Mở đầu: Nhãn áp kế điện tử mới Diaton đo nhãn áp qua mi mắt, không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc.
Nhãn áp kế Perkins là phiên bản cầm tay của nhãn áp kế Goldmann thích hợp sử dụng ở trẻ em và bệnh nhân
không thể ngồi.
Mục tiêu: So sánh kết quả của nhãn áp kế đo qua mi Diaton (DT) và nhãn áp kế Perkins (PT) ở trẻ em.
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 50 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện
Mắt TP Hồ Chí Minh. Mỗi mắt được đo với DT và PT theo thứ tự ngẫu nhiên trong vòng 5 phút.
Kết quả: Giá trị nhãn áp trung bình là 10,52±5,96mmHg khi đo với DT và 11,72±5,54mmHg với PT. Độ
chênh lệch trung bình (DT – PT) là -1,20±1,96mmHg (p<0,05) trên cả mẫu và -0,37±1,86mmHg (p>0,05) khi đo
trên mắt trẻ trên 4 tuổi. DT có mối tương quan rất cao với GAT (r=0,94; p<0,001). Khi so sánh với GAT thì có
84,0% giá trị DT sai lệch trong khoảng ±3mmHg.
Kết luận: Nhãn áp kế Diaton có thể dùng để thăm khám và theo dõi trên mắt bệnh nhi đặc biệt đối với trẻ
trên 4 tuổi hoặc mắt không thể đo được bằng nhãn áp kế tiếp xúc.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả ban đầu đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Diaton so với nhãn áp kế Perkins ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 75
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐO NHÃN ÁP BẰNG NHÃN ÁP KẾ
DIATON SO VỚI NHÃN ÁP KẾ PERKINS Ở TRẺ EM
Trần Thị Phương Thu*, Phan Thị Anh Thư*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhãn áp kế điện tử mới Diaton đo nhãn áp qua mi mắt, không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc.
Nhãn áp kế Perkins là phiên bản cầm tay của nhãn áp kế Goldmann thích hợp sử dụng ở trẻ em và bệnh nhân
không thể ngồi.
Mục tiêu: So sánh kết quả của nhãn áp kế đo qua mi Diaton (DT) và nhãn áp kế Perkins (PT) ở trẻ em.
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 50 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện
Mắt TP Hồ Chí Minh. Mỗi mắt được đo với DT và PT theo thứ tự ngẫu nhiên trong vòng 5 phút.
Kết quả: Giá trị nhãn áp trung bình là 10,52±5,96mmHg khi đo với DT và 11,72±5,54mmHg với PT. Độ
chênh lệch trung bình (DT – PT) là -1,20±1,96mmHg (p0,05) khi đo
trên mắt trẻ trên 4 tuổi. DT có mối tương quan rất cao với GAT (r=0,94; p<0,001). Khi so sánh với GAT thì có
84,0% giá trị DT sai lệch trong khoảng ±3mmHg.
Kết luận: Nhãn áp kế Diaton có thể dùng để thăm khám và theo dõi trên mắt bệnh nhi đặc biệt đối với trẻ
trên 4 tuổi hoặc mắt không thể đo được bằng nhãn áp kế tiếp xúc.
Từ khóa: Nhãn áp, Nhãn áp kế, Diaton, Perkins.
ABSTRACT
CLINICAL EVALUATION OF THE DIATON TONOMETRY IN COMPARISON WITH PERKINS
APPLANATION TONOMETRY IN CHILDREN
Tran Thi Phuong Thu, Phan Thi Anh Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 75 - 79
Background: The new digital Diaton tonometer measures intraocular pressure through the eyelid without
corneal contact. Perkins is a hand-held version of the original, Goldmann tonometer, useful in children and
patients unable to sit.
Purpose: The purpose of this study was to compare intraocular pressure (IOP) measurements obtained with
the Diaton transpalpebral tonometer (DT), and Perkins applanation tonometer (PT) in children.
Method: This study included 50 eyes selected randomly from the children who attended Eye Hospital
Hochiminh City. The intraocular pressure of each eye was measured with DT and PT within 5 minutes in
random order.
Results: The average IOP reading was 10.52±5.96mmHg for DT, and 11.72±5.54mmHg for PT. The mean
differences between DT and PT was -1.20±1.96 mmHg (p<0.05, N=50) for the overall group and was -
0.37±1.86mmHg (p>0.05) in chidren older than 4 years old. There were very high correlation between IOP
readings obtained using DT and PT (r=0.94; p<0.001). Compared with PT 84.0% of the IOP readings measured
by DT were in an interval of ±3mmHg.
* Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Phan Thị Anh Thư ĐT: 0908611604 Email: dr.phananhthu@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 76
Conclusions: The eyelid tonometer DT may be used in routine eye exams and in following up in children
especially with children older than 4 years old and when applanation tonometry is not applicable.
Keywords: intraocular pressure, Diaton, Perkins.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh glôcôm ở trẻ em rất hiếm gặp nhưng
không điều trị thích hợp sẽ đưa đến hậu quả mù
lòa suốt cuộc đời. Phát hiện và chẩn đoán sớm
góp phần quan trọng vào sự thành công của quá
trình điều trị bệnh glôcôm. Các triệu chứng gợi
ý bệnh glôcôm ở trẻ như sợ ánh sáng, co thắt mi,
chảy nước mắt, giác mạc to, vết rạn màng
Descemet, lõm gai do ảnh hưởng của tăng nhãn
áp. Chẩn đoán bệnh glôcôm trong các trường
hợp không có triệu chứng rõ ràng gặp nhiều
khó khăn, khi đó phải nhờ vào đo nhãn áp, đặc
biệt trong theo dõi tăng nhãn áp thứ phát ở mắt
trẻ có bệnh lý nội khoa như viêm màng bồ đào
hoặc sau phẫu thuật đục thể thủy tinh, chấn
thương Các phương pháp đo nhãn áp tiếp
xúc trực tiếp vớ i giác mạc có nhiều sai số và
khó thực hiện trên mắt có bệnh lý giác mạc, phù
giác mạc, bất thường độ dày, độ cong giác mạc
hoặc mới phẫu thuật giác mạc. Đo nhãn áp ở trẻ
thường gặp nhiều khó khăn. Nhãn áp kế Diaton
đo qua mi không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc,
có thể đo ở tư thế ngồi hoặc nằm, thời gian đo
nhanh, thích hợp để tầm soát trên số lượng
lớn(5). Nhãn áp kế này chưa được sử dụng ở Việt
Nam vì vậy cần có nghiên cứu đánh giá trước
khi áp dụng rộng rãi.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh giá trị trung bình và đánh giá mức
độ tương quan giữa hai nhãn áp kế Diaton và
Perkins.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các trẻ em đến khám mắt tại Bệnh viện Mắt
TPHCM.
Tiêu chuẩn nhận vào
Trẻ em dưới 15 tuổi đến khám mắt tại Bệnh
viện Mắt TP. HCM từ tháng 3/2011 đến hết
tháng 6/2011.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loạn thị cao: những mắt mà khi đo bằng
nhãn áp kế Perkins cho thấy vùng tiếp xúc có
hình oval, cận thị cao > -6D, viễn thị > +3D.
+ Bất thường giác mạc như: sẹo, loạn dưỡng,
tróc biểu mô, tân mạch, giác mạc chóp, độ dày
giác mạc trung tâm bất thường.
+ Mới trải qua phẫu thuật nội nhãn, hoặc
trước đây có phẫu thuật trên giác mạc, gồm cả
phẫu thuật laser giác mạc.
+ Mắt nhỏ hoặc mắt bò (microphalmos hoặc
buphthalmos), co thắt mi, rung giật nhãn cầu,
đang có tình trạng viêm nhiễm ở mắt, có bệnh lý
mi mắt (chắp, lẹo, u bướu, phù mi, sẹo mi).
+ Tiền sử dị ứng thuốc tê nhỏ mắt.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: 50 mắt.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả có phân tích.
Các bước tiến hành
Đo nhãn áp theo trình tự ngẫu nhiên.
- Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Perkins: Gây
tê mắt bằng dung dịch Dicaine 1%, nhuộm giác
mạc bằng dung dịch fluoresceine 1%, mỗi mắt
được đo 2 lần liền nhau, nếu kết quả đo trong
hai lần chênh lệch không quá 2 mmHg sẽ được
chấp nhận với kết quả lấy trung bình cộng của
hai lần đo. Nếu kết quả chênh nhau trên 2
mmHg thì mắt đó sẽ bị loại ra khỏi mẫu nghiên
cứu. Sau khi đo rửa sạch mắt bằng dung dịch
Chloramphenicol 0,4%.
- Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Diaton: Đo
nhãn áp qua mi mắt ở vị trí mắt nhìn xuống tạo
thành một góc khoảng 45º, khi đó bờ mi ngang
với vị trí rìa giác củng mạc. Thực hiện đo nhãn
áp trên phần sụn mi ngay giữa tương ứng phần
củng mạc phía dưới. Máy tự động tính ra giá trị
trung bình của 6 lần đo liên tiếp. Ghi nhận giá
trị nhãn áp trung bình này khi không có báo lỗi
kèm theo trị số nhãn áp (L: máy không đặt thẳng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 77
trục, H: có sai số trong quá trình di chuyển của
lõi trục).
