Mục đích: bước đầu đánh giá tính hiệu quả và các tai biến, biến chứng của phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân
tạo tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 12 bệnh nhân được phẫu thuật đặt tinh
hoàn nhân tạo bằng Silicone đặc tại Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2008
đến tháng 8 năm 2009.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47 ± 19 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi, cao nhất là 83 tuổi. Các lý do
khiến bệnh nhân mong muốn đặt tinh hoàn nhân tạo bao gồm: 50% (n=6) sau cắt tinh hoàn do ung thư tiền liệt
tuyến giai đoạn muộn, 25% (n = 4) teo tinh hoàn do tinh hoàn ẩn, 8,3% (n = 1) tinh hoàn teo sau quai bị, 8,3%
(n = 1) tinh hoàn teo sau chấn thương và 8,3% (n = 1) tinh hoàn teo sau xoắn tinh hoàn. Các đặc điểm phẫu
thuật: 58,3% bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo 2 bên, 33,3% bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo bên
trái, 8,3% bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo bên phải. Sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều được xuất
viện sau 24 – 48 giờ. Không có bệnh nhân nào bị máu tụ hay nhiễm trùng. Có một bệnh nhân bị tống thoát tinh
hoàn nhân tạo qua vết mổ. Than phiền chủ yếu của bệnh nhân là về độ cứng của tinh hoàn. Ảnh hưởng của phẫu
thuật với đời sống tình dục không đáng kể. Tỉ lệ bệnh nhân hài lòng sau phẫu thuật là 75%.
Kết luận: Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo bằng silicone đặc cho thấy có thể mang lại sự hài lòng cho
bệnh nhân.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 179
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
PHẪU THUẬT ĐẶT TINH HOÀN NHÂN TẠO
Phó Minh Tín, Phạm Nam Việt, Từ Thành Trí Dũng*
TÓM TẮT
Mục đích: bước đầu đánh giá tính hiệu quả và các tai biến, biến chứng của phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân
tạo tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 12 bệnh nhân được phẫu thuật đặt tinh
hoàn nhân tạo bằng Silicone đặc tại Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2008
đến tháng 8 năm 2009.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 47 ± 19 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi, cao nhất là 83 tuổi. Các lý do
khiến bệnh nhân mong muốn đặt tinh hoàn nhân tạo bao gồm: 50% (n=6) sau cắt tinh hoàn do ung thư tiền liệt
tuyến giai đoạn muộn, 25% (n = 4) teo tinh hoàn do tinh hoàn ẩn, 8,3% (n = 1) tinh hoàn teo sau quai bị, 8,3%
(n = 1) tinh hoàn teo sau chấn thương và 8,3% (n = 1) tinh hoàn teo sau xoắn tinh hoàn. Các đặc điểm phẫu
thuật: 58,3% bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo 2 bên, 33,3% bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo bên
trái, 8,3% bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo bên phải. Sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều được xuất
viện sau 24 – 48 giờ. Không có bệnh nhân nào bị máu tụ hay nhiễm trùng. Có một bệnh nhân bị tống thoát tinh
hoàn nhân tạo qua vết mổ. Than phiền chủ yếu của bệnh nhân là về độ cứng của tinh hoàn. Ảnh hưởng của phẫu
thuật với đời sống tình dục không đáng kể. Tỉ lệ bệnh nhân hài lòng sau phẫu thuật là 75%.
Kết luận: Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo bằng silicone đặc cho thấy có thể mang lại sự hài lòng cho
bệnh nhân.
Từ khóa: tinh hoàn nhân tạo.
ABSTRACT
SHORT-TERM OUTCOME OF TESTICULAR IMPLANTS
Pho Minh Tin, Pham Nam Viet, Tu Thanh Tri Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 179 - 183
Objective: to assess the safety and satisfaction of testicular implants.
Material and methods: we prospectively evaluated 12 patients who had undergone testicular implants
with other reasons from October 2008 to August 2009. The research covered two main areas. First was the
complication of surgery and second was their satisfaction with the size, position, feel, shape, the effect of surgery
on sex life and overall comfort.
