Mở đầu: Tụy là tạng nằm sâu trong ổ bụng và được bảo vệ ở trên và xung quanh bởi các cung sườn, phía
sau bởi cột sống, phía trước bởi các tạng trong ổ bụng như gan, dạ dày, ruột và thành bụng trước. Do vậy tụy
khó và ít bị tổn thương trong chấn thương và vết thương bụng. Nên khi tụy bị tổn thương thường nặng do chấn
thương rất mạnh và có nhiều tạng tổn thương phối hợp. Đây là phẫu thuật khó đòi hỏi phẫu thuật viên rất nhiều
kinh nghiệm dễ tai biến và biến chứng trong và sau mổ.
Mục tiêu: nhận xét kết quả bước đầu điều trị vỡ tụy do chấn thương.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp vỡ tụy được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh Viện Đa
Khoa Sài Gòn từ 1 / 1 / 2003 đến 31 / 12 / 2012.
Kết quả: Trong 10 năm chúng tôi thu thập được 77 hồ sơ bao gồm cả chấn thương và vết thương tụy
Kết luận: Chấn thương tụy tương đối hiếm gặp, thường phối hợp nhiều loại tổn thương bụng khác hoặc
trong bệnh cảnh đa chấn thương. Chẩn đoán chấn thương tụy trước mổ khó chủ yếu đựa vào siêu âm và CT
scan. Xử trí chấn thương tụy tùy đánh giá phân loại khi mổ góp phần làm giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vỡ tụy do chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 91
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VỠ TỤY DO CHẤN THƯƠNG
Nguyễn Hoàng Linh*, Mai Thanh Thúy*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tụy là tạng nằm sâu trong ổ bụng và được bảo vệ ở trên và xung quanh bởi các cung sườn, phía
sau bởi cột sống, phía trước bởi các tạng trong ổ bụng như gan, dạ dày, ruột và thành bụng trước. Do vậy tụy
khó và ít bị tổn thương trong chấn thương và vết thương bụng. Nên khi tụy bị tổn thương thường nặng do chấn
thương rất mạnh và có nhiều tạng tổn thương phối hợp. Đây là phẫu thuật khó đòi hỏi phẫu thuật viên rất nhiều
kinh nghiệm dễ tai biến và biến chứng trong và sau mổ.
Mục tiêu: nhận xét kết quả bước đầu điều trị vỡ tụy do chấn thương.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp vỡ tụy được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh Viện Đa
Khoa Sài Gòn từ 1 / 1 / 2003 đến 31 / 12 / 2012.
Kết quả: Trong 10 năm chúng tôi thu thập được 77 hồ sơ bao gồm cả chấn thương và vết thương tụy
Kết luận: Chấn thương tụy tương đối hiếm gặp, thường phối hợp nhiều loại tổn thương bụng khác hoặc
trong bệnh cảnh đa chấn thương. Chẩn đoán chấn thương tụy trước mổ khó chủ yếu đựa vào siêu âm và CT
scan. Xử trí chấn thương tụy tùy đánh giá phân loại khi mổ góp phần làm giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong.
Từ khóa: Phẫu thuật Whipple, viêm tụy cấp.
ABSTRACT
EVALUATION OF TREATMENT RESULTS PANCREATIC INJURY
Nguyen Hoang Linh, Mai Thanh Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 91 ‐ 95
Background: The pancreas is the organ located deep in the abdomen and protected on and around by the
supply side, the rear by spine forward by the abdominal organs such as the liver, stomach, intestine and
abdominal wall before. So difficult and less pancreatic injury in trauma and abdominal injuries. So when severe
pancreatic injury due to trauma usually very strong and can coordinate multiple organ damage. This is a
difficult surgery requires a surgeon experienced because may be some complications during and after surgery
Objective: To review the initial results of treatment breaks due to pancreatic injury.
Methods: Retrospective study of cases diagnosed pancreatic rupture and treatment in Saigon Hospital from
1/1/2003 at 31/12/2012.
Results: In 10 years we collected 77 documents including pancreatic injury and wound
Conclusion: Pancreatic Injuries relatively rare, often coordinating many different types of abdominal
injury or illness polytrauma. Diagnosis of pancreatic injury before surgery is difficult mainly based on
ultrasound and CT scan. Management of pancreatic injury depends evaluations contribute.