Phân tích thống kê
Tất cả các số liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và xử lý thống kê bằng chương trình
Stata 10.0 và phần mềm R. Mức ý nghĩa p<0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 50 mắt của
39 bệnh nhân trong đó có 32 mắt nam (64,0%) và
18 mắt nữ (36,0%), độ tuổi trung bình là 73,86 ±
47,78 tháng, nhỏ nhất là 10 tháng tuổi và lớn
nhất là 15 tuổi. Nghiên cứu gồm 23 mắt phải
(46,0%) và 27 mắt trái (54,0%).
So sánh giá trị trung bình của hai nhãn áp
kế Diaton và Perkins
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 50)
Diaton Perkins
M ± SD 10,52 ± 5,96 11,72 ± 5,54
Min – Max 2,0 – 34,0 3,0 – 38,0
Trung vị 9,0 10,0
Q1 – Q3 6,0 – 15,0 8,0 – 15,0
M ± SD: Trung bình ± độ lệch chuẩn (mmHg). - Q1 –
Q3: Khoảng tứ phân vị 25% và 75% (mmHg). - Min –
Max: Giá trị nhỏ nhất – lớn nhất (mmHg).
Giá trị nhãn áp trung bình là 10,52 ±
5,96mmHg (phạm vi từ 2,0 đến 34,0mmHg,
trung vị 9,0mmHg) khi đo với nhãn áp kế
Diaton, 11,72 ± 5,54 mmHg (phạm vi từ 3,0 đến
38,0mmHg, trung vị 10,0mmHg) khi đo với
nhãn áp kế Perkins.
Bảng 2: Độ chênh lệch trung bình giữa 2 nhãn áp kế
trong các nhóm tuổi
Đặc điểm n ± SD Test
Cả mẫu 50 -1,20 ± 1,96 Paired t-test (p=0,0001)
Tháng tuổi:
≤24 13 -1,77 ± 1,59 Wilcoxon (p=0,0054)
24 đến ≤48 10 -2,70 ± 1,63 Wilcoxon (p=0,0049)
>48 27 -0,37 ± 1,86 Wilcoxon (p=0,3283)
- Độ chênh lệch d = kết quả DT – kết quả PT
(mmHg).
Giá trị trung bình của độ chênh lệch d
giữa hai nhãn áp kế trong cả mẫu là -
1,20±1,96mmHg (phạm vi từ 1,0 đến
3,0mmHg, trung vị là 1,0mmHg). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giá trị đo của 2 nhãn
áp kế trên cả mẫu (p=0,0001) và ở độ tuổi dưới
4 tuổi (48 tháng) (p<0,05).
Bảng 3: Mức độ chênh lệch giữa hai nhãn áp kế
(N=50)
|d| mmHg Tần số %
≤2 36 72,0
≤3 42 84,0
≤5 49 98,0
>5 1 2,0
Tỉ lệ giá trị đo được của nhãn áp kế Diaton
sai lệch trong khoảng ± 3mmHg so với nhãn áp
kế Perkins trong cả mẫu nghiên cứu là 84,0%.
Bảng 4: Độ chênh lệch trung bình giữa của hai nhãn
áp kế trong các nhóm
Đặc điểm n ± SD Test
Giới
Nữ 18 -1,61 ± 1,82 Wilcoxon
p=0,1968 Nam 32 -0,97 ± 2,04
Mắt
Phải 23 -1,09 ± 2,02 Wilcoxon
p=0,8979 Trái 27 -1,30 ± 1,96
Không có sự khác biệt về giá trị đo của hai
nhãn áp kế giữa các nhóm giới tính nam và nữ,
nhóm mắt phải và trái (p>0,05).
Sự tương quan và phương trình hồi quy
Bảng 5: Sự tương quan giữa hai nhãn áp kế
Sự tương quan Diaton & Perkins
r 0,94
p <0,001
Phương trình hồi quy Y = 2,49 + 0,88X
X: giá trị đo được bằng nhãn áp kế Perkins. Y: giá trị tiên
đoán của nhãn áp kế Diaton.
Giá trị đo bằng nhãn áp kế Diaton có mối
tương quan thuận rất cao với nhãn áp kế
Perkins, r=0,94 (p<0,001).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 78
0
1
0
2
0
3
0
4
0
0 10 20 30 40
PERKINS (mmHg)
95% CI Fitted values
DIATON (mmHg)
Biểu đồ 1: Tương quan giữa DT và PT.
