Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của Sanyrene trong phòng ngừa
loét tì đè.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: can thiệp. Tất cả bệnh nhân vào nằm điều trị tại khoa Hồi sức
tích cực chống độc.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 80 (lớn nhất 101 tuổi, nhỏ nhất là 47 tuổi). Tỷ lệ loét tì đè là 33
ca/60 (55%). Loét cùng cụt 26 ca (43,3%). Tình trạng da tại vị trí dùng Sanyrene: hồng 40 ca (60%), mỏng yếu
33 ca (55%). Nhóm can thiệp cải thiện tình trạng loét sau 3 tuần là 56,7% so với 0% ở nhóm chứng. Đồng thời
loét mới xuất hiện ở nhóm can thiệp chỉ chiếm 26,9% so với 46,7%, khác biệt không có ý nghĩa với p=0,09.
77,8% bệnh nhân giảm được thời gian điều trị loét. 100% bệnh nhân dung nạp tốt.
Kết luận: Sử dụng Sanyrene cùng với các biện pháp xoay trở chứng tỏ có hiệu quả trong phòng ngừa loét tì
đè ở các bệnh nhận nặng, nằm bất động kéo dài.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của Sanyrene trong phòng ngừa loét do tì đè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 125
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SANYRENE TRONG PHÒNG NGỪA
LOÉT DO TÌ ĐÈ
Hoàng Văn Quang*, Lê Bảo Huy*, Nguyễn Thị Thảo Sương*, Nguyễn Thị Tuyết Lan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của Sanyrene trong phòng ngừa
loét tì đè.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: can thiệp. Tất cả bệnh nhân vào nằm điều trị tại khoa Hồi sức
tích cực chống độc.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 80 (lớn nhất 101 tuổi, nhỏ nhất là 47 tuổi). Tỷ lệ loét tì đè là 33
ca/60 (55%). Loét cùng cụt 26 ca (43,3%). Tình trạng da tại vị trí dùng Sanyrene: hồng 40 ca (60%), mỏng yếu
33 ca (55%). Nhóm can thiệp cải thiện tình trạng loét sau 3 tuần là 56,7% so với 0% ở nhóm chứng. Đồng thời
loét mới xuất hiện ở nhóm can thiệp chỉ chiếm 26,9% so với 46,7%, khác biệt không có ý nghĩa với p=0,09.
77,8% bệnh nhân giảm được thời gian điều trị loét. 100% bệnh nhân dung nạp tốt.
Kết luận: Sử dụng Sanyrene cùng với các biện pháp xoay trở chứng tỏ có hiệu quả trong phòng ngừa loét tì
đè ở các bệnh nhận nặng, nằm bất động kéo dài.
Từ khóa: loét tì đè, dung nạp
ABSTRACT
TO EVALUATE THE EFFECT OF SANYRENE ON PREVENTION ULCER PRESSURE
Hoang Van Quang, Le Bao Huy, Nguyen Thi Thao Suong, Nguyen Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 125 ‐ 130
Objective: To evaluate the effect of sanyrene on prevention ulcer pressure.
Methods: Interventional study. We conducted this study on 60 patients who were admitted into ICU from
October 2012 to January 2013. They were divided into two groups. Beside of traditional prevention, one of them
was used Sanyrene.
Results: Mean age is 80. Ulcer pressure is 55% (33 cases) and on the site of sacrum 43.3% (26 cases). After
3 week intervention, improvement of ulcer is 56.7% in Sanyrene group vs. 0% in the other, p<0.05. New ulcer in
Sanyrene is only 26.9% vs. 46.7% in the nonintervention, non significant, p= 0.09. 77.8% of patients have less
time to treat ulcer and 100% with good tolerance.
Conclusions: Using Sanyrene plus traditional therapies proved the effect of prevention ulcer pressure on
critical illness patients.