Key words: Whippel procedure, acute pancreatitis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tụy là tạng nằm sâu trong ổ bụng và được
bảo vệ ở trên và xung quanh bởi các cung sườn,
phía sau bởi cột sống, phía trước bởi các tạng
trong ổ bụng như gan, dạ dày, ruột và thành
* Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Nguyễn Hoàng Linh ĐT: 0903913925 Email: linhnguyen1967@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 92
bụng trước. Do vậy tụy khó và ít bị tổn thương
trong chấn thương và vết thương bụng. Nên khi
tụy bị tổn thương thường nặng do chấn thương
rất mạnh và có nhiều tạng tổn thương phối hợp.
Chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn và
điều trị loại chấn thương này còn nhiều tranh
luận.
Chấn thương vỡ tụy thường kèm các tổn
thương tạng khác nên việc xử trí phải toàn diện.
Đây là phẫu thuật khó đòi hỏi phẫu thuật
viên rất nhiều kinh nghiệm vì dễ tai biến và biến
chứng trong và sau mổ.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn gặp một số
trường hợp và điều trị thành công
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục
tiêu: nhận xét kết quả bước đầu điều trị vỡ tụy do
chấn thương.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu, mẫu
Các trường hợp vỡ tụy được chẩn đoán và
điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Sài Gòn từ
1/1/2003 đến 31/12/2012.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu hồ sơ bệnh án, thu thập, tổng kết,
nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel.
Dùng toán thống kê, phần mềm SPSS 17 for
windows để xử lý các dữ liệu. Dùng phép kiểm
X2 và T Test để kiểm định.
KẾT QUẢ
Trong 10 năm chúng tôi thu thập được 77 hồ
sơ bao gồm cả chấn thương và vết thương tụy.
Trong đó:
Tuổi‐Giới
Tuổi trẻ nhất 18, lớn nhất 47.
Nam 56 bệnh nhân, nữ 21 bệnh nhân.
Tỷ lệ nam/nữ = 8/3 (p<0,01).
Nguyên nhân chấn thương
Nguyên nhân Số BN Tỷ lệ %
Tai nạn lao động 49 63,6
Tai nạn giao thông 21 27,3
Tai nạn sinh hoạt 7 9,1
Nguyên nhân Số BN Tỷ lệ %
Tổng cộng 77 100
Thời gian phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi từ khi nhập
viện đến khi phẫu thuật nhanh nhất sau 1 giờ,
có 14 trường hợp (18,2%) được phẫu thuật sau 3
ngày điều trị.
Thăm khám lâm sàng
HA tối đa Số BN Tỷ lệ %
80-90 mmHg 14 18,2
90-100 mmHg 21 27,3
>100 mmHg 42 54,5
Tổng cộng 77 100
Triệu chứng lâm sàng
Lâm sàng Số BN Tỷ lệ %
Niêm nhợt 35 45,5
Đau bụng 77 100
Co cứng 14 18,2
Phản ứng 56 72,7
Cảm ứng 14 18,2
Thương tổn phối hợp
Thương tổn phối hợp Số ca Tỷ lệ %
Vỡ gan hạ phân thùy IV 14 18,2
Vỡ gan, rách thanh mạc dạ dày 14 18,2
Vỡ lách 21 27,3
Cận lâm sàng
Công thức máu: trong số 49 bệnh nhân có vỡ
gan, lách kèm theo Hct< 30%, phải truyền từ 2‐4
đơn vị máu cùng nhóm.
Sinh hóa: men Amylase và Lipase tăng trong
42 bệnh nhân (54,5%).
Siêu âm được thực hiện tất cả các trường
hợp ghi nhận 35 ca (45,5%) có tổn thương tụy.
CT scan được thực hiện trong 63 ca (81,8%)
ghi nhận có tổn thương tụy.
Tổn thương trong mổ
Độ I (theo Lucas) ghi nhận 21 ca (27,3%), độ
II có 56 ca (72,7%).
Xử trí trong mổ
Độ Phẫu thuật Số BN Tỷ lệ %
I Cầm máu, dẫn lưu HCMN 21 27,3
II
Nối tụy ống tiêu hóa 14 18,2
Cắt đuôi tụy và lách 42 54,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 93
Kết quả phẫu thuật và thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện ngắn nhất là 10 ngày:
14 trường hợp (18,2%). Dài nhất là > 30 ngày: 7
ca (9,1%).
Có 21 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ
(27,3%).
Ghi nhận 14 trường hợp (18,2%) dò tụy sau
thành nang giả tụy.