Results: the mean age of patient was 47 ± 19 years old. Reasons for placement are: 50% CaP, 25%
undescended testis, 16.7% trauma, 16.7% torsion, 16.7% orchitis. After surgery, all of patients were discharged
by 24 to 48 hours post-operatively. There was no patient had hematoma or infection. Only one patient had wound
extrusion. 75% patients were happy with their implant and the most of the dissatisfaction was ascribable to failed
expectations with crustiness. The effect of surgery on sex life was inappreciable.
Conclusions: solid silicone testicle seems to be a suitable tool for patients.
Key words: testicular implants
∗ Phân môn Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phó Minh Tín ĐT: 0982070836 Email: phominh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 180
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tinh hoàn là môt cơ quan quý phái của nam
giới, chức năng chính của tinh hoàn là tiết ra
testosterone giúp duy trì các đặc tính sinh dục
nam và sản xuất ra tinh trùng để duy trì chức
năng sinh sản.
Theo quan niệm của nhiều nước trên thế giới
“Sự hiện diện của tinh hoàn trong bìu” là biểu
hiện của một người đàn ông can đảm và mạnh
mẽ(2). Ở những bệnh nhân bị cắt tinh hoàn do
bệnh lý, chấn thương hoặc không có tinh hoàn
bẩm sinh có thể gây ra những rối loạn tâm lý,
đặc biệt ở người trẻ tuổi. Những bệnh nhân này
thường có những mối mặc cảm về bản thân
trong giao tiếp xã hội.
Hiện nay chỉ định đặt tinh hoàn nhân tạo
được chỉ định rộng rãi trên những bệnh nhân
chỉ có một tinh hoàn hoặc không có tinh hoàn
nào trong bìu vì nhiều lý do như: bẩm sinh, tinh
hoàn bị teo, phẫu thuật cắt bỏ một tinh hoàn (do
hoại tử, do chấn thương, do viêm mủ, do xoắn,
tinh hoàn ẩn, ung thư), hoặc trên một số bệnh
nhân bị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn muộn
phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn(3).
Lợi ích chính của tinh hoàn nhân tạo là
chức năng thẩm mỹ, giúp phục hồi hình dáng
bình thường của bìu và tinh hoàn. Lợi ích khác
là sự có mặt của tinh hoàn nhân tạo giúp cải
thiện tình trạng tâm lý - xã hội và tình dục của
bệnh nhân giúp bệnh nhân tự tin hơn trong
giao tiếp xã hội, do đó phẫu thuật đặt tinh
hoàn nhân tạo trên những bệnh nhân này là
cần thiết. Nghiên cứu này nhằm bước đầu
đánh giá tính hiệu quả và các tai biến, biến
chứng của phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo
tại bệnh viện Đại học Y Dược.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu 12 bệnh nhân được
phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo tại Bệnh viện
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009.
Tiêu chuẩn nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân không có sự hiện
diện của tinh hoàn trong bìu do những bệnh lý
khác nhau đồng ý tham gia phẫu thuật một cách
tự nguyện.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang nhiễm trùng ở bìu hoặc
nhiễm trùng vị trí khác của cơ thể.
- Đái tháo đường chưa được kiểm soát.
- Chấn thương tâm lý nặng.
Quy trình phẫu thuật
- Trước mổ chúng tôi khám lâm sàng đánh
giá độ lớn của bìu, đo kích thước tinh hoàn 2 bên
bằng thước đo Prader để lựa chọn kích thước
tinh hoàn nhân tạo. Đánh giá tình trạng vết mổ
cũ ở bẹn bìu để chọn đường mổ.
- Sau khi vô cảm bằng mặt nạ thanh quản
hoặc gây tê tủy sống, trong mổ chúng tôi đánh
giá lại đường mổ, chọn kích thước tinh hoàn
nhân tạo phù hợp.
- Sau mổ chúng tôi đánh giá các tai biến và
biến chứng của phẫu thuật như nhiễm trùng và
tụ máu.
- Tiêu chuẩn ra viện: không đau vết mổ
nhiều, bìu không tụ máu và không nhiễm trùng.