Với : Y = 2,49 + 0,88X. X: Giá trị đo được bằng nhãn áp kế
Perkins. Y: Giá trị tiên đoán của nhãn áp kế Diaton.
0
10
20
3
0
4
0
D
IA
TO
N
(
m
m
H
g
)
0 10 20 30 40
PERKINS (mmHg)
Biểu đồ 2: Phân bố giá trị đo của hai nhãn áp kế theo
đường bằng nhau
-6
-4
-2
0
2
4
D
IA
TO
N
-
P
E
R
K
IN
S
(m
m
H
g
)
0 10 20 30 40
PERKINS (mmHg)
DIATON - PERKINS
Biểu đồ 3: Biểu đồ Bland-Altman
Giá trị của nhãn áp kế Diaton và Perkins
phân bố tập trung dọc theo đường bằng nhau
chứng tỏ sự phù hợp cao của hai nhãn áp kế.
Biểu đồ Bland-Altman cho thấy 95% giá trị độ
chênh lệch d sẽ nằm trong khoảng ± 1,96 SD
(từ -5,04 đến 2,64mmHg).
BÀN LUẬN
So sánh giá trị trung bình của hai nhãn áp
kế
Chúng tôi sử dụng phép kiểm t bắt cặp để so
sánh giá trị đo trung bình của hai nhãn áp kế
trên cùng một mẫu (N=50). Kết quả cho thấy giá
trị trung bình của nhãn áp kế Diaton và Perkins
khác nhau có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên kết
luận này không có ý nghĩa trong thực tế vì mẫu
nghiên cứu với nhiều trẻ có độ tuổi khác nhau,
do đó độ mềm của củng mạc, của da mi khác
nhau nên kết quả này không đại diện cho bất kỳ
dân số đích nào.
Khi so sánh DT và PT trong từng độ tuổi cụ
thể thì chúng tôi ghi nhận giá trị đo được của
hai nhãn áp kế thấp hơn giá trị đo được của
nhãn áp kế Perkins có ý nghĩa thống kê khi đo ở
mắt trẻ nhỏ hơn 4 tuổi (48 tháng), đối với trẻ
trên 4 tuổi thì giá trị đo được của 2 nhãn áp kế
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Điều này
có thể được giải thích do mi mắt có vẻ hoạt
động như một vật đệm khác nhau ở các độ tuổi
khác nhau. Ngoài ra độ đàn hồi củng mạc theo
tuổi, độ mềm của mắt cũng có thể ảnh hưởng
đến kết quả đo được của nhãn áp kế Diaton.
Khảo sát trên cả mẫu có 84,0% giá trị đo được
của nhãn áp kế Diaton sai lệch trong khoảng ±3
mmHg so với nhãn áp kế Perkins. Chỉ có 2% giá
trị độ chênh lệch nằm ngoài khoảng ± 5 mmHg
do đó có thể dùng nhãn áp kế Diaton để theo
dõi điều trị bệnh nhi có tăng nhãn áp.
Phép kiểm Wilcoxon rank-sum (Mann-
Whitney) còn cho thấy giới tính và mắt phải hay
trái không ảnh hưởng đến độ chênh lệch giữa
DT và PT (p>0,05).
Sự tương quan và phương trình hồi quy
Giá trị đo bằng DT có mối tương quan thuận
rất cao và có ý nghĩa thống kê với PT, hệ số
tương quan Pearson r=0,94 (p<0,001). Giá trị r2 =
0,88 cho thấy 88% sự biến đổi của DT có thể quy
cho mối quan hệ tuyến tính với PT. Thực
hiện phân tích độ phù hợp giữa DT và PT dựa
trên biểu đồ Bland-Altman: Giá trị của DT và PT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 79
phân bố tập trung dọc theo đường bằng nhau
chứng tỏ sự phù hợp cao của hai nhãn áp kế.
Vì độ chênh lệch có phân phối bình thường
nên 95% giá trị độ chênh lệch d nằm trong giới
hạn từ -5,04 đến 2,64mmHg, giới hạn này nhỏ
hơn so với độ chênh lệch có thể chấp nhận
±5,0mmHg. Do đó, nhãn áp kế Diaton có thể
dùng để tầm soát và theo dõi bệnh nhi có tăng
nhãn áp.
Các nguyên nhân có thể góp phần dẫn đến
sai số trong hoạt động của nhãn áp kế đo qua mi
bao gồm:
Sự dẫn truyền lực từ bề mặt mi đến tiền
phòng không giống nhau do sự thay đổi về
mô đàn hồi, hình thái và thành phần cấu tạo
của mắt.
