 mắt; nhóm nhỏ sanlein 13 mắt. Ngoài ra, các bệnh nhân của 2 nhóm còn được dùng thuốc uống và nhỏ theo phác đồ điều trị bỏng của khoa Chấn Thương bao gồm: Col. Oflovid 0,3% nhỏ 1 giọt x 6 lần/ngày. Col. Atropin 1% nhỏ 1 giọt x 2 lần/ngày. Doxicycline 100mg 1v x 2lần/ngày; VitaminC 1g x 2 lần/ngày; Paracetamol 0,5g 1viên x 3 lần/ngày. Pde Tetracylin 1% tra mắt 3 lần/ngày. Bệnh nhân trong nhóm HTTT sẽ được phát mỗi ngày một lọ thuốc nhỏ mắt chứa huyết 1ml thanh tự thân. Bệnh nhân được hướng dẫn nhỏ 1 giọt x 10 lần/ngày; sau đó lọ thuốc sẽ bị hủy, cho đến khi lành biểu mô giác mạc. Tất cả sẽ được khám mắt bằng đèn sinh hiển vi để ghi nhận kết quả các biến số nghiên cứu mỗi ngày vào phiếu theo dõi trong 3 tuần. Những bệnh nhân không lành biểu mô sau 3 tuần sẽ được ghép màng ối. Bảng 1: Phân độ lâm sàng của bỏng mắt [1-2]. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 112 Tổn thương Tiên lượng Độ I Tổn hại biểu mô, giác mạc trong Không thiếu máu rìa Tốt Độ II Đục giác mạc nhưng thấy rõ mống mắt chi tiết Thiếu máu < 1/3 chu vi rìa Tốt Độ III Mất hầu hết biểu mô giác mạc, đục không thấy rõ chi tiết mống. thiếu máu 1/3 – ½ chu vi rìa. Dè dặt Độ IV Giác mạc đục không thấy được mống mắt, đồng tử. Thiếu máu > ½ chu vi rìa Xấu Các biến số nghiên cứu chính: Ngoài các biến số nền: Tuổi, giới, mắt bị bỏng, loại hóa chất gây bỏng, thị lực... nghiên cứu nầy chủ yếu đánh giá sự phục hồi biểu mô giác mạc qua độ phù giác mạc và diện tích khiếm khuyết biểu mô. Độ Phù giác mạc (theo phân độ Hughes cải biên Độ 1: Tổn hại biểu mô, giác mạc trong. Độ 2: Giác mạc mờ vẫn còn thấy những chi tiết mống mắt. Độ 3: Giác mạc mờ nhiều không thấy những chi tiết mống mắt. Độ 4: Đục giác mạc trắng đục, không thấy những chi tiết mống. Diện tích khuyết biểu mô giác mạc (chiều dài đường kính dọc và ngang) Diện tích khuyết giác mạc được đo trên máy sinh hiển vi, thu hẹp khe sáng khoảng 100, chỉnh núm độ cao tia sáng giảm dần sao cho vừa đường kính khuyết biểu mô. Ghi nhận số trên núm, nhân với 10 (mm). Đo đường kính ngang và cao. Tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn = số bệnh liền biểu mô hoàn toàn/ tổng số nhóm. Cách lấy huyết thanh tự thân Lấy 20ml máu của bênh nhân đem quay ly tâm tốc độ 1500rpm trong 5 phút sẽ được khoảng 10ml huyết thanh. Sau đó bơm huyết thanh vào lọ thuốc nhỏ mắt, mỗi lọ 1ml huyết thanh. Bên ngoài bọc giấy tránh ánh sáng mặt trời và dán tên tuổi bệnh nhân. Tất cả được tiến hành trong điều kiện vô trùng. Bảo quản thuốc trong ngăn đá (-100C) và khi sử dụng thì bảo quản lạnh (+40C) trong vòng 24 giờ. Phương pháp thống kê Biến số định lượng được trình bày bằng số trung bình  độ lệch chuẩn. Biến số định tính được trình bày bằng tỷ lệ % và khoảng tin cậy 95%. Các test chi bình phương, Fisher,s