Key word: Ulcer pressure, tolerance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét tì đè là loại loét được hình thành trên
phần da và tổ chức dưới da gần xương của cơ
thể, khi mà bệnh nhân ngồi, nằm hoặc bị ép
lâu vào vùng đó(3). Đây là tình trạng thường
gặp của bệnh nhân ở các đơn vị hồi sức tích
cực, đơn vị đột quỵ, lão khoa. làm tăng chi
phí, thời gian điều trị cũng như góp phần làm
phức tạp thêm công tác điều trị và chăm sóc
điều dưỡng. Việc áp dụng các biện pháp chăm
sóc theo khuyến cáo như xoay trở mỗi 2
* Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS.Hoàng Văn Quang ĐT: 0914015635 Email: drhoangquang@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
126
giờ/lần, nằm nệm chống loét, tăng cường dinh
dưỡng tình trạng loét tì đè đã giảm đáng kể
về độ nặng, hạn chế được các vết loét sâu
nhưng tổn thương độ 2,3 vẫn còn chiếm một tỷ
lệ không nhỏ(1,2). Tại Việt Nam, chưa có báo cáo
đầy đủ về vấn đề loét tì đè. Một số nghiên cứu
trên thế giới ghi nhận hiệu quả của Sanyrene
trong dự phòng loét. Với đặc điểm của khoa
hồi sức tích cực điều trị chủ yếu bệnh nhân lớn
tuổi, đa bệnh l ý, đặc biệt bệnh nhân suy hô
hấp cần thông khí hỗ trợ, phải dùng thuốc an
thần, dãn cơ..việc phòng ngừa và điều trị
loét tì đè cũng là một vấn đề quan trọng được
quan tâm trong công tác chăm sóc toàn diện
bên cạnh các điều trị chính. Do đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của
sanyrene trong phòng ngừa loét tì đè nhằm
mục tiêu:
‐ Đánh giá hiệu quả dự phòng loét tì đè của
Sanyrene
‐ Xác định các tác dụng không mong muốn
của Sanyrene
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức
tích cực chống độc bệnh viện Thống Nhất.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo NPUAP 2007(3)
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Tử vong trong vòng 24 giờ nhập khoa
‐ Viêm tắc động tĩnh mạch chi
‐ Đái tháo đường có biến chứng mạch máu
ngoại vi.
Thời gian nghiên cứu: từ 10/2012 đến 2/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: can thiệp. Bệnh nhân
được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm:
‐ Nhóm chứng
Dự phòng loét bằng nệm hơi phòng ngừa
loét + xoay trở.
‐ Nhóm can thiệp
Dự phòng loét bằng Sanyrene (bôi 3
lần/ngày) + nệm hơi phòng ngừa loét + xoay trở.
Cỡ mẫu
Tất cả bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức
tích cực và chống độc thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh
nêu trên.
Phương tiện nghiên cứu
Bệnh án mẫu
Sản phẩm Sanyrene của công ty Urgo
Cách thức tiến hành
‐ Bệnh nhân nhập khoa Hồi sức tích cực
được thăm khám lâm sàng, đánh giá loét tì đè
ngay từ khi vào khoa.
‐ Lập hồ sơ nghiên cứu theo bệnh án mẫu
‐ Ghi nhận các biến số nghiên cứu.
‐ Phương thức can thiệp: xịt Sanyrene 3
lần/ngày vào vùng da có nguy cơ loét 1‐2 lần,
dùng các ngón tay xoa nhẹ nhàng
‐ Kiểm tra theo dõi:
+ Đánh giá vùng da có nguy cơ trước điều trị
(T0)
+ Đánh giá tiếp mỗi ngày, mỗi tuần (T1, T2,
T3)
+ Đánh giá cuối đợt điều trị (T4)
+ Đánh giá kết quả điều trị
Xử l ý số liệu
Phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Trong khoảng thời gian từ 10/2012 đến
2/2013, có 60 bệnh nhân được đưa vào nghiên
cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 127
Các đặc điểm nhân trắc học
Bảng 1. Đặc điểm chung
Đặc tính Nhóm chứng nb =30 (%),
TB ± ĐLCa
Nhóm Sanyrene n =30
(%) TB ± ĐLCa
Chung n=60 (%) p**
Giới Nam 25 (83,3) 21 (70) 46 (76,7) 0,22
Nữ 5 (16,7) 9 (30) 14 (23,3)
Tuổi trung bình 78,4 ± 10,7 82,1 ± 8,4 80,25 ± 9,7 0,14
Cân nặng 62,7 ± 6,7 56,6 ± 8,5 50,6 ± 8,2 0,03
Nhóm tuổi Dưới 60 2 (6,7) 1 (3,3) 3 (5) 0,51
Từ 60-70 3 (10) 1 (3,3) 4 (6,7)
Từ 70-80 10 (33,3) 8 (26,7) 18 (30)
Trên 80 15 (50) 20 (66,7) 35 (58,3)
Chức năng vận động kém,
nằm bất động
30 (100) 30 (100) 60 (100) >0,05
Tiêu tiểu không tự chủ 30 (100) 30 (100) 60 (100) >0,05
Nuôi dưỡng tĩnh mạch 30 (100) 30 (100) 60 (100) >0,05
** kiểm χ2. aTB ± ĐLC: trung bình ± độ lệch chuẩn. * T‐test; nb: số bệnh nhân
Nhận xét: Nam chiếm 76,7%. Tuổi trung
bình là 80, (nhỏ nhất là 47 tuổi, lớn nhất là 101)
không có sự khác biệt về từng nhóm tuổi giữa
nhóm chứng và nhóm Sanyrene, với p>0,05
Nhóm sử dụng Sanyrene có cân nặng nhẹ
hơn, khác biệt có nghĩa so với nhóm chứng
(56,6kg so với 62,7 kg), p =0,03 < 0,05.