Hình 1: Chấn thương vỡ đứt đôi tụy Hình 2: Chấn thương vở tụy kèm vỡ lách
Hình 3: Chấn thương vỡ tụy kèm tổn thương và tụ máu trong gan
Hình 4: Chấn thương vở tụy xuất huyết nội
Hình 5: Chấn thương vở tụy kèm vở gan, rách thanh mạc dạ dày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 94
Hình 6: Chấn thương vở đứt đôi tụy
BÀN LUẬN
Trong khoảng thời gian 10 năm, chúng tôi
đã thực hiện được 77 ca phẫu thuật chấn thương
tụy với kết quả như trên, từ đó chúng tôi rút ra
một số nhận xét sau:
Tuổi ‐ Giới
Tất cả bệnh nhân đều ở tuổi lao động. Trẻ
nhất 18 tuổi, lớn nhất 47 tuổi. Cũng như các
chấn thương khác bệnh gặp ở nam nhiều hơn
nữ. Có 56 bệnh nhân nam, trong khi đó chỉ có 21
bệnh nhân là nữ. Theo thống kê của Tôn Thất
Bách(9) trên 40 bệnh nhân tỷ lệ này là 26/14, của
Nguyễn Phi Ngọ(7) trên 12 bệnh nhân tỷ lệ này là
12/0.
Nguyên nhân chấn thương
Nguyên nhân tai nạn ở nghiên cứu của
chúng tôi chủ yếu do tai nạn lao động 49 bệnh
nhân trong đó có 28 bệnh nhân do ngã dàn giáo,
14 bệnh nhân bị tấm bê tông đè vào người cho
thấy sự gia tăng của tai nạn trong xây dựng
cũng như sự thiếu phương tiện bảo hộ lao
động(6,7,8,9,10).
Có 21 bệnh nhân bị tai nạn giao thông
(27,3%) cả 21 bệnh nhân này có thương tổn đứt
đôi tụy điều này cảnh báo tốc độ các phương
tiện giao thông cũng gần như đồng nghĩa với sự
trầm trọng của các chấn thương(4).
Thời gian trước mổ
Thời gian từ khi tai nạn đến khi phẫu thuật
nhanh nhất sau 1 giờ và chậm nhất sau 3 ngày.
Bệnh nhân được mổ sớm do kèm vỡ lách có dấu
xuất huyết nội choáng mất máu cấp. Bệnh nhân
mổ muộn nhất sau 3 ngày nhập viện là bệnh
nhân vào viện không có biểu hiện co cứng hay
phản ứng thành bụng, không có dấu hiệu mất
máu, chỉ có cảm ứng phúc mạc nhẹ nữa bụng
trái, được theo dõi và siêu âm kiểm tra nhiều lần
thấy được thương tổn tụy trên siêu âm. Theo các
tác giả chấn thương tụy đơn độc thường khó
chẩn đoán và đuợc điều trị muộn(1,3).
Thăm khám lâm sàng
Huyết áp lúc vào: có 14 bệnh nhân huyết áp
tụt (<80 mmHg) các bệnh nhân khác huyết áp
đều trên 90 mmHg.
Biểu hiện lâm sàng: dấu hiệu đau bụng có ở
tất cả các bệnh nhân, 56 bệnh nhân có phản ứng
thành bụng. 14 bệnh nhân không có co cứng và
phản ứng thành bụng, chỉ có cảm ứng nhẹ nữa
bụng bên trái và được mổ sau 3 ngày theo dõi và
siêu âm kiểm tra(7).
Cận lâm sàng
Xét nghiệm công thức máu: trong số 49 bệnh
nhân có vỡ gan, lách kèm theo có Hct< 30% phải
truyền từ 2‐4 đơn vị máu.
Xét nghiệm sinh hóa
Men Amylase và Lipase tăng trong 42 bệnh
nhân (54,5%), 35 trường hợp trong giới hạn bình
thường. Một số tác giả có đề cập đến vai trò của
xét nghiệm Amylase trong máu trước mổ,
nhưng xét nghiệm này chỉ có giá trị sau chấn
thương ít nhất 3 giờ, không đặc hiệu và chỉ có
giá trị nghi ngờ chấn thương tụy mà không có
giá trị chẩn đoán xác định(2).
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm và CT scan là các thăm khám hình
ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán chấn thương
tụy, đặc biệt là CT scan vì siêu âm khó thăm
khám tụy trong trường hợp bụng chướng hơi.
Siêu âm ghi nhận chấn thương tụy trong 35 ca,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 95
còn CT scan xác định đuợc 63 ca. Tất cả các
trường hợp đều có dịch ổ bụng.
Chẩn đoán trước mổ
Chẩn đoán chấn thương tụy trước mổ rất
khó do bị che lấp trong bệnh cảnh của chấn
thương bụng kín hoặc đa chấn thương. Hầu hết
chỉ định mổ là do chảy máu trong ổ bụng hoặc
nghi ngờ chấn thương bụng kín(9,10).
