Đánh giá hiệu quả quảng bá qua website thư viện

Trình bày một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá qua website thư viện. Hoạt động quảng bá trực tuyến đã được thực hiện từ nhiều năm nay trong các thư viện ở Việt Nam. Về nội dung quảng bá, các thư viện đều giới thiệu thông tin về thư viện, các nguồn lực và sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện hiện có. Tuy nhiên, hình thức quảng bá trực tuyến chỉ được thực hiện chủ yếu thông qua các kênh là quảng bá qua email, qua các trang mạng xã hội và qua website thư viện. Trong đó, quảng bá qua website thư viện là hình thức quảng bá phổ biến nhất hiện nay. Hiệu quả quảng bá qua website thư viện được đánh giá dựa trên sự kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau như lượt truy cập website, chỉ số thống kê từ các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá website từ góc độ người dùng tin cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá trực tuyến thông qua website thư viện.

pdf5 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả quảng bá qua website thư viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu – Nghiệp vụ 21 Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 37/2014 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ QUA WEBSITE THƯ VIỆN Ths. Dương Thị Phương Chi Khoa Thư viện – Thông tin học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM Tóm tắt: Trình bày một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá qua website thư viện. Hoạt động quảng bá trực tuyến đã được thực hiện từ nhiều năm nay trong các thư viện ở Việt Nam. Về nội dung quảng bá, các thư viện đều giới thiệu thông tin về thư viện, các nguồn lực và sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện hiện có. Tuy nhiên, hình thức quảng bá trực tuyến chỉ được thực hiện chủ yếu thông qua các kênh là quảng bá qua email, qua các trang mạng xã hội và qua website thư viện. Trong đó, quảng bá qua website thư viện là hình thức quảng bá phổ biến nhất hiện nay. Hiệu quả quảng bá qua website thư viện được đánh giá dựa trên sự kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau như lượt truy cập website, chỉ số thống kê từ các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá website từ góc độ người dùng tin cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá trực tuyến thông qua website thư viện.  Tổng số lượt truy cập website Tổng số lượt truy cập website (GPI – Gross page impressions) đo lường tổng số lượt ghé thăm website. Đó là số lượng truy cập của một người bất kỳ, bất kể là một người truy cập nhiều lần hay chỉ một lần duy nhất. Dữ liệu về lượt truy cập website có thể lấy từ nhật ký máy chủ - những chương trình phần mềm tự động lưu lại từng lượt ghé vào website của người dùng tin. Ngoài ra, các thư viện có thể tạo các bộ đếm lượt truy cập cho website bằng ASP.NET (công nghệ để phát triển các ứng dụng về mạng) hoặc Google Analytics cũng là công cụ theo dõi, thống kê website hiệu quả với các thông số được thể hiện dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu về số lượng người truy cập website của tổ chức, số trang họ đã xem, số người quay lại website, Chỉ số GPI được các thư viện sử dụng để xác định mức độ thu hút sự quan tâm từ người dùng tin cũng như tần suất sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào.  Chỉ số Google pagerank và Alexa rank Google pagerank là công cụ được Google phát triển để xếp hạng các website trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Chỉ số Google pagerank là chỉ số đánh giá mức độ quan trọng của một website. Chỉ số này được chia thành 10 Nghiên cứu – Nghiệp vụ 22 Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 37/2014 bậc với giá trị tăng dần từ 1 đến 10. Google xem mỗi website liên kết đến website của tổ chức là một phiếu bầu, tầm quan trọng nội tại của website liên kết đến và độ tương quan về nội dung giữa các website sẽ tạo nên giá trị hay chất lượng website được liên kết. Như vậy, Google pagerank là hệ thống kiểm định giá trị liên kết nhận được, dựa vào số lượng và chất lượng liên kết để quyết định tầm quan trọng của một website. Google pagerank còn được tính dựa trên những yếu tố khác mà Google không công khai. Công thức Google sử