Cả hai nhóm đều có tỷ lệ bệnh nhân nằm bất
động tại giường và được nghiêng trở hàng ngày,
tiêu tiểu không tự chủ, được bổ sung dinh
dưỡng qua tĩnh mạch như nhau, p>0,05.
Các đặc điểm lâm sàng
Bảng 2. Đánh giá chung về tình trạng sức khỏe của
hai nhóm
Tình trạng
sức khỏe
Nhóm
chứng
n=30 (%)
Nhóm
Sanyrene
n=30 (%)
Tổng
cộng
n=60 (%)
p**
Tốt 8 (26,7) 4 (13,4) 12 (33,3) 0.032
Trung bình 18 (59.9) 13 (43,3) 31 (51,7)
Kém 4 (13,4) 13 (43,3) 17 (15)
** kiểm χ2.
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân được sử dụng
Sanyrene có tình trạng sức khỏe lúc đầu kém
hơn so với nhóm chứng, với p =0,032 <0,05.
Bảng 3. Tỷ lệ loét
Đặc tính Nhóm chứng
N=30 (%)
Nhóm Sanyrene
n=30 (%)
p**
Loét 11 (37) 22 (74) 0,004
Nhận xét: Sanyrene được sử dụng nhiều ở
bệnh nhân bị loét tì đè hơn nhóm chứng (74% so
với 37%), p=0,004<0,05
Bảng 4. Vị trí loét ở hai nhóm khi bắt đầu nghiên cứu
Vị trí loét Nhóm
chứng
n=30 (%)
Nhóm
Sanyrene
n=30 (%)
Tổng
cộng
N=60 (%)
P**
Xương chậu 0 (0) 1 (3,3) 1 (1,7) 0.5
Gót chân phải 1 (3,3) 8 (26,7) 9 (15) 0.01
Gót chân trái 1 (3,3) 7 (23,3) 8 (13,3) 0.02
Xương cụt 12 (40) 14 (46,7) 26 (43,3) 0.39
Lưng 0 (0) 0 (3,3) 0 (0) 0.5
Cánh mũi 0 (0) 1 (3,3) 1 (1,7) 0.5
** kiểm χ2.
Nhận xét: Bệnh nhân bị loét ở gót chân được
sử dụng Sanyrene nhiều hơn so với nhóm
chứng với p lần lượt 0,01 và 0,02< 0,05.
Bảng 5. Phương tiện hỗ trợ phòng ngừa loét
Phương tiện
hỗ trợ
Nhóm
chứng
n=30 (%)
Nhóm
Sanyrene
n=30 (%)
Tổng
cộng
N=60
(%)
P**
Nệm hơi 1 (3,3) 1 (3,3) 2 (3,3) 0.37
Nệm 4 (13,3) 1 (3,3) 5 (8,3)
Nệm ngừa loét 25 (83,4) 28 (93,4) 53 (88,3)
** kiểm χ2.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
128
Nhận xét: Cả hai nhóm đều có sử dụng các
phương tiện hỗ trợ phòng ngừa loét tì đè như
nhau, với p >0,05.