Tất cả bệnh nhân sau mổ đều được tái khám
sau 1 tháng chúng tôi đánh giá lại:
- Tình trạng nhiễm trùng.
- Sự thỏa mãn của bệnh nhân về hình thể
bên ngoài của tinh hoàn nhân tạo về kích thước,
hình dạng, độ cứng và vị trí bìu.
- Ảnh hưởng với đời sống tình dục sau phẫu
thuật như đau tinh hoàn khi quan hệ và rối loạn
cương.
- Đánh giá chung của bệnh nhân về cuộc
phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 181
KẾT QUẢ
Các yếu tố xã hội liên quan đến bệnh nhân.
Trong 12 bệnh nhân tuổi trung bình là 47 ±
19 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi, cao nhất là 83 tuổi.
75% bệnh nhân sống ở thành thị, 25% bệnh nhân
sống ở nông thôn. 83,3% bệnh nhân đã lập gia
đình, 16,7% bệnh nhân còn độc thân.
Đặc điểm của bệnh nhân
Các lý do khiến bệnh nhân mong muốn đặt
tinh hoàn nhân tạo bao gồm: 50% sau cắt tinh
hoàn do ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn muộn,
25% teo tinh hoàn do tinh hoàn ẩn, 8,3% tinh
hoàn teo sau quai bị, 8,3% tinh hoàn teo sau
chấn thương và 8,3% tinh hoàn teo sau xoắn tinh
hoàn. Có 8,3% bệnh nhân có bên bìu đặt tinh
hoàn nhân tạo nhỏ, không có bệnh nhân nào có
vết mổ cũ ở bẹn hoặc bìu.
Đặc điểm phẫu thuật
Vị trí phẫu thuật: 58,3% bệnh nhân đặt tinh
hoàn nhân tạo 2 bên, 33,3% đặt tinh hoàn nhân
tạo bên trái, 8,3% đặt tinh hoàn nhân tạo bên
phải.
Kích thước tinh hoàn nhân tạo: 58,3% bệnh
nhân đặt tinh hoàn nhân tạo kích thước nhỏ
(19 x 25mm), 33,3% bệnh nhân đặt tinh hoàn
nhân tạo kích thước lớn (25 x 35mm), 8,3%
bệnh nhân đặt tinh hoàn nhân tạo kích thước
trung bình (21 x 30mm).
Đường mổ: 58,3% đường bìu, 41,7% đường
bẹn. Không có bệnh nhân nào có sẹo mổ cũ ở
bẹn hay bìu.
Tai biến và biến chứng của phẫu thuật: tất cả
bệnh nhân đều được xuất viện sau 24 – 48 giờ.
Không có bệnh nhân nào bị máu tụ hay nhiễm
trùng. Có một bệnh nhân quay lại tái khám sau 2
tuần vì bị tống thoát tinh hoàn qua vết mổ phải
lấy bỏ tinh hoàn nhân tạo.
Đặc điểm sau phẫu thuật
Sự thỏa mãn của bệnh nhân về hình thể
bên ngoài của tinh hoàn nhân tạo được mô tả
trong bảng 1.
Bảng 1: Đánh giá của bệnh nhân về các đặc điểm của
tinh hoàn nhân tạo
Đặc điểm Sự thỏa mãn Tỉ lệ
Kích thước Vừa
Nhỏ
Lớn
83,3%
8,3%
8,3%
Độ cứng Vừa
Mềm
Cứng
50%
16,7%
33,3%
Hình dạng Vừa
Không vừa
91,7%
8,3%
Vị trí bìu Hài lòng
Không hài lòng
91,7%
8,3%
Ảnh hưởng của phẫu thuật với đời sống tình
dục: 50% bệnh nhân không có quan hệ tình dục
sau phẫu thuật nên không đánh giá được ảnh
hưởng với đời sống tình dục. 16,7% bệnh nhân
cho thấy có đau bìu thoáng qua khi quan hệ tình
dục, không có bệnh nhân nào bị rối loạn cương.
Đánh giá chung của bệnh nhân về phẫu
thuật tạo được mô tả trong bảng 2.