dụng để tính pagerank cho từng trang cụ thể (webpage) là [5]:          )( )( ... )1( )1( )1()( TnC TnPR TC TPR ddAPR trong đó: PR(A): pagerank của trang A T1,,Tn: tất cả các trang có liên kết đến trang A C(T1),,C(Tn): tổng số liên kết ra ngoài (link outbound) của trang T1,,Tn d: biến số có giá trị từ 0 đến 1 (Google sử dụng giá trị 0.85) Hiện nay, nhiều cá nhân/tổ chức sử dụng Google pagerank như là một thước đo giá trị nội dung, độ tin cậy của website. Vì vậy, thư viện cũng có thể dùng chỉ số này để đánh giá chất lượng website của mình. Trong môi trường ảo, các website có nội dung phù hợp, có giá trị với người dùng thì sẽ có chỉ số Google pagerank cao, có thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm của Google và website có thứ hạng cao luôn luôn thu hút được người truy cập. Alexa rank là công cụ được Amazon sử dụng để xếp hạng các website. Chỉ số Alexa rank là chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của website. Thông qua việc thống kê hoạt động của người truy cập website, Alexa có thể đưa ra danh sách xếp hạng những website theo mức độ phổ biến và được nhiều người truy cập. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ hai yếu tố là số webpage được người dùng xem (page views) và số người truy cập website (reach). Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập từ người dùng cài đặt Alexa toolbar. Với cách tính này thì chỉ số Alexa của một website sẽ phản ánh số lượng người truy cập vào website đó và số lượng các trang trên website đó được những người dùng này truy cập vào. Đây cũng chính là hai yếu tố cơ bản thể hiện mức độ phổ biến của website. Trong hoạt động quảng cáo trực tuyến của thư viện, Alexa rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo của website thư viện.  Đánh giá từ người dùng tin Việc đánh giá hiệu quả quảng bá của website thư viện từ góc độ người dùng tin thường được dựa trên nội dung, cấu trúc/cách trình bày, khả năng định Nghiên cứu – Nghiệp vụ 23 Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 37/2014 vị và truy cập, tính thân thiện/dễ sử dụng của giao diện người dùng, mức độ dễ tiếp cận của website/của thông tin quảng bá trên website, sao cho thu hút sự chú ý của người truy cập vào website thư viện, kích thích sự quan tâm của họ đến các thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện trên website, thuyết phục họ sử dụng chúng. – Nội dung website thư viện: nội dung website được đánh giá dựa trên các tiêu chí:  Tính đầy đủ: nội dung các chuyên mục thông tin trong website thư viện cần trình bày các thông tin về:  Các nguồn tài nguyên thông tin: cung cấp các thông tin và/hoặc giúp người dùng tin truy cập đến các nguồn thông tin được cung cấp bởi thư viện và thông qua thư viện. Website phải trình bày được đặc trưng của nguồn tài nguyên thông tin nhằm mục đích thu hút, tạo ấn tượng đối với người dùng tin.  Các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện: website phải cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ của thư viện.  Thông tin trợ giúp, hướng dẫn trực tuyến: cung cấp các thông tin hướng dẫn người dùng tin sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện như cách tìm kiếm thông tin trên internet, hướng dẫn tra tìm tài liệu thư viện, tìm tin trên các cơ sở dữ liệu,  Thông tin chung: cung cấp các thông tin về thư viện hoặc liên quan đến thư viện như mô tả về các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, chính sách, kế hoạch và các dự án của thư viện, các thông báo, tin tức và sự kiện của thư viện, giúp cho người dùng tin có nhận biết tổng quan về thư viện.  Tính chính xác và sự thống nhất về nội dung thông tin: thông tin được trình bày trong website thư viện phải đúng đắn, xác thực và nội dung các chuyên mục phải thống nhất, không mâu thuẩn lẫn nhau.  