Exact test, t test được dùng để so sánh các tỉ lệ, các số trung bình. Mức p < 0,05 được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tất cả các thuật toán trên được thực hiện với phần mềm SPSS for Window 13.5. KẾT QUẢ Đặc điểm của 2 nhóm trước điều trị Nghiên cứu pilot nầy gồm 27 mắt của 22 bệnh nhân, chủ yếu là nam giới (87%), tuổi trung bình là 37,08 ± 12,38 bị bỏng kiềm độ II, III, được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm dùng HTTT nhỏ và nhóm dùng salein. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị được mô tả trong bảng 2. Bảng 2: So sánh đặc điểm trước điều trị của nhóm HTTT nhỏ và nhóm sanlein. Biến số Nhóm HTTT n = 14 Nhóm nhỏ sanlein n = 13 P Tuổi (Trb ± Đlc) 38,42 ±13,12 35,75 ± 11,99 0,61 (t test) Giới (% nam ) 8, (72,7%) 12 (100%) Thị lực (n, %>1/10) 3, (21,3%) 2, (15,4%) Kh.BM.dài (mm, Trb± Đlc) 7,86 ± 2,47 8,00 ± 2,12 0,87 (t test) Kh.BM ngắn (mm, Trb± Đlc) 6,36 ± 2,52 7,07 ± 2,43 0,45 (t test) Tổn thương rìa (n; % > 1/3 rìa) 2 (14,3%) 2, (15,4%) 0,67 Fisher,s test Tổn thương kết mạc (% > 1/3 rìa) 4, (28,6%) 3, (23,1%) 0,55 Fisher, s test Độ trong giác mạc: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 113 Biến số Nhóm HTTT n = 14 Nhóm nhỏ sanlein n = 13 P n, (%) Độ I Độ II Độ III 5, (35,7 %) 5, (35,7 %) 4, (28,6 %) 5, (38,5%) 5, (38,5%) 3, (23,1%) 0,95 (2 test) Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm nhỏ HTTT là 38,42, không khác biệt so với nhóm nhỏ sanlein 35,75 tuổi (p = 0,61). Những đặc điểm tổn thương trước điều trị của 2 nhóm điều không khác biệt có ý nghĩa như: chiều ngang khuyết biểu mô (p = 0,87), chiều dọc của khuyết biểu mô (p = 0,45), độ mờ đục của nhu mô (p = 0,95), chu vi rìa bị tổn thương (p = 0,67), diện tích kết mạc tổn thương cạnh rìa (p = 0,55). So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm. Tốc độ liền biểu mô giác mạc theo chiều dọc Tốc độ liền biểu mô giác mạc theo chiều dọc được tóm tắt trong bảng 3 Bảng 3: tiến triển liền biểu mô của nhóm nhỏ HTTT và nhóm nhỏ sanlein (chiều dọc). Ngày Nhóm thứ 0 3 6 9 12 15 18 21 HTTT n 14 14 14 6 5 4 4 2 Kh,b,m (mm) 7,8 ± 2,4 5,9 ± 2,6 3,5 ± 2,3 4 ± 1,7 4,2 ± 1,6 3,7 ± 1,5 2,2 ± 1,5 4,0 Sanlein n 13 13 13 10 9 9 9 3 Kh,b,m (mm) 8 ± 2,1 7 ± 2,2 5,6 ± 2,7 5,4 ± 2 4,4 ± 2,2 4,1 ± 2,3 3,2 ± 2,8 5,6 ± 3 p (t test) 0,87 0,28 0,048 0,19 0,83 0,78 0,48 0,53 7.8 5.9 3.5 4 4.2 3.7 2.2 4 8 7 5.6 5.4 4.4 4.1 3.2 5.6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 3 6 9 12 15 18 21 Ngày K hu y ế t b i ể u m ô (m m d ọc ) HTTT SALEIN Biểu đồ 1: Tốc độ liền biểu mô của 2 nhóm theo chiều dọc Nhận xét: Trong suốt 3 tuần điều trị, tốc độ liền biểu mô trung bình của nhóm nhỏ HTTT nhanh hơn (có chiều dài biểu mô khuyết ngắn hơn) nhóm nhỏ sanlein, tuy nhiên sự