Tổn thương trong mổ
Chúng tôi ghi nhận theo phân loại Lucas: 21
bệnh nhân độ I tụ máu đụng dập hoặc rách bao
tụy, 56 bệnh nhân độ II chấn thương là đứt, rách
ống tụy chính ở thân hoặc đuôi tụy.
Tổn thương phối hợp gặp chủ yếu là vỡ
gan và lách kèm theo. Điều này dẫn đến sự
phức tạp trong xứ trí khi có chấn thương tụy
vì tụy là tạng nằm sâu nên để gây chấn thương
tụy thì nguyên nhân gây chấn thương phải đi
qua nhiều tạng khác(8,9).
Xử trí chấn thương tụy trong mổ
Tất cả bệnh nhân được đánh giá trong mổ là
tổn thương độ I đều được xử trí cầm máu và
dẫn lưu hậu cung mạc nối.
14 bệnh nhân đuợc nối tụy‐ hỗng tràng theo
kiểu Roux‐en‐Y.
42 bệnh nhân được cắt lách và đuôi tụy.
Kết quả phẫu thuật‐Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện ngắn nhất là 10 ngày,
dài nhất 36 ngày.
14 bệnh nhân dò tụy sau thành nang giả tụy
dù có sử dụng Sandostatin nhưng cũng không
thấy hiệu quả.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu với số lượng bệnh nhân
chưa nhiều nên chúng tôi đưa ra một số nhận
xét ban đầu về chấn thương tụy:
Chấn thương tụy tương đối hiếm gặp,
thường phối hợp nhiều loại tổn thương bụng
khác hoặc trong bệnh cảnh đa chấn thương.
Chẩn đoán chấn thương tụy trước mổ khó
chủ yếu đựa vào siêu âm và CT scan.
Xử trí chấn thương tụy tùy đánh giá phân
loại khi mổ góp phần làm giảm các biến chứng
và tỷ lệ tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. di Martino C et al (1992). Duodenopancreatectomy for
traumatic ruptureof the pancreas. INT J SURG SCI, vol 6:
p126‐131.
2. Edis S.J (2001). Carcinoma of pancreas. Oncology journal,
vol 27: p.104‐110.
3. Hồ Nam (1998). Kết quả mổ tích cực các ung thư tá tràng và
đường mật thấp bằng phẫu thuật Whippel cải tiến tại Bệnh
viện Bình Dân 1980‐1995. Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 9.
phụ bản số 1. tr. 111‐114.
4. Jurkovich GJ (1996), “Injury to the duodenum and
pancreas”, Trauma, Appleton & Lange, London, 3th ed, pp:
573‐592.
5. Maingoty (2003). Pancreas Trauma. Vol.4, 11th edition, p
773‐776. McGraw‐ Hill, Inc., International edition, New
York. Schwartz S.I.,(1999) Principles of Surgery, Trauma,
McGrawHill‐USA, pp155‐222.
6. Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Minh Hải (2004). So sánh
nối tụy‐dạ dày và tụy‐hỗng tràng trong phẫu thuật cắt bỏ
khối tá tụy. Hội nghị khoa học Bệnh viện Bình Dân lần thứ
11. Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập 9. phụ bản số 4. tr. 126‐128.
7. Nguyễn Phi Ngọ (2003). Đứt rời tụy tạng tại eo tụy tại Bệnh
viện Lê Lợi Vũng Tảu 1999‐2003. Hội nghị ngoại khoa tòan
quốc lần thứ 11. Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 6. phụ bản số
1. tr. 63‐65.
8. Tạ Kim Sơn, Phùng Ngọc Tuấn (2001). Nhận xét chấn
thương tá tụy trong 4 năm 1996‐2000 tại Bệnh viện Phú
Thọ. Hội nghị ngoại khoa tòan quốc lần thứ 12. Y học Tp.
Hồ Chí Minh, tập 2 phụ bản số 1. tr. 78‐80.
9. Tôn Thất Bách và cs (1998). Nhận xét chấn thương tá tụy
trong 6 năm 1993‐1998 tại Bệnh viện Việt Đức. Hội nghị
ngoại khoa tòan quốc lần thứ 11. Y học Tp. Hồ Chí Minh,
tập 3. phụ bản số 2. tr. 65‐67.
10. Văn Tần và cs (2005). Kết quả phẫu thuật Whippel cải tiến.
Hội nghị khoa học Bệnh viện Bình Dân lần thứ 11. Y học
Tp. Hồ Chí Minh, tập 1 phụ bản số 1. tr. 34‐36.
Ngày nhận bài 20/08/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 29/08/2013.
Ngày bài báo được đăng 10/10/2013