Bảng 2: Đánh giá chung của bệnh nhân về phẫu
thuật
Mức độ Tỉ lệ
Tuyệt vời
Tốt
Trung bình
Kém
Rất kém
16,7%
58,3%
16,7%
8,3%
0%
BÀN LUẬN
Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo với vật
liệu là Vitallium được Girsdansky và Newman
thực hiện lần đầu tiên vào năm 1941 trên một
bệnh nhân nam 27 tuổi do có biểu hiện trầm cảm
quá mức sau khi bị mất tinh hoàn do chấn
thương(4). Từ đó nhiều vật liệu như Lucite, thủy
tinh, Gelfoam, Dacron và Polyethylene đã được
sử dụng để làm tinh hoàn nhân tạo. Tinh hoàn
nhân tạo lý tưởng là tinh hoàn phù hợp về hình
dáng, kích thước, độ nặng và tính kiên định như
là tinh hoàn bình thường. Vật liệu để làm tinh
hoàn nhân tạo thường là những chất trơ về mặt
sinh hóa, ít phản ứng mô và không phải là chất
sinh ung thư. Về mặt lâm sàng, những chất này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 182
phải dễ dàng tiệt khuẩn và không thay đổi về
kích thước và hình dạng theo thời gian.
Hiện nay tinh hoàn nhân tạo bằng Silicone
đặc, bằng Silicone có chứa gel hoặc bằng Silicone
có chứa túi nước sinh lý bên trong với nhiều
kích cỡ khác nhau được ưa chuộng và sử dụng
rộng rãi hơn do có các đặc tính gần với tinh
hoàn bình thường hơn. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng tinh hoàn nhân tạo bằng
Silicone đặc với 3 kích thước khác nhau vì giá
thành dễ chấp nhận hơn so với tinh hoàn nhân
tạo bằng Silicone có chứa túi nước sinh lý bên
trong hoặc bằng Silicone có chứa gel.
Về kỹ thuật mổ, lựa chọn đường mổ bẹn
hoặc bìu tùy theo đánh giá của phẫu thuật viên
và tùy theo bệnh nguyên của bệnh nhân, tinh
hoàn nhân tạo có thể được đặt ngoài bao trắng
hoặc trong bao trắng của tinh hoàn. Theo
Merrill(8), đối với những trường hợp sau cắt tinh
hoàn do ung thư tiền liệt tuyến nên chọn đường
mổ ngã bìu để vừa cắt tinh hoàn dưới vỏ vừa
đặt tinh hoàn nhân tạo vào trong bao trắng.
Những trường hợp ung thư tinh hoàn, tinh hoàn
ẩn hoặc tinh hoàn teo do các nguyên nhân khác
nhau thì nên chọn đường mổ ngả bẹn và tinh
hoàn nhân tạo được đặt ngoài bao trắng. Ưu
điểm của đường mổ ngả bẹn là nhanh và thẩm
mỹ hơn so với đường mổ bìu, ngoài ra đường
mổ bìu còn có nhược điểm là khó di động tinh
hoàn nhân tạo để cố định, tăng nguy cơ tụ máu
và dễ hở vết thương gây tống thoát tinh hoàn
nhân tạo(9). Đối với những trường hợp cắt tinh
hoàn do ung thư tiền liệt tuyến chúng tôi đều
chọn đường mổ ngã bìu để vừa cắt tinh hoàn
dưới vỏ vừa đặt tinh hoàn nhân tạo vào trong
bao trắng. Trường hợp bị tống thoát tinh hoàn
nhân tạo qua vết mổ trong nghiên cứu này là
bệnh nhân được chọn đường mổ bìu và đặt tinh
hoàn nhân tạo ngoài bao trắng tinh hoàn. Trong
trường hợp bìu nhỏ thì có hai phương pháp
được chọn lựa, thứ nhất là đặt tinh hoàn nhân
tạo kích thước nhỏ nhất và từ từ thay thế bằng
các kích thước lớn dần trong một thời gian nhất
định. Tuy nhiên phương pháp này ít được chọn
vì bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật nhiều lần
và chi phí tương đối cao. Phương phát thứ hai là
dùng kỹ thuật mở rộng bìu được mô tả bởi
Lattimer(6). Chúng tôi có một trường hợp bìu
nhỏ, chúng tôi chọn đặt tinh hoàn nhântạo kích
thước nhỏ nhất vì tinh hoàn bên đối diện tương
đối nhỏ.