Bảng 6. Tình trạng da tại vị trí 1
Vị trí loét Nhóm
chứng
n=30 (%)
Nhóm
Sanyrene n=30
(%)
Tổng
cộng
n=60 (%)
p**
Trơn láng 13 (43,3) 7 (23,3) 20 (33,3) 0,08
Mỏng yếu 14 (46,7) 19 (63,3) 33 (55) 0,15
Khô xếp nếp 4 (13,3) 5 (16,7) 9 (15) 0,5
Trắng 1 (3,3) 2 (6,7) 3 (5) 0,5
Hồng 18 (60) 22 (73,3) 40 (66,7) 0,2
Đỏ 4 (13,3) 4 (13,3) 8 (13,3) 0,67
** kiểm χ2.
Nhận xét: Cả hai nhóm đều có tình trạng da
ở cùng một vị trí như nhau tại thời điểm bắt đầu
nghiên cứu, với p >0,05.
Đánh giá can thiệp
Bảng 7. Vị trí xoa Sanyrene
Vị trí loét Số lượng n=30 (%)
Xương chậu 21 (70)
Gót chân phải 17 (56,7)
Gót chân trái 17 (56,7)
Xương cụt 14 (46,7)
Lưng 9 (30)
Cánh mũi 0 (0)
Nhận xét: Vị trí được can thiệp bằng
Sanyrene theo thứ tự đứng đầu là xương chậu
(70%), sau đó lần lượt là gót chân, xương cụt.
Bảng 8. Đánh giá hiệu quả của Sanyrene qua 4 tuần theo dõi
Thời gian Nhóm chứng n (%) Nhóm Sanyrene n (%) Tổng cộng n (%) p**
Tuần 1 n=60 Cải thiện 1 (3,3) 19 (63,3) 20 (33,3) <0.001
Không cải thiện 29 (96,7) 11 (36,7) 40 (66,7)
Xấu hơn 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Tuần 2 n=58 Cải thiện 0 (0) 18 (62) 18 (31) <0,001
Không cải thiện 20 (69) 10 (34,5) 30 (51,7)
Xấu hơn 9 (31) 1 (3,5) 10 (17,3)
Tuần 3 n=39 Cải thiện 0 (0) 10 (55,6) 10 (25,6) <0,001
Không cải thiện 7 (33,3) 4 (22,2) 11 (28,2)
Xấu hơn 14 (66,7) 4 (22,2) 18 (46,2)
Tuần 4 n=22 Cải thiện 0 (0) 5 (35,7) 5 (22,7) 0,09
Không cải thiện 1 (12,5) 3 (21,4) 4 (18,2)
Xấu hơn 7 (87,5) 6 (42,9) 13 (59,1)
** kiểm χ2.
Nhận xét: Hiệu quả được ghi nhận rõ rệt
trong 3 tuần đầu với p <0,001. Tuy nhiên kể từ
tuần thứ 3 trở đi, ở nhóm Sanyrene, tỷ lệ ghi
nhận tình trạng loét trở nên xấu đi tăng từ 3,5%
(tuần 2) lên 22,2% (tuần 3) và 42,9% (tuần 4). Ở
nhóm không can thiệp bằng Sanyrene, tình
trạng loét xấu đi rõ rệt hơn 0% (tuần 1) tăng lên
31% (tuần 2), 66,7% ở tuần 3 và 87,5% ở tuần 4.
Ở tuần 4, không còn sự khác biệt ở hai nhóm về
hiệu quả điều trị. Điều này có thể xảy ra ở nhóm
bệnh nhân nặng có nhiều bệnh nền, giai đoạn
cuối, tình trạng phù nghiêm trọng hơn.
Bảng 9. Tỷ lệ loét mới xuất hiện trong quá trình điều
trị
Đặc tính Nhóm chứng
n=30 (%)
Nhóm Sanyrene
N=30 (%)
P
Loét mới xuất
hiện
14 (46,7) 8 (26,7) 0,09
Nhận xét: Tỷ lệ loét tì đè mới xuất hiện trong
quá trình can thiệp với Sanyrene là 26,7% thấp
hơn nhóm chứng (46,7%), nhưng mức khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với p=0,09 >0,05.