Tính cập nhật và kịp thời: thông tin trong website cần được cập nhật thường xuyên theo định kỳ phù hợp với mục đích sử dụng và vai trò của website. – Khả năng truy cập và định vị của website:  Định vị website nhanh: người dùng tin ít khi nhớ được địa chỉ website, do đó những website có tên miền dễ phát âm, dễ nhớ, đơn giản nhưng vẫn thể hiện được lĩnh vực hoạt động hoặc loại hình của tổ chức luôn được đánh giá cao. Vì vậy, website thư viện cần cung cấp thông tin cho người duyệt web và cho các công cụ tìm kiếm dễ nhận dạng và tìm thấy nó trong môi trường internet. Website thư viện cũng cần có những dòng thông tin mô tả đặc trưng để người dùng tin dễ dàng tìm được website khi sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trong môi trường ảo. Nghiên cứu – Nghiệp vụ 24 Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 37/2014  Truy cập nhanh nội dung: website thư viện cần có tốc độ trình duyệt nhanh, không bị nghẽn mạng hay gián đoạn khi có nhiều người truy cập trong cùng một lúc để người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần và cả những gì thư viện đang tiếp thị cho họ.  Tương thích với nhiều trình duyệt: nhiều website khi xây dựng chỉ được kiểm tra thử với trình duyệt Internet Explorer nên chúng thường sẽ hiển thị không đúng khi người dùng sử dụng trình duyệt khác để truy cập. Do đó, đối với người dùng thì một website tương thích với nhiều trình duyệt phổ dụng như Internet Explorer, Firefox, Opera, sẽ được đánh giá cao.  Truy xuất thông tin, chia sẻ nội dung web theo tiêu chuẩn: khi website sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong việc kết nối và tích hợp dữ liệu thì người truy cập có thể khai thác, sử dụng dễ dàng. Người dùng luôn mong muốn truy cập website thuận lợi mà không phụ thuộc vào phần cứng hoặc phần mềm đặc biệt nào. Một website thư viện có khả năng truy cập tốt là website cho phép người dùng tiếp cận được thông tin trong website đó nhanh chóng, dễ dàng.  Liên kết được cập nhật: các liên kết trên website phải được cập nhật thường xuyên. – Tính thân thiện, dễ sử dụng của cấu trúc website và giao diện người dùng:  Thuận tiện cho các thao tác sử dụng: website cần có chức năng “tìm kiếm” và các thanh định hướng truy cập website (navigation bar) phải được đặt ở những vị trí rõ ràng, dễ thấy để người dùng không phải di chuyển lòng vòng từ trang này sang trang khác của website để tìm thông tin cần thiết.  Cấu trúc chuyên mục thông tin chặt chẽ, cách viết rõ ràng.  Thiết kế đẹp, bảng màu phù hợp: người truy cập dễ đọc thông tin hơn khi website sử dụng những màu sắc có độ tương phản so với nền màu của website.  Phông chữ: website phải sử dụng bộ mã chuẩn để đảm bảo được tính tương thích trong quá trình duyệt web. – Tính tương tác:  Địa chỉ liên lạc rõ ràng: website cần có những thông tin về địa chỉ, số điện thoại hoặc email để người truy cập có thể liên hệ khi cần.  Thực hiện diễn đàn trao đổi: tiêu chí này được đánh giá bằng khả năng thực hiện các diễn đàn thảo luận trực tiếp hoặc diễn đàn hỏi đáp cho phép cán bộ thư viện và người dùng tin trao đổi thông tin trên website thư viện.  Trao đổi liên kết: đây là tiêu chí đánh giá khả năng thực hiện kết nối website, trao đổi liên kết với website của các cơ quan, tổ chức khác. Nghiên cứu – Nghiệp vụ 25 Thông tin & Thư viện Phía Nam Số 37/2014 Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả quảng bá qua website thư viện sẽ giúp thư viện hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng website thư viện. Website thư viện không chỉ để cung cấp thông tin trực tuyến về các nguồn lực của thư viện, giúp người dùng tin truy cập tới các nguồn lực dạng số mà còn là công cụ quảng bá thư viện, cung cấp thông tin cho người dùng tin về các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện, xây dựng hình ảnh và các mối quan hệ với người dùng tin. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Khoa học và Công nghệ. Các tiêu chí cơ bản đánh giá trang thông tin điện tử trên mạng internet của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (ban hành kèm theo Quyết định số 2444/QĐ-BKHCN ngày 05/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). 2. Davis John (2011). Đo lường tiếp thị : 103 công cụ đo lường thiết yếu cho các chuyên gia marketing, Nhà xuất bản Tổng hợp, Tp.Hồ Chí Minh. 3. Dinesh Gupta, Réjean Savard (2011). Marketing libraries in a Web 2.0 World, De Gruyter Saur, Berlin ; New York. 4. Ninh Thị Kim Thoa, “Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học trên địa bàn thành phố hồ Chí Minh”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4(24). 5. Search Engine Optimization process // (truy cập ngày 04 tháng 05 năm 2014).