Hướng nhìn của bệnh nhân, vị trí không
thẳng đứng của nhãn áp kế, vị trí đặt đầu đo
trên mi thay đổi.
Giải phẫu và cấu tạo của mi mắt khác nhau.
Độ đàn hồi của củng mạc khác nhau phụ
thuộc vào bản chất của nó và vị trí so với rìa
giác mạc.
Độ dày trung tâm giác mạc. Toker và cộng
sự(3). cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của độ
dày trung tâm giác mạc lên giá trị đo bằng nhãn
áp kế Diaton.
Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nhãn áp kế
Diaton. Tuy nhiên các nghiên cứu được thực
hiện trên mắt người trưởng thành đều cho thấy
có những triển vọng khả quan về nhãn áp kế đo
qua mi này. Nghiên cứu của Shaun Maria
Dacosta và cộng sự(2) thực hiện so sánh nhãn áp
kế Diaton và nhãn áp kế không tiếp xúc trên 100
mắt người Ấn Độ bình thường, kết quả cho thấy
nhãn áp kế Diaton có độ phù hợp rất cao với
nhãn áp kế không tiếp xúc. Do đó, Shaun Maria
Dacosta kết luận nhãn áp kế Diaton có thể có ích
trong thăm khám bệnh nhân thường quy nhất là
các trường hợp mới phẫu thuật khúc xạ hoặc có
bệnh lý giác mạc. Nghiên cứu của Mustafa Ilker
Toker và cộng sự(3) thực hiện đánh giá ảnh
hưởng của độ dày trung tâm giác mạc lên giá trị
đo bằng nhãn áp kế Diaton cho thấy nhãn áp kế
Diaton có mối tương quan trung bình với nhãn
áp kế Goldmann và có vẻ số đo của nhãn áp kế
Diaton bị ảnh hưởng bởi giác mạc mỏng.
Nghiên cứu của Yuehua Li và cộng sự (1) so sánh
nhãn áp kế Diaton và nhãn áp kế Goldmann khi
có hiệu chỉnh và không hiệu chỉnh theo độ dày
trung tâm giác mạc trên 212 mắt và đưa ra kết
luận không khuyến cáo sử dụng nhãn áp kế
Diaton thay thế nhãn áp kế Goldmann trong
chẩn đoán và theo dõi các trường hợp nhãn áp
bất thường, tuy nhiên, nhãn áp kế này có ích
trong việc tầm soát nhất là cho người trong độ
tuổi từ 20 đến 50 và cho người bình thường. Ở
Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Phương Thu và cộng sự(4) so sánh kết quả đo
của nhãn áp kế Diaton và nhãn áp kế Goldmann
trên 315 mắt người trưởng thành cho thấy với
ngưỡng chẩn đoán là 21 mmHg, nhãn áp kế
Diaton có độ nhạy và độ chuyên khá cao: độ
nhạy là 91,7% và độ chuyên là 89,3%, trong đó
72,1% giá trị đo được có sai số nằm trong
khoảng ±3mmHg so với nhãn áp kế Goldmann.
Do đó tác giả đã kiến nghị nhãn áp kế Diaton là
một công cụ tầm soát tốt nhãn áp.
KẾT LUẬN
Nhãn áp kế Diaton có thể dùng để thăm
khám và theo dõi trên mắt bệnh nhi đặc biệt đối
với trẻ trên 4 tuổi hoặc mắt không thể đo được
bằng nhãn áp kế tiếp xúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Li Y, Shi J, Duan X, Fan F (2010). "Transpalpebral measurement
of intraocular pressure using the Diaton tonometer versus
standard Goldmann applanation tonometry". Graefe's Archive for
Clinical and Experimental Ophthalmology, 248: 1765 – 1770.
2. Shaun MD, Babu R, Janakiraman P (2008)."Comparison of
Diaton Tonometry and Non Contact Tonometry in Indian
Subjects". AIOC 2008 Proceedings Glaucoma, Session II: 260 – 263.
3. Toker MI, et al. (2008)."Central corneal thickness and Diaton
transpalpebral tonometry ". Graefe's Archive for Clinical and
Experimental Ophthalmology, 246 (6): 881 – 889.
4. Trần Thị Phương Thu, Phan Thị Anh Thư (2011)."So sánh nhãn
áp kế đo qua mi Diaton và nhãn áp kế Goldmann". Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, 15 (1): 12 – 18.
5. Webb JA (2009)."Transpalpebral technique: Pen-like tonometer
designed to be patient-friendly ". Ophthalmology Times, 34 (20):
42 – 44.