khác biệt nầy chỉ có ý nghĩa thống kê ở thời điểm ngày thứ 6 (p = 0,048). Tốc độ liền biểu mô theo chiều ngang: Được tóm tắt trong bảng 4 Bảng 4: Tốc độ liền biểu mô của nhóm nhỏ HTTT và nhóm nhỏ sanlein (chiều ngang). Ngày Nhóm thứ 0 3 6 9 12 15 18 21 HTTT n 14 14 11 5 5 4 3 2 Kh,b, m (m m) 6,3 ± 2,5 4,7 ± 2,5 3,3 ± 2,1 3,8 ± 1,6 2,6 ± 1,5 2,7 ± 1,7 2,0 ± 1 2,5 ± 0,7 sanlei n n 13 13 11 10 9 9 4 3 Kh,b, m (m m) 7,0 ± 2,4 6,0 ± 2,0 5,2 ± 2,1 4,1 ± 1,5 3,6 ± 1,8 2,6 ± 1,8 3,5 ± 2,3 3,6 ± 2,5 p (t test) 0,45 0,15 0,045 0,74 0,28 0,93 0,36 0,58 6.3 4.7 3.3 3.8 2.6 2.7 2 2.5 7 6 5.2 4.1 3.6 2.6 3.5 3.6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 3 6 9 12 15 18 21 Ngày K hu yế t b iể u m ô (m m n ga ng ) HTTT SANLEIN Biểu đồ 2: Tốc độ liền biểu mô của 2 nhóm theo chiều ngang. Nhận xét: Trong suốt 3 tuần điều trị, tốc độ liền biểu mô trung bình của nhóm nhỏ HTTT nhanh hơn (có chiều ngang biểu mô khuyết ngắn hơn) nhóm nhỏ sanlein, tuy nhiên sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở thời điểm ngày thứ 6 (p = 0,045). Tỉ lệ liền biểu mô của 2 nhóm Tỉ lệ liền biểu mô được tính bằng tỉ số giữa số bệnh liền biểu mô hoàn toàn trên tổng số bệnh của nhóm tại một thời điểm. Theo đó, tỉ lệ liền biểu mô của 2 nhóm được trình bày qua bảng 5 và biểu đồ 3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 114 0 0.57 0.64 0.71 0.786 0.857 0.23 0.307 0.307 0.69 0.769 1 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 6 9 12 15 18 21 Thời gian (ngày) T ỉ l ệ làn h bi ểu m ô (% ) HTTT SANLEIN Series3 Biểu đồ 3: Tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn của 2 nhóm theo thời gian. Bảng 5: Tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn của 2 nhóm theo thời gian Ngày Nhóm thứ 6 9 12 15 18 21 Liền HTTT Tổng 0/14 8/14 9/14 10/14 11/14 12/14 Liền sanlein Tổng 0/13 3/13 4/13 4/13 9/13 10/13 Nhận xét: Tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn của nhóm HTTT nhỏ nhanh hơn so với nhóm dùng sanlein trong 3 tuần đầu. Sau 3 tuần, nhóm salein còn 3 bệnh, nhóm nhỏ HTTT còn 2 bệnh biểu mô chưa liền phải tiến hành ghép màng ối. So sánh độ phù giác mạc của 2 nhóm theo thời gian Được tóm tắt trong bảng 6. Theo đó không có sự khác biệt về độ phù giác mạc giữa 2 nhóm ở các thời điểm ngày thứ 7, thứ 14 và thứ 21 sau điều trị (p>0,05). Bảng 6. Độ phù giác mạc của 2 nhóm theo thời gian. Ngày thứ Nhóm 0 7 14 21 Nhóm HTTT (n =14) % phù GM độ II, III 64,3 57,1 14,3 7,1 Nhóm Sanlein (n = 13)% phù GM độ II, III 61,5 46,2 15,4 14,4 2 (test) 0,95 0,76 0,93 0,59 Hình 1: Hình minh họa tiến triển điều trị của 2 nhóm BÀN LUẬN Sự tương đương của 2 nhóm về mặt lâm sàng Sự hồi phục sau bỏng hóa chất, chủ yếu phụ thuộc vào độ rộng và độ thấm sâu vào nhãn cầu của tác nhân gây bỏng. Về tổn thương