Các biến chứng của tinh hoàn nhận tạo bao
gồm: nhiễm trùng, máu tụ, đau và quan trọng
nhất là sự tống thoát tinh hoàn nhân tạo qua vết
mổ. Gordon là người mô tả đầu tiên về biến
chứng tống thoát tinh hoàn nhân tạo qua vết mổ
của một bệnh nhân sau 2 năm phẫu thuật(5). Trên
tinh hoàn nhân tạo thường có lớp Dacron dùng
để cố định tinh hoàn vào bìu. Tác giả nhận thấy
rằng nguyên nhân của sự tống thoát này là do
lớp Dacron ăn mòn da từ từ gây ra sự tống thoát
tinh hoàn, từ đó các tinh hoàn nhân tạo sau này
được thiết kế lớp Dacron chìm phía bên trong
tinh hoàn nhân tạo. Tuy vậy nhưng biến chứng
này cũng có thể xảy ra. Marsall(7) nghiên cứu
trên 448 trường hợp đặt tinh hoàn nhân tạo cho
thấy tỉ lệ biến chứng tống thoát tinh hoàn nhân
tạo khoảng 4,1%. Các biến chứng khác bao gồm:
đau bìu thoáng qua là 4,2%, đau bìu kéo dài
3,2%, nhiễm trùng 1% và máu tụ là 0,8%. Trong
nghiên cứu này có một bệnh nhân bị biến chứng
tống thoát tinh hoàn nhân tạo, 16,7% trường hợp
đau bìu thoáng qua, không có trường hợp nào bị
nhiễm trùng hoặc tụ máu.
Đánh giá về hình thể ngoài của tinh hoàn
nhân tạo, nghiên cứu của Adshead trên những
bệnh nhân được đặt tinh hoàn nhân tạo bằng
silicone có chứa gel bên trong thì trong bốn yếu
tố: kích thước, hình dáng, độ nặng và vị trí của
bìu thì sự không hài lòng của bệnh nhân tập
trung chủ yếu vào hình dáng tinh hoàn nhân tạo
và vị trí của bìu(1). Trong nghiên cứu của chúng
tôi, đa phần than phiền là tinh hoàn nhân tạo
hơi cứng so với tinh hoàn tự nhiên. Về đánh giá
chung của cuộc phẫu thuật thì cũng chính trong
nghiên cứu của Adshead cũng cho thấy 73%
bệnh nhân trả hài lòng với cuộc phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 183
KẾT LUẬN
Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo bằng
Silicone đặc bước đầu cho thấy có thể mang lại
sự hài lòng cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adshead J, Khoubehi B, Wood J and Rustin G (2001).
Testicular implant and patient satisfactory: a questionaire -
based study of men after orchidectomy for testicular cancer.
BJU international 88: 559 - 562.
2. Basten JP, Jonker-Pool G, Van Driel MF (1996). Fantasies and
facts of the testes. Br J Urol, 78: 756 - 62.
3. Bukowski T (2002). Testicular Prostheses. Urologic
prostheses, Chapter 8: 154 - 167.
4. Girsdansky J, Newman HF (1941). Use of a vitallium
testicular implant. Am J Surg: 53: 514.
5. Gordon JA, Schwartz BB (1941). Delayed extrusion of
testicular prosthesis. Urology, 14(1): 59 - 60.
6. Lattimer JK, Stalnecker MC (1989). Tissue expansion of
underdeveloped scrotum to accommodate large testicular
prosthesis. A technique. Urology, 33(1): 6 - 9.
7. Marshall S (1986). Potential problems with testicular
prostheses. Urology, 28(5): 388 - 390.
8. Merrill DC (1991). Intracapsular testicular prosthesis.
Urology, 37(1): 78 - 79.
9. Solomon AA (1972). Testicular prosthesis: a new insertion
operation. J Urol, 108(3): 436 – 43.