Bảng 10. Đánh giá lợi ích đối với bệnh nhân khi sử
dụng Sanyrene
Đặc tính Tuần 1 n=30
(%)
Tuần 2 n= 30
(%)
Tuần 3 n=18
(%)
Đau khi xoa 0 (0) 0 (0) 4 (22,2)
Dung nạp tốt 30 (100) 30 (100) 16 (88,9)
Hiệu quả tốt 30 (100) 30 (100) 18 (100)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 129
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều dung nạp
tốt và được đánh giá chung là có hiệu quả điều
trị với Sanyrene sau 3 tuần.
Bảng 11. Đánh giá lợi ích đối với nhân viên y tế khi sử dụng Sanyrene
Đặc tính Tuần 1 N=30 (%) Tuần 2 N= 30 (%) Tuần 3 n=18 (%)
Thời gian điều trị Giảm 28 (93,3) 26 (87,6) 14 (77,8)
Không thay đổi 2 (6,7) 4 (12,4) 4 (22,2)
Tăng 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Dễ sử dụng 30 (100) 30 (100) 18 (100)
Nhận xét: Qua theo dõi 3 tuần sử dụng
Sanyrene, ghi nhận thời gian điều trị có giảm và
sản phẩm dễ sử dụng. Sự tin tưởng của nhân
viên y tế khi sử dụng Sanyrene: 100%
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Bệnh nhân nam chiếm 46 ca chiếm 76,6% so
với nữ 14 ca chiếm 23,4%, không khác biệt giữa
hai nhóm (nhóm chứng và nhóm có sử dụng
Sanyrene). Tỷ lệ nam nữ này cũng tương tự các
nghiên cứu khác tại bệnh viện Thống Nhất.
Tuổi trung bình là 80,25 ± 9,7 (nhỏ nhất là 47
tuổi, lớn nhất là 101); giữa nhóm chứng và nhóm
Sanyrene không khác biệt., p=0,14 > 0,05. Trên
80% bệnh nhân có tuổi từ 70 trở lên, trong đó
hơn 50% bệnh nhân trên 80 tuổi, không có sự
khác biệt về từng nhóm tuổi giữa nhóm chứng
và nhóm Sanyrene, với p>0,05.
Nhóm sử dụng Sanyrene có cân nặng nhẹ
hơn (56,6 ± 8,5 so với 62,7 ± 6,7), khác biệt có ý
nghĩa so với nhóm chứng, p =0,03 < 0,05.
Các đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ loét tì đè
Khi bắt đầu nghiên cứu, có 33 bệnh nhân
trong số 60 bệnh nhân (55%) có hiện tượng loét
do tì đè, trong đó nhóm sử dụng Sanyrene có 22
ca chiếm 74% cao hơn nhiều so với nhóm còn lại,
khác biệt với p =0,004.
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Số bệnh nhân nặng trong nhóm Sanyrene là
13 ca chiếm 43,3% cao hơn so với nhóm chứng 4
ca (13,4%). Bệnh nhân ở cả hai nhóm đều được
sử dụng các biện pháp kinh điển như xoay trở,
nằm nệm hơi chống loét như nhau.
Vị trí loét tì đè
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có tổn
thương loét ở xương cụt (43,3%), gót chân
(28,3%). Bảng 5 cho thấy số bệnh nhân bị loét gót
chân ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu ở nhóm
Sanyrene nhiều hơn rõ rệt so với nhóm chứng,
p<0,05. Điều này có thể do trong thời gian
nghiên cứu, các bệnh nhân nhập khoa Hồi sức
tích cực có bệnh kèm theo di chứng tai biến
mạch máu não nhiều hơn. Đây là đối tượng
bệnh thường gặp tại khoa chúng tôi. Các bệnh
nhân này nằm một chỗ lâu này, chăm sóc kém
nên teo cơ, cứng khớp, chân tay co rút, tư thế
nằm lệch, xu thế nghiêng trái hay phải nên
thường bị loét ở vùng cùng cụt và gót chân.
Tình trạng da tại vị trí loét
Bảng 6 cho thấy đa số bệnh nhân có da
mỏng (55%) và hồng (66,7%).
Chức năng vận động
100% bệnh nhân ở cả hai nhóm đều nằm bất
động tại giường và được nghiêng trở hàng ngày.