ở bề mặt nhãn cầu, vai trò của tế bào mầm ở vùng rìa và biểu mô kết mạc cận kề rìa là hết sức quan trọng. Đối với bỏng độ II, trong 3 tuần đầu nếu không điều trị thích hợp, có thể có sự chậm tái biểu mô hóa giác mạc. Với bỏng độ III, có thể có khiếm khuyết biểu mô dai dẵng, tróc biểu mô tái phát. Về độ thấm sâu của hóa chất, tùy thuộc mức độ tổn thương nhu mô (đánh giá qua độ đục giác mạc), độ pH trong tiền phòng, cũng như những biến chứng khác thêm vào mà đánh giá độ nặng của bỏng. Trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại 2 nhóm một cách ngẫu nhiên dựa vào các tiêu chí trên để đánh giá độ nặng của bỏng. Bảng 2 cho thấy các đặc điểm lâm sàng trước khi điều trị của 2 nhóm là tương đồng. Trong quá trình điều trị, hai nhóm chỉ khác nhau ở việc dùng HTTT nhỏ hay là sanlein nhỏ. Để loại trừ bớt các yếu tố làm nặng thêm bệnh nhất là độ thấm của hóa chất, tất cả các trường hợp điều được dẫn lưu mắt bằng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 115 dung dịch ringer lactat hoặc rửa tiền phòng cho đến khi pH trở về bình thường. Trong quá trình điều trị, không có ca nào của 2 nhóm bị tăng áp, bội nhiễm... vốn có thể góp phần vào việc chậm liền biểu mô hóa, và do đó làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Hiệu quả của HTTT nhỏ trong quá trình tái biểu mô hóa giác mạc sau bỏng hóa chất Hiệu quả của HTTT nhỏ trong quá trình tái biểu mô hóa giác mạc sau bỏng hóa chất (kiềm) được chứng minh trong nghiên cứu này qua so sánh tốc độ liền biểu mô giác mạc, tỉ lệ liền biểu mô hoàn toàn theo thời gian, và độ trong giác mạc của nhóm dùng HTTT nhỏ với nhóm dùng sanlein nhỏ. Về tốc độ liền biểu mô giác mạc theo cả chiều dọc và ngang, bảng 3, bảng 4, và biểu đồ 1, biểu đồ 2 cho thấy: Trong suốt 3 tuần điều trị, tốc độ liền biểu mô trung bình của nhóm nhỏ HTTT nhanh hơn nhóm nhỏ sanlein, tuy nhiên sự khác biệt nầy chỉ có ý nghĩa thống kê ở thời điểm ngày thứ 6 (p = 0,045). Về tỉ lệ liền biểu mô của 2 nhóm, bảng 5 và biểu đồ 3 cho thấy nhóm HTTT nhỏ có tỉ lệ liền biểu mô cao hơn với một tốc độ nhanh hơn. Ở ngày thứ 9 của quá trình điều trị, nhóm HTTT nhỏ có 57% bệnh nhân liền biểu mô hoàn toàn, nhóm dùng sanlein chỉ có 23% bệnh nhân liền. Ở ngày thứ 21, tỉ lệ nầy lần lượt là 12/14 (85%) và 10/13 (76%). Về độ phù giác mạc, bảng 6 cho thấy: trong suốt quá trình điều trị, không có sự khác biệt của 2 nhóm về sự cải thiện độ phù giác mạc. Có thể HTTT không ưu thế hơn Sanlein trong việc tái tạo nhu mô trong điều trị bỏng hóa chất. KẾT LUẬN Tóm lại, dù chỉ mới là kết quả ban đầu với một cỡ mẫu pilot nhỏ, nhưng nghiên cứu đã cho thấy dùng HTTT nhỏ có hiệu quả hơn dùng sanlein trong điều trị bỏng hóa chất độ II, độ III về tốc độ và tỉ lệ liền biểu mô giác mạc. Nghiên cứu đang được thực hiện tiếp tục với cỡ mẫu thích hợp, lớn hơn, lúc đó, huy vọng những kết luận rút ra sẽ có độ tin cậy lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nishida T, Nakagawa S, Nishibiyashi C et al., (1984:) Fibronectin enhancement of corneal epithelial wound healing of rabbits in vivo. Arch Ophthalmol 102, pp. 455–456. 2. Nishida T, Nakagawa S, Watanabe K et al., (1988): A peptide from fibronectin cell-binding domain inhibits attachment of epithelial cells. Invest Ophthalmol Vis Sci 29, pp. 1820–1825. 3. Fujikawa LS, Foster CS, Harrist TJ, et al: Fibronectin in healing rabbit corneal wounds. Lab Invest 45: 1120–1129, 198 4. Fujisawa K, Katakami C, Yamamoto M. (1990): Effect of epidermal growth factor on epithelial cells and keratocytes during wound healing of alkali-burned cornea. Invest Ophthalmol Vis Sci 31, p. 225 (Suppl) . 5. Nishida T, Nakagawa S, Nishibiyashi C et al. (1984): Fibronectin enhancement of corneal epithelial wound healing of rabbits in vivo. Arch Ophthalmol 102, pp. 455–456. 6. Phan TM, Foster CS, Boruchoff SA et al. (1987): Topical fibronectin in the treatment of persistent corneal epithelial defects and trophic ulcers. Am J Ophthalmol 104, pp. 494–501. 7. Phan TM, Foster CS, Shaw CD et al. (1991): Topical fibronectin in an alkali burn model of corneal ulceration in rabbits. Arch Ophthalmol 109, pp. 414–419. 8. Spigelman AW, Vernot AJ, Deutsch TA et al. (1985): Fibronectin in alkali burns of the rabbit cornea. Cornea 4, pp. 169–173. 9. Tenn PF, Fujikawa LS, Dweck MD et al. (1985): and Fibronectin in alkali-burned rabbit cornea: enhancement of epithelial wound healing. Invest Ophthalmol Vis Sci 26, p. 92 (Suppl). 10. Reim M, Busse S, Leber M, Schultz C. (1988): Effect of epidermal growth factor in severe experimental alkali burns. Ophthalmic Res 20, pp. 327–331. 11. G.A. Singh and C.S. Foster, Epidermal growth factor in alkaliburned corneal epithelial wound healing. Am J Ophthalmol 103 (1987), pp. 802–807 12. Reim M, Busse S, Leber M, Schultz C. (1988): Effect of epidermal growth factor in severe experimental alkali burns. Ophthalmic Res 20, pp. 327–331 13. Schultz GS, Davis JB and Eiferman RA. (1988): Growth factors and corneal epithelium. Cornea 7, pp. 96–101. 14. Geerling G, MacLennan S, Hartwig D. (2004): Autologous serum eye drops for ocular surface disorders. Br J Ophthalmol 88: 1467- 1474 15. Geerling G, Hartwig D. (2006): Autologous Serum Eyedrops for Ocular Surface Disorders in T. Reinhard, D.F.P. Larkin. Cornea and External Eye Disease. Springer-Verlag Berlin Heidelberg. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 116 16. Tsubota K, Goto E, Fujita H, et al. (1999): Treatment of dry eye by autologous serum application in Sjo¨gren’s syndrome. Br J