Đa số bệnh nhân tại khoa có can thiệp thông khí
hổ trợ (thở máy xâm lấn hay không xâm lấn),
bệnh nguy kịch cấp tính như nhồi máu cơ tim
cấp có choáng tim, xuất huyết nãophải được
bất động tại giường
Tiêu tiểu không tự chủ
100% ở cả hai nhóm đều có tình trạng tiêu
tiểu không tự chủ. Đây là yếu tố thường làm
nặng thêm tình trạng loét tì đè ở các bệnh nhân
nặng phải nằm bất động(3)
Đánh giá về can thiệp
Vị trí xoa Sanyrene
Các vị trí thường gặp theo thứ tự đứng đầu
là xương chậu (70%), sau đó lần lượt là gót chân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013
130
phải, trái (56,7%), xương cụt (46,7%). Đây là các
vị trí có nguy cơ cao hoặc đồng thời đã xuất hiện
loét tại thời điểm nghiên cứu.
Tỷ lệ loét mới xuất hiện
Tỷ lệ loét tì đè mới xuất hiện trong quá
trình can thiệp với Sanyrene là 26,7% thấp hơn
nhóm chứng (46,7%), nhưng mức khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với p=0,09
>0,05. Điều này có thể giải thích do cách chọn
mẫu. Đối tượng bệnh nhân ở nhóm sử dụng
Sanyrene có tình trạng bệnh nặng hơn và loét
nhiều hơn so với nhóm chứng.
Đánh giá sự cải thiện tình trạng loét tại vị trí
can thiệp
Bảng 8 cho thấy hiệu quả can thiệp bằng
Sanyrene được ghi nhận rõ rệt trong 3 tuần
đầu với p <0,001. Tuy nhiên kể từ tuần thứ 3
trở đi, ở nhóm Sanyrene, tỷ lệ ghi nhận tình
trạng loét trở nên xấu đi tăng từ 3,5% (tuần 2)
lên 22,2% (tuần 3) và 42,9% (tuần 4). Ở nhóm
không can thiệp bằng Sanyrene, tình trạng loét
xấu đi rõ rệt hơn 0% (tuần 1) tăng lên 31%
(tuần 2), 66,7% ở tuần 3 và 87,5% ở tuần 4. Ở
tuần 4, không còn sự khác biệt ở hai nhóm về
hiệu quả điều trị. Điều này có thể do nhóm
bệnh nhân nặng có nhiều bệnh nền, giai đoạn
cuối, tình trạng phù nghiêm trọng hơn.
Đánh giá lợi ích đối với bệnh nhân
Hầu hết các bệnh nhân đều dung nạp tốt với
sản phẩm. (bảng 10)
Đánh giá lợi ích đối với nhân viên y tế
Bảng 11 cho thấy, sản phẩm được sử dụng
dễ dàng, giúp giảm thời gian điều trị loét.
KẾT LUẬN
Việc sử dụng Sanyrene bên cạnh các biện
pháp kinh điển như xoay trở, dùng nệm chống
loét cho thấy có hiệu quả trong phòng ngừa loét
do tì đè ở các bệnh nhân nặng, nằm bất động
kéo dài. Tỷ lệ cải thiện tổn thương loét sẵn có
cao. Tỷ lệ xuất hiện vết loét mới thấp hơn so với
nhóm chỉ sử dụng các biện pháp kinh điển. Sản
phẩm cũng chứng tỏ được sự an toàn, dung nạp
cao.
HẠN CHẾ
Do cỡ mẫu còn nhỏ, vấn đề chọn bệnh ở hai
nhóm chưa tương xứng nên có thể ảnh hưởng
đến kết quả nghiên cứu. Do đó, cần nghiên cứu
với cỡ mẫu lớn hơn, tiêu chuẩn chọn bệnh, phân
phối ngẫu nhiên một cách chặt chẽ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Halter JB, Ouslander J, et al. (2009). Hazzard’s Geriatric
Medicine and Gerontology, The G. Mc Graw‐Hill companies
Inc, USA (6) pp 732‐744.
2. ‐ulcers
3. Nguyễn Văn Trí, Võ Thành Nhân (2010). Hội chứng lão hóa‐
NXB Y học .
Ngày nhận bài báo 01‐7‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10‐7‐2013
Ngày bài báo được đăng